Trắc nghiệm những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950

Dưới đây là một số câu hỏi ôn tập, củng cố kiến thức liên quan đến bài những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950, mời các bạn cùng mình tham khảo nhé

Trắc nghiệm những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950

Câu 1: Đại đoàn quân chủ lực được thành lập đầu tiên của quân đội ta là đại đoàn nào ?
A. Đại đoàn 307.
B. Đại đoàn 308.
C. Đại đoàn 316.
D. Đại đoàn 325.

Câu 2: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu từ lúc nào?
A. Ngày 18 - 12 - 1946.
B. Đêm 19 - 12 - 1946.
C. Đêm 20 - 12 - 1946.
D. Ngày 22 - 12 - 1946.

Câu 3: Chủ trương cơ bản nhất của Đảng và Chính phủ trong những năm 1948 - 1950 trên lĩnh vực kinh tế là gì?
A. Phát động phong trào thi đua ái quốc, đẩy mạnh sản xuất.
B. Xây dựng kinh tế kháng chiến, tự cấp tự túc.
C. Bảo vệ mùa màng.
D. Câu A và B đúng.

Câu 4: Ai đã chỉ huy binh đoàn dù đổ quân xuống Việt Bắc trong chiến dịch thu đông 1947 ?
A. Sô-va-nhắc.
B. Com-muy-nan.
C. Sác-tông.
D. Lơ Pa-giơ.

Câu 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
A. Sáng ngày 19 – 12 - 1946
B. Trưa ngày 19 - 12 - 1946
C. Chiều ngày 19 – 12 - 1946
D. Tối ngày 19 – 12- 1946

Câu 6: Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau : "Chứng ta muốn ... , chúng ta ... nhân nhượng" (Hồ Chí Minh).
A. Độc lập, phải.
B. Tự do, đã.
C. Hoà bình, phải.
D. Thống nhất, đã.

Câu 7: Chủ trương cải cách giáo dục phổ thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào?
A. Tháng 5 - 1950
B. Tháng 6 - 1950
C. Tháng 7 - 1950
D. Tháng 8 - 1950

Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Hội nghị Ở Phông-ten-blô không thành công.
B. Pháp đánh chiếm Hải phòng (27 - 1 - 1946); Pháp gây ra vụ thảm sát ở Hà Nội (17 – 12- 1946); Pháp gửi tối hậu thư (18- 12- 1946).
C. Pháp đã kiểm soát Thủ đô Hà Nội.
D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là:
A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “hành lang Đông Tây” (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La).
B. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du.
C. Lập phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tất cả đều sai.

Câu 10: Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là?
A. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.
B. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.
C. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát trên đài phát thanh.

Câu 11: - Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Khai thông biên giới Việt - Trung.
- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt - Bắc.
Đó là ba mục đích trong chiến dịch nào của ta?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
B. Chiến dịch Biên gIới thu đông 1950
C. Chiến dịch Hoà Bình - Tây Bắc - Thượng Lào
D. Câu A và B đúng.

Câu 12: Hiệu lệnh kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra đầu tiên ở đâu?
A. Thái Bình.
B. Hải Phòng.
C. Hà Nội.
D. Thanh Hoá.

Câu 13: Lối đánh nào được quân dân ta thể hiện trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
A. Đánh du kích.
B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện
D. Đánh du kích, mai phục dài ngày

Câu 14: Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tin của dân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946).
B. Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
D. Câu A và B đúng.

Câu 15: Chiến dịch Việt Bắc kết thúc ngày nào?
A. 17-12- 1947
B. 18- 12- 1947
C. 19- 12- 1947
D. 20- 12- 1947

Câu 16: Văn kiện nào trình bày đây đủ nhất đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi ” của Trường Chinh.
D. Câu A và B đúng.

Câu 17: Mục đích cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là gì?
A. Để vây hãm địch, đảm bảo cho việc chuyển quân của ta.
B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến.
D. Câu A và B đúng.

Câu 18: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân toàn diện.
D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.

Câu 19: Cuộc tấn công Việt Bắc của địch năm 1947 diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 55 ngày đêm
B. 65 ngày đêm
C. 75 ngày đêm
D. 85 ngày đêm

Câu 20: Trung đoàn thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào?
A. 15 - 2- 1947.
B. 16 - 2 - 1947.
C. 17 – 2 - 1947.
D. 18 – 2 - 1947.

Câu 21: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?
A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch
D. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang "đánh lâu dài” với ta.

Câu 22: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là:
A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch.
D. Làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 23: Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là
A. Để vây hãm địch, đàm bảo cho việc chuyền quân của ta.
B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận lực địch.
C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến cho kháng chiến lâu dài.
D. A và B đúng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top