Kim lọai Crom có tính ứng dụng rất cao, thường được dùng để mạ và chống lại sự xỉn màu ở bề mặt kim loại Crom. Kim loại Crom cũng chính là thành phần chính của thép không gỉ trong quá trình sản xuất. Các kim loại được mạ Crom đều có thể phản chiếu gần như 70% màu sắc của quang phổ, với gần 90% với sóng ánh sáng hồng ngoại phản xạ với chúng. Vậy chúng có những dạng bài tập nào? Cùng mình tìm hiểu qua một số bài tập trắc nghiệm sau nhé

Trắc nghiệm Crom và hợp chất của crom

Câu 1: Chất nào saụ đây không có tính lưỡng tính ?
A. Cr(OH)2
B. Cr2O3
C. Cr(OH)3
D. Al2O3

Câu 2: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. Cr+KClO3→Cr2O3+KCl.
B. Cr+KNO3→Cr2O3+KNO2.
C. Cr+H2SO4→Cr2(SO4)3+H2.
D. 2Cr+N2→2CrN.

Câu 3: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: CrCl2,CuCl2,NH4Cl,CrCl3 và (NH4)2SO4 chỉ cần dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch
A. NaOH.
B. Ba(OH)2 .
C. BaCl2 .
D. AgNO3 .

Câu 4: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là
A. NaCrO2,NaCl,H2O.
B. Na2CrO4,NaClO,H2O.
C. NaCrO2,NaCl,NaClO,H2O.
D. Na2CrO4,NaCl,H2O.

Câu 5: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với một hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 15,2 gam Cr2O3, sau phản ứng thu được hẳn hợp X. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thấy thoát ra 5,04 lít H2 (đktc). Khối lượng crom thu được là:
A 5,2 gam
B. 10,4 gam
C. 8,32 gam
D. 7,8 gam.

Câu 6: Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là:
A. 1,00M
B. 1,25M
C. 1,20M
D. 1,40M

Câu 7: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:
A. 1,03 gam
B. 2,06 gam
C. 1,72 gam
D. 0,86 gam

Câu 8: Số mol HCl và K2Cr2O7 tương ứng cần sử dụng đề điều chế 672ml khí Cl2 (đktc) là
A. 0,06 và 0,03
B. 0,14 và 0,01
C. 0,42 và 0,03
D. 0,16 và 0,01

Câu 9: Các số oxi hóa đặc trưng của crom là
A. +2, +4 và +6.
B. +2, +3 và +6.
C. +1, +3 và +6.
D. +3, +4 và +6.

Câu 10: Crom không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng
B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng
C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng
D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng

Câu 11: Ứng dụng không hợp lí của crom là
A. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng để cắt thủy tinh.
B. Crom dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
C. Crom là kim loại nhẹ, được sử dụng tạo các hợp kim của ngành hàng không.
D. Điều kiện thường, crom tạo lớp màng oxit mịn, bền được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu 12: So sánh không đúng là
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử.
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hợp chất lưỡng tính, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. H2SO4 và H2CrO4 là hai axit có tính oxi hóa mạnh.
D. BaSO4 và BaCrO4 là hai chất rắn không tan trong nước.

Câu 13: Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?
A. Al và Ca
B. Fe và Cr
C. Cr và Al
D. Fe và Al

Câu 14: Nhận xét không đúng là
A. Hợp chất Cr(III) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa; Cr(VI) có tính oxi hóa.
B. CrO,Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3,Cr(OH)3 có tính lưỡng tính
C. Ion Cr2O2–7 thường tồn tại trường kiềm và làm cho dung dịch có màu da cam.
D. CrO3 có thể bị nhiệt phân

Câu 15: Sục khí clo vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được gồm
A. NaCrO2,NaCl,H2O
B. Na2CrO4,NaClO,H2O
C. Na[Cr(OH)4],NaCl,NaClO,H2O
D. Na2CrO4,NaCl,H2O

Câu 16: Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì:
A. dung dịch có màu vàng chuyển thành màu da cam
B. dung dịch không màu chuyển thành màu vàng
C. dung dịch có màu da cam chuyển thành màu vàng
D. dung dịch có màu da cam chuyển thành không màu

Câu 17: Crom không phản ứng với chất nào sau đây?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch NaOH đặc, nóng
C. dung dịch HNO3 đặc, nóng
D. dung dịch H2SO4 đặc, nóng

Câu 18: Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?
A. Zn2+ .
B. Al3+ .
C. Cr3+ .
D. Fe3+ .

Câu 19: Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2Cr3++Zn→2Cr2++Zn2+.
B. 2CrO2−+3Br2+8OH−→2CrO2−4+6Br−+4H2O
C. 2Cr3++3Fe→2Cr+3Fe2+ .
D. 2Cr3++3Cl2+16OH−→2CrO2−4+6Cl−+8H2O

Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa: kim loại R→RCl2→R(OH)2→R(OH)3→Na[R(OH)4]. Kim loại R có thể là
A. Al
B. Cr
C. Fe
D. Al hoặc Cr

Câu 21: Hãy cho biết hợp chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp từ crom ?
A. CrCl3
B. K2Cr2O7
C. CrO3
D. KCrO2

Câu 22: Giữa các ion CrO2−4 và ion Cr2O2−7 có sự chuyển hoá cho nhau theo cân bằng hoá học sau : Cr2O2−7+H2O⇌2CrO2−4+2H+
Nếu thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì sẽ có hiện tượng
A. từ màu vàng chuyển màu da cam.
B. từ màu da cam chuyển màu vàng.
C. từ màu da cam chuyền thành không màu.
D. từ màu vàng chuyến thành không màu.

Câu 23: Cho 13,5 gam hỗn hợp Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng trong điều kiện không có không khí, thu được dung dịch X và 7,84 lít khí hidro (ở đktc). Cô cạn dung dịch X trong điều kiện không có không khí thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6.
B. 45,5.
C. 48,8.
D. 47,1

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi dư thu được 4,56 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78g
B. 3,12g
C. 1,74g
D. 1,19g

Câu 25: Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm
B. Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
C. Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm loãng.
D. Ion Cr3+ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Câu 26: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hoá crom đến mức oxi hoá nào sau đây
A. +2
B. +3
C. +4
D. +6

Câu 27: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 gam.
B. 27,0 gam.
C. 54,0 gam.
D. 40,5 gam.

Câu 28: Số mol H2O2 và KOH tối thiểu để oxi hóa hết 0,01 mol KCr(OH)4 thành K2CrO4 lần lượt là
A. 0,015 và 0,01
B. 0,03 và 0,04
C. 0,015 và 0,04
D. 0,03 và 0,04

Câu 29: Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. 2CrO3+2NH3→t∘Cr2O3+N2+3H2O.
B. 4CrO3+3C→t∘2Cr2O3+3CO2.
C. 4CrO3+C2H5OH→t∘2Cr2O3+2CO2+3H2O.
D. 2CrO3+SO3→t∘Cr2O7+SO2.

Câu 30: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc) Giá trị của V là:
A. 7,84.
B. 4,48.
C. 3,36
D. 10,08

Câu 31: Chọn câu đúng.
A. Crom có tính khử mạnh hơn sắt.
B. Crom chỉ tạo được oxit bazơ.
C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất.
D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3 .

Câu 32: Cho phản ứng: FeSO4+K2Cr2O7+KHSO4→Cr2(SO4)3+X+Y+Z. Tổng hệ số các chất trong phương trình sau khi cân bằng với số nguyên tối giản là :
A. 33
B. 32
C. 46
D. 40

Câu 33: Nung nóng 1,0 mol CrO3 ở 420∘C thì tạo thành oxit crom có mầu lục và O2. Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 80%, thể tích khí O2 (đktc) là
A. 11,20 lít
B. 16,80 lít
C. 26,88 lít
D. 13,44 lít

Câu 34: Ở nhiệt độ thường, crom có cấu trúc mạng tinh thể là
A. lập phương tâm diện.
B. lập phương.
C. lập phương tâm khối.
D. lục phương.

Câu 35: Nguyên tử Cr (Z = 24) ở trạng thái cơ bản có số electron độc thân là
A. 1
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 36: Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm lượng dư dung dịch NaOH vào sau đó tiếp tục thêm nước clo rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thì thu được 50,6 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của AlCl3 và CrCl3 trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 45,7%; 54,3%
B. 46,7%; 53,3%
C. 47,7%; 52,3%
D. 48,7%; 51,3%

Câu 37: Chọn phát biểu không hợp lý.
A. Khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh thu được Cr2O3 .
B. Phản ứng của muối Cr2+ với dung dịch kiềm dư tạo ra Cr(OH)2 .
C. Phản ứng của muối Cr3+ với dung dịch kiềm dư tạo ra Cr(OH)3 .
D. Cho CrCl3 tác dụng với KOH và khí clo tạo ra K2Cr2O7 .

Câu 38: Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra khi cho CrO,Cr2O3,Cr(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp.
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3

Câu 39: Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3 ) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào?
A. Tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3.
B. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3 .
C. Tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO.
D. hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3 .

Câu 40: Cho clo vào dung dịch CrCl3 trong môi trường KOH thì một trong những sản phẩm thu được là:
A. Cr(OH)3 .
B. K[Cr(OH)4]
C. K2CrO4 .
D. K2Cr2O7 .

Câu 41: Khi cho BaCl2 vào dung dịch K2Cr2O7 màu da cam thì
A. Không có hiện tượng.
B. Có khí bay ra.
C. Có kết tủa màu vàng.
D. Có kết tủa và có khí bay ra.

Câu 42: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7 , sau đó thêm tiếp một ít nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu của dung dịch X và Y lần lượt là
A. da cam và vàng chanh
B. vàng chanh và da cam
C. nâu đỏ và vàng chanh
D. vàng chanh và nâu đỏ

Câu 43: Thổi khí NH3 dư qua 10 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn màu vàng có khối lượng là
A. 0,52g
B. 0,68g
C. 7,60g
D. 1,52g

Câu 44: Muối amoni đicromat bị nhiệt phân theo phương trình: (NH4)2Cr2O7→Cr2O3+N2+4H2O. Khi phân hủy 48 gam muối này thấy còn 30 gam gồm chất rắn và tạp chất không bị biến đổi. Phần trăm tạp chất trong muối là
A. 8,5%.
B. 6,5%.
C. 7,5%.
D. 5,5%

Câu 45: Cho 0,36 mol KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất có số mol là
A. 0,36
B. 0,18
C. 0,12
D. 0,24

Câu 46: Cho phương trình: (NH4)2Cr2O7→Cr2O3+N2+4H2O. Khi phân hủy 48 gam muối thấy còn 30 gam chất rắn và tạp chất trơ. Phần trăm tạp chất có trong muối là
A. 8,5%.
B. 6,5%.
C. 7,5%.
D. 5,5%.

Câu 47: Cho 10,8 g hỗn hợp Cr và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Tổng khối lượng muối thu được là
A. 18,7g.
B. 25,0g.
C. 19,7g.
D. 16,7g.

Câu 48: Đem nung 13,0 gam Cr trong khí O2 thì thu được 15,0 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X. trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:
A. 4,48 lít.
B. 6,72 lít.
C. 8,40 lít.
D. 5,60 lít.

Câu 49: Để chuẩn độ một dung dịch Fe2+ đã axit hóa cần dùng vừa đủ 30 ml dung dịch KMnO4 0,02M. Nếu chuẩn độ cùng lượng dung dịch Fe2+ trên bằng K2Cr2O7 0,2M thì thể tích dung dịch cần dùng là
A. 25ml
B. 30 ml
C. 15 ml
D. 50 ml

Câu 50: Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây ?
A. F2.
B. S.
C. Cl2.
D. O2.
 
@Bùi Khánh Thu sau mỗi bài trắc nghiệm như này, nếu có đáp án thì em đăng lên cho mọi người dễ tra soát. Đặc ở phần bình luận của chính chủ đề đó.

Còn không có, nói rõ ở cuối bài là không có đáp án. Thành viên phải tự tìm đáp án.

Và thêm nữa, đây là box Kiến thức, bài học cơ bản môn hóa nên việc đăng bài tập, trắc nghiệm vào đây là chưa đúng. Đúng là đăng vào box luyện tập, ôn thi.

Hoặc vào box các chuyên đề (trắc nghiệm) https://vnkienthuc.com/forums/chuyen-de-hoa-hoc.84/
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top