• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tổng hợp truyện ngắn Thạch Lam

small star

Moderator
Xu
94
Gió lạnh đầu mùa

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bứt, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bévẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trông chậu, lá rung động và hình như sắc lại vì rét.
Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị. Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan:
- Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Rồi quay lại bảo Sơn:
- Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em, ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho một chén, Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào miệng chén cho hơi bốc lên. Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói:
- Rét quá! Múc nước cóng cả tay.
Vú giơ tay hơ trên hỏa lò. Mẹ Sơn hỏi:
- Năm nay rét sớm hơn mọi năm vú nhỉ?
Người vú già ra vẻ nhớ lại, đáp:
- Cũng chả bằng cái năm mợ đi cân gạo bên Sông. Gớm, mới rét làm sao! Sáng tôi dậy, bà sai đi chợ, cứ run lên cầm cập.
Sơn cũng nhớ cái rét năm ấy rõ rệt lắm, như mới đây thôi. Buổi sớm hôm ấy, mẹ Sơn cũng ngồi uống nước chè như sáng hôm nay và cũng lấy áo rét ra mặc.
Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản. Mẹ Sơn đặt cái vỉ buồm lục đống quần áo rét. Sơn nhận ra cũng những cái áo Sơn đã mặc năm ngoái, năm kia: một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sơn cầm giơ những cái áo lên, thấy mát lạnh cả tay. Từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vải gấp lâu trong hòm, làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giờ, lâu lắm, ngày Sơn còn nhỏ.
Mẹ Sơn giơ lên một cái áo bông cánh đã cũ nhưng còn lành lặn, nói:
- Đây là áo của cô Duyên đây.
Duyên là đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi. Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Vú già là người đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ, với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía,tay mân mê các đường chỉ:
- Giá bây giờ em nó có còn cũng chả mặc được.
Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc nói với Sơn lại để mặc áo, Sơn thấy mẹhơi rơm rớm nước mắt.
Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:
- Thôi, con đi chơi.
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất răn lại, và nức nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
- Mợ tôi đi đâu hở vú?
- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.
Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn, hỏi:
- Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?
Sơn ngạc nhiên đáp:
- Phải. Nhưng sao vú biết?
- Con Sinh nó nói với tôi đấy Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét. Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.
Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:
- Thế bây giờ làm thế nào, hở Vú? Mợ tôi biết thì chết.
- Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.
Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:
- Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ me mắng chết không.
- Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.
Chị Lan đấu dịu:
- Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.
- Nhưng mà em sợ lắm.
Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:
- Đằng nào cũng phải về cơ mà. May r a có lẽ me không mắng đâu.
Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.
Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:
- Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?
Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:
- Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.
Mẹ Sơn hỏi:
- Con Hiên không có cái áo à?
- Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, Chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.
Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo:
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

Thạch Lam
 

small star

Moderator
Xu
94
Nhà mẹ Lê

Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giại nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà gạch có gác, bưng bít như là cái tổ chim, nhà của một người giàu trong làng làm ra đấy để bán hàng.
Người ở phố chợ là bảy, tám gia đình nghèo khổ không biết quê quán ở đâu, mà người dân trong huyện vẫn gọi một cách khinh bỉ: những kẻ ngụ cư. Họ ở những đâu đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém, làm những nghề lặt vặt: người thì kéo xe, người thì đánh dậm, hay làm thuê, ở mướn cho những người giàu có trong làng. Người ta gọi mỗi gia đình bằng tên người mẹ: nhà mẹ Hiền, nhà mẹ Đối, nhà mẹ Lê. Những gia đình này đều giống nhau ở chỗ cùng nghèo nàn như nhau cả.
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. thằng con nhớn nhất thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng, bác Lê đẩy con ra vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo. Rồi là một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi ngoài trời giá lạnh rít qua mái tranh.
Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày ngày đói. Tuy vậy cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi giũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hy, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng bức, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại càng giống mẹ con một đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:
- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.
Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:
- Mất bớt đi cho nó đỡ tội.
Nhưng mọi người biết bác Lê quý con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hy hơn cả. Nó là con thứ chín, ốm yếu, và xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.
Những đêm sáng trăng mùa hạ, cả phố bắc chõng ngoài đường, vì trong nhà nào cũng nóng như một cái lò, và hàng vạn con muỗi vo ve. Dưới bóng trăng, những đá rải đường trông đem láy và lấp lánh sáng. Đất hãy còn giữ cái nóng buổi trưa và bốc lên một cái mùi riêng, lẫn mùi rác bẩn và mùi cát. Mọi người họp nhau nói chuyện, trẻ con nghịch chạy quanh các bà mẹ. Hình như quên cái cảnh khổ sở, hèn mọn, ai ai cũng vui vẻ chuyện trò, tiếng cười to và dài của người lớn, xen lẫn với tiếng khúc khích của các cô gái chúm chụm sát nhau trong bóng tối. Người ta thấy tiếng bác Hiền nói vang, tiếng bác Đối thuật lại buổi xe kém may mắn. Trong một căn nhà đưa ra tiếng võng và tiếng hát lanh lảnh của bác Đối gái, đã đem hết tiền buổi xe kiếm được của chồng vào hiệu Khách mua một cân táo tàu rồi nằm võng vừa nhai vừa hát trống quân: "Ngày xưa có anh Trương Chi..."
Mấy năm sau, sự kiếm ăn ngày một thêm khó khăn. Buổi chợ họp không đông đúc như trước và vãn sớm. Những tiếng nói chuyện trong sương lúc mờ sáng của các người hàng sáo gánh gạo kĩu kịt trên đê để đem xuống huyện bán, người ta không nghe thấy nữa. Cái đói kém đến chen lấn trong phố chợ. Bác Hiền ngày nào cũng gánh hàng đi rồi lại gánh hàng về. Còn thường thấy bác Đối kéo cái xe không, đi lảng vảng trong huyện và vợ bác cũng không hay nằm võng hát trống quân nữa. Bác Lê trong lúc ấy đi khắp các nhà trong làng xin làm mướn, nhưng các nhà có ruộng không ai mướn. Bác có làm không công, người ta cũng chỉ cho có nửa bát gạo, đùm bọc về không đủ cho ba đứa con ăn. Những ngày nhịn đói dần dần liên tiếp nhau luôn. Bác Lê thấy đàn con ngày một gầy còm, buổi chiều bác mệt nhọc chán nản trở về, hỏi thằng cả xem nó có đánh được ít cá nào không, thì nó buồn rầu khẽ lắc đầu, trả lời rằng các hồ ao người ta đã cấm không cho nó thả lờ nữa.
Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội. Đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đóm không có nữa. Mấy gia đình ở phố chợ đều đói rét, khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm mà chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm, bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau.
Một buổi chiều, mà đàn con nhịn đói đã suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi đứa con cả đến rồi bảo:
- Ở nhà trong các em, tao vào ông Bá xem có xin được ít gạo nào không.
Ban sáng u đã vào nhà người ta có cho đâu, cậu Phúc còn lại bảo hễ u vào nữa thì cậu ấy thả chó ra cho cắn.
Bác Lê đáp:
- Nhưng biết làm thế nào! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn! Thôi, tao cứ liều vào lần nữa xem sao.

Nói xong, bác Lê mở cửa liếp ra đi. Trong lòng bác vẫn có chút hy vọng, tuy buổi sáng, lúc vào xin gạo, ông Bá đã đuổi mắng không cho. Bác nhớ lại cái cảnh sang trọng ấm cúng trong nhà ông Bá: những chậu sứ, câu đối thiếp vàng sáng chói. Không lẽ ông Bá giàu có thế mà không thí cho mẹ con bác được bát gạo hay sao?
Ở nhà, đàn con bác đang ngồi nhìn nhau đợi trong ổ rơm. Bác đi đã lâu mà không thấy về. Thằng Hy lắng tay nghe tiếng chó cắn trong làng, rồi bảo chị nó:
- Hình như u về đấy, chị ạ.
Thằng cả đi lại bên cửa liếp nhìn ra ngoài. Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến tiếng gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác Lê vào trong nhà. Trên bắp chân người mẹ, máu đỏ chảy ròng ròng.
Thằng cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn. Bác Đối đặt người bị thương xuống chiếu rồi ra đi, sau khi dặn:
- Bây giờ bác lấy lá lốt mà rịt cho nó cầm máu. Chó tây cắn thì độc lắm đấy.
Khi bác đi khỏi, lũ trẻ xúm quanh lấy mẹ. Thằng Hy vừa mếu máo vừa hỏi:
- U làm sao thế, u?
Bác Lê nén cái đau, giảng cho con biết:
- Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi lại còn thả chó ra đuổi, tao đã chạy mà không kịp, nên nó cắn phải. May gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê được đếùn nhà.
Bác ngừng lại nhìn đàn con ốm yếu, rồi thở dài:
- Thế là mẹ con biết lấy gì mà ăn cho đỡ đói bây giờ.
Thằng Hy oà lên khóc, con Tý cũng khóc theo. Bác Lê giơ tay ôm chúng nó vào lòng, rồi nghĩ thương thân phận mình, bác cũng ứa nước mắt.
Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà bác. Lúc sinh ra, bác đã thấy nó rồi, và từ đấy, nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, những buổi cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hy và con Tý vui đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng.
Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên cánh đồng, nhặt những bông lúa thơm, những lúc vò lúa dưới chân...Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc sát vào da thịt. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay. Bác mơ thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác và ting nghịch của cậu Phúc, con chó tây nhe nanh chồm đến...
- Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
Tiếng kêu thất thanh của bác làm giật mình lũ trẻ, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ.
Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết. Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ ở đầu làng.
Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u họ thấy mấy đứa con nhỏ bác Lê ngồi ở vỉa hè, con Tý đang dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi chợ một lát sẽ về. Nhưng họ biết rằng bác Lê không trở về nữa và họ thấy một cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ dứt.

Thạch Lam
 

vosong

New member
Xu
0
Cô Hàng Xén - Thạch Lam

Chợ Huyện một tháng sáu phiên.
Gặp cô hàng xén kết duyên Châu Trần.

Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước maụ Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn.

Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Đi ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra.

-- "À, bác cả Sĩ đã về rồi". Lần nào hàng bác cũng bán hết sớm, bác cũng ra về trước vì nhà có con mọn. Còn cô, cô cũng có thể về sớm được vì chợ chiều cũng vắng người muạ Nhưng cô còn cứ vui chị vui em, lần khần ở lạị "Chỉ tại con Liên nó cứ giữ mình để về một thể. Bây giờ nó đã về đến nhà chưa?"

Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cáị Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm.

Tâm vội vã bước maụ Trước đình, sân gạch rộng đầy bóng tối và yên lặng; con sấu đá vẫn phục yên trên bệ ở ngoài, hình dáng quen thuôc quá. Bỗng cô dừng lại; cô suýt va phải một người ở ngõ rẽ rạ Người kia cũng tránh sang bên, sát vào hàng ràọ Nhưng Tâm nhận ra ngay:

-- Bác Mỹ đấy ư ? Đi đâu mà tối thế ?

Người kia tiến một bước, nhìn tận mặt: "Ai ? A, cô Tâm, cô đi chợ về."

Tâm đã bước xa rồi, hàng tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cánh cửa gỗ chưa đóng. Cô xoay đầu đòn gánh đẩy cửa rồi bước vàọ Tất cả cái tối tăm rét mướt, và cánh đồng hoang vắng cô để lại ở ngoàị Đây là nhà rồị Mùi phân trâu nồng ấm sặc ngay vào cổ; thoáng qua, cô nghe tiếng chân trâu đập trong chuồng. Con vá thấy động sủa lên, rồi chạy lại vấp vào chân quấn quít. Trong nhà mấy đứa em reo:

-- A, á. Chị Tâm đã về.

Tâm đặt gánh ở trên thềm. Ánh đèn chiếu ra, cô thấy quần áo lấm tấm ướt vì mưa bụị Thằng Lân chạy ra trước nhất, xuýt nữa vấp vào cửa bực bàn. Rồi thằng Ái, con Bé cũng theo rạ

-- Quà của chúng em đâu, chị ?

Nó cúi xuống định lục vào gánh hàng, Tâm vội bảo em:

-- Ấy chớ, để chị lấy cho, không khéo vỡ cả kính.

Cô nhìn xuống ô hàng; mưa chỉ hơi phớt trên kính, chưa việc gì. Hàng không có cái gì ướt.

-- Kẹo đây, mỗi đứa hai chiếc.

Chúng nó xúm cả chung quanh chị.

-- Em bé ngoan ngoãn quá, đây phần riêng chị dành em đây nàỵ

Bỗng tiếng dịu dàng của bà Tú ở dưới nhà đưa lên:

-- Tâm con đã về đấy ư ?

-- Thưa u, vâng ạ.

Bà Tú đến dắt lũ con, khẽ bảo:

-- Chúng mày háu ăn quá, không để cho chị vào đến nhà nữạ Rồi quay lại Tâm:

-- Con rửa chân tay rồi đi ăn cơm kẻo đóị Sao về muộn thế, con ?

-- Thưa u, hôm nay con ngồi chợ Son ạ. Con Gái từ nãy ở dưới bếp lên cứ đứng mải góp chuyện ở trên thềm. Bà Tú quay ra bảo:

-- Kia không cất hàng vào cho cô, còn đứng làm gì ở đấy ?

Trong nhà ấm cúng, khác hẳn ở ngoàị Ngọn đèn thân mật chiếu trên án thư, những nét vàng đã cũ của câu đối hoành phi lờ mờ ánh trong bóng tốị Mâm cơm đậy lồng bàn còn để ở giữa phản.

-- Con ngồi đây rồi ăn cơm. Trời rét thế này thì mai nghỉ chọ thôi con ạ. Di làm gì cho nó khổ ?

Em bé nói theo:

-- Chị ở nhà với chúng em chị ạ. Mai chủ nhật chúng em được nghỉ.

Tâm mỉm cười xoa đầu em. Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc, các em mến yêụ Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tán cả. Những lúc này khiến cô quên hết cả bao nhiêu nỗi e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nẩy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình. Bà Tú lại âu yếm giục:

-- Con ăn cơm đi, không đóị Thôi, hãy để đấy rồi bảo con sen nó cất cho có được không.

Tâm đáp: "vâng"; nhưng cô vẫn chưa lại ngồi ăn ngaỵ Cô còn thu xếp hàng đã; hai cái hộp gỗ vuông đựng các thức hàng, và những gói buộc kỹ trong thúng. Tất cả vốn liếng quý báu, bởi nhờ nó, cô kiếm lời nuôi các em, giúp đỡ cha mẹ từ ngày trong nhà sút đi và ông Tú ở trên tỉnh dọn về đã ba bốn năm nay rồị Ruộng nương chỉ còn hơn mẫu, cấy đủ thóc ăn, và căn nhà gạch cũ này là nhà thờ, chung cả họ. Ông Tú độ mắt kém cũng thôi không dạy học nữạ Tâm hỏi mẹ:

-- Thầy con chưa về cơ, u ?

Bà Tú chậm rãi đáp lời con, an phận:

-Thầy sang chơi bên ông chánh từ hôm qua, dễ thường còn ở vài ngày mới về.

Hai mẹ con biết rằng, có về nhà ông Tú cũng buồn chả biết làm gì, rồi lại đến đi chơi quanh quẩn các người trong làng.

Bữa cơm ngon lành quá, Tâm ngồi ăn dưới con mắt hiền từ và thương mến của mẹ. Các em cô quây quần cả chung quanh, hỏi chuyện chợ búa của chị. Tâm ngắm nghía các nét mặt xinh xẻo, những con mắt ngây thơ lóng lánh dưới mái tóc tơ của các em: cô thấy lòng đầm ấm và tự kiêu, lòng người chị chịu khó nhọc để kiếm tiền nuôi các em ăn học. Cô hỏi han sách vở của thằng Lân và thằng Ái, học lớp ba ở trường làng. Ngày trước, thời còn sung túc, cô cũng đã cắp sách đi học và về nhà lại được ông Tú dạy thêm chữ nhọ Nhưng đã lâu, cô rời bỏ quyển sách, để bước chân vào cuộc đời rộng rãi hơn, khó khăn và chặt chẽ. Buôn bán bây giờ mỗi ngày một chật vật, bởi cô vốn ít. Tất cả gánh hàng của Tâm chỉ đáng giá hai chục bạc. Giá nàng có nhiều tiền để buôn vải bán các chợ như Liên.

-- Thôi, các em đi ngủ đi, mai còn dậy sớm mà đi học chứ.

Lân cười, trả lời chị:

-- Mai chủ nhật cơ mà, chị quên rồi à ? Tối nay em thức rõ khuya để nói chuyện với chị.

Nhưng một lát sau, trong căn nhà yên tĩnh, chỉ còn Tâm và bà Tú ngồi trên phản: cô kiểm điểm và xếp đặt lại các thức hàng để mai đi phiên chợ Bằng chính. Những thứ hàng nho nhỏ, khác nhau và xinh xắn: cuộn chỉ, bao kim, hộp bút, cúc áo, giấy lơ, một trăm thức lặt vặt qua lại trên ngón tay nhỏ của thiếu nữ, vừa quý báu lại vừa ít ỏị Mỗi thứ đối với Tâm có một linh hồn riêng, và cô hàng lờ mờ đoán hiểu trong thâm tâm những khó nhọc và công của đã làm thành chúng. Tâm đã thêm vào vài thức hàng mới bắt đầu bán được ở chợ: phấn xoa mặt, dầu bôi tóc và son thoa môị Cô ngắm nghía trên tay cái ống sáp con bằng đồng, hào rưỡi một cái -- đựng một chất đỏ thơm làm thắm tươi môi các thiếu nữ ở trên tỉnh. Đôi khi trong buổi chợ Tâm đã được thấy một vài cô gái tỉnh về quê, da trắng, môi đỏ, lịch sự và sang trọng. Có lần, một đêm khuya, Tâm đã lấy sáp bôi lên môi mình và ngắm trộm bóng trong chiếc gương tròn nhỏ. Cô Bạ Cô hơi thẹn thấy bóng mình trong đó, với đôi môi đỏ như sẫm máu...

-- Độ này, hàng có bán được không con?

-- Thưa u, cũng khá ạ.

Chị Liên bán vải cũng chẳng đẹp bằng. Tâm biết mình xinh nhất chợ. Bọn con trai cứ hay quanh quẩn chỗ cô ngồi và buông lời tròng ghẹọ Nhưng cô không để ý: Tâm thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quý của mình.

Nàng đã đảm đang nuôi cả một nhà, với lại, trừ phi là cô gái hư không kể, còn ai ở địa vị nàng cũng phải tảo tần buôn bán như thế. Làm việc, đối với Tâm, là lệ chung của người tạ Cô thấy chung quanh toàn những đàn bà chịu khó làm ăn vất vả để nuôi chồng, nuôi con. Không bao giờ Tâm nghĩ cho mình, cho cuộc đời riêng của cộ.

Nhưng Tâm cũng không khỏi thắc mắc vẩn vơ cho thân thế; Tâm ngửng lên nhìn nét mặt hiền từ của bà Tú, rồi quay đi, hơi e thẹn. Vì nàng có tâm sự kín riêng. Hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghẹ Những ngày phiên chợ Bằng, Tâm thường thấy người ấy ra hàng Tâm mua kim chỉ. Nàng mặt xuống hàng thấy cái nhìn âu yếm của người con trai ấy đè nặng trên ngườị Má Tâm phơn phớt đỏ. Câu chuyện ngượng nghịu và gióng một nhưng nàng thấy tâm hồn say sưa như nhấp rượu.

Người ta bảo đó là cậu giáo trường làng. Vẻ người đúng đắn, có tư cách, chứ không chớt nhả như những anh trai làng khác. Nhưng nhìn cái áo lương cũ, Tâm cũng đoán là cậu giáo nghèo thì phảị Cũng như nàng.

Lúc lên giường nằm, dưới tấm chăn mỏng và lạnh. Tâm còn tơ tưởng mãi đến con người xinh trai ấỵ Trong nhà đã ngủ yên tĩnh cả rồị Trên án thư, bên ngọn đèn hoa kỳ, chồng sách và cái ống bút của Lân, Ái che khuất ánh sáng. Các em nàng -- những đứa em thông minh và ngoan ngoãn quá -- không biết nàng có tảo tần mãi được để kiếm tiền mua giấy bút cho chúng ăn học không ? Tâm mơ màng nghĩ đến sự thành công của các em sau này: đỗ đạt rồi làm trên tỉnh giúp thầy mẹ. Nhà nàng lại sung túc và mát mặt như xưa.

Người chị mộc mạc và âu yếm ấy nghĩ ngợi trong đêm yên lặng. Tiếng trống cầm canh đã qua nửa đêm, nàng mới khẽ thở dài, nhắm mắt ngủ.

Tất cả những nỗi lo lắng lui đi và tâm hồn giản dị của thiếu nữ được nghỉ yên tĩnh.

Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thoảng bốc lên, mùi quen của quê hương và của đất mầu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm can đảm. Nàng rảo bước cho mau chóng đến chợ.

Cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp điệu của bước đị Chịu khó, chịu khó từng tí một, hết bước nọ sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngợị Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhaụ Có phải đâu chỉ một mình cô; trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em. Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy yên tâm chắc chắn, như nhiều người khác cũng làm việc, cũng sống như nàng.

Tâm cứ bước đều chân và đến chợ vẫn còn sớm. Nàng bày hàng trên khoảng đất nàng vẫn ngồi xưa naỵ Ánh sáng đầu tiên của mặt trời lấp lánh trên mặt kính các ô hàng. Các màu đua nhau thắm tươi dưới ngón tay xinh xắn của Tâm: những cuộn chỉ mượt, những cái cúc xà cừ, những gương lược sáng loáng. Cái gì cũng sạch sẽ ngăn nắp, nhỏ nhắn như công việc, như ý nghĩ của cô hàng xén.

Không khí giá và trong của buổi sáng làm hồng da dẻ và khiến máu chạy mạnh. Tâm thấy vui vẻ nhanh nhẹn trong ngườị Chị Liên với thằng nhỏ gánh vải cũng đã đến rồị Hai chị em cười nói chuyện trò như đôi chim sẻ:

-- Hôm qua mày bán được bao nhiêu ? Tao ngồi mãi chỉ bán cho bà lý có một tấm lụa.

Tâm đáp:

-- Thế còn gì nữa; bằng cả ngày lãi của tao kiếm.

Chợ mỗi lúc một ồn àọ Ngưòi đến họp đã đông. Cái đông đúc và ồn ào ấy khiến cho Tâm như lịm đị Tiếng nói, tiếng cười đùa, chửi rủa tràn đầy cả mấy gian hàng. Sự hoạt động rực rỡ và nhiều màụ Các hàng quà bánh, các thức hàng rẻ tiền và vụn vặt ở thôn quê, những hoa quả chua chát hái xanh trong vườn nhà, và bên kia đường, mùi thơm nồi cháo nóng của chị Tư bay ra ngào ngạt.

Tâm không nghĩ ngợi, lo lắng gì nữạ Sự buôn bán, mặc cả bao bọc lấy nàng như một hơi gió nóng.

Tất cả hàng tổng trong buổi phiên nàỵ Từ những người đàn bà nghèo ăn mặc rách rưới, cho đến các bà tổng, bà lý, váy sồi, thắt lưng đũi và áo bông mềm, túi nặng những tiền. Một hai cô trên tỉnh, chừng con gái ông thừa hay ông chủ ty ở huyện, vui đùa đi lại trong chợ, răng trắng và môi đỏ. Tâm thấy họ hình như vô tâm và sung sướng lắm thì phải: các cô bá vai nhau mua hết thức này, thức nọ không tiếc tiền, ngây thơ như con trẻ. Tâm và Liên nhìn nhau mỉm cười.

Gần trưa, cậu giáo rạ Vẫn con người mảnh rẻ và nho nhã trong chiếc áo lương cũ. Bốn mắt nhìn nhau: Tâm má đỏ bừng, tay không biết làm gì. Cậu giáo ngượng nghịu, nửa muốn ngồi xuống bên hàng, nửa không dám. Chỉ có Liên là tinh nghịch, sống sượng lại hay nói đùa:

-- Kìa ông giáo, mời ông mua hàng của em nó đi.

Rồi cô ngả đầu ra sau cười ngặt nghẽo, trong lúc Tâm đưa mắt trách và cậu giáo khẽ mỉm cườị

Vụ gặt hái xong, cậu giáo Bài nhờ người mối lái đến hỏi Tâm. Bà mối là người cô trong họ như bà Tú. Sai khi khen ngợi cậu giáo là người chí thú nết na, bà mối bảo:

-- Tôi cũng vì tình chị em nói giúp cho cháu nó nên vợ chồng. Cậu giáo tuy nghèo nhưng là con nhà thế gia, ông cụ trước cũng có đi dạy học. Cháu Tâm nó mà về làm dâu nhà ấy thì không còn phải quản ngại điều gì nữa.

Bà Tú cảm ơn và đáp:

-- Vâng, bà để cho rồi tôi hỏi cháu xem thế nào đã.

Bà mối cười, vừa đứng dậy vừa trả lời:

- Được nơi xứng đáng, mình bằng lòng thì gả, chứ còn cần gì phải hỏi nó nữạ

Sau khi bà mối về, bà Tú đem câu chuyện hỏi ông Tú; ông bảo:

-- Bà xem chỗ nào nên gả thì gả, không phải hỏi tôi làm gì.

Rồi ông lại xách ô đi chơi sang làng khác. Bà nhìn theo ông, thở dàị Từ ngày trong nhà kém sút đến giờ, ông Tú như người mất hồn, chẳng còn để ý đến công việc gì nữạ Việc trong nhà ông để bà trông nom. Bà nghĩ đến Tâm âu yếm, Nếu không có nó sớm hôm buôn bán thì bà cũng không biết xoay sở vào đâụ Nhà năm, sáu miệng ăn, lại hai con đi học, hơn mẫu ruộng cấy chỉ đủ thóc dùng. Bà lại chợt nghĩ: nếu Tâm đi lấy chồng thì làm thế nào?

Tuy vậy, buổi chiều hôm ấy bà gọi Tâm vào buồng và nói cho Tâm biết. Tâm yên lặng nghe, rồi thưa:

-- Con mà đi lấy chồng thì ai kiếm tiền cho các em ăn học ? Thôi u cứ để con ở nhà buôn bán và trông nom nhà cửa cho thầy u.

Bà Tú nhìn con, thương mến:

-- Không được, con gái đến tuổi phải đi lấy chồng, chứ con ở nhà mãi hay sao ? U sẽ làm hàng sáo để kiếm thêm chi tiêu trong nhà. Con cứ nghe u đi.

Bà thêm:

-- Với lại không đám nào hơn đám này nữạ Bà cụ đằng ấy cũng hiền lành và cậu Bài là người nết hạnh đứng đắn. Con về nhà ấy thì u mừng lắm.

Tâm cúi mặt thẹn đỏ hai gò má; nàng tưởng đến cậu giáo, con người xinh trai và nhã nhặn, mà mới buổi gặp lần đầu, nàng đã mến yêu ngaỵ Nhưng bỏ nhà đi lấy chồng ? Thằng Lân và thằng Ái lấy tiền đâu mà mua sách vở học ? Nghĩ đến mẹ già phải làm lụng vất vả lòng Tâm lại không nỡ. Nàng khóc nói:

-- Thôi, u cứ để con ở nhà hầu hạ thầy và săn sóc các em. Chúng nó còn bé dại cả, nếu con đi thì ai là người trông nom nhà cửa.

Nhưng thương con, bà Tú không ngần ngại chút nàọ Bà bằng lòng cho Tâm và nhắn tin cho bà mối biết. Bên nhà trai xin cưới ngay trước Tết.

Ngày về nhà chồng, Tâm buồn rầu không thiết gì trang điểm. Nàng gọi các em vào trong buồng để từ biệt: Lân và Ái níu lấy cổ Tâm quấn quít, không muốn rời rạ Nàng âu yếm dặn dò:

-- Các em ở nhà chịu khó ăn, học nhé đừng để cho thầy u phải phiền lòng. Rồi tháng tháng chị sẽ gửi tiền về cho các em tiêu.

Tâm ngừng lại, ứa nước mắt không nói được nữạ Nàng xốc em bé lên hôn rồi ra ngoài lễ tạ cha mẹ.

Đám rước dâu theo con đường nhỏ trong làng đi ra cánh đồng. Hai bên ngõ, người trong làng đứng xem cô dâu và chú rể mới.

Buổi chiều hôm ấy, trong nhà bà Tú trở nên lạnh lẽo và vắng không. Bữa cơm chỉ có mấy mẹ con ngồi ăn. Lúc thắp đèn, bà tú gọi con sen lên bàn nói chuyện về Tâm cho đỡ buồn. Thằng Lân và Ái cũng ngẩn ngơ nhớ chị. Không còn những buổi tối chờ đợi chị Tâm gánh hàng về, nghe tiếng cười nói vui vẻ của chị và mong đợi chia quà nữạ Chúng ngồi nghe chuyện bà tú mãi tới khuya rồi gục trên sách ngủ.

Về nhà chồng được vài hôm, Tâm lại phải đi bán hàng ngay để khỏi mất mấy phiên chợ Tết. Nhà chồng nàng cũng nghèo, nhà cửa không có gì. Cậu Bài dạy học trong làng được dăm bẩy bồng bạc lương. Bao nhiêu việc chi tiêu trong nhà lại trông cả vào mình nàng.

Bây giờ gánh hàng trở nên nặng quá trên đôi vai nhỏ bé. Chiếc đòn gánh càng cong xuống và rên rỉ. Ngoài giang sơn nhà chồng nàng phải gánh vác, Tâm lại còn lo sao kiếm được đủ tiền để thêm cho cho các em ăn học. Trong sương muối sớm rét và giá lạnh, nàng đã phải bước ra ngõ để đi chợ rồị Trên con đường mấp mô và đất rắn, Tâm bước những bước nhỏ và maụ Đời nàng lại khó nhọc và cố sức kế tiếp nhaụ Có khi Tâm tưởng nàng vẫn còn ở nhà, vẫn còn con gái và buổi chiều nàng sẽ gánh hàng về căn nhà cũ, thấy các em ra đón và nghe tiếng mẹ nàng dịu dàng săn hỏị Nhưng không, bây giờ nàng không được về nhà mẹ luôn nữạ Gia đình của chồng là gia đình của nàng: nàng phải lo tiền cho chồng vụ thuế. Những lúc giỗ Tết, phải may vá cho Bài: chiếc áo lương mới chàng sắm ngày cưới bây giờ đã bắt đầu bạc và rách rồi.

Ngày phiên chợ đối với nàng cũng kém vuị Má nàng hồng hơn, môi nàng thắm thêm, người ta bảo nàng bây giờ đẹp ra hơn trước. Nhưng nàng cần gì những cái đó nữạ Bọn trai làng không còn chòng ghẹo nàng, và trong lòng nàng cũng không còn cái thời con gái duyên thắm và chờ mong đã hết rồị Nàng chỉ còn là một người đàn bà tảo tần hôm sớm để nuôi chồng. Buổi phiên chợ Bằng, Liên ngồi cạnh nàng nhí nhảnh khoe:

-- Này Tâm xem, tôi mới sắm được cái này đẹp lắm.

Liên đưa ra một đôi khuyên vàng cô mới gửi đánh ở trên tỉnh. Tâm cầm lấy ngắm nghía trên taỵ Mắt nàng sáng lên, Tâm nghĩ đến những buổi nói chuyện với Liên khi nàng chưa lấy chồng. Hai chị em bàn về những đồ trang sức, và đôi khuyên là cái ước vọng tuyệt đích của hai cô gái quệ Hai người buổi vào cũng nhắc đến, và cùng hẹn nhau dành dụm để sắm một đôi đeo Tết.

-- Đẹp quá nhỉ. Chị mua hết bao nhiêu?

Nàng ngẩn ngơ đưa trả lại Liên, yên lặng nhìn bạn mắc vào taị Tâm nghĩ không bao giờ nàng có thứ ấy nữạ Làm sao dành dụm được chừng ấy tiền, mà nếu có số tiền ấy nữa nàng cũng còn phải để tiêu việc nhà, hay gửi cho các em. Lân đã lên học trường tỉnh, sự tốn kém lại tăng thêm. Dạo hè năm ngoái nó đã lấy của nàng hơn chục bạc. Hôm qua, bà Tú lại nhắn người bảo gửi thêm cho nó để nộp giấy đi thị Nàng lo quá. Những số tiền nàng cho em là tiền dành dụm riêng của nàng; Tâm phải đưa giấu, sợ mẹ chồng và chồng nàng biết. Nhiều lần Bài đã gắt với nàng, vì Tâm không còn tiền đưạ Và những lời của mẹ chồng nàng đã bắt đầu có vẻ đay nghiến và nghi ngờ.

Hai năm sau, Tâm đẻ đứa con traị Ở cữ được nửa tháng, nàng phải để con cho mẹ chồng trông nom, rồi lại gánh hàng đi chợ. Mấy năm khó nhọc đã thay hẳn người nàng. Tâm bây giờ không còn là cô gái xinh xắn hồi trước. Nàng già đi nhiều lắm. Đã lâu nàng không còn chú ý đến sắc đẹp của mình và cũng không biết nó tàn lúc nàọ Sắc đẹp cũng vô ích cho nàng khi đã có chồng rồị Tâm thấy mình già và yên tâm trong sự đứng tuổị Những ngày chợ phiên, nàng nhìn các cô gái với ý nghĩ an phận của người đã qua tuổi trẻ rồị Bây giờ nàng còn thì giờ đâu trang điểm nữạ Cái cô hàng xén xinh đẹp trước kia nổi tiếng cả một vùng, bây giờ không còn ai nhớ đến nữạ Đã có những cô con gái khác mới lớn lên, rực rỡ và tươi tắn, cười nói có duyên với những cậu con trai khác. Nhiều khi nhìn vẻ hân hoan sung sướng của họ, Tâm lại nghĩ đến ngày trước kia, hình như đã lâu lắm, nàng còn là cô hàng xén má hồng môi đỏ, e lệ cúi mặt dưới cái nhìn âu yếm của cậu giáo Bài nho nhã và đứng đắn trong tấm áo lương. Thời ấy bây giờ đâu ? Chị Liên may mắn đã lấy được chồng giàu, lên buôn trên tỉnh, chị ấy vẫn trẻ đẹp chư xưạ Tâm khẽ thở dài, bây giờ các chị em bạn cũ không còn ai ở lại để cùng chia sẻ những nỗi khó nhọc với nàng.

Tâm rảo bước đi qua cánh đồng nghĩ ngợị Đã lâu, nàng không có dịp sang thăm nhà vì bận con mọn và buôn bán. Chiều nay Lân ở trên tỉnh về, nên nàng đến để gặp em và hỏi thăm ông tú, mệt đã mấy tháng nay.

Cây đa cỗi và cái quán gạch vẫn đứng đợi nàng ở đầu làng. Đường ngõ vẫn lồi lõm vì trâu đi, hai bên vệ vẫn mùi bèo và mùi rạ ướt. Trong làng chẳng có gì thay đổi.

Khi nghe thấy tiếng bà Tú âu yếm đón hỏi trên thềm, tiếng thằng Ái và em bé reo mừng chị, lòng Tâm dịu lại như ngày nàng còn gánh hàng về. Tâm bước vào ngồi trên phản bên cạnh mẹ; căn nhà đối với nàng hình như rộng rãi và lặng lẽ hơn trước nhiềụ

-- Em Lân đâu ?

Nó vừa mới chạy đâu sang hàng xóm. Chả biết cần gì mà nó còn đợi con để xin tiền.

Tâm thở dài:

-- Con chả có đồng nào để ra cả.

Bà Tú nhìn con ái ngại:

-- Cậu giáo lại thôi dạy học, thì nhà con túng thiếu thật.

Hai mẹ con yên lặng không nói nữạ Tâm thấy mẹ già đi quá, hai mái tóc đã bạc phợ Bỗng nhiên, nàng đau xót trong lòng, thương mẹ và buồn cho cảnh nhà nghèọ

-- Kia, chị đã đến. Em chờ chị mãi từ sáng đến giờ.

Lân ở ngoài bước vào, nhanh nhẹn. Cậu lớn hẳn lên, dáng điệu mạnh mẻ và hơi xấc lấc, rõ ra một cậu học trò lanh lợi trên trường tỉnh. Tâm nhìn em mừng rỡ. Mắt nàng sáng lên vì kiêu hãnh có người em như thế:

-- Em chơi đâu về ? Bao giờ lại lên tỉnh học ?

Nàng ân cần săn sóc, hỏi em. Lân trả lời chị qua loa, hơi bực mình về những câu hỏi lẩn thẩn của chị. Cậu nói ngay đến chuyện cần:

-- Em xin chị một chục bạc để mua sách học.

Tâm hoảng sợ:

-Sao nhiều thế, chị lấy đâu rạ Độ này buôn bán khó khău lắm, một ngày vài hào chỉ lãi, em bảo chị làm thế nào được?

Thấy Lân có vẻ không bằng lòng, Tâm vội đáp:

-- Hãy để thong thả chị lo rồi gửi chị Liên cho em.

-- Thế thì lấy tiền đâu mà nộp đơn và mua sách bây giờ ? Không có thà rằng ở nhà cho xong.

Lân vùng vằng đứng gậy bước ra ngoài thềm. Bà Tú ngước mắt trông theo, rồi vội vã bước ra gọi em lạị Nàng dịu giọng ngọt ngào:

-- Gớm, chưa chi em đã giận. Có phải chị tiếc em đâu, vì chị chưa có thật.

Lân yên lặng rồi không nói gì, quay mặt đi chỗ khác. Lòng chị lại không nỡ thấy em buồn:

-Thì đây, chị có chục bạc này là tiền lấy hộ cho anh ấy đâỵ Em cầm lấy rồi chị liệu vay sau cũng được.

Tâm lần ruột tượng lấy ra gói bạc giấy cuộn tròn. Số tiền nàng vừa lấy định trang trải các công nợ và lo sưu thuế cho Bàị Nhưng thấy vẻ mặt vui mừng của em, nàng quên mất cả những nỗi lo sợ đang chờ nàng.

Lúc Tâm ra về, trời đã tốị Nàng vội vã bước mau để về cho con bú. Sương mù xuống phủ cả cánh đồng, và gió lạnh nổi lên: Tâm thu vạt áo lại cho đỡ rét, lần theo bờ cỏ đị Lòng nàng mệt nhọc và e ngại: lấy đâu mà bù vào chỗ tiền đưa cho em ? Tâm nhớ lại những lời dằn của mẹ chồng và những câu giận dữ của Bài mỗi khi hỏi nàng không có tiền. Nàng nghĩ đến những ngày buôn bán được, ngày không, Tâm dấn bước. Cái vòng đen của rặng tre làng Bàng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dầy đặc. Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ, ngày kia như tấm vải thô sợ Nàng cúi đầu đi mau nào trong ngõ tối.
 

ButBi

New member
Xu
0
Nắng Trong Vườn

Thạch Lam

Gần hết mùa hè năm... tôi không rời bỏ Hà Nội một cách đột nhiên. Buổi sớm kia, khi troở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhẩy múa trên mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba ở mà đã lâu năm tôi chưa về thăm.

Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố, và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.

Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tầu, tôi mải mê ngắm dẫy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và trè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.

Xuống ga, một cái ga nhỏ gần tỉnh P., không có ai ra đón tôi cả. Tôi biết trước, vì khi đi tôi cũng không gửi giấy báo cho ông Ba biết. Tôi muốn đến một cách bất thình lình.

Chiếc cập cắp ở nhác, tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc lên giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng, và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi bao la.

Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.

Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.
Qua cửa, lên mấy bực vườn trè, tôi gặp ngay hai ông bà đang ngồi hóng mát ở giữa sân. Ông Ba thấy tôi reo to:

- A, cậu Bình đã lên. Từ lúc gửi giấy về, chúng tôi mong cậu mãi.
Bà Ba cũng ân cần hỏi:
- Sao cậu không đánh giây thép lên cho biết trước để ra đón?
Tôi ngả mũ chào, đáp lại lời hỏi thăm vồn vã của bà Ba, bà lạ bạn thân với mẹ tôi, hồi mẹ tôi còn buôn bán ở trên này.
Ông Ba là một người nhà quê đứng tuổi và khoẻ mạnh. Trông khe áo cánh hở ngực, tôi thấy người ông nở nang, da xám và hồng hào, nước da của những người làm lụng ở ngoài trời và ánh nắng.

Ông đứng dậy nắm tay tôi, đẩy một đứa bé con lại gần, bảo:
- Ðây, cậu Bình đây, con chào đi.
Rồi quay lại phía tôi, ông cười nói:
- Nó cứ nhắc đến cậu luôn và cứ đòi lên Hà Nội.
Tôi xoa đầu cậu bé xinh xánh, độ lên bẩy, tám tuổi. Song, ông Ba rủ tôi đi xem vườn và phố chợ.

Nhà ông chung quanh là vườn cả, từng đợt cao, thấp lên đến đỉnh đồi. Hai bên giồng toàn trè và sắn. Giữa có một lối đi, xếp từng bực đá, những hòn đá mầu xám tím, chơn chu và từng chỗ có rêu xanh bám phủ đầy. Thỉnh thoảng, một cây bứa tươi tốt mọc ở bên, những cành thấp xiên ngang ra khiến chúng tôi phải cúi mình chui qua.

Xuống đến chân đồi, tôi bỗng nghe thấy tiến gcười nói trong cây lá, và qua mấy rặng trè, tôi thấy thoáng có bóng người. Ôgn Ba nhìn tôi bảo:
- Hai em đây, cậu còn nhớ không?

Tôi gật đầu yên lặng tuy không có hình ảnh nào nổi lên trong trí nhớ cả.
Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẩy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.
Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:

- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.
Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.

Tôi đưa mắt nhìn vào trong nhà rồi hỏi:
- Thưa bác, các em đâu, bác không bảo ra ăn cơm một thể.
Bà Ba đáp:
- Cậu cứ ăn đi. Các em nó đã ăn cơm cả rồi.
Ngừng một lát, bà mỉm cười nói thêm:
- Chúng nó thẹn không dám ra.
Ông Ca cười to, đáp:
- Ồ, cậu Bình đấy, chứ ai đâu mà thẹn. Chúng nó không nhớ lúc bé vẫn bám theo cậu ấy xin quà à?

Tôi cố nhớ lại buổi cuối cùng lên chơi đây, đã lâu lắm. Hình như độ ấy có hai cô gái bé con để chỏm và mới cắp sách đi học.
Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn.

Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.
Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.

***

Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồn lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều mầu còn mờ lẩn trong màn sương trắng.

Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gưong. Con đường đất đỏ ngòng nghoèo qua cánh đồng, người đi chợ trộng nhỏ bé như một đàn kiến. Tất cả trời đất trên cao nhìn xuống như cùng cả một bài ca vui vẻ và ham sống, khiến tôi thấy náo nức trong lòng.

Tôi trèo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng đá quay nhìn khắp bốn phương. Khi nắng bắt đầu gay gắt, và cỏ đã mềm nóng dưới gót chân, tôi thong thả xuống, đi len lỏi vào các vườn trè, sầu, rồi đến bờ sông Cống, tìm một chổ bóng mát nghỉ ngơi. Tôi ngả người trên cỏ nằm mơ mộng, đếm tiếng kêu của chim gáy ở tận đâu xa xa. Tất cả buổi, tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài đồi, trông và nghe không biết mỏi.

Chiều đến, tôi lặng nghe luồng gió thì thào trong gành đá, hay đứng trên đồi nhìn sương mù từ từ bốc trên mặt sông. Tôi lần theo những con đường cỏ ướt đỏ lịm trong bờ rậu cái điểm sáng của con sâu đêm. Tôi ngửng nhìn những vì sao lấp lánh trên không giải ngân hà mờ sáng và tìm ông Thần Nông đội mũ đỏ.

Khi đi chơi thơ thẩn đã chán, tôi ngồi tiếp chuyện ông Ba trên bộ trường kỷ kê ngoài hiên. Ông Ba trước có ra mở cửa hàng buôn bán, nên ông kể chuyện lại những công việc làm ăn ngoài ấy. Tôi nghe chuyện ông mà chán. Nhưng nhiều khi, đang câu chuyện, tôi ngững lại vì thấy đằng sau ông Ba, đôi mắt mở to của cô Hậuy – con gái cả ông Ba – nhìn tôi một cách chăm chú. Tôi trông lên thì cô ta lại quay mặt đi. Nhưng trong lúc đó, tôi vẫn có cái cảm giác rằng đôi mắt cô đang nhìn tôi.

Hôm sau, tôi để ý đến Hậu. Cô ta rất trẻ, mới độ mười lăm, mười sáu tuổi. Người mảnh rẻ và uyển chuyển như một cành non, khuôn mặt xinh xắn và tươi. Tuy vậy, tôi cũng không chú ý lâu đến cô, chỉ coi cô như một nữ sinh còn nhỏ tuổi, ngây thơ và trẻ dại.

Nhưng thỉnh thoảng những lúc tôi thơ thẩn đi chơi, hình ảnh cô ta lại thoáng hiện qua trong trí. Ở chỗ này, tôi chỉ nhận thấy những người đàn bà nhà quê cục mịch và ngượng nghịu. Cô Hậu là biểu hiệu sự tươi tắn, và thanh nhã. Từ hôm tôi về đây, một đôi khi cũng cùng cô nói chuyện, và nhờ cô những công việc vặt như khâu vá quần áo. Thỉnh thoảng tôi cho cô mượn các tờ báo cũ, và mấy quyển tiểu thuyết tôi đem theo.

Những cơn gió mạnh của đồng nội, mùi thơm mát của hoa cỏ, và vẻ rộng rãi của khoảng trời mây chiếm cả linh hồn tôi. Những cuộc đi chơi lâu trong các vườn trè nương sắn, hay trên sườn đồi làm cho người tôi bồng bột, hoạt động hơn lên. Những lúc ấy, tôi muốn có một người con gái đi bên cạnh, để chia sẻ bao nhiêu cảm giác say sưa ấy.

Nhưng tôi còn ham muốn những cái thú mà một cô thiếu nữ không đem đến được. Tôi còn thích ngắm cảnh rừng đồi, thích vượt qua những nơi cỏ và lau sậy sắc làm sây sát cả chân tay. Những buổi trưa nắng, tôi tìm chỏ có bóng mát, phanh áo nằm trên cỏ thiu thiu ngủ. Những mộng đẹp đến ám ảnh tôi, những mộng mà trong ấy tôi mơ màng khoác tay một cô gái cùng đi len lỏi trong vườn trè. Rồi dần dần hình dáng cô gái đó rõ rệt là hình dáng cô thiếu nữ con ông Ba.

Tôi vùng tỉnh dậy, bước đi nhanh như để tránh xa sự ám ảnh ấy. Tôi lên đồi cao để gió mát thổi vào trán, để mớ tóc bay phất phơ theo chiều gió mạnh.
Tuy vậy, mỗi ngày tôi lại chú ý đến cô ta hơn lên. Mà cô cũng hình như tìm hết cách để làm tôi chú ý đến cô. Trong lúc tôi xem sách hay ngồi nghỉ ngơi, hể cứ ngửng đầu lên là tôi lại thấy cô đăm đăm nhìn tôi, hai mắt nhung như cành hoa tím ướt; cô vội quay mặt đi, nhưng cũng không kịp để giấu tôithấy cái vẻ e lệ làm ửng đỏ hai gò má.

Đôi khi, trên cái bàn làm việc trong phòng tôi bổng thấy mấy bông hoa cắm trong bình, hay một bông lớn để trên chồng sách. Một buổi sáng tôi đã tỉnh dậy, nhưng vẫn nằm trên giường nhìn ánh nắng qua khe lá; tôi thấy cô Hậu bước vào, ôm một bó hoa sen trắng mới hái ngoài hồ. Cô sếp hoa trong bình, rồi quay về phía tôi nở một nụ cười:
- Anh có thích hoa sen trắng không?

Tôi ngồi dậy nhìn cô, khẽ cảm ơn. Tôi thấy mắt cô sáng lên trong lúc xếp hoa, toàn thân cô như xuất hiện cái vui sướng. Cô với một bông hoa, hít mạnh hương thơm rồi đi trở ra. Tôi đưa mắt trông theo, tự nhiên để ý đến dáng điệu uyển chuyển của Hậu, đến tấm thân mảnh rẻ và thon thon của cô, rồi tôi thấy một cái ham muốn đến rung động khắp cả trong người.
Tôi trở dậy ra tựa cửa phòng, thấy Hậu đứng bên cái bệ ngoài sân, đang với gáo múc nước rửa tay. Người cô nổi trên nền lá xanh như một bông hoa trong sáng sớm. Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phất phới, và tất cả ánh nắng, lá cây, bóng mát cũng hình như đang từng bừng rởn múa chung quanh người thiếu nữ tươi tắn ấy. Một lát, tiếng nước rội kêu lanh tanh trên hòn đá nhẳn, rồi từng giọt qua cái nức che, thánh thót rơi vài bể. Hậu rửa mãi hai bàn tay xinh xắn, ngắm nghía mãi các ngón tay hồng hào. Rôì tôi thấy cô nghiêng người trên mặt bể, soi bóng mình dưới nước, tay đưa lên sửa lại mái tóc. Khi ngửng lên, vô tình nhìn thấy tôi, Hậu e thẹn vội vàng đi lẩn vào trong vườn.

Từ hồm ấy, lúc nào tôi cũng cảm thấy bóng dáng Hậu quanh mình. Nhũung sách vở tôi xem đều được xếp đặt rất có thứ tự, những bút mực trên bàn cất rất ngăn nắp, cho đến cả quần áo của tôi cũng được tay Hậu chải chuốt rất sạch sẽ. Tôi đoán cô ta muốn biết về tôi lắm; những sách viết cũ của tôinhiều lần thấy mở tung, và một đôikhi, một làn hương thoang thoảng đưa ra, như có một bàn tay ướp nước hoa đã lần giở đến.

Nhiều bận đi trong vườn, tôi bỗng thấy Hậu, như đột nhiên gặp tôi, cô e lệ nép vào bên nhường lối cho tôi hay nở một nụ cười trên đôi môi thắm. Có khi đứng trên đồi, tôi thấy cô đi men bờ cỏ, tìm kiếm những bông hoa đồng, để làm một bó hoa mộc mặc hương vị cảnh quê, mà sau này tôi chắc sẽ thấy mắc trong bình trên bàn học.

Dần dần, tôi quen nói chuyện với Hậu. Khi gặp hai chị em hái trè trong vườn, tôi dừng lại hỏi một hai câu, để thấy đôimá nàng hồng lên trong khoảng lá xanh, và đôi mắt đen của nàng long lanh sáng. Tôi nhận thấy Hậu thơ ngây như bông hoa cỏ, tâm hồn dản dị như các người quê. Cô giở hết các áo đẹp ra mặc, nhưng áo kiểu mới sáng mầu và tha thướt, làm nổi vẻ đều đặn của thân hình; mái tóc cô lúc nào cũng chải chuốt rất mượt, anh ánh như cỏ. Cô muốn làm vừa lòng tôi biết bao nhiêu! Cô giáng buộc chung quanh tôi một vẻ mềm yếu uyển chuyển, một ý thân thiết đậm đà. Còn tôi, tôi cũng thấy vui vẻ mỗi khi đến gần cô.

Chúng tôi dần trở nên thânmật như một đôi bạn quen. Những cuộc đi chơi của tôi đều có cô ở bên cạnh. Cô đi sát vào tôi, có khi tư lự như nghĩ ngợi một sự gì, có khi náo nức như một đứa trẻ. Những khi len lỏi qua các vườn trè, nhiều khi tôi giơ tay đỡ cô bước qua một khe đá hay một bụi cây; cô nắm chặt lấy tay tôi, đưa người lên vai tôi, sung sướng và tin cậy.

Hậu bây giờ đã khác hẳn cô thiếu nữ rụt rè và e lệ ngày tôi mới đến. Hậu đã trở nên một cô gái hay làm dáng, mơ màng và buồn rầu, đầy sức mạnh của tuổi trẻ.

***
Mỗi ngày, Hậu lại tỏ cho tôi biết cái tình yêu của nàng; một đuôi con mắt, một nụ cười, một dáng điệu mà tôi hiểu. Thân thể trẻ con của cô rung động dưới mắt tôi nhìn, tất cả người cô nở ra trước tình yêu như một cái mầm non trong ánh nắng. Về phần tôi, tôi cũng săn sóc đến Hậu như một người tình nhân, riêng với cô, tôi kể những chuyện trên Hà Thành, chỗ tôi ăn học. Cô hỏi tôi về những thiếu nữ xinh đẹp ở tỉnh, những quần áo và trang điểm mới, những cuộc giao du của tôi với bạn gái cùng học một trường. Nghe tôi nói, cô yên lặng, mơ màng, rồi có khi khi cô vùng nắm chặt lấy tay tôi, rồn hỏi:

- Anh, em có xinh đẹp như các cô ấy không? Em có trang điểm khéo hơn không?
Tôi chân thật đáp:
- Có, Hậu đẹp hơn nhiêù, các cô ấy không sánh kịp.
Hậu lắc đầu; nhình tôi bảo:
- Sang năm em cũng lên tỉnh học với các cô đó. Rồi anh xem, em sẽ đẹp thế nào.

Hậu ngồi lại sát bên, tôi nghe thấy hơi thở của cô rồn rập. Buổi sớm, cô mặc cái áo lụa mỏng màu đỏ, càng tươi bên nước da trắng muốt của Hậu. Tôi đoán thấy cái thân hình mềm mại, hai cánh tay chắc rắn, đôi vúi nhỏ và tròn. người Hậu như thoảng ra một thứ hương thơm ngát và say sưa.
Những buổi trưa, tôi rủ Hậu ra bờ sông Cống. Chúng tôi bỏ giầy ngồi trên cổ ẩm, dưới bóng mát của một cày tràm cành lá um tùm. Trước mặt chúng tôi, giẫy đồi đất tím loè trong ánh nắng, trời xanh thẳm và sáng như tấm gương. Một vài đám mây trắng thong thả đi ngang trên đỉnh đồi. Chúng tôi nghe ngóng cái yên lặng của buổi trưa, hình như theo giòng nước chói ánh nắng đi xa. Thỉng thoảng, một bóng cá nổi trong cành lau sậy, lờ dờ lên gần mặt nước như nhìn trộm hai chúng tôi, rồi lại vùng quẫy đuôi chìm mất.
Hậu sung sướng đùa nghịch như một đứa trẻ con. Cô ngồi trên bờ, bỏ thõng hai chân xuống khuấy nước. Nước mát và trong, da chân Hậu trắng xanh bên lá cỏ. rồi chúng tôi tìm một cây si ven bờ, trèo lên cành lá trên mặt sông, chúm đầu vào nhau nhìn bóng chúng tôi cùng in xuống nước với trời xanh. Có khi Hậu và tôi cùng ngả mình dưới bóng cây, nằm thiêm thiếp trong cái nắng của buổi trưa. Một con chim ở đâu đến khẽ hót trong bụi, tiếng ríu rít như vướng vào cành lá, hoà một bản đàn rực rỡ để ru hai chúng tôi trong những giấc mộng êm đềm.

Hậu chiếm đoạt hết cả ý nghĩ của tôi. Mỗi khi tôi không muốn nhìn trời mây, cảnh vật, lôi tôi lại trở lại với nàng. Chúng tôi mang sách ra cùng ngồi đọc ở ngoài vườn, tôi giảng cho Hậu nghe những chuyện đẹp đẽ trong sách và thỉnh thoảng tôi thấy nàng có vẻ mơ màng.

Một buổi sáng, chúng tôi đi sâu vào mấy nương trè bên sườn đồi. Hôm ấy tôi kể nốt cho Hậu một chuyện nàng vẫn thích. Bỗng tôi dừng lại, vì có cảm giác Hậu không nghe tôi nữa. Cô nhìn tôi, yên lặng, đôi môi hơi hé nở trên hàm răng trắng, hai mắt nhung ướt long lanh. Tôi bỏ quyển sách xuống, nhìn lại Hậu, tự nhiên hồi hộp, yếu mềm trong lòng. Hậu đưa tay nắm lấy tay tôi, lần lên vai rồi kéu tôi lại gần mình. Mái tóc chúng tôi vướng vào nhau, tôi thấy trước môi tôi cái miệng xinh thắm của nàng. Chúng tôi lặng lẽ ôm lấy nhau, say sưa trong cái hồn đầu tiên đắm đuối của linh hồn.
Hồi lâu Hậu buông tôi ra, thân nàng hãy còn rung động trên cánh tay tôi. Chúng tôi nhìn chung quanh: cây cối bao bọc như một hàng rào xanh kín đáo; chỉ có hai chúng tôi nhu xa lánh hẳng cuộc đời, xa lánh hẳn mọi người, quên cảnh vật trong say sưa, trong cái đầm thắm của tình yêu tuổi trẻ.

***
Càng ngày Hậu càng đẹp thêm ra. Tình yêu để lại phảng phất trên khuôn mặt nàng một vẻ sung sướng hồn nhiên. Mắt Hậu sáng hơn lên, dáng điệu uyển chuyển thêm; nét môi của Hậu rõ rệt, càng thắm như bông hồgn đỏ, và lúc nào cũng như sẵn sàng hé nở đợi chờ cái hôn ân ái. Hậu thành điềm đạm, băn khoăn hơn trước, với những lúc bồng bột, những lúc tin yêu. Tôi cũng bắt đầu yêu Hậu; tình yêu của nàng vừa làm tôi say sưa vừa lạm tôi kỳ dị, như người đầu tiên bước vào một mảnh vườn đầy hoa cỏ lạ. Những cái hôn tha thiết và vụng về của Hậu có một hương vị mới mà tôi chưa từng được hưởng, hương vị đượm ngát của một bông hoa dại. Vì Hậu, tuy đã đi học ở trường tỉnh, vẫn hãy còn ngây thơ; nhưng nàng không chất phác như một cô gái quê, không mộc mạc những người quanh nàng. Tôi thấy trong Hậu những của quý vô ngần của một tâm hồn vừa trong sách vừa mê mải.

Một buổi chiều hôm rằm, chúng tôi đi xem hội bắt cá ở làng vị, phía trên; cả ông bà Ba với cô em gái cùng đi. Chúng tôi xuống một chiếc thuyền nan ông Ba đã thuê sẵn, ngược giòng sông Cống đi lên, giữa hai đợt đồi trùng điẹp. Mặt trời chiếu rực rỡ giải sông, một buổi chiều êm ả và bao la. Giờ khắc thật rất hợp cho những lời tình tứ, nhưng trong đám người, tôi và Hậu chỉ ngồi lặng, thỉnh thoảng nhìn nhau. Chúng tôi không nói, nhưng hai quả tim cùng hồi hộp, mong muốn được xa cách bọn người kia, khao khát những câu thỏ thẻ bên tai, nhũung cái nâng niu âu yếm. Suốt buổi hội, Hậu đăm đăm như chờ đợi, không để ý đến một cuộc vui gì. Một sự may bất ngờ làm cho chúng tôi sung sướng; ông bà Ba và cô em có người anh họ giữ lại xem hội đêm, riêng chỉ Hậu được phép về coi nhà. Tôi cũng tìm cớ thoái thoác xin về.

Thế là chỉ có hai chúng tôi xuống thuyền. Bấy giờ trời đã tối, trăng bắt đầu lên, một mặt trăng vàng đỏ, to như một cái nìa, từ từ nhô lên sau rặng thông ở trên đồi. Tôi đỡ Hậu xuống thuyền, rồi chúng tôi cởi giầy, để mặc thuyền theo giòng suối. Trên mặt sông, một cơn gió mát hiu hiu thổi, tiếng sông róc rách vỗ vào mạn thuyền như một thứ nhạc vui. Phong cảnh lúc ấy thật là tuyệt đẹp; hai bên bờ sông, ruộng mạ non phớt theo chiều gió, nương trè sắn thắm ở ven đồi, mờ dần đằng xa sau một làn sương nhẹ.
Vừa xuống thuyền, Hậu đã ôm quàng lấy vai tôi, kê đầu vào má tôi, ngập ngừng nói những lời ân ái. Tôi thấy tấm thân trẻ và dẻo dang của Hậu quấn lấy tôi như một giây leo. Chúng tôi hoà hơi thở với nhau, tóc nàng bỗng buông sõa trên người tôi, thoảng ra một thứ hương ngát dịu và đầm ấm.
Khi tiếng trống hội làng Vị đã nghe không rõ, Hậu ngồi dậy ở đầu thuyền, một tay dúng xuống sông. Nàng nghịch tung những hạt nước long lanh sáng như hạt ngọc. Trời đả hết mây, quang đãng một vùng rộng. Mặt trăng tròn nhỏ lại và trong hơn, chiếu vằng vặc trên cánh đồi.

Hậu bỗng nhiên cất tiếng hát khẽ khẽ những câu hát phong tình ở nhà quê mà lần đầu nàng hiểu cái thi vị, bởi vì ca ngợi cái tình yêu đang réo rắt trong lòng nàng. Hậu có giọng hát hay, tiếng ngàng ngân dài trên mặt sông theio dịp sóng. Rồi khi nàng ngừng lại, cả cái yên lặng của quãng không bao bọc lấy chúng tôi như nghe ngóng. Một tiếng vạc đi ăn đêm buông lanh lảnh ở đâu đâu.

Hậu tựa vào tôi trên mui thuyền, không nói gì. Còn thuyền cứ từ từ theo giòng nước trôi đi.
Mùa hè đã hết.
Một buổi sáng dậy tôi thấy cây mẫu đơn đầu vườn đã đâm bông, những cái nụ con chớm đỏ sắp nở trên các cành. Ông Ba bảo tôi:
- Cây đơn này có hoa muộn. Mọi khi đầu tháng Bẩy, hoa đã nở rồi.

Tôi yên lặng không trả lời, nghĩ đến kỳ nghỉ hè của tôi đã sắp hết, tôi sắp phải rời bỏ cái vườn này lên tỉnh học. Một cảm giác dịu buồn thấm vào lòng; nhưng một đằng tôi cũng ao ước được chóng lên Hà Nội, để thấy căn buồng học cũ ở nhà trọ, những anh em, chị em bạn thân ở nhà trường. Cánh đồi ruộng đối với tôi bây giờ đã mất cái vẻ thú vị mới mẻ khi xưa, tôi muốn nói chuyện với những ngưòoi khác, nhìn những phong cảnh khác.
Nhưng nắng càng bớt rực rỡ bao nhiêu thì Hậu càng buồn rầu bấy nhiêu. Nàng không thể tự an ủi được vì sắp phải xa tôi. Một ít chua chát đã lần vào những cái hôn của chúng tôi, những câu tình tứ đã nhiễm cái buồn của những giờ vui sắp hết.

Hậu muốn cùng tôi đi thăm lại những chỗ chúng tôi đã dừng lại trước. Một bụi cây, một hàng cỏ, một phiến đá trong vườn, là những kỷ niệm của tình yêu, nhắc cho hậu nhớ lại cái thời kỳ say mến. Chúng tôi lại đến dưới cây tràm ở bờ sông Cống, chỗ cỏ mượt và dầy mà chúng tôi vẫn nằm. Hậu nhắc lại những cử chỉ đã quen, nói những câu mà tôi không còn nhớ hương vị ái ân nữa. nàng ngồi lặng nhìn tôi, thở dài:
- Sắp hết hè rồi. Mai kia anh đã lên Hà Nội.
Tôi dỗ dành nàng:
- Ðến tết tôi lại về đây với Hậu.
Nhưng nàng lắc đầu, bảo:
- Không, anh sẽ quên em, anh sẽ không nhớ đến em nữa đâu.
Hậu cúi xuống khóc, không nghe những lời tôi an ủi, vẻ tươi của nàng mất đi. Hậu trở nên thẫn thờ. Chúng tôi lẳng lặng đứng dậy trở về. Cỏ bên đường đã ướt sương buổi chiều. Giòng sông Cống không sáng lạng như trước, nước trôgn âm u và sâu hơn, chẩy lẫn vào chỗ mờ mờ ở chân trời. Gió hơi lạnh hắt hịu đưa đến, khiến cho lòng chúng tôi se lại.

Tuy vậy, khi nghĩ đến lúc trở về Hà Nội, đến những cuộc vui chơi cùng bè bạn, đến những buổi đêm đầy ánh sáng, tôi lại thấy náo nức và nóng ruột. Tôi nghĩ đến những cô gái lộng lẫy và đài các ở Hà Thành, như những bông hoa quý. Trong tâm can tôi đầy những ham muốn, nhớ tiếc, và tôi bắt đầu thấy hận mình vì một cô gái còn non mà những lời âu yếm đối với tôi bỗng trở nên xa lạ.

Tháng tám đã đến, kỳ nghỉ hè của tôi sắp hết.
Tôi phải chiều những ý muốn ngây thơ của Hậu. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, đối với nàng là một cớ để mà nhớ lại. Những cuộc đi chơi thơ thẩn của hai chúng tôi, những lúc chạy len lỏi trong nương sắn vườn trè, buổi đi xem hội ở làng Vị, lúc nào nàng cũng nhắc tới, nói đến, như để sống lại những thời khắc đã qua ấy. Tôi, tôi không nhớ rõ nhưnàng. Tâm trí tôi đã quay đi đến những cuộc tình duyên mới lạ khác ở tỉnh thàng. Những ngày cuối cùng của tôiở mảnh vườn này, tôi vừa bâng khuâng vừa mong đợi vẩn vơ, tgrong lòng không còn chờ tình âu yếm nữa. Thỉnh thoảng, một nét mặt buồn của hậu, một cái nhìn đắm đuối của nàng, làm tôi hối hận và chú ý đến nàng hơn. Nhưng chỉ thoáng qua, rồi tuổi trẻ, sự ham vui, lại đêm đến cho tôi những ý nghĩ khác.

Hậu càng ngày trở nên kỳ dị. Nàng ở bên cạnh tôi, yên lặng và đăm đăm, có khi hàng giờ không hé răng nói một câu, chỉ một đôi khi khẽ thở dài. Rồi bỗng đột nhiên, Hậu ôm chầm lấy tôi, áp má vào ngực tôi, cắn lấy môi tôi đến chảy máu. Những cái hôn của hai chúng tôi pha lẫn đầy nước mắt và nức nở.

Ngày tôi phải đi đã đến.
Sau bữa cơm trưa, Hậu và tôi cùng đi chơi một lần cuối cùng. Trời đầy mây u ám, dồn đuổi nhau ở ven đồi. Một cơn gió lạnh lùa trong lá tre kêu sào sạc. Một ngày buồn rầu, ảm đạm, để cho người ta biệt ly. Chúng tôi cầm tay nhau đi, yên lặng, không vội vàng. Ngày mai đây, tôi với Hậu đã cách xa nhau, một nơi; nàng ở lại mảnh vườn đầy hao cỏ, tôi lẫn lộn vào đám những người tuổi trẻ ở Hà thành.

Chúng tôi trèo lên quả đồi cao nhất trong vùng, ngồi trên phiến đá nhìn xuống dưới. Cánh đồng kẻ ngang kẻ dọc những ô ruộng khác mầu, phẳng tới tận rặng núi ở chân trời; giòng sông Cống biêng biếc quanh co khuất khúc như giải lụa mềm. Tiếng thông reo trơ vơ bên tảng đá làm rung động. Hậu và tôi một mối buồn man mác.

Bỗng một làn khói trắng toả sau bụi cây ở xa, rồi một chiếc xe hoả đi ra, trông nhỏ bé như một thứ đồ chơi của con trẻ. Chính là chuyến tầu mà mai tôi sẽ đi. Còi tầu lanh lảnh kéo dài đưa đến, vang động trên cánh đồng, khiến tôi nhớ đến một thế giới khác mà tôi vui vẻ sắp được thấy.
Lúc trở xuống, Hậu muốn men bờ sông Cống đi vòng về. Qua những khu vườn xinh xắn trên sườn đồi, trông thấp thoáng qua lá tre những mái nhà gọn ghẽ, Hậu nắm chặt tay tôi thì thầm:

- Anh Bình, ước gì chúng ta được sống trong gian nhà kia, không lo láng nghĩ ngợi sự gì, chỉ yêu nhau... anh.
Nàng buồn rầu nhìn con sông Cống, giòng nước chẩy đi cũng như thời khắc cuối cùng của tôi với nàng. Nhẹ nhàng, tôi kéo Hậu lại gần tôi, dổ dành an ủi nàng hứa sẽ luôn luôn về thăm.

Ngày hôm sau, Hậu cùng với ông bà Ba và cậu con tiễn tôi ra ga. Nàng mắt đỏ lên như mới khóc, tha thiết nhìn tôi, như muốn cùng tôi khoác tay âu yếm. Nhưng có ông bà Ba cùng đi, nên hai chúng tôi chỉ yên lặng ngậm ngùi. Ðến một chỗ rẽ khuất sau bụi rưới, tôi thong thả đi lùi lại. Nhanh nhẹ, Hậu ôm vội lấy tôi, kê miệng đến môi tôi, hôn một cái hôn cuối cùng, thất vọng và chứa đầy những lệ.

Ðến ga, trong đám người tấp nập, Hậu buồn rầu đứng yên. Tôi thấy trong đôi mắt cái vẻ đắm đuối của nàng. Tôi hứa với nàng sẻ gửi thư về luôn, sẽ nhóo đến nàng. Nhưng trong thâm tâm, tôi thấy bồng bột, vui tươi. Còn Hậu thì đứng lặng, tê tái và ủ rũ, khoé mi rớm nước mắt, lòng thắt lại bởi thất vọng và nhớ thương.

Tiếng còi vang lên, bọn hành khách xô đẩy tranh dành; tầu đến. Tôi cúi chào ông bà Ba, ẳm cậu bé lên hôn, rồi đưa mắt nhìn nàng. Lúc lên tầu, quay lại tôi thấy bóng dáng Hậu lẫn vào đám người nhà vẫn đứng yên trên sân ga vắng. Một bụi cây, chỗ rẽ, rồi cánh đồi che lấy cái ga nhỏ bên đường.

Hơn ba năm đã qua.
Tôi đã không giữ lời hứa. Từ hôm về đến Hà Nội, tôi không viết lá thư nào cho nàng. Nhiều bận tôi đã lấy giấy mực ra định viét, nhưng lại thôi. Cái kỷ niệm tôi giữ được của vườn trè và người thiếu nữ dần mờ đi trong trí nhớ, nhường chổ cho một hình ảnh mơ màng, một hình ảnh lung linh, dịu dàng và xa xôi, khiến lắm lúc tôi nghĩ tưởng đến một chuyện tình ái ngây thơ, tôi đã mơ thấy trong một mãnh vườn dưới ánh nắng mùa hè.

Năm sau nữa, một cái thiếp mời màu hồng gửi đến làm tươi tắn hình ảnh Hậu; tôi lặng nghĩ một lát đến cô thiếu nữ mê mải ấy đã yêu tôi với những ham muốn trong sáng và tha thiết. Nhưng tôi không muốn về dự tiệc cưới nàng, và từ đấy tôi không được tin tức gì về Hậu nữa. Tôi sống cái đời hoạt động ở Hà Thành, với những tình yêu khác, những người thiếu nữ khác, mà sự nẩy nở của tâm hồn trong yêu mến mỗi lần làm cho tôi say sưa. Hình ảnh Hậu dần mờ hẳn trong trí nhớ tôi.

Tôi quên hẳn nàng đi cho đến khi một sự tình cờ lại khiến tôi gặp Hậu ở nhà một người bạn quen. Tôi đến nhà người này dự một tiệc vui mừng. Ðến nơi, bạn tôi chỉ một người đàn ông còn trẻ tuổi, giới thiệu:
- Ông M... rể ông Ba trên tỉnh P. đấy anh có biết không?

Tôi gật đầu, chào lại, rồi chú ý nhìn một cách tò mò người khách mới. Chồng Hậu là một người có vẻ thông minh và rụt rè, hơi ốm yếu. Chúng tôi ngồi thong thả nói dăm ba câu chuyện rời rạc, không có cảm tình gì.
Rồi cửa phòng bỗng mở rộng, tiếng nói ríu rít làm tôi quay ra; Hậu ở ngoài bước vào tay giắt một đứa bé. Nhận thấy tôi Hậu e thẹn, hai má ửng đỏ; nàng vội cúi mặt xuống, ôm lấy con, tôi cũng bối rối đứng dậy đưa mắt nhìn nàng. hậu bây giờ trông đẹp hơn trước, môi thắm hơn, người nở nang hơn cô gái trẻ năm xưa. Toàn người nàng có một vẻ đáng yêu mĩ miều và đằm thắm, như bông hoa nở đã vừa độ. Tôi ngây người nhìn ngắm nàng trong trí nhớ bỗng vụt nổi lên những kỷ niệm đã lắng sâu, những hình ảnh rực rỡ của cánh vười đồi. Ðứng gần Hậu, tôi thấy cảm động mến yêu như lần đầu tôi yêu nàng.

Nhưng Hậu bây giờ đã có chồng rồi. Khi tôi quay lại nhìn chồng nàng, tôi thấy rõ cái lạnh đạm của người đàn ông ấy, bên cái vẻ đẹp lộng lẫy đáng yêu của Hậu. Nàng có sung sướng không? Nàng có nhớ đến tôi không? Ngậm ngùi, tôi nghĩ đến cuộc ái ân ngắn ngủi của Hậu với tôi trong mấy thàng hè; cái tình yêu ấy biết đâu không vân còn để lại trong lòng một vẻ rực rỡ như ánh nắng trong vườn.
 

ButBi

New member
Xu
0
Dưới Bóng Hoàng Lan

Thạch Lam

Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán - bên ngoài trời nắng gắt - rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa.

Thanh bước lên thềm, đặt vali trên chiếc trường kỷ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà: bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào; Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả; một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng; mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ:
- Bà ơi!

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn; Thanh định rõ nhìn: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh dương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mãn:
- Bà mày đâu?

Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mững rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?

Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
- Ði vào trong nhà không nắng cháu.
Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ.
- Nhà không có ai ư bà?
- Vẫn có thằng Nhân, hôm nay nó đi đong thóc bên kia xóm. D- chốc nó về. Con đã ăn cơm chưa?
- Dạ chưa. Con ở tàu về đây ngay. Nhưng con không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục:
- Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?
Thanh cười:
- Có một tý đường đất, cần gì phải xe. Con đi bộ hàng ngày cũng được.
Nhưng Thanh cũng vẫn theo lời bà. Chàng đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rợi và Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với những mảnh trời xanh tan tác.

Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ.

Trên trường kỷ, ngọn đèn con và cái điếu cũ kỹ. Con mèo già tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã. Thanh trông thấy cảnh ấy đã nhiều lần. Lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đấy bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng.

- ấy, bà làm gì thế? Bà để mặc cháu.
Bà cụ vẫn không thôi phẩy chiếc phất trần lên đầu giường:
- Ðã lâu không có ai nằm nên bụi bám đầy khắp cả.
Thanh phải để mặc cho bà sửa chiếu và xếp lại gối. Chàng thấy mình bé quá.
- Cháu đi nghỉ chẳng mệt. Ðể bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát.
Bà cụ đi ra. Thanh bỗng thấy mệt mỏi. Chàng lặng nằm xuống giường, ruỗi chân tay, khoan khoái. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: "cây hoàng lan!", mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ðã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quít nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.

Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.

Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên, nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần.

Chàng cảm động gần ứa nước mắt. Bà yêu thương cháu quá, giờ chỉ có mình cháu, với mình bà. Mà bà làm bếp có một mình thôi ư? Không, hình như có tiếng người khác nữa, tiếng trong và mau hơn. Thanh lắng nghe: một tiếng cười sẽ đưa lên. Tiếng ai? Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được.

Chàng lẳng lặng ngồi dậy, tỳ trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao. Bóng cây hoàng lan lay động cả một vùng. Chàng chợt nhớ, chạy vùng xuống nhà ngang, gọi vui vẻ:
- Cô Nga...
Người thiếu nữ đương nhặt rau nghe tiếng gọi vội ngửng đầu: một nụ cười, đôi mắt trong sáng lên; rồi tiếng nhẹ nhàng:
- Anh Thanh! Anh đã về đấy à?

Thanh đứng tựa bên cột, chưa trả lời. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng. Cô Nga, cô bé hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn, và mỗi lần về, chàng lại gặp ở nhà như một người thân mật.
Một lát cô Nga nói:
- Anh Thanh độ này khác hẳn trước. Anh chóng nhớn quá.
- Tôi vẫn thế đấy chứ.
Bà cụ cúi trên rổ rau, không nhìn cháu đáp:
- Cô trông em có phải gầy đi không. Không bằng độ còn ở nhà.
Nga ngửng nhìn Thanh, cười:
- Ðấy em có nói sai đâu. Anh trông lại đen đi nữa.

Lá rau tươi xanh ngắt bên bàn tay trắng hồng nhỏ nhắn. Thanh cũng ngồi ghé xuống. Thế là lại như lúc còn ở nhà, ngày ngày chàng cũng vẫn với Nga xuống bếp xem bà làm cơm. Câu chuyện vẫn vui vẻ và vẫn đậm, có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình.

<><><><><><><><><><><><><>

Lúc Nga bưng cơm đặt lên bàn, bà cụ bảo cô thiếu nữ:
- ở đây ăn cơm một thể, cháu ạ.
Thanh nhìn lên:
- Ăn cho vui, cô Nga.
- Xin phép cụ và anh thôi, em vừa mới ăn cơm xong ở nhà. Em đứng đây cũng được chứ gì.
Thanh ra vẻ không bằng lòng:
- Không, cô phải ngồi ăn cơ. Cô làm khách mãi.

Nga sợ, vén áo ngồi bên cạnh bà cụ, nhưng nàng chỉ ăn nhỏ nhẻ, cầm chừng, và buông đũa luôn để xới cơm cho Thanh. Bữa cơm vui quá. Thanh ăn rất ngon miệng, lòng thư thái và sung sướng. Thỉnh thoảng chàng nhìn đôi môi thắm của Nga, hai má hồng. Và nụ cười tươi nở, nàng nhìn lại Thanh, một chút thôi, nhưng bao nhiêu âu yếm.

Ngoài vười, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những búp hoa lý non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ, lấm tấm cát, để dấu tự ngoài ao trở về... Chàng đột nhiên mỉm cười, rồi hỏi:

- Cô Nga có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không?
Nga cũng cười hơi thẹn:
- Vẫn nhặt đấy. Nhưng không có ai tranh nữa.

Nàng nhìn Thanh, nắng như tụ lại những hình ảnh tự bao giờ, và sẽ vuốt mấy sợi tóc mai ra một bên. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng.
Bà cụ thì mải nhìn cháu. Bác Nhân khoanh tay đứng dựa bên cột nghe; bác cũng vui mừng vì thấy cậu về, vẫn khỏe mạnh và xinh trai như ngày trước. Còn cô Nga vẫn tươi đẹp và vui vẻ như thế. Có cô nhà cũng đỡ vắng, và bà cậu cũng đỡ buồn; hàng ngày cô chạy sang chơi giúp đỡ bà cụ giã cối trầu và nói chuyện đến người đi vắng ở trên tỉnh đã lâu không về thăm nhà.

Bữa ăn xong. Thanh với Nga đã trở lại thân mật như khi còn nhỏ. Thanh dắt nàng đi thăm vườn; cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như chào đón hai người. Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh:
- Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.

Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Nắng soi vào vai hai người, nhưng dưới chân đất vẫn mát như xưa.
- Bao giờ anh lên tỉnh?
- Ngày mai thôi. Kỳ này được nghỉ ít. Nhưng mai kia, tôi sẽ về ở đây lâu hơn.

Lòng Thanh dịu lại. Nga đến bên bể múc nước rửa hoa, rồi xếp bầy lên trên quả trầu. Bà cụ nhìn cô, âu yếm:
- Hoa hãy còn non lắm, sao hái sớm thế, con?
Nga thưa:
- "Anh con hái đấy ạ" và nàng nhìn Thanh mỉm cười.
Ðêm ấy, một bà, một cháu với một cô láng giềng chuyện trò dưới bóng đèn mãi tới khuya, khi trăng lên. Qua vườn, Thanh ti-n Nga ra đến cổng, đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió ngát. Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình, Nga cũng đứng yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay sẽ nói:
- Thôi em về.
Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải. Chàng đến trường kỷ ngồi ở bên đèn.

<><><><><><><><><><><>

Sáng hôm sau, Thanh đã phải lên tỉnh. Chiếc vali chàng nặng những thức quà bà chàng đã ban cho. Thanh cầm mũ đứng nghe lời khuyên bảo ân cần của bà dưới giàn hoa lý. Chàng vẫn bé quá và lại đi xa.

Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ vali cho chàng, Thanh dặn khẽ:
- Bảo tôi có nhời chào cô Nga nhé.

Rồi chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương.
 

vosong

New member
Xu
0
Sợi tóc - Thạch Lam

Anh Thành nhỏm dậy, nghiêng mình chống khuỷu tay xuống giường rồi bắt đầu nói với một giọng trầm và thong thả khiến người nghe hiểu được hết các ý tứ của câu chuyện:

- Tôi có một người anh họ rất giầu và rất ngốc (có lẽ mình cho anh ta là ngốc, bởi vì hắn không xử sự như mình, không có những quan niệm về cuộc đời như mình; nhưng thật ra biết đâu cách ăn ở của anh ta lại không khôn ngoan hơn, bởi vì anh ta đã giầu và sung sướng?). Tên anh ta là Bản, Bản rất phục tôi, coi tôi là một người sành sỏi, thạo đời và nhất là thạo các ngón ăn chơi. Bởi vậy, động có việc gì, hoặc là muốn mua bán cái gì, anh ta đều không quên đến hỏi tôi trước.

Hôm ấy, Bân đến rủ tôi cùng đi mua một cái đồng hồ. Anh ta muốn mua hạng thật tốt, và nhờ tôi xem hộ. Hai chúng tôi đến hiệu Chabot ở phố Tràng Tiền. Đồng hồ ở hãng này thì không còn phải nói gì nữa: Thật là những đồng hồ các hiệu có tiếng, có bảo hành chắc chắn và cố nhiên là giá đắt. Tôi chọn cho hắn ta cái đồng hồ đeo tay hiệu Movado, xuống nước hay vùi cát cũng không hề gì. Chiếc đồng hồ trông rất đẹp. Tôi thấy anh ta mân mê cầm lên ngắm nghía, xem chừng cũng muốn mua lắm. Nhưng cái tính hà tiện của anh ta lại thắng cái thích, nên rồi lưỡng lự một lát, anh ta trả lại nhà hàng, kéo tôi đi ra và bảo:

- Đẹp thì đẹp thật, nhưng mà đắt quá, anh ạ. Thôi, chúng ta lại các hiệu khách mà mua thì hơn.

Tôi yên lặng gật đầu, và theo đi, cũng chả muốn nói gì. Trong bụng nghĩ anh chàng này thật là ngốc, có tiền mà không biết chơi đồng hồ tốt. Lại kiệt nữa. Không biết hắn để tiền làm cái gì?

Vào một hiệu ở Hàng Ngang, sau khi mặc cả ráo riết từng hào, anh ta bằng lòng mua một cái đồng hồ hiệu không mấy ai biết tiếng. Hắn có hỏi ý kiến tôi, song tôi cũng ừ hữ bảo dùng được cho xong chuyện, vì hắn có mua được thứ tốt hay không, bấy giờ tôi thực không thấy quan hệ mấy.

Lúc trả tiền, tôi thấy hắn giở ra một cái ví da lớn, phồng chặt. Hắn đếm giấy bạc thong thả và cẩn thận.

Thoáng nhìn qua, tôi cũng biết trong ví nhiều tiền lắm: ngoài số tiền bạc lẻ hắn mang ra trả, tôi còn thấy gấp ở ngăn trên đến năm, sáu cái giấy bạc một trăm nữa, những giấy bạc mới, màu còn tươi nguyên - "Quái, thằng cha này làm gì mà lắm tiền thế? Mình thì chả bao giờ có đến được một trăm bạc bỏ túi!"

Tôi nghĩ thầm và so sánh thế.

Mua xong đồng hồ. Bân rủ tôi đi ăn:

- Ta lên hiệu chén, rồi lát nữa làm một chầu chứ, - hắn vỗ vào túi - tôi có đủ tiền đây!

Chúng tôi vào hiệu. Bân ăn vui vẻ lắm, có lẽ hắn vừa ý vì cái đồng hồ mua rẻ. Tôi thì trong óc cứ vơ vẩn cái ý nghĩ sao một thằng ngốc như hắn - tôi thấy hắn càng ngốc - lại có lắm tiền thế, còn mình...

Tuy vậy, ý nghĩ cũng không làm tôi ăn mất ngon. Tôi tỏ mặt sành, gọi những thức ăn quý và đắt tiền, và hai chúng tôi uống rượu say sưa.

Cơm xong, Bân đưa tôi xuống Vạn Thái, vào nhà một người nhân tình của hắn. Hình như đã lâu không được đi hát, nên hắn có vẻ tha thiết và sung sướng đến đáng ghét. Về phần tôi, không thấy hứng lắm, - đi chơi với một anh có nhiều tiền mà mình lại khinh là ngốc, không có thú vị mấy - nhưng chẳng lẽ lại bỏ hắn nửa chừng. Tôi định bụng ở chơi qua quýt đến nửa đêm thì về.

Nhà hát, ngoài cô nhân tình của Bân, các con em khác trông cũng khá. Tôi nằm bên bàn đèn nói vài câu chuyện tầm phơ. Còn Bân, hắn không nghe hát hiếc gì cả. Ngồi nói chuyện với tôi một lát lấy lệ, rồi hắn cùng với cô nhân tình vào buồng trong đi nằm một chỗ. Hắn không quên - tính cẩn thận của anh kiệt! - đem cả cái áo tây trong có ví tiền vào chỗ nằm, vất trên thành đầu giường.

Một mình tôi ở ngoài đâm chán. Nằm một lát rồi tôi cũng đứng dậy sửa soạn ra về; Bân vẫn ở trong màn, nói vọng ra giữ lại:

- Anh hãy ở chơi đã, về làm gì vội. Ngày mai chủ nhật cơ mà.

- Thôi, tôi phải về. Sáng mai còn có việc.

Vừa nói tôi vừa với cái áo tây của tôi treo trên mắc. Bỗng nhiên có cái gì chuyển mạnh qua tim: tay tôi yên hẳn lại; tôi vừa mới nhận ra rằng cái áo tôi đương cầm không phải là áo của tôi. Thì ra lúc mang áo vào giường nằm, Bân đã mang nhầm áo. Hai chúng tôi cùng mặc thứ hàng len giống màu, như vậy dễ lẫn lắm. Tôi ghé nhìn vào phía trong áo thấy cái ví tiền ở túi thò ra ngoài một ít. Cái ví tiền... mấy tờ giấy bạc...

- ở chơi đã anh. ở chơi sáng sớm mai về với tôi một thể.

- ờ... ờ...

Tôi điềm nhiên treo cái áo vào chỗ cũ, quay ra. Mấy chị em cũng phụ họa vào lời mời của Bân, nài nỉ:

- Tội gì mà về bây giờ anh, khuya và lạnh chết.

Tôi chỉ thoáng nghe thấy, trong trí như còn bận sự gì. Bâng khuâng tôi lại gần giường; một chị nâng chén mời:

- Anh uống chén nước nóng. Rồi nằm xuống đây có hơn không?

- ờ thì hẵng nằm một lát đã.

Tiếng Bân trong màn đưa ra:

- Phải đấy, đến mai hẵng về. Tôi bảo chị Lan phải làm thế nào giữ anh ấy lại thì làm...

- Không... thể nào tôi cũng phải về, anh ạ...

Những lời đối đáp ấy cứ tự nhiên buột miệng ra, tôi không để ý đến. Trước mắt tôi, mấy tờ giấy bạc một trăm gấp trong ngăn ví, hiện ra rất rõ rệt. Lấy mấy tờ, độ hai tờ - tại sao lại hai? Tôi không biết - thật dễ dàng quá. Tôi cứ việc điềm nhiên với lấy áo, mở ví rút ra hai tờ, rồi khoác áo ở trên vai, ra ý sắp sửa về. Rồi chọn lúc mọi người vô ý - mà dẫu có ý cũng không ai biết được - tôi đổi lấy áo của tôi vắt ở đầu giường Bân... Thế là xong, và gọn. Mai dậy Bân biết mất chắc chẳng bao giờ dám nghi ngờ cho tôi. Mà nghi ngờ thế nào được?

Tôi về từ đêm cơ mà! Vả lại cái áo đựng tiền hắn đã cẩn thận mang vào giường ngay từ chập tối, vậy nếu có người lấy, thì chỉ có người nhà cô đầu mà thôi. Mà người nhà thì cũng khó lòng đến đấy lấy được, họa chăng có ngay cô nằm với Bân. ừ, có lẽ Bân sẽ nghi cho nhân tình của hắn lấy... Chắc thế. Tôi mỉm cười: Bân sẽ không dám nói gì đâu; biết nhân tình lấy, hắn sẽ im lặng, sợ làm cho nhân tình xấu hổ, và sợ làm tai tiếng chủ nhà. Hắn vốn tính nhát, với lại hai trăm đối với hắn chắc chả là bao.

Tất cả những cách xếp đặt ấy diễn qua rất nhanh trong trí tôi. Chỉ một thoáng thôi, tôi đủ tưởng trước được các việc xảy ra như thế, êm thấm và yên lặng, và trôi chảy... dễ dàng quá, mà không còn sợ cái gì cả...

- Mời anh xơi thuốc.

Tôi giật mình đỡ lấy dọc tẩu. Cô Lan đã tiêm xong điếu thuốc từ bao giờ, quay dọc sang mời. Mắt cô nhìn tôi âu yếm. Tôi đưa mắt nhìn xuống, cầm lấy dọc hút. Điếu thuốc kêu vo vo, tiếng như ở đâu đưa lại. Qua làn khói trắng tỏa ra, tôi tưởng nhìn thấy tập giấy bạc một trăm, còn mới nguyên gấp trong ngăn ví. Hắn làm gì mà có lắm tiền thế? Lại mang để trong ví làm gì? Rõ anh chàng ngốc không biết dùng đồng tiền, tiền ở trong tay hắn cũng uổng. Ngộ có đứa lấy đi thì sao? Để thế có bữa mất thật...

- Anh nghĩ gì mà thần người ra thế? Say thuốc có phải không?

Lan để tay nhẹ nhàng lên người tôi, lẳng lơ đưa mắt hỏi. Tôi giả vờ cười không đáp, rồi xoay nằm ngửa, nhìn lên trần nhà. Trong người bứt rứt không yên... Lắng nghe thấy tiếng Bân thì thào và tiếng cười khúc khích của nhân tình hắn trong màn. Chiếc áo vắt ở đầu giường - chiếc áo của tôi - chắc vẫn còn y nguyên ở đấy.

Tôi tưởng tượng khi có hai trăm trong túi rồi, lên xe về điềm tĩnh đi nằm ngủ. Sớm mai mất tiền, thế nào hắn chả về qua nhà mình. Hắn gọi cửa vào, đánh thức mình dậy và bơ phờ bảo:

- Tôi mất hai trăm bạc tối hôm qua rồi, anh ạ...

Tôi thấy trước bộ mặt ngạc nhiên của tôi lúc bấy giờ - một vẻ mặt rất tự nhiên, - và tôi hỏi: "Chết chửa, mất bao giờ? ở đâu?" - Hắn sẽ thuật lại buổi tối hôm nay, lúc mang áo vào giường, đến lúc thấy mất: "Chỉ có con nhân tình tôi nó lấy thôi, anh ạ. Chả còn ai vào đấy nữa..."

- Thế giấy bạc của anh có biên số không?

Nếu hắn không biên số thì mình cứ việc tiêu tự nhiên! Vạn nhất hắn có biên số rồi, thì bảo hắn đi trình cẩm. Nhưng mình sẽ tiêu ngay hôm ấy... Một người như mình cầm tờ giấy trăm vào Gô Đa mua hàng, ai dám nghi ngờ?...

Tôi nhớ lúc ấy tuy vẫn nói chuyện với mấy cô em, tôi xếp đặt đâu vào đấy rất chu đáo, phòng ngừa đủ mọi việc xảy ra. Chỉ còn việc lấy, và đổi áo nữa là xong. Rất dễ.

- ấy kìa, anh đi đâu đấy?

- Tôi đi về đây, mai có việc bận, không thể ở lại được.

Tôi đã nhổm dậy đến bên mắc, với áo, chiếc áo của Bân. Qua lần vải tôi thấy chiếc ví kềnh kệnh răn rắn. Khoác áo lên một bên vai, tôi đi lại trong nhà, bồn chồn nóng ruột. Một cô đầu lê guốc ra hé cửa, nhìn ra ngoài trời:

- Tối lắm. Phải vạ gì mà đi bây giờ anh ạ.

- Đâu xem nào...

Tôi cũng đến bên cửa nghiêng nhìn ra ngoài. Tay tôi đưa vào trong áo, luồn vào khe ví, sờ vào mấy tấm giấy bạc. Tôi rùng mình. Mấy ngón tay mân mê đầu tấm giấy, một cái, hai cái...

- Thôi, vào không gió, anh ạ. Vào nằm cho ấm...

Tôi bỏ tay ra - thong thả, không vội gì, - theo vào, cái áo vẫn đè trĩu trên vai. Tôi ngồi ghé xuống cạnh giường, cầm chén nước lên nhấp, rồi lại đặt xuống.

Tiếng Bân trong nhà cất lên:

- ông ấy về rồi à?

Tôi đáp:

- Không, đã về đâu. Tí nữa.

Bân nói câu gì sau, tôi cũng không nghe thấy. Tâm hồn tôi lúc bấy giờ thế nào, tôi không biết rõ. Tôi đứng lên, ngồi xuống, như một cái máy. Tôi chỉ băn khoăn, bứt rứt, và thời giờ qua... tôi cảm thấy đi qua tâm hồn tôi từ bên này sang bên kia... như thế không biết trong bao nhiêu lâu... Tôi khẽ thở dài, đứng lên lần này thì nhất định.

- Về thôi. Không mai đi sớm lại nhọc chết.

Bân hỏi vọng ra:

- ồ, anh về à? Mấy giờ rồi đấy nhỉ?

- Gần một giờ rồi. Anh cứ ở đây. Cả mấy cô này nữa, đi ngủ đi cho béo mắt. Bận sau tôi ở lâu nhé.

Tôi đưa tay vuốt mái tóc một cô sán đến gần, hai tay để lên vai tôi, mắt nhìn ra vẻ âu yếm. Hai cô khác ngồi yên trên giường, cũng đưa mắt nhìn tôi như chờ đợi.

- Thôi đi ngủ đi.

Tôi gạt tay cô ấy ra, gấp cái áo tây trên cánh tay, rồi đi vào phía giường Bân nằm. Tôi cúi xuống, tì vào thành giường - cố ý tì vào chỗ vắt cái áo - nhìn vào trong, qua màn.

- Anh ở lại nhé - tôi mỉm cười - tri kỷ hết đêm nay cho nó sướng...

Cô nhân tình khúc khích trong chăn. Và Bân ngửa đầu trông lên, tay với vào tấm màn:

- Mai nhé.

- Oui, à demain.

Nhưng tôi chưa quay ra. Tôi vẫn cứ tì mình trên thành giường, lưỡng lự, một lát bấy giờ sao lâu thế. Rồi, không biết tại sao, bỗng nhiên:

- áo anh đây này, đây là áo của tôi.

Và nói thêm bằng tiếng Pháp:

- Anh đếm lại tiền đi. Và để cẩn thận vào trong ấy.

Bân nhỏm nửa người dậy, cầm lấy áo:

- Merci, được rồi.

Tôi bước một bước lùi ra. Thế là hết. Bây giờ thì không sao đụng đến ví được nữa. Tôi bần thần ngơ ngẩn, mặc lấy chiếc áo của tôi, và đội mũ... Vừa gài khuy, tôi vừa nói mấy câu bông đùa vô vị với cô ả đứng ở chân giường sắp tiễn tôi về. Tôi trùng trình uống nước và hút thuốc, muốn cái thời khắc này cứ kéo dài ra mãi.

Đến khi ngồi trên xe về qua những phố khuya vắng vẻ, tâm trí tôi mới dần bình tĩnh lại. Gió lạnh thổi mát trên vừng trán nóng, và cái cảm giác mát ấy khiến tôi dễ chịu. Tôi nghĩ lại đến những cử chỉ và dự định của tôi lúc nãy, thật vừa như một người khôn khéo lại như một người mất hồn. Tất cả những cái đó bây giờ xa quá. Tâm trí tôi giãn ra, như một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường. Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ. Và một mối tiếc ngấm ngầm, tôi không tự thú cho tôi biết và cũng cố ý không nghĩ đến, khiến cho cái cảm giác ấy của tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc.

*
* *

Sáng hôm sau tỉnh dậy ở nhà, tôi ngẩn ngơ nghĩ lại các việc tối hôm trước, y như trong một giấc mộng, chứ không phải việc đã xảy ra... Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao mình hãy còn là người lương thiện, không phải là kẻ ăn cắp. Mà tôi thú thực rằng nếu bấy giờ tôi đã là kẻ ăn cắp, cái đó cũng không khiến tôi lấy làm ngạc nhiên hơn. Mà còn là người lương thiện, tôi tự thấy cũng chẳng có gì là đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không có một ý nghĩ nào về danh dự, về điều phải, điều trái ngăn cản tôi, và khiến tôi đi vào con đường ngay, như người ta vẫn nói. Không, không có một chút gì như thế. Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết... Có lẽ chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên... Tôi có tiếc đã không lấy hay không, hay bằng lòng mình vì đã chống giữ lại cái ý xấu? Tôi cũng không tìm biết rõ hơn. Hình như ý nghĩ ham muốn hay trù trừ tối ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy, của một người nào khác lạ, khác với cái người thường của tôi bây giờ...

Chúng tôi đều yên lặng. Anh Thành nói xong, với cái điếu hút một hơi thuốc lào rất kêu. Rồi anh thở ra thong thả, mắt lờ mờ nhìn dõi theo làn khói đi.

Rút từ tập truyện ngắn Sợi tóc,
Nxb Đời nay, Hà Nội, 1942.
 

vosong

New member
Xu
0
Hai lần chết - Thạch Lam

Dung là con thứ bốn. Vì vậy khi nàng ra đời, không được cha mẹ hoan nghênh lắm. Thực ra, không phải cha mẹ nàng hắt hủi con, vẫn coi người con như một cái phúc trời ban cho, nhưng lúc bấy giờ cha mẹ nàng đã nghèo rồi. Với ba người con trước, hai trai, một gái, cha mẹ Dung đã thấy khó nhọc, vất vả làm lụng mới lo cho đàn con đủ ăn, và hai con trai được đi học. Sau Dung lại còn con bé út nữa, nên cảnh nhà càng thêm túng bấn.
Khi sinh ra Dung, mẹ nàng vì bận buôn bán, giao phó nàng cho người u già trông nom. Người u già này ở nhà Dung đã lâu lắm, đã nuôi và săn sóc tất cả anh chị Dung từ lúc bé. Nhưng, không biết vì có phải thấy Dung ra đời trong sự lãnh đạm, mà u già đem bụng thương yêu Dung lắm. U săn sóc, bế ẵm nàng, và chăm chút nàng quý như con đẻ vậy, tuy Dung lúc bé ốm yếu khó nuôi và lại ghẻ lở bẩn thỉu nữa.

Cha Dung chẳng làm gì cả. Từ xưa đến nay vẫn thế. Hình như ông ta sinh ra đời là chỉ để ngồi ở nhà cho lúc nào cũng có người và để những ngày giỗ tết trong họ, khăn áo chỉnh tề đi ăn cỗ mà thôi. Không ai thấy ông ta làm một việc gì, mà cũng không ai nghĩ đến sự ông ta phải làm một việc gì.

Ông lúc nào cũng ngồi rung đùi bên cạnh cái điếu ống mà sửa chữa rất kêu, thỉnh thoảng hút một điếu, rồi ngồi trầm ngâm như đang nghĩ ngợi một sự gì quan trọng. Những lúc ấy u già biết là ông chẳng nghĩ sự gì quan trọng cả, bèn đem Dung đến cho ông bế. Ông giơ hai tay ẵm Dung vào lòng hôn hít, rồi xốc Dung lên trên đùi, ngoáy bụng cho nó cười, rồi lại trịnh trọng đưa trả u già. Xong ông lại ngồi nghĩ ngợi.

Có lẽ ông nghĩ tình cảnh nhà ông, hồi còn ông cụ đi làm việc quan, rất giầu có và hách dịch suốt một vùng này. Từ khi cụ cố mất đi, cơ nghiệp ăn tiêu dần, cảnh nhà thành ra sa sút, chỉ còn cái danh không.

*
* *

Cha mẹ Dung cũng không nghĩ đến sự bắt nàng đi học như anh chị nàng, có lẽ vì nghĩ rằng lo cho hai người cũng đã đủ.

Dung càng nhớn càng gầy gò đi. Suốt ngày nàng chỉ chạy đánh khăng đánh đáo với lũ trẻ con nhà "hạ lưu" - cha nàng gọi thế, những người nghèo khổ trú ngụ ở chung quanh xóm chợ. Nhiều khi đi đâu về trông thấy, cha nàng gọi về, đánh cho mấy roi mây và cấm từ đây không được chơi với lũ trẻ ấy. Nhưng trận đòn xong, Dung lại mon men chơi với lũ trẻ, và thấy hình như cha nàng cũng chỉ cấm lấy lệ chứ không thiết gì đến, nàng lại vững tâm nhập vào bọn "hạ lưu" suốt ngày dông dài ở ngoài chợ.

Một đôi khi, mẹ nàng có dịp về đến nhà, trông thấy nàng quần áo lôi thôi lếch thếch và chân tay lấm bùn, chỉ chép miệng thở dài nói:

- Con này rồi sau đến hỏng mất thôi.

Rồi bà lại quay đi buôn bán như thường, sau khi đã để lại cho chồng một món tiền tiêu pha trong nhà, và sau khi anh chị Dung mỗi người đã nũng nịu đòi được một hào để ăn quà.

Dung thấy thế cũng chẳng ganh tị, vì nàng xưa nay đối với các anh chị cũng không thân thiết lắm. Những khi đang chơi thấy đói, nàng lại chạy về xin u già bát cơm nguội hay thức ăn gì khác - thế nào u già cũng đã để phần - rồi lại chạy nhảy như một con vật non không biết lo nghĩ gì.

Những sự ấy đã làm cho Dung có một cái tính an phận và nhẫn nại lạ lùng. Ngày trong nhà có tết nhất, các anh chị em nàng được mặc quần áo mới vui chơi, còn nàng vẫn cứ phải áo cũ làm lụng dưới bếp, Dung cũng không ca thán hay kêu ca gì. Mà nàng biết kêu ca cũng không được. Nhiều lần nàng đã nghe thấy u già nói với mẹ nàng may cho cái áo, thì mẹ nàng trả lời:

- May cho con nặc nô ấy làm gì. Để nó làm rách nát ra à?

Còn nói với cha thì Dung biết là vô công hiệu, vì cha nàng không dám tự ý cái gì bao giờ cả.

*
* *

Cuộc đời cứ đi như thế trong cái xó chợ cỏn con ấy. Thấm thoắt Dung đã mười bốn tuổi, nhưng ai cũng tưởng là hãy còn trẻ con, mà tính tình nàng như đứa trẻ con thật. U già đã có khi phải gắt lên với nàng:

- Bây giờ cô phải đứng đắn lên một tí chứ. Nhiều tuổi rồi còn gì nữa.

Dung ngây thơ hỏi:

- Đứng đắn là thế nào cơ, u?

- Đứng đắn là đứng đắn chứ còn là thế nào nữa, cô hỏi lẩn thẩn lắm. Cô không có vẻ người nhớn một tí nào cả.

- ừ thì tôi không người nhớn. Nhưng không người nhớn thì làm sao hở u?

U già vác quạt đánh; Dung chạy lại ôm lấy, rồi âu yếm ghé tai u già nói khẽ:

- Tôi có người nhớn, cậu, mợ cũng không yêu hơn cơ mà.

Thế là hai u cháu lại lặng yên không nói gì nữa.

Một hôm mẹ Dung đưa một bà ở trên tỉnh về chơi. Thấy người lạ, nhất là cách ăn mặc thị thành của bà khách, Dung cứ đứng dán mắt lên nhìn. Mà lạ thay, lần này Dung không thấy mẹ quát mắng bảo lui đi như mọi bận có khách khác. Mà bà khách lạ cũng chăm chú nhìn Dung từ đầu đến chân, lại hỏi han Dung nữa.

Sau hai bà thì thầm với nhau mãi. Mẹ Dung mời bà khách ở lại ăn cơm, rồi thân hành tiễn bà ra ga.

Bẵng được ít lâu, một hôm mẹ Dung đổ hàng về, gọi Dung lại gần, lấy ra một gói bọc giấy mà bảo:

- Đây, áo mới của cô đây. Lấy ra mà thay, chứ ai lại ăn mặc rách rưới như thế kia bao giờ.

Dung se sẽ cầm gói giấy mở ra, thấy hoa cả mắt: nào áo nhiễu trắng, bom bay hồng, áo lụa màu hoa lý. Lại còn mấy chiếc quần lụa cạp đỏ, mấy cái áo cánh vải phin, mấy cái cổ yếm máy và mấy chục thước vải. Dung cất tiếng run run hỏi:

- Của những ai đấy, mợ?

- Không, riêng của con đấy thôi.

Dung sung sướng mân mê các cúc áo. U già cũng lại gần xuýt xoa khen.

Từ hôm ấy, mẹ Dung chiều chuộng Dung lắm, không ghét bỏ như trước. Bà bắt Dung ăn mặc chỉnh tề, tập đi giày - (nhưng vắng mặt mẹ, Dung lại vứt giày đi chơi, vì nàng không quen đi) - bắt vấn tóc, và ruộm răng.

Cuối tháng tám năm ấy, bà khách lại xuống chơi ở lại ăn cơm. Mẹ Dung gọi Dung vào buồng, đóng cửa rồi thì thào với con đến hơn một tiếng đồng hồ.

Sau cửa mở, thấy Dung bước ra mắt đỏ hoe như mới khóc, và bẽn lẽn không dám trông bà khách. Nhưng u già dỗ dành ít lâu, Dung lại vui vẻ và cười đùa như cũ. Hễ trẻ láng giềng có chế nhạo, Dung chỉ mỉm cười.

*
* *

Thế là Dung đi lấy chồng.

Nàng đi lấy chồng cũng bỡ ngỡ và lạ lùng như người nhà quê lên tỉnh. Dung coi đi lấy chồng như một dịp đi chơi xa, một dịp rời bỏ được cái gia đình lạnh lẽo và cái xóm chợ quen mắt quá của nàng. Đi lấy chồng đối với nàng là hưởng một sự mới.

Vì thế, khi bước chân lên ô tô về nhà chồng, Dung không buồn bã, khóc lóc gì cả. Nàng còn chú ý đến những sự lạ mắt, lạ tai của nhà giai, không nghe thấy những lời chúc hơi mát mẻ và ganh tị của hai chị và em bé nàng nữa.

Về đến nhà chồng, Dung mới biết chồng là một anh học lớp nhì, vừa lẩn thẩn vừa ngu đần. Nàng đã bé mà chồng nàng lại choắt hơn. Nhưng bà mẹ chồng với các em chồng nàng thì to lớn, ác nghiệt lắm.

Qua ngày nhị hỉ, Dung đã phải tháo bỏ đôi vòng trả mẹ chồng, ăn mặc nâu sồng như khi còn ở nhà, rồi theo các em chồng ra đồng làm ruộng. Nhà chồng nàng giầu, nhưng bà mẹ rất kiệt, không chịu nuôi người làm và bắt con dâu làm.

Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc nặng nhọc, bây giờ tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi! Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.

Những lúc Dung cực nhọc quá ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:

- Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà xụt xịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu.

Rồi bà kể thêm:

- Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu.

Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá giấy về kể nỗi khổ sở của nàng nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.

Một hôm tình cờ cả nhà đi vắng, Dung vội ăn cắp mấy đồng bạc trinh lẻn ra ga lấy vé tầu về quê. Đến nơi, mẹ nàng ngạc nhiên hỏi:

- Kìa, con về bao giờ thế? Đi có một mình thôi à?

Dung sợ hãi không dám nói rằng trốn về, phải tìm cớ nói dối. Nhưng đến chiều tối, nàng lo sợ quá, biết rằng thế nào ngày mai mẹ chồng nàng cũng xuống tìm. Nàng đánh bạo kể hết tình đầu đuôi cho cha mẹ nghe, những nỗi hành hạ nàng phải chịu, và xin phép cho nàng ở lại nhà.

Cha nàng hút một điếu thuốc trong cái ống điếu khảm bạc rồi trầm ngâm như nghĩ ngợi. Còn mẹ nàng thì đùng đùng nổi giận mắng lấy mắng để:

- Lấy chồng mà còn đòi ở nhà! Sao cô ngu thế? Cô phải biết cô làm ăn thế đã thấm vào đâu mà phải kể. Ngày trước tôi về nhà này còn khó nhọc bằng mười chứ chả được như cô bây giờ đâu, cô ạ.

Sớm mai, bà mẹ chồng Dung xuống. Vừa thấy thông gia, bà đã nói mát:

- Nhà tôi không có phúc nuôi nổi dâu ấy. Thôi thì con bà tôi lại xin trả bà chứ không dám giữ.

Mẹ Dung cãi lại:

- Ô hay, sao bà ăn nói lạ! Bây giờ nó đã là con dâu bà, tôi không biết đến. Mặc bà muốn xử thế nào thì xử. Chỉ biết nó không phải là con tôi nữa mà thôi.

Bà nọ nhường bà kia, rút cục Dung được lệnh của mẹ phải sửa soạn để đi với mẹ chồng.

Bị khổ quá, nàng không được khóc nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng sẽ phải chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.

Nàng không nhớ rõ gì cả. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy dòng nước chảy. Trí nàng sắc lại khi nước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối đến che lấp cả.

*
* *

Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.

- Tỉnh rồi, tỉnh rồi, không lo sợ gì nữa. Bây giờ chỉ đắp chăn cho ấm rồi sắc nước gừng đặc cho uống là khỏi.

Dung dần dần nhớ lại. Khi nàng mở mắt nhìn, thấy mình nằm trong buồng, người u già cầm cây đèn con đứng đầu giường, nhìn nàng mỉm cười một cách buồn rầu:

- Cô đã tỉnh hẳn chưa?

Dung gật: "Tỉnh rồi". Một lát, nàng lại hỏi: "Tôi làm sao thế nhỉ... Bà cả đâu u? Bà ấy về chưa?"

U già để tay lên trán Dung, không trả lời câu hỏi.

- Con hãy còn mệt. Ngủ đi.

Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:

- Cô định tự tử để đeo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào! Trời có mắt chứ! Đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về?

Dung buồn bã trả lời:

- Con xin về.

Khi theo bà cả ra ga, Dung thấy người hai bên đường nhìn nàng bàn tán thì thào. Nàng biết người ta tò mò chú ý đến nàng.

Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không bấu víu vào đâu được, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng ra nữa.

Dung thấy một cảm giác chán nản và lạnh lẽo. Khi bà cả lần ruột tượng, gọi nàng lại đưa tiền lấy vé, Dung phải vội quay mặt đi để giấu mấy giọt nước mắt.


Tập truyện ngắn "Gió đầu mùa",
Nxb Đời nay, Hà Nội 1937.
 

vosong

New member
Xu
0
Đứa con đầu lòng

Tân nhớ lại một cách rõ ràng những giờ chàng chờ đợi trong căn phòng ở hộ sinh viện. Thì giờ lúc ấy sao hình như đi chậm thế! Tân tưởng cái buổi ấy kéo dài ra mãi không bao giờ hết. Chàng nóng ruột như lửa đốt, đi đi lại lại trong phòng, ngồi xuống chiếc ghế ở bên tường một lát rồi đứng dậy. Chàng đưa mắt nhìn qua những bàn ghế giản dị và sơn trắng, xếp đặt một cách gọn ghẽ. Rồi chàng chăm chú nhìn cái cánh cửa đóng ở góc phòng. Bên kia cánh cửa, vợ chàng đang chờ đợi cái bí mật lạ lùng của sự sinh nở. Thỉnh thoảng cửa phòng hé mở, một cô đỡ mặc trắng rón rén bước ra. Tân thoáng nghe thấy những tiếng kêu khe khẽ và đau đớn. Chàng để ý dò xét nét mặt của cô đỡ nhưng vẫn thấy cô ta bình tĩnh như thường, nhẹ nhàng đi ra ngoài lấy chai nước, hai cái khăn mặt.

Rồi cuộc chờ đợi khó chịu ấy hết. Tân nghe thấy mấy tiếng kêu thét trong phòng bên đưa sang, tiếp đến tiếng trẻ con khóc. Một lát, cánh cửa phòng mở rộng, một cô đỡ ghé đầu ra ngoài mỉm cười:

- Mời ông vào. Xong cả rồi.

Tân theo cô ta bước vào trong phòng. Chàng thấy mấy cô đỡ xúm xít chung quanh cái nôi mây và thoáng nhìn thấy giữa đống vải trắng một vật gì đỏ nõn đang động đậy. Tân đến gần bên giường. Vợ chàng nằm ngả đầu trên gối trắng, nét mặt xanh xao và mệt nhọc. Nhưng hai con mắt sáng lên như vui mừng khi nhận thấy chàng.

Trong gian phòng yên lặng vẫn phảng phất cái không khí của một sự bí mật gì quan trọng. Các cô đỡ nói với nhau khe khẽ. Tân ngồi xuống cái ghế đầu giường, cầm lấy tay vợ. Chàng thấy bàn tay lạnh và ướt đẫm mồ hôi.

Bà đỡ chính đã lót xong cho đứa bé, đưa đến trước mặt Tân, vui vẻ nói:

- Ông xem cô bé có khỏe mạnh không? Được hơn ba cân rưỡi đấy.

Trong khi vợ chàng giơ tay ra đón lấy đứa con một cách âu yếm và nâng niu, Tân tò mò ngắm nhìn cái đầu bé phủ tóc đen và mượt. Chàng thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rệt, nẩy nở trong lòng. Nhưng cái dúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một tình cảm gì đối với đứa con mới đẻ.

Một tuần lễ sau ở nhà, Tân thấy vợ và vú em bận rộn, rối rít như mỗi khi sắp đến ngày giỗ. Hai người suốt cả buổi chỉ ngồi cắt và khâu những cái áo con con, đan những đôi tất xinh xinh và sửa soạn cái nôi mây. Những công việc đó, Tân thấy hay hay, nhưng chàng không để tâm đến. Thỉnh thoảng chàng mới thoáng chú ý một chút đến đứa bé mà chàng thấy lúc nào cũng quấn kín trong miếng vải trắng và nhắm mắt ngủ kỹ.

Một buổi sáng khi sắp sửa đi làm, Tân thấy vợ gọi:

- Này cậu lại mà xem, hay quá.

Tân cúi xuống giường vợ chàng đương ngồi, và hai tay giữ chân đứa bé đặt nằm trước mặt. Hai bàn tay nhỏ nhắn của đứa bé đang cọ quạy, giơ lên giơ xuống, hai con mắt bé lờ đờ, như hơi ngạc nhiên nhìn.

Vợ chàng sung sướng hỏi:

- Có phải nó nhớn hơn hôm nọ nhiều không?

Nàng giơ ngón tay cho đứa bé nắm rồi tiếp:

- Này cậu xem nó nắm chặt chưa này!

Tân cũng cầm lấy tay đứa bé đáp:

- ừ, nhưng sao cái đầu nó dài thế nhỉ. Tôi trông nó thế nào ấy.

- Nó còn bé thì nó thế chứ sao.

- Mà hình như một mắt to, một mắt nhỏ.

Vợ Tân ra ý không bằng lòng, cãi lại:

- Không, hai mắt nó bằng nhau đấy chứ. Cậu chỉ hay chê nó thôi.

Rồi nàng bế đứa con lên lòng, âu yếm cho bú.

Dần dần Tân cũng quen với đứa trẻ lặng lẽ sống bên mình. Mỗi lần đi về Tân lại đến cạnh cái nôi, vén tấm màn trắng lên và nhìn một lát đứa bé nằm trong đó, vẫn hai tay cọ quạy và con mắt lờ đờ nhìn mọi vật. Tuy vậy, Tân không nhận thấy rõ rệt có cái liên lạc gì với đứa trẻ. Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi.

Một lần, chàng đang ngồi làm việc ở bàn giấy thì nghe tiếng vợ tắm cho đứa bé ở trong buồng. Vợ chàng gọi:

- Cậu vào đây hộ tôi một tí.

Tân quay mặt vào phía buồng, đáp:

- Con sen đâu, sao không gọi nó?

- Nó còn bận giặt ngoài kia. Thì cậu vào hộ tôi một tí có làm sao. Giữ hộ tôi cái đầu để tôi tắm cho nó thôi mà.

Tân ngần ngại bỏ giở công việc:

- Nào thì vào!

Rồi chàng vào trong buồng ngồi xuống bên cái chậu, hai tay giữ lấy đầu đứa bé. Vợ chàng nói lấy lòng:

- Cậu chỉ cầm một tí thôi. Tôi tắm cho nó xong ngay bây giờ đây.

Tân nhìn đứa bé, không thích một chút nào. Cái thân hình ngắn ngủn và chân tay ngẳng nghiu của nó làm chàng khó chịu không muốn để ý đến. Chàng càu nhàu mắng đứa bé:

- Nằm im! Mày cứ cọ quạy bắn cả nước lên tao đây này.

Cái đầu đứa bé bôi đầy xà phòng nên càng trơn khó giữ. Tân đã thấy mỏi tay. Chàng bảo vợ:

- Thôi, giữ lấy nó, tôi mỏi tay lắm rồi.

Vợ chàng hơi gắt:

- Hãy giữ một chút nữa. Mới có một tí thế đã kêu mỏi!

Cái giọng nói ấy làm cho Tân không bằng lòng. Chàng buông đứa trẻ đứng dậy, trả lời xẵng:

- Không phải công việc của tôi. Với lại tôi trông nó khó chịu lắm.

Tân không nhận thấy nét ngạc nhiên và buồn rầu của vợ, bước ra ngoài. Một chút hối hận, đến cửa, làm chàng quay mặt lại: Vợ chàng đang ôm đứa bé trong lòng, khóc nức nở.

Ra ngoài, Tân mới nhận thấy cái cử chỉ vô lý của mình. Một tấm tình thương nảy nở trong lòng chàng. Tân muốn trở vào an ủi vợ, xin lỗi nàng vì đã làm nàng phải buồn rầu. Chàng dừng lại, định quay vào, nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. Tân đến ngồi bên bàn, nghĩ ngợi.

Từ khi hai vợ chồng lấy nhau, những cuộc cãi cọ nhỏ mọn, không có nghĩa lý gì, vẫn thường xảy ra luôn. Vì một câu nói, vì một cớ không đâu, hai vợ chồng lại giận nhau. Mà cũng như lần này, Tân cảm thấy chàng chỉ nói một lời nói dịu ngọt, êm ái là đủ cho hai bên lại hòa hợp như cũ. Nhưng những câu ấy tan đi trên miệng trước khi nói ra lời. Một ý xấu khiến chàng yên lặng, và xui chàng giận dữ thêm lên để lấy phần phải về mình.

Khi Tân trở lại phòng, chàng thấy vợ đang ngồi cho con bú. Đứa bé chải rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở. Thỉnh thoảng nó ậm ừ trong miệng có vẻ rất bằng lòng.

Tân lại gần, cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính những cái bé nhỏ, hèn mọn hằng ngày nó phá hoại cuộc đời.

*
* *

Từ đấy, đứa con như cái dây giữ sự hòa hợp trong hai vợ chồng. Tân và vợ chàng không cãi nhau nữa. Mà nếu có xảy ra cuộc hờn giận, hai người chỉ cùng trông đứa trẻ mũm mĩm là lại hòa hảo như cũ.

Thỉnh thoảng, vợ chàng bồng con đưa đến trước mặt Tân, chỉ cho chàng biết những cái thay đổi trong đứa bé.

- Này cậu trông, cái thóp bây giờ đã nhỏ đi rồi đấy.

Tân cũng chăm chú xem, rồi nói chuyện với con. Lúc chàng ngửng lên nhìn, chàng thấy vợ ngượng nghịu muốn giấu sự vui mừng làm ửng hồng đôi gò má. Tân cũng thấy trong tâm can một sự vui vẻ khác thường.

Buổi sáng nay, vừa bước chân vào trong nhà, Tân đã hỏi vợ:

- Em đâu?

- Nó ngủ. Cái gì thế?

- Tôi có cái này hay lắm.

Tân giơ lên cho vợ xem một đôi bít tất len trắng xinh đẹp. Chàng bước lại bên cạnh cái nôi rủ màu trắng sạch sẽ.

Vợ chàng vội nói:

- ấy, khẽ chứ cậu, để nó ngủ. Tôi vừa mới đặt xong.

Tân rón rén, khe khẽ giở tấm màn tuyn nhìn thấy đứa trẻ nằm gọn gàng trong vải trắng. Chàng cúi mình xuống, yên lặng đợi trên cặp môi nhỏ bé một nụ cười.

Và Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy.


Tập truyện ngắn "Gió đầu mùa",
Nxb Đời nay, Hà Nội 1937.
 

vosong

New member
Xu
0
Bên kia sông

Huyện lị nơi quê tôi là một huyện miền hạ du, cũng giống những huyện lị khác của nước ta, không có gì là đặc biệt. Huyện không to lắm, nhưng rất sầm uất và đông đúc. Nhờ có con đường xe hỏa đi qua, và một con sông nhỏ, nhánh của sông Nhị hà, nên sự buôn bán đâm ra thịnh vượng. Phố huyện có một giẫy - bên này là đường xe hỏa, một giẫy nhà lá trát vách hay tường gỗ, những cửa hàng nho nhỏ của người trong làng mở bán các thức lặt vặt. Trừ hai cái nhà gạch hai tầng và khá rộng: hai hiệu của người khách đến lập nghiệp ở đây không biết từ bao giờ, hai hiệu buôn to nắm hết cả quyền lợi buôn bán ở trong huyện. Sau quầy hàng bằng gỗ, lúc nào cũng thấy một hai chú Khách ngồi gảy bàn tính, và ông chủ hiệu, người béo tốt, hồng hào, đầu bóng như hòn bi, ngồi bệ vệ trong ghế bành, luôn tay châm mồi lửa vào cái điếu thuốc lào. Những người khách chú ấy, và cái cửa hàng đồ sộ của họ, là những người vật lần đầu gây cho tôi hình ảnh của sự giàu có, bởi làm cho tôi đoán thấy một nước lạ ở đâu đâu, nước kỳ dị mà họ ở đấy đến đây; thường ngày, có khi hàng giờ, tôi dừng lại đứng ngắm họ, nhìn nhận các cử chỉ của họ, và nghe tiếng họ nói líu lo, khiến tôi nghĩ đến một thế giới khác lạ lùng.
Hồi ấy, tôi mới mười ba tuổi. Thầy mẹ tôi ở Hà Nội vì buôn bán thua lỗ nên mới dọn hàng về huyện này - chỗ quê của thầy tôi - đã được hai năm. Chúng tôi ở một căn nhà nhỏ ba gian ngay giữa phố, mặt trước nhìn ra đường xe hỏa, mặt sau trông ra cảnh đồng ruộng. Mẹ tôi dọn một cửa hàng tạp hóa nhỏ để bán cho những người nhà quê quanh vùng đấy họ lên huyện những ngày phiên. Vì chợ họp ngay ở giữa phố, những hàng quà bánh, hàng gạo, hàng cà, quang gánh ngổn ngang và thúng mủng xếp hàng hai dẫy đối diện nhau. Dưới trời, tiếng ồn ào của người họp chợ, một tiếng ồn ào đặc biệt, vang động và sang sảng, từ đám đông ấy bốc lên như ngọn lửa, bao trùm lấy cả huyện; một đám đông hoạt động, và vui vẻ, rực rỡ nhiều màu, đầy ánh sáng và tiếng cười, lẫn những câu chửi rủa lanh lảnh như kim qua không khí.

Đó là tất cả nơi quê tôi, tất cả quang cảnh cái huyện Văn Dương miền hạ du, mà một người trong họ tôi sính làm thơ đã vịnh trong bốn câu tuyệt tác này:

Văn Dương xuân sắc cớ sao buồn,
Đủ mặt ta, tàu khắp bán buôn.
Dưới bến thuyền buôn chen chúc đậu.
Trên đường xe hỏa lại qua luôn!
Tôi qua ở đấy tất cả cái tuổi niên thiếu của tôi, sung sướng và nhảy nhót như một con chim giữa cuộc sống hoạt động kia bao bọc lấy tôi, để hết cả mắt mà trông, cả tai mà nghe, cả mũi mà ngửi cái mùi cát, mùi đất, lẫn mùi khói rác người ta đốt ở đầu làng buổi chiều, theo gió với sương mà tràn vào trong phố.
Tất cả chợ huyện, những kẽ ngách hay bãi không, đối với tôi đều quen thuộc, thân mật như một vật cũ trong nhà. Nhưng, bên kia sông, ở về phía huyện nha, cách chợ độ nửa cây số, có một nơi đối với tôi như một xứ bí mật, xa lạ. Nơi ấy, người trong phố vẫn gọi là bến Sen, và con sông đi qua chỗ ấy được gọi tên là sông Sen. Bến Sen là một túm nhà độ hơn mười nóc, lấp vào cây cối xanh um, ở hai bên vệ một con đường giải đá đi tăm tắp không biết về đâu. Phía sau, là một cánh đồng hoang, đầy bãi tha ma và bụi dứa; bên này, một con đê nhỏ và một rặng cây; bên kia, một cái quán cột đá, đứng cạnh con đường nhỏ ngoằn ngoèo đi vào làng có cây đa tiên, một cây đa cổ không biết mấy trăm năm, rễ thẳng xuống đất to mấy người ôm, khiến không ai có thể phân biệt được đâu là gốc, đâu là rễ. Gần đấy, có một cái phần mộ xây đá bỏ hoang, một vài tượng đá mốc rêu lẫn trong cỏ rậm, dưới hai gốc thông cao vút, chội lên cả một vùng.

Một cái cầu gỗ lung lay sắp đổ, một cái cầu nhà nước đã bỏ, bắc qua sông, nối liền bến Sen với chợ huyện bên này. Trong những dịp rất hiếm mà tôi được sang bên ấy, không lần nào tôi đi qua chiếc cầu đó mà không ghê sợ; các ván cầu cũ đã mọt rung động dưới bước đi, và qua khe hở, tôi trông thấy dòng sông thăm thẳm chảy. Nhưng những dịp sang chơi bến Sen rất ít, vì người ở bên này không hay giao thiệp với người bên ấy. Bến Sen ăn về tỉnh khác, tỉnh Bắc; những bọn cướp nhiều lần vào cướp ở phố huyện rồi lùi sang đó để trốn tránh sự tầm nã, lại càng làm cho vùng đó đối với dân huyện, đối với tôi, thành một vùng hay nhộn và đáng sợ. Người trong phố thường thì thầm kể với nhau những chuyện xảy ra bên ấy; và mỗi khi có người ở bến Sen sang, ai ai cũng chăm chú nhìn như một người ở chốn xa lạ nào đến.

Có lần, một ông cụ già râu bạc đến chơi nhà tôi, cùng thầy tôi uống rượu và ngâm thơ phú. Khi biết ông ta ở bên Sen, tôi nhìn ông ta khâm phục lắm, mẹ tôi lại bảo ông ta là một ông đồ rất hay chữ, ở cái làng ven sông phía bên kia, một làng nổi tiếng vì ngày xưa, đã có một thời mười tám ông tiến sĩ. Khi ông cụ ra về, tôi đưa ra đến đầu cầu, tôi dừng lại nhìn ông giương ô đi qua cánh đồng, đến khi ông nhỏ lấp ở chân trời.

Vùng bên Sen cứ luôn luôn ám ảnh trí tưởng tượng non nớt của tôi. Nhiều lần, tôi lẻn ra đằng sau nhà, đứng lên một mô đất nhìn sang bên kia sông, nhìn khu nhà nấp bên cây cối, cái quán trơ vơ và rặng cây trên bờ đê, bên con đường đi không biết về đâu, về những chốn xa xăm nào tận bên kia giải đồi núi lờ mờ xanh ở chân trời; với tôi, sinh trưởng ở chốn đồng bằng bùn lầy nước đọng, đồi núi quyến rũ như một tiếng gọi lạ lùng. Trong giải núi ấy, có một quả đồi mà những buổi chiều nắng trong, tôi thấy nổi đỏ lên trời xanh. Trên đỉnh đồi, người ta thấy rõ một chùm cây, mẹ tôi bảo đó là chùa Thiên Thai. Thiên Thai! cái tên huyền ảo thần tiên ấy khiến tôi nghĩ đến những chốn bồng lai xinh đẹp, chốn vui chơi của những tiên ông mà thầy tôi vẫn đọc đến tên trong các truyện và kể cho tôi nghe. Rồi tôi thơ thẩn cho đến buổi chiều, đến lúc mặt trời thấp xuống, để được trông cả vùng bên kia sông chói lòa, rực rỡ tia ánh nắng; rồi tối hơn nữa, lúc chỉ còn ráng chiều chiếu các nền mây, được trông dẫy nhà mờ đi và thấp xuống, lẫn vào mặt đất, và hai gốc thông cao lên, nổi đen trên da trời.

*
* *

Dần dần, tôi được có nhiều dịp sang chơi bên Sen. Sự đó là nhờ ở anh Tiến, bạn tôi. Tôi đang học ở lớp ba trong trường, gần hết năm, thì Tiến xin vào học. Tôi yêu mến anh ta ngay; Tiến là một đứa trẻ mảnh dẻ và xinh xắn, mắt to và da trắng, tóc mềm như sợi tơ. Tôi yêu Tiến như yêu một cô con gái, Tiến thùy mị, hiền lành và hết lòng với bạn. Nhưng ngoài những nết tốt ấy, Tiến khiến tôi gần gụi và quyến rũ tôi là vì anh ở bên kia sông. Một cái đó đã khiến cho anh ta đối với tôi trở nên một đứa trẻ kỳ dị khác thường. Tôi kết bạn với Tiến rất là thân thiết, và chiều nào tan học, tôi cũng tiễn anh ta đến tận đầu cầu rồi mới trở về.

Một hôm chủ nhật, Tiến rủ tôi sang chơi nhà. Tôi sung sướng như một người sắp được đi phiêu lưu mạo hiểm, vì lần ấy là lần đầu tôi được sang bên kia sông. Tôi với Tiến cùng đi qua cầu; chúng tôi dừng lại tựa vào thành cầu nhìn xuống sông; mấy con thuyền của các người buôn bán chen nhau đậu bên bờ, trên có mấy đứa trẻ chơi đùa và con chó nằm cuộn tròn trên mui thuyền ngủ. Đó chính là những chiếc thuyền từ tỉnh Bắc về, chở những thứ hàng lạ. Tiến giơ tay chỉ vào đám thuyền bảo tôi:

- Ngày trên Bắc về đây, chúng tôi cũng đi một chiếc thuyền như thế này.

Tôi nhìn Tiến muốn hỏi anh ta về tỉnh Bắc xa xôi ấy, nhưng lại thôi. Tiến đã giắt tay tôi qua cầu đi đến phố Sen. Nhà Tiến ở cuối phố, sát ngay cánh đồng. Tôi thấy một cửa hàng tạp hóa cũng giống như cửa hàng của mẹ tôi, nhưng nhỏ hơn. Trên tấm phản, sau mấy ngăn hàng, một bà cụ già tóc bạc phơ, vẻ mặt nhân từ, đang ngồi tính tiền. Thấy tôi và Tiến bước vào, bà cụ tươi nét mặt hỏi:

- Cháu đi đâu về thế?

Tiến vừa lấy vạt áo lau mồ hôi, vừa đáp:

- Thưa bà, con sang chợ chơi ạ.

Bà cụ nhìn vào tôi, đứng nấp sau lưng Tiến, bảo:

- Cháu về mà uống nước. Cả cậu nữa, cậu vào chơi. Trời nắng thế này mà đi có nhọc không?

Tiếng bà cụ êm dịu và ngọt ngào, khiến tôi thấy dễ chịu và vui vẻ.

Tiến mời tôi vào trong nhà, bầy biện rất sơ sài, những đồ đạc rẻ tiền và cũ kỹ. Chúng tôi vừa ngồi thì bỗng trong nhà bước ra một người con gái độ mười lăm tuổi. Tôi biết ngay là chị Tiến, vì giống Tiến như hệt, cũng nước da trắng, hai mắt to. Trông thấy em, chị Thúy nở một nụ cười trên đôi môi thắm, một nụ cười tươi và duyên sắc như trong đời tôi chưa từng thấy bao giờ.

- Em đã về đấy à?

Tiếng nói cũng êm dịu như tiếng bà cụ, nhưng trong hơn. Thúy lại gần chúng tôi, săn sóc hỏi em. Tôi ngây người trước cái sắc đẹp của nàng, trong lòng tự nhiên cảm động; tuy còn trẻ nhưng tôi cũng biết là tôi đương đứng bên một sự gì quý báu và hiếm có, một sự gì mong manh rồi sẽ không còn nữa.

Khi Thúy để tay lên vai tôi, tôi thấy rung động cả người, tôi cảm thấy tôi bắt đầu yêu nàng.

- Em cùng học một lớp với Tiến à?

- Vâng ạ.

Thúy vuốt sẽ qua tóc tôi, bảo:

- Em ngoan ngoãn quá.

Nàng tiếp:

- ở đây chơi với em Tiến rồi ăn bánh nhé. Tiến, chị có để phần bánh trên bàn kia kìa.

Thúy không ăn, chỉ ngồi nhìn chúng tôi; tôi thấy nàng nhìn Tiến rất thương yêu khiến tôi ghen với bạn đã có người chị xinh đẹp và ân cần như thế. Nhưng nàng cũng hỏi chuyện tôi luôn, tôi trả lời hoạt bát và vui vẻ, không phải cốt nói, nhưng cốt được nghe cái tiếng trong trẻo và êm ái của nàng.

Ăn xong, Tiến rủ tôi ra chơi ngoài bãi tha ma đằng sau nhà. Lần đầu, tôi được đứng giữa cái vùng bí mật, được nhìn gần hai gốc thông với mấy tượng đá giấu trong cỏ. Tiếng thông reo rì rào như một tiếng đàn xa lạ, trầm như ở một cõi khác nào đưa lại, và cái quán cột đá lộng gió giữa cánh đồng hình như đang đợi chờ những người ở thời nào, lâu lắm, đến nghỉ chân.

Từ hôm ấy, thường thường tôi vẫn sang bên Sen luôn. Tôi muốn gần gụi cây cỏ bên vùng ấy, đối với tôi vẫn có một vẻ riêng khác hẳn cây cối bên này. Tôi muốn được luôn luôn trông thấy Thúy, được nghe tiếng nói của nàng, được nhìn cái miệng xinh tươi của nàng hé trên hàm răng đen nhánh. Cả bà cụ cũng khiến tôi yêu mến. Tôi không biết rõ gì về gia đình của Tiến, nhưng trên mặt các người trong nhà ấy, lúc nào tôi cũng thấy phảng phất một vẻ trầm mặc, một nét thoáng buồn, càng khiến họ đáng yêu. Tôi đoán trước khi đến buôn bán ở đây, họ đã có một cuộc đời lạ lùng và phong phú, mà vết tích còn lại là những đồ vật kỳ dị, như thanh gươm, cái khánh đồng, con rùa ngọc, để trong một cái tủ kính mà gỗ đã long sơn. Với lại họ khác những người vui vẻ, thô sơ bên này thế; chị Thúy và Tiến đều có nước da trắng xanh, chân tay nhỏ nhắn, những dáng điệu thanh nhã, tiếng nói nhẹ, không như các người hồng hào vì cục mịch ở trước nhà tôi. Hồi ấy, tôi cho là vì họ ở cái vùng bí mật ấy, hay là vì họ là những người khác thường nên mới dám đến ở đó.

Tôi chơi với Tiến càng ngày càng thân mật; tôi được coi như một người con của gia đình ấy. Chị Thúy coi tôi như em, cũng săn sóc và âu yếm tôi như Tiến. Nhiều khi chị để tôi ngả đầu xuống bên lòng, xoa tóc tôi, hỏi những câu chuyện ân cần. Đến bây giờ trải qua bao nhiêu lâu, tôi vẫn còn nhớ, lúc nhìn lên, đôi mắt trong và cái miệng xinh thắm của nàng cúi xuống tôi, bàn tay nhỏ nhắn của nàng đặt trên trán tôi nóng vì chạy nhảy ngoài cánh đồng. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh người con gái yểu điệu và tươi đẹp ấy, nổi lên trong thời niên thiếu của tôi như một nàng tiên hiền hậu, giữa một vùng cây cỏ lạ.

Nhưng không bao lâu, tôi phải từ giã người bạn nhỏ của tôi; thầy mẹ tôi dọn nhà lên Hà Nội, tôi cũng phải đi theo. Buổi cuối cùng của tôi với Tiến bên sông Sen vào một ngày mùa đông u ám và rét lạnh. Chúng tôi cùng nhau đi thăm một lần cuối cùng mấy ông tượng đá vẫn ngồi yên trong cỏ; giờ xa nhau gần đến, có lẽ không bao giờ còn gặp nhau nữa, song chúng tôi còn trẻ quá không biết buồn. Đến lúc Thúy đặt tay lên vai tôi, êm ái bảo:

- Bao giờ chị mới lại được gặp em?

Tôi bỗng thổn thức cả người, nước mắt tràn ra khóe mắt, tôi gục đầu vào vai Thúy khóc.

*
* *

Câu chuyện phải có lúc hết. Mười năm sau tôi mới lại có dịp trở về Văn Dương. Quang cảnh khác xưa, phố chợ bây giờ sầm uất hơn, nhà ngói san sát. Những người cũ ngồi bán hàng đều già, râu tóc bạc, và những trẻ cùng học với tôi trước kia bây giờ đã ngồi thay vào đấy, thành những người lớn trông lạ hẳn đi.

Tôi sang bên kia sông; cái cầu sắt không còn nữa: một đêm gió to, cầu bị sập và người ta cũng không sửa chữa vì con đường sang Bắc ít người qua lại. Bây giờ qua sông phải dùng đò. Tôi qua đò lúc buổi chiều, lúc sương đã bắt đầu xuống lẫn với khói trong mấy chiếc thuyền chài đậu ở bến đưa ra. Một cảnh hoang tàn đợi tôi: bên kia sông, giờ chỉ còn là miếng đất bỏ hoang, cỏ mọc trên những thềm nền nhà cũ. Một cái quán nước siêu vẹo trống không bên một gốc đa cằn. Cả một dẫy phố đã mất đi, những cây cối lơ thơ và xơ xác dưới gió chiều: chỉ giặng cây bên đê vẫn còn, vẫn như cũ, bên con đường xa thẳm không biết về đâu, con đường sắp đầy ánh tối mênh mông, tận chân trời không có một bóng người nào.

Tôi không dám đi xa nữa; buồn rầu, tôi trở lại đò, qua dòng sông đã xám dưới sương mù. Tôi không hỏi người lái đò xem những người trước ở đây bây giờ đâu, tôi chắc anh ta cũng không biết. Thấy chân cầu gạch đen rêu phủ, tôi nhớ lại người bạn nhỏ của tôi, nhớ đến Thúy, dáng điệu thùy mị đáng yêu của nàng, cái vẻ buồn lúc nào cũng phảng phất trên mặt nàng, bây giờ tôi đoán biết đã che kín bao nhiêu sự đổi thay đau đớn. Đôi mắt nàng như vừng trời trong thẳm tôi đã được soi thấy cái dư vị của cuộc đời.

Lên bờ, tôi còn quay lại lần cuối nữa, nhìn rặng cây, cái quán, với làng mạc xa xa dưới chân giải núi tận đâu kia; vùng bên kia sông đối với tôi không còn bí mật nữa, chỉ còn cho tôi trông thấy cái buồn thảm của đất nghèo.

Báo Ngày nay số 100, 6 tháng 3-1938
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top