Bùi Khánh Thu
Member
- Xu
- 25,443
Ở bài 1 chúng ta đã tìm hiểu về quá trình lịch sử từ nửa đầu thế kỉ XIX đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Làm sao để ghi nhớ nội dung bài học? Cùng trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài 1: Nhật Bản nhé!
Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa
Câu 4. Xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có điểm gì nổi bật?
A. Nhiều đảng phái chính trị được thành lập
B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị
Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Câu 6. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. phong kiến quân phiệt
B. công nghiệp phát triển
C. phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. tư bản chủ nghĩa
Câu 7. Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là
A. Thiên hoàng B. Sôgun (Tướng quân) C. Nữ hoàng D. Vua
Câu 8. Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về
A. Thủ tướng B. Sôgun (Tướng quân) C. Thiên hoàng D. Nữ hoàng
Câu 9. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về
A. Thủ tướng B. Sôgun (Tướng quân) C. Thiên hoàng D. Nữ hoàng
Câu 10. Vào giữa thế kỉ XIX, để ép Nhật Bản phải “mở cửa”, các nước tư bản phương Tây đã
A. tiến hành đàm phán ngoại giao.
B. dùng áp lực quân sự.
C. tiến hành chiến tranh xâm lược.
D. phá hoại kinh tế.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh khái quát nhất tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định do chính sách cai trị của Mạc phủ Tôkugaoa
B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
Câu 12. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX là do
A. sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ
B. áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây
C. sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến
D. làn sóng phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
Câu 13. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng
B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản
Câu 14. Minh Trị là hiệu của vua
A. Mútxuhitô B. Kômây C. Tôkugaoa D. Satsuma
Câu 15. Nửa đầu thế kỉ XIX, nước tư bản đầu tiên dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa” là
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
Câu 16. Tháng 1-1868, một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Nhật Bản là
A. chế độ Mạc phủ sụp đổ
B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi
C. cuộc Duy Tân Minh Trị bắt đầu
D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán
Câu 17. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt các cải cách tiến bộ nhằm
A. đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây
B. biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á
C. giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây
D. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách về kinh tế của Thiên hoàng Minh Trị?
A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc
C. Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu
D. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự của Thiên hoàng Minh Trị?
A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây
B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh
C. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí
D. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội
Câu 20. Cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (1868) có ý nghĩa như một cuộc
A. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. cách mạng dân chủ nhân dân.
C. cách mạng vô sản.
D. cách mạng tư sản.
Tổng kết: Các bạn vừa tham khảo một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài 1: Nhật Bản. Mong rằng bài viết này giúp các bạn dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học.
Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa
Câu 4. Xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có điểm gì nổi bật?
A. Nhiều đảng phái chính trị được thành lập
B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị
Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Câu 6. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. phong kiến quân phiệt
B. công nghiệp phát triển
C. phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. tư bản chủ nghĩa
Câu 7. Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là
A. Thiên hoàng B. Sôgun (Tướng quân) C. Nữ hoàng D. Vua
Câu 8. Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về
A. Thủ tướng B. Sôgun (Tướng quân) C. Thiên hoàng D. Nữ hoàng
Câu 9. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về
A. Thủ tướng B. Sôgun (Tướng quân) C. Thiên hoàng D. Nữ hoàng
Câu 10. Vào giữa thế kỉ XIX, để ép Nhật Bản phải “mở cửa”, các nước tư bản phương Tây đã
A. tiến hành đàm phán ngoại giao.
B. dùng áp lực quân sự.
C. tiến hành chiến tranh xâm lược.
D. phá hoại kinh tế.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh khái quát nhất tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định do chính sách cai trị của Mạc phủ Tôkugaoa
B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
Câu 12. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX là do
A. sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ
B. áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây
C. sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến
D. làn sóng phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
Câu 13. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng
B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản
Câu 14. Minh Trị là hiệu của vua
A. Mútxuhitô B. Kômây C. Tôkugaoa D. Satsuma
Câu 15. Nửa đầu thế kỉ XIX, nước tư bản đầu tiên dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa” là
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
Câu 16. Tháng 1-1868, một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Nhật Bản là
A. chế độ Mạc phủ sụp đổ
B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi
C. cuộc Duy Tân Minh Trị bắt đầu
D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán
Câu 17. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt các cải cách tiến bộ nhằm
A. đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây
B. biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á
C. giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây
D. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách về kinh tế của Thiên hoàng Minh Trị?
A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc
C. Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu
D. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự của Thiên hoàng Minh Trị?
A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây
B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh
C. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí
D. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội
Câu 20. Cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (1868) có ý nghĩa như một cuộc
A. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. cách mạng dân chủ nhân dân.
C. cách mạng vô sản.
D. cách mạng tư sản.
Tổng kết: Các bạn vừa tham khảo một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài 1: Nhật Bản. Mong rằng bài viết này giúp các bạn dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học.