SÓNG - Xuân Quỳnh
1. Tác giả:
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê Hà Đông, Hà Tây. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữa đầy trắc ẩn, luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc bình dị đời thường.
- Đặc điểm nổi bật trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là chị vừa khát khao một tình yêu lý tưởng và hướng tớ một hạnh phúc bình dị thiết thực: "Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện đại Việt Nam mới có một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn nhiên chân thực, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ."
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- "Sóng" là bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biểm Diêm Điền (Thái Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật và da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim phụ nữ.
3. Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ:
- Hai khổ thơ đầu: Tâm hồn đang yêu tự nhận thức về những trạng thái tâm lý thật khó lý giải của mình về niềm khao khát vươn tới những miền bao la của tình yêu phóng khoáng.
- 5 khổ thơ kế tiếp: Sóng tiếp tục là đối tượng để suy tư về tình yêu và nỗi nhớ tha thiết, cao cả, bền vững, trải qua thử thách nghiệt ngã tình yêu càng thắm thiết và bất diệt.
- 3 khổ thơ cuối: Khát vọng tình yêu hòa trong cuộc đời chung để cái riên của lứa đôi mãi mãi vĩnh hằng. Từ đó nhà thơ thể hiện tâm hồn mình chân thành, sôi nổi, mãnh liệt, mạnh dạn bộ lột khát vọng tình yêu giàu đức hy sinh cửa người phụ nữ.
4. Ý nghĩa hình tượng sóng và nhịp điệu bài thơ.
- "Sóng" là hình tượng ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu. Sóng là một sự hóa thân và phân thân của cái tôi trữ tình - một kiểu đặc biệt của cái tôi trữ tình nhập vai. Hai nhân vật trữ tình này (sóng và em) tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra (để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng) có lúc lại hòa nhập vào nhau (để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng). Hai hình tượng này đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng, song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ sung cho nhau nhầm diễn tả một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng trong trái tim nữ thi sĩ. Hình tượng sóng là một tìm tòi nghệ thuật khá độc đáo của Xuân Quỳnh nhằm thể hiện những cung bậc tình cảm và tâm trạng của người phụ nữ đang yêu.
Cùng với những ý tưởng sâu xa từ hình tượng sóng, người đọc còn bị chinh phục bởi nhịp điệu của câu chữ, đó chính là nhịp điệu của sóng - nhịp điệu của tâm hồn người phụ nữ đang yêu:
Cả bài thơ được kiến tạo bằng thể thơ 5 chữ với một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, luân phiên như nhịp vỗ của sóng. Nếu như ca dao có Thuyền nhớ bến, đến đợi thuyền, một tình yêu say đắm thiết tha. Trong bài thơ tình của Xuân Quỳnh, Sóng là hình ảnh thiếu nữ đang sống trong một tình yêu nồng nàn. Sóng lúc thì "dữ dội và dịu êm", có lúc lại "ồn ào và lặng lẽ". Hành trình của sóng là từ sông "Sóng tìm ra tận bể", Sóng bể muôn trùng, tình yêu vô hạn.
Âm điệu bài thơ với nhiều sắc thái đa dạng, phong phú, tạo nên vẻ tự nhiên. Bài thơ như những cơn sóng lòng lan truyền nhiều thế hệ, đặc biệt là lớp trẻ. Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh là tiềng nói trái tim của những con người đang yêu, biết yêu và biết giữ mãi tình yêu cao đẹp của mình. 3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình.
a. Trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu (khổ 1 + 2):
- Sóng được nhà thơ hình tượng hóa, thể hiện những trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu: Dữ dội và dịu êm/Ồn ào ào và lặng lẽ Sóng thể hiện khát vọng vươn tới, tìm hiểu tình yêu của người phụ nữ: Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể.
Đối diện với biển, nhà thơ liên tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển muôn đời cồn cào xáo động, như tình yêu muôn đời vẫn "bồi hồi trong ngực trẻ" (Ôi con sóng ngày xưa. Và ngày sau vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ). - Người con gái trong bài thơ muốn cắt nghĩa nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình: (Trước muôn trùng sóng bể. Em nghĩ về anh, em. Em nghĩ về biển lớn. Từ nơi nào sóng lên?) Nhưng tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn, không dễ cắt nghĩa. Xuân Quỳnh thú nhận sự bất lực một cách rất dễ thương: "Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau".
b. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ: (khổ 5):
- Người con gái đang yêu nhớ sóng diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình: (Con sóng dưới lòng sâu. Con sóng trên mặt nước. Ôi con sóng nhớ bờ. Ngày đêm không ngủ được) - Nhân vật em còn trực tiếp diễn tả nỗi nhớ da diết của mình: "Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức". Nỗi nhớ dâng trào, tràn ngập trong không gian và thời gian, nỗ nhớ hiện về trong ý thức và trong cả tiềm thức. c. Yêu thì tin tưởng, thủy chung (khổ 6+7): - Hình tượng sóng còn là biểu hiện của một tình yêu thiết tha, bền chặt, thủy chung của người phụ nữ: (Dẫu xuôi về phương bắc. Dẫu ngược về phương nam. Nơi nào em cũng nghĩ. Hướng về anh - một phương)
- Hình tượng sóng là minh chứng cho một tình yêu chân chính, một tình yêu vượt pua mọi cách trở để đến bên nhau với một niềm tin mãnh liệt: (Ở ngoài kia đại dượng. Trăm ngàn con sóng đó. Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn vời cách trở. - Niềm tin và lòng thủy chung thật cảm động. Con sóng lúc nào cũng hướng tới bờ, tình yêu chung thủy nhất định cũng sẽ đi tới bến bờ hạnh phúc, dù thời gian có chia cách, không gian có cách trở. d. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng (khổ 8 + 9): - Người con gái khi yêu cũng bộ lộ một thoáng lo âu: (Cuộc đời tuy dài thế. Năm tháng vẫn đi qua. Như biển kia dẫu rộng. Mây vẫn bay về xa)
- Nhà thơ ý thức được sự hữu hạn đời người và sự mong manh của hạnh phúc nên có khát vọng hóa thân vào sóng để được trường tồn, bất diệt: (Làm sao tan được ra. Thành trăm con sóng nhỏ. Giữa biển lớn tình yêu. Để ngàn năm còn vỗ) - Khát vọng của tình yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những cong sóng hòa vào biển rộng bao la. Sóng vỗ triền miên bất tận như tình yêu gắn bó mãi mã với cuộc sống, gắn bó bằng tình yêu và trong tình yêu. *Yêu cầu nội dung cơ bản: 1. Hình tượng "sóng" trong bài thơ.
- Xuân Quỳnh lại chọn hình tượng con sóng biển để diễn tả sóng lòng, lấy nhịp đập trái tim yêu để tạo nên sức sống của con sóng. Có thể nói "Sóng" là biểu tượng của tâm trạng nhân vật trữ tình, là hóa thân của "Em".
- Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình tượng sóng, bài thơ này còn có một hình tượng nữa là em - cái tôi trữ tình của nhà thơ. Tìm hiểu hình tương sóng, không thể không xem xét nó trong mối tương quan với em.
- Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt của nhịp điệu bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển cả liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn. Đó là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập, khao khát tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa nhịp với sóng biển. - Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người con gái đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khia cạnh, một đặc trưng nào đó của sóng.
5. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong bài thơ.
- Qua bàh thơ Sóng, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu "sông không hiểu nổi mình" thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để "tìm ra tận bể", đến với cái cao rộng, cái lớn lao. Đó là những nét mới mẻ, hiện đại trong tình yêu.
- Tâm hồn người phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng: "vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên" (Thuyền và biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu như vật rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.