• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trắc nghiệm Ấn Độ, bài 2 , Lịch sử lớp 11 (có đáp án)

Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX như thế nào? Diễn biến ra sao? Cùng tìm hiểu qua một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài 2: Ấn Độ

Trắc nghiệm bài 2: Ấn Độ

Câu 1. Từ đầu thế kỉ XVII, Ấn Độ lâm vào tình trạng suy yếu do cuộc tranh giành quyền lực giữa
A. các chúa phong kiến B. địa chủ và tư sản
C. tư sản và phong kiến D. quý tộc và tăng lữ

Câu 2. Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?
A. Pháp, Tây Ban Nha B. Anh, Bồ Đào Nha
C. Anh, Hà Lan D. Anh, Pháp

Câu 3.
Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?
A. Thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ
B. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ
C. Chế độ phong kiến Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn
D. Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ

Câu 4. Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh coi Ấn Độ là
A. thuộc địa quan trọng nhất
B. đối tác chiến lược
C. kẻ thù nguy hiểm nhất
D. chỗ dựa tin cậy nhất

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
A. Ra sức vơ vé lương thực, nguyên liệu cho chính quốc
B. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô
D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận

Câu 6. Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, nạn đói liên tiếp xảy ra ở Ấn Độ khiến
A. gần 26 triệu người chết.
B. thực dân Anh phải bỏ chính sách chia để trị.
C. phong trào khởi nghĩa nghĩa vũ trang bùng nổ mạnh mẽ.
D. Đảng Quốc đại bị chia rẽ.

Câu 7. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách
A. cai trị trực tiếp.
B. cai trị gián tiếp.
C. thiết lập chính phủ bù nhìn.
D. thiết lập chính quyền dân chủ.

Câu 8. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình tại Ấn Độ,thực dân Anh đã thực hiện chính sách
A. dung dưỡng giai cấp tư sản Ấn Độ
B. loại bỏ các thế lực chống đối
C. câu kết với các chúa phong kiến Ấn Độ
D. chia để trị

Câu 9.
Ngày 1 -1 – 1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố
A. đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ
B. đồng thời là Thủ tướng Ấn Độ
C. Ấn Độ là một bộ phận không thể tách rời của nước Anh
D. nới lỏng quyền tự trị cho Ấn Độ

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
A. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ
B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ
C. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ
D. Khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội

Câu 11. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác
B. đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị
C. đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa
D. đều thực hiện chế độ cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai

Câu 12. Từ giữa thế kỉ XIX, lực lượng dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Ấn Độ là
A. giai cấp công nhân Ấn Độ.
B. giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.
C. giai cấp địa chủ và tư sản Ấn Độ.
D. giai cấp tư sản và công nhân Ấn Độ.

Câu 13. Việc làm nào của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ cho thấy vai trò quan trọng của họ trong đời sống xã hội từ giữa thế kỉ XIX?
A. Thành lập xưởng đóng tàu và làm đại lí vận tải cho hãng tàu của Anh
B. Mở xí nghiệp dệt và làm đại lí cho các hãng buôn của Anh
C. Xây dựng các khu công nghiệp quy mô của người Ấn
D. Đầu tư khai thác mỏ, cạnh tranh với tư sản Anh

Câu 14. Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận
A. Muốn được hợp tác với giai cấp tư sản Anh
B. Muốn được tự do phát triển kinh tế và tham gia chính quyền
C. Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phát triển sản xuất
D. Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ

Câu 15. Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi
A. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) B. Đảng Dân chủ
C. Quốc dân đảng D. Đảng Cộng hòa

Câu 16. Sự ra đời của Đảng Quốc đại (1885) đã phải
A. đưa giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
B. xóa bỏ chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.
C. góp phần xóa bỏ chế độ chia để trị ở Ấn Độ.
D. đưa giai cấp công nhân Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Câu 17. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng
B. đấu tranh ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách
C. bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ
D. hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng

Câu 18. Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với Chính phủ thực dân Anh?
A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội
C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
D. Được tham gia các hội đồng tự trị, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

Câu 19.
Thực dân Anh không chấp nhận các yêu cầu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Quốc đại vì
A. muốn duy trì sự bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa để dễ bề cai trị
B. muốn tư sản Ấn Độ phải luôn phục tùng chính quyền thực dân Anh về mọi mặt
C. muốn giai cấp tư sản Ấn Độ phải thỏa hiệp với chính quyền thực dân Anh
D. muốn kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản Ấn Độ để dễ bề sai khiến

Câu 20. Đầu thế kỉ XX, Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì
A. thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh
B. thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh
C. thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh
D. thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

Qua một số câu hỏi trắc nghiệm đã cho chúng ta thấy tình hình kinh tế của Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX giảm sút khiến đời sống nhân dân cực khổ.
 
Sửa lần cuối:
H

hai22

Guest
Cảm ơn tài liệu của bạn.

Cách trình bày của bạn chưa ổn lắm. Bạn nên làm đậm câu hỏi, và đáp án thì để trong phần trích dẫn, cuối bài hoặc dưới bình luận, liền sau bài đăng.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top