Tổng hợp trắc nghiệm hóa vô cơ

  • Thread starter Thread starter thoa812
  • Ngày gửi Ngày gửi

thoa812

New member
Xu
0
TRẮC NGHIỆM HÓA VÔ CƠ

Câu 1: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R là
A. Na.
B. Mg.
C. F.
D. Ne.

Câu 2: Có 4 kí hiệu [SUB2]26[/SUB2][SUB]13[/SUB]X, [SUB2]26[/SUB2][SUB]12[/SUB]Y, [SUB2]27[/SUB2][SUB]13[/SUB]Z, [SUB2]24[/SUB2][SUB]12 [/SUB]T. Điều nào sau đây là sai:
A. X và Y là hai đồng vị của nhau.
B. X và Z là hai đồng vị của nhau.
C. Y và T là hai đồng vị của nhau.
D. X và T đều có số proton và số nơtron bằng nhau.

Câu 3: Nguyên tử 23Z có cấu hình electron là 1s22s22p63s1. Z có
A. 11 nơtron, 12 proton.
B. 11 proton, 12 nơtron.
C. 13 proton, 10 nơtron.
D. 11 proton, 12 electron.

Câu 4: R là nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VI. Trong hợp chất với H nó chiếm 94,12% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. O.
B. S.
C. N.
D. Cl.

Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy nguyên tố K có đặc điểm:
A. K thuộc chu kỳ 4, nhóm IA.
B. Số nơtron trong nhân K là 20.
C. Là nguyên tố mở đầu chu kỳ 4.
D. Cả a,b,c đều đúng.

Câu 6: Ion nào sau đây có cấu hình electron bền vững giống khí hiếm?
A. [SUB2]29[/SUB2]Cu[SUB2]+[/SUB2].
B. [SUB2]26[/SUB2]Fe[SUB2]2+[/SUB2].
C. [SUB2]20[/SUB2]Ca[SUB2]2+[/SUB2].
D. [SUB2]24[/SUB2]Cr[SUB2]3+[/SUB2].

Câu 7: Cấu hình electron nào sau đây là của cation Fe[SUB2]2+[/SUB2] (Biết Fe có số thứ tự 26 trong bảng tuần hoàn).
A. 1s[SUB2]2[/SUB2]2s[SUB2]2[/SUB2]2p[SUB2]6[/SUB2]3s[SUB2]2[/SUB2]3p[SUB2]6[/SUB2]3d[SUB2]5[/SUB2]
B. 1s[SUB2]2[/SUB2]2s[SUB2]2[/SUB2]2p[SUB2]6[/SUB2]3s[SUB2]2[/SUB2]3p[SUB2]6[/SUB2]3d[SUB2]6[/SUB2]4s[SUB2]2[/SUB2]
C. 1s[SUB2]2[/SUB2]2s[SUB2]2[/SUB2]2p[SUB2]6[/SUB2]3s[SUB2]2[/SUB2]3p[SUB2]6[/SUB2]3d[SUB2]5[/SUB2]4s[SUB2]1[/SUB2]
D. 1s[SUB2]2[/SUB2]2s[SUB2]2[/SUB2]2p[SUB2]6[/SUB2]3s[SUB2]2[/SUB2]3p[SUB2]6[/SUB2]3d[SUB2]6[/SUB2]

Câu 8: Các chất NaHCO3, NaHS, Al(OH)3, Zn(OH)2 đều là:
A. axit
B. Bazơ
C. chất trung tính
D. chất lưỡng tính.

Câu 9:
Hòa tan hoàn toàn hợp kim Li, Na và K vào nước thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được 16,2 gam chất rắn. Khối lượng hợp kim đã dùng là:
A. 9,4 gam
B. 12,8 gam
C. 16,2 gam
D. 12,6 gam

Câu 10: Hòa tan hết 32,9 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Fe trong dung dịch HCl dư sau phản ứng thu được 17,92 lit H2(đkc). Khối lượng muối clorua thu đươc là :
A. 89,7
B. 79,7
C. 89
D. 79

Câu 11:
Hoà tan hoàn toàn 45,9 gam kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol N2O và 0,9 mol NO. R là:
A. Mg
B. Fe
C. Al
D. Cu

Câu 12: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe3O4 ; 0,1 mol CuO và 0,15 mol MgO sau đó cho toàn bộ chất rắn sau phản ứng vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Tính thể tích khí thoát ra(đktc).
A. 5,6 lít
B. 6,72 lít
C. 10,08 lít
D. 13,44 lít

Câu 13: Cho a gam nhôm tác dụng với b gam Fe2O3 thu được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 dư, thu được 2,24 lít (đkc) một khí không mầu, hóa nâu trong không khí. Khối lượng nhôm đã dùng là
A. 2,7 gam.
B. 5,4 gam.
C. 4,0 gam.
D. 1,35 gam.

Câu 14: Cho 0,15 (mol) nhôm và a (mol) Zn vào dung HNO3 loãng , dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đkc) . Khối lượng kẽm cần dùng là :
A. 4,875 (g)
B. 3,875 g
C. 4,8 g
D. 3,8 g

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu vào dung dịch HNO3 1M ( loãng ) , Thể tích HNO3 ít nhất cần dùng là ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO )
A. 0,7 lít
B. 0,8 lít
C. 0.9 lít
D. 1 lít

Câu 16: Cho biết hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình hoá học khi sục từ từ khí CO2 và dung dịch nước vôi trong cho đến dư?
A. Không có hiện tượng gì.
B. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó tan dần thu được dung dịch trong suốt.
C. Xuất hiện kết tủa trắng rồi tan ngay.
D. Xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa này không tan.

Câu 17: Cho một mẩu kim loại Na vào các dung dịch Fe2(SO4)3, FeCl2, AlCl3, sau đó thêm dung dịch NaOH đến dư thì có hiện tượng gì giống nhau xảy ra ở các cốc?
A. có kết tủa
B. có khí thoát ra, có kết tủa
C. có kết tủa rồi tan
D. kết tủa trắng xanh, hóa nâu trong K2.

Câu 18: Hòa tan hết 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl dư thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là :
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Ca và Sr.
D. Sr và Ba.

Câu 19: Cho sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng thu được
A. dung dịch muối sắt (II) và NO.
B. dung dịch muối sắt (III) và NO.
C. dung dịch muối sắt (III) và N2O.
D. dung dịch muối sắt (II) và NO2.


Câu 20:
Để điều chế Na người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Nhiệt phân NaNO3 B. Điện phân dung dịch NaCl
C. Điện phân NaCl nóng chảy D. Cho K phản ứng với dung dịch NaCl.

Câu 21: Để điều chế sắt thực tế người ta dùng
A. điện phân dung dịch FeCl2.
B. phản ứng nhiệt nhôm.
C. khử oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao.
D. Mg đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối.

Câu 22: Trong công nghiệp hiện đại người ta điều chế Al bằng cách nào?
A. Điện phân nóng chảy.
B. Điện phân muối AlCl3 nóng chảy.
C. Dùng Na khử AlCl3 nóng chảy.
D. Nhiệt phân Al2O3.


Câu 23:
Để xác định hàm lượng C trong một mẫu gang người ta nung 10 gam mẫu gang đó trong O2 thấy tạo ra 0,672 lít CO2 (đktc). Phần trăm C trong mẫu gang đó là
A. 3,6%.
B. 0,36%.
C. 0,48%.
D. 4%.

Câu 24: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là (Cho H = 1, O = 16, Fe = 56)
A. 16 gam.
B. 14 gam.
C. 8 gam.
D. 12 gam.

Câu 25: Hòa tan hết hỗn hợp chứa 10 gam CaCO3 và 17,4 gam FeCO3 bằng dung dịch HNO3 loãng, nóng. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng bằng :
A. 0,2 mol.
B. 0,5 mol
C. 0,7 mol
D. 0,8 mol

Câu 26: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3, đun nóng nhẹ, thấy
A. có kết tủa trắng.
B. có khí bay ra.
C. không có hiện tượng gì.
D. cả A và B.

Câu 27: Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4. Lựa chọn hiện tượng bản chất trong số các hiện tượng sau:
A. Ăn mòn kim loại.
B. Ăn mòn điện hoá học.
C. Hiđro thoát ra mạnh hơn.
D. Màu xanh biến mất.

Câu 28: Hoà tan 25g CuSO4.5H2O vào nước cất được 500ml dung dịch A. Dự đoán pH và nồng độ mol/l của dung dịch A thu được là:
A.pH = 7 và 0,1M
B. pH < 7 và 0,2M
C. pH > 7 và 0,2M
D.pH> 8 và 0,02M


Câu 29:
Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M. pH của dung dịch thu được là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 1,5.

Câu 30: Trộn 500 ml dung dịch HNO3 0,2M với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Nếu bỏ qua hiệu ứng thể tích, pH của dung dịch thu được là:
A. 13
B. 12
C. 7
D. 1

Câu 31: Nung 6,58 g Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước được 300 ml dung dịch Y. pH của dung dịch Y là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 32: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dd NaOH 2M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 25,6 gam
B. 25,2 gam
C. 12,6 gam
D. 26,1 gam

Câu 33: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch chứa
0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng :
A. 0,6 lít.
B. 0,56 lít.
C. 1,12 lít.
D. 1,344 lít.

Câu 34: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí gồm NO2 và NO (đktc) và 96,8 gam muối Fe(NO3)3. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 1,1 mol
B. 1,2 mol
C. 1,3 mol
D. 1,4 mol

Câu 35: Để m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thành 24 gam hỗn hợp B gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho 24 gam B tác dụng với H2SO4 đặc nóng được 4,48 lít khí SO2 (đktc). Tính m.
A. 11,2 g
B. 16,8 g
C. 5,04 g
D. 19,04 g

Câu 36: Cho hỗn hợp A gồm Ag, Cu , Fe phản ứng hết với dung dịch HNO3, được khí NO và NO2 thấy lượng nước tạo thành là 7,2 g. Số mol HNO3 phản ứng là :
A. 0,35
B. 0,25
C. 0,2
D. 0,8

Câu 37: Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 1,12 gam.
B. 6,48 gam.
C. 4,32 gam.
D. 7,84 gam.

Câu 38: Cho 3,08 g Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 11,88g.
B. 16,20g.
C. 18,20g.
D. 17,96g.

Câu 39: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Fe2+ thành Fe3+.
A. K+.
B. Mg
C. Ag+.
D. Cu2+.

Câu 40: Cho m (g) bột Fe vào 100ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất rắn. Khối lượng m (g) bột Fe là: A.11,2
B.16,8 C.22,4
D. 5,6


Đáp án nè!!!!

1A; 2A; 3B; 4B; 5D; 6C; 7D; 8D; 9A; 10A;
11C; 12C; 13A; 14A; 15D; 16B; 17B; 18A; 19A; 20C;
21C; 22A; 23A; 24A; 25C; 26D; 27B; 28B; 29A; 30A;
31A; 32B; 33B; 34D; 35D; 36D; 37D; 38B; 39C; 40D.
 
Câu 1: Trong nguyên tử của nguyên tố R có 18 electron. Số thứ tự chu kì và nhóm của R lần lượt là:
A. 4 và VIIIB
B. 3 và VIIIA
C. 3 và VIIIB
D. 4 và IIA

Câu 2: Tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tử X là:
A. [SUB2]19[/SUB2][SUB]9[/SUB] F
B. [SUB2]17[/SUB2][SUB]9[/SUB]F
C. [SUB2]16[/SUB2][SUB]8[/SUB]O
D. [SUB2]17[/SUB2][SUB]8[/SUB]O

Câu 3: Cấu hình electron với phân lớp cuối cùng là 3p6 là của:
A. Ar (Z = 18)
B. Cl– (Z = 17)
C. Ca2+ (Z = 20)
D. A, B, C đều đúng.

Câu 4: Với phân tử NH3 phát biểu nào sau đây đúng?
A. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết trong phân tử là liên kết ion.
C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
D. Liên kết trong phân tử là liên kết cho - nhận.

Câu 5: Khi cặp electron chung được phân bố một cách đối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử liên kết, người ta gọi liên kết trong các phân tử trên là:
A. Liên kết cộng hoá trị phân cực.
B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.
C. Liên kết cộng hoá trị.
D. Liên kết ion.

Câu 6: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA có xu hướng chủ yếu là:
A. Nhận 1 electron
B. Nhận 2 electron.
C. Nhường 1 electron.
D. Nhường 7 electron.

Câu 7: Các nguyên tử trong cùng một chu kì có đặc điểm nào chung sau đây?
A. Số electron ngoài cùng
B. Số lớp electron
C. Số electron
D. Số proton.

Câu 8: Cho H2SO4 đặc tác dụng đủ với 58,5g NaCl và dẫn hết khí sinh ra vào 146g H2O. Nồng độ % của axit thu được là:
A. 30
B. 20
C. 50
D. 25.


Câu 9:
Trộn 200ml dung dịch HCl 1M với 300ml dung dịch HCl 2M. Nếu sự pha trộn không làm co dãn thể tích thì dung dịch mới có nồng độ mol là:
A. 1,5M
B. 1,2M
C. 1,6M
D. 0,15M.

Câu 10: Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M. pH của dung dịch thu được là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 1,5.

Câu 11: Cho 9,1 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Hai kim loại đó là:
A. Li, Na
B. Na, K
C. K, Rb
D. Rb, Cs.


Câu 12:
CO và H2 không thể dùng làm chất khử để điều chế kim loại nào sau đây?
A. Fe
B. Cu
C. Al
D. Sn

Câu 13: Chọn phương án đúng, phản ứng không thuộc loại oxi hóa – khử là:
A. Phản ứng thủy phân
B. Phản ứng thế
C. Phản ứng kết hợp
D. Phản ứng phân hủy

Câu 14: Ion Cr[SUB2]3–[/SUB2] có bao nhiêu electron?
A. 21
B. 24
C. 27
D. 52

Câu 15: Cho ba chất sau Mg, Al, Al2O3. Có thể dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết mỗi chất?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Ba(OH)2
D. B, C đều đúng.

Câu 16: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là:
A. 2,7g và 1,2g
B. 5,4g và 2,4g
C. 5,8g và 3,6g
D. 1,2g và 2,4g.

Câu 17: Khử hoàn toàn 31,9 gam hỗn hợp Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, tạo thành 9,0 gam H2O. Khối lượng sắt điều chế được từ hỗn hợp trên là:
A. 23,9 g
B. 19,2 g
C. 23,6 g
D. 30,581 g

Câu 18: Nung nóng 29 gam oxit sắt với khí CO dư, sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại là 21 gam. Công thức oxit là gì?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Không xác định được.

Câu 19: Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là bao nhiêu lít?
A. 1,12lít
B. 2,254 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít.

Câu 20: Để khử hoàn toàn hỗn hợp FeO, CuO cần 4,48 lít H2 (ở đktc). Nếu cũng khử hoàn toàn hỗn hợp đó bằng CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua dung dịch nước vôi trong dư tạo ra bao nhiêu gam kết tủa?
A. 1 gam
B. 2 gam
C. 20 gam
D. Kết quả khác.

Câu 21: Cần bao nhiêu gam NaOH rắn để pha chế được 500 ml dung dịch có pH = 12
A. 0,4 gam
B. 0,2 gam
C. 0,1 gam
D. 2 gam

Câu 22: Điện phân với các điện cực trơ (Pt) dung dịch CuSO4 có pH = 2. Sau một thời gian ngừng điện phân, kiểm tra pH của dung dịch. Giá trị của pH nhận khoảng nào?
A. pH > 2
B. pH = 2
C. pH < 2
D. Không xác định được.

Câu 23: Cho dung dịch KOH đến dư vào 100 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thoát ra ở đktc là bao nhiêu?
A. 2,24 lít
B. 22,4 lít
C. 4,48 lít
D. 44,8 lít



Câu 24: Cho 12,2 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Hỏi m có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 13,3 gam
B. 2,66 gam
C. 1,33 gam
D. 26,6 gam

Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là bao nhiêu? Giải thích?
A. 1,12 lít
B. 1,68 lít
C. 2,24 lít
D. Kết quả khác

Câu 26: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 13,0 gam hai muối K2CO3 và Na2CO3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Hỏi m có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 1,41 gam
B. 14,1 gam
C. 11,4 gam
D. 12,4 gam.

Câu 27: Biết thứ tự dãy điện hóa: Fe2+/Fe < 2H+/H2 < Cu2+/Cu < Fe3+/Fe2+
Phản ứng nào là sai trong số các phản ứng sau đây?
A. Fe + 2Fe[SUB2]3+[/SUB2] --> 3Fe[SUB2]2+[/SUB2]
B. Fe[SUB2]2+[/SUB2] + 2H[SUB2]+[/SUB2] --> Fe[SUB2]3+[/SUB2] + H2
C. Fe + Cu[SUB2]2+ [/SUB2] --> Fe[SUB2]2+[/SUB2] + Cu
D. Cu + 2Fe[SUB2]3+ [/SUB2] --> Cu[SUB2]2+[/SUB2] + 2Fe[SUB2]2+[/SUB2]

Câu 28: Có thể loại trừ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lí do nào sau đây?
A. Nước sôi ở 1000C.
B. Khi đun sôi đã làm giảm độ tan của các chất kết tủa.
C. Khi đun sôi các chất khí bay ra.
D. Cation Mg2+ và Ca2+ kết tủa dưới dạng hợp chất không tan.

Câu 29: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì:
A. Rất độc
B. Tạo bụi cho môi trường
C. Làm giảm lượng mưa
D. Gây hiệu ứng nhà kính.

Câu 30: Na2CO3 lẫn tạp chất là NaHCO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất thu được Na2CO3 tinh khiết?
A. Hoà tan vào nước rồi lọc.
B. Nung nóng
C. Cho tác dụng với NaOH
D. Cho tác dụng với HCl rồi cô cạn.

Câu 31: Để nhận ra các dung dịch: Natri clorua, magiê clorua, sắt (II) clorua, sắt (III) clorua, chỉ cần dùng:
A. Al
B. Mg
C. Cu
D. Na

Câu 32: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là:
A. 0,05 M
B. 0,0625 M
C. 0,50 M
D. 0,625 M

Câu 33: Khí vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:
A. NH3
B. H2S
C. CO2
D. SO2

Câu 34: Cho hỗn hợp Fe + Cu tác dụng với dung dịch HNO3, phản ứng xong, thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan. Chất tan đó là:
A. Fe(NO3)3
B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2
D. HNO3

Câu 35: Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực than chì, đặt mảnh giấy quỳ tím ẩm ở cực dương. Màu của giấy quỳ:
A. chuyển sang đỏ B. chuyển sang xanh
C. chuyển sang đỏ sau đó mất màu
D. không đổi

Câu 36: Điện phân dung dịch muối nitrat của kim loại R chưa biết hóa trị, thấy ở catot tách ra 5,4 gam kim loại, ở anot thoát ra 0,28 lít khí (đktc). Kim loại R là:
A. Fe (56)
B. Cu (64)
C. Ag (108)
D. Pb (207)

Câu 37: Hòa tan 1,17 gam NaCl vào nước rồi đem điện phân có màng ngăn, thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Cho Na = 23; Cl = 35,5. Hiệu suất điện phân là:
A. 15%
B. 25%
C. 35%
D. 45%

Câu 38: Nhiệt phân hoàn toàn 4,7 gam một muối nitrat của kim loại M có hóa trị không đổi, được 2 gam chất rắn A và hỗn hợp khí B. Kim loại M là:
A. K (39)
B. Cu (64)
C. Ag (108)
D. Pb (207)

Câu 39: Cho a mol AlCl3 tác dụng với dung dịch chứa b mol NaOH. Tỉ số a/b để sau phản ứng có kết tủa là:
A. 1/3
B. 1/4
C. > 1/4
D. < 1/4

Câu 40: Nhúng thanh kim loại R chưa biết hóa trị vào dung dịch chứa 0,03 mol CuSO4. Phản ứng xong, nhấc thanh R ra, thấy khối lượng tăng 1,38 gam. R là:
A. Mg (24)
B. Al (27)
C. Fe (56)
D. Zn (65)



Đáp án:


1B; 2A; 3D; 4A; 5B; 6A; 7B; 8B; 9C; 10A;
11A; 12C; 13A; 14A; 15D; 16D; 17A; 18C; 19D; 20C;
21B; 22C; 23C; 24A; 25C; 26B; 27B; 28D; 29D; 30B;
31D; 32C; 33D; 34A; 35A; 36C; 37B; 38B; 39C; 40B;
 
Câu 1: Cho biết các phản ứng xảy ra sau :
2FeBr2 + Br2 \rightarrow 2FeBr3
2NaBr + Cl2 \rightarrow 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là :
A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-
B. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn của Cl2
C. Tính khử của Cl2 mạnh hơn của Fe2+
D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+

Câu 2: Thành phần chính của quặng photphorit là :
A. Ca3(PO4)2
B. NH4H2PO4
C. Ca(H2PO4)2
D. CaHPO4

Câu 3: Cho các phản ứng :
Ca(OH)2 + Cl2 \rightarrow CaOCl2 + H2O
2H2S + SO2 \rightarrow 3S + 2H2O
O3 \rightarrow O2 + O
2NO2 + 2NaOH \rightarrow NaNO3 + NaNO2 + H2O
4KClO3 \rightarrow KCl + 3KClO4
Số phản ứng oxi hoá khử là :
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4: Nguyên tắc luyện thép từ gang là :
A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, ... trong gang để thu được thép.
B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, ... trong gang để thu được thép
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép

Câu 5: Một mẫu nước cứng chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO[SUB]3[/SUB][SUB2]-[/SUB2], Cl-, SO[SUB]4[/SUB][SUB2]2-[/SUB2] . Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là :
A. Na2CO3
B. HCl
C. H2SO4
D. NaHCO3

Câu 6: Cho dãy các chất và ion : Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, . Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là :
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5

Câu 7: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể).
A. a = 0,5b
B. a = b
C. a = 4b
D. a = 2b

Câu 8: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là :
A. 9,75
B. 8,75
C. 7,80
D. 6,50

Câu 9: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là : A. 8,88 gam
B. 13,92 gam
C. 6,52 gam
D. 13,32 gam


Câu 10:
Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Na
B. K
C. Rb
D. Li

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là :
A. 11,5
B. 10,5
C. 12,3
D. 15,6

Câu 12: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14) A. 0,15
B. 0,30
C. 0,03
D. 0,12

Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất sơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là
A. 40%
B. 50%
C. 84%
D. 92%

Câu 14: Tiến hành hai thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2
B. V1 = 10V2
C. V1 = 5V2
D. V1 = 2V2

Câu 15: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S
B. As
C. N
D. P

Câu 16: Trộn lẫn 100 ml dd KOH 1M với 50 ml dd H3PO4 1M thì nồng độ mol/lit của muối trong dd thu được là:
A. 0,33M
B. 0,66M
C. 0,44M
D. 1,1M


Câu 17:
Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất :
A. K3PO4, K2HPO4
B. K2HPO4, KH2PO4
C. K3PO4, KOH
D. H3PO4, KH2PO4

Câu 18: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dd
A. NaOH (dư)
B. HCl (dư)
C. AgNO3 (dư)
D. NH3 (dư)

Câu 19: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít
B. 0,6 lít
C. 0,8 lít
D. 1,2 lít

Câu 20: Tiến hành bốn thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 ;
- Thí nghiệm 4 : Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3


Đáp án


1D; 2A; 3D; 4A; 5A; 6B; 7B; 8A; 9B; 10A;
11C; 12D; 13D; 14A; 15C; 16A; 17B; 18B; 19C; 20B.
 
Câu 1: Hai loại quặng sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3 và Fe3O4 gọi là:
A. manhêtit , hemantit
B. xiđêrit,hemantit
C. pirit , manhetit
D. hemantit , manhetit

Câu 2: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, để hóa nâu trong không khí). Khí X là
A. NO
B. NH3
C. N2O
D. NO2

Câu 3: Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m (gam) hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là (gam)
A. 2,24
B. 4,08
C. 10,2
D. 0,224

Câu 4: Hỗn hợp X gồm 3 oxit có số mol bằng nhau: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho m gam hỗn hợp X
tác dụng với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch
NaOH loãng (dư), thu được 6,42 gam kết tủa nâu đỏ. Giá trị của m là
A. 2,32
B. 4,64
C. 1,60
D. 4,80

Câu 5: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam FeO, Fe2O3 Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,88
B. 36,16
C. 46.40
D. 59,20

Câu 6: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y ta thành hai phần bằng nhau:
− Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng ( dư) sinh ra 3,08 lít khí H2 ( ở đktc).
− Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư) , sinh ra 0,84 lít khí H2 ( ở đktc).
Giá trị của m là
A. 22,75
B. 21,40
C. 29,40
D. 29,43

Câu 7: Cho các dung dịch HCl vừa đủ, khí CO2, dung dịch AlCl3 lần lượt vào 3 cốc đựng dung dịch NaAlO2 đều thấy:
A. có khí thoát ra
B. dung dịch trong suốt
C. có kết tủa trắng
D. có kết tủa sau đó tan dần.

Câu 8: Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3- . Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là:
A. 2a+2b = c-d
B. 2a+2b = c+d
C. a+b = c+d
D. a + b = 2c+2d

Câu 9: Dung dịch A có 0,1 mol Mn+, 0,2 mol Al3+ , 0,2 mol Cl-, 0,3 mol SO 42-. Cô cạn ddA thu được 46,9 gam rắn. M có thể là:
A.Fe
B. Mg
C. Cu
D. Zn

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A. 0,12.
B. 0,04.
C. 0,075.
D. 0,06.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và 0,06 mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và V lit khí duy nhất NO (đkc). Giá trị của V là:
A. 11,2
B. 16,8
C. 17,92
D. 22,4

Câu 12: Một cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 2M . Rót vào cốc này 200 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/l, ta thu được một kết tủa, đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi thì được 5,1g chất rắn. Hỏi a có giá trị nào sau đây ?
A. 1,5M
B. 1,5M hay 3M
C. 1M hay 1,5M
D. 1,5M hay 7,5M

Câu 13: Cho 250 ml dd KOH 0,5M, NaOH 0,5 M vào 100 ml dd Al2(SO4)3 C (mol/l) ; thu được kết tủa A . Nung A, thu được 2,55 gam rắn D. Giá trị C là :
A. 0,2 5
B. 0,375
C. 0,75
D. 0,5

Câu 14: Cho 4,12 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít khí NO (ở đktc) duy nhất. Khối lượng muối nitrat tạo thành là :
A. 9,08 gam
B. 14,04 gam
C. 19 gam
D. 14,88

Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 15,9g hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lit khí NO và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 77,1g
B. 71,7g
C. 17,7g
D. 53,1g

Câu 16: Nung 2,52 gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra V lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 0,224
B. 0,336
C. 0,48
D. 0,56

Câu 17: Để hòa tan hết 0,15 mol Zn và 0,03 mol Fe cần ít nhất V lít dd HNO3 0,25M. Giả sử khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:
A. 2,08
B. 2,92
C. 3,08
D. 1,92

Câu 18:
Trộn 3,24 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO, MgO rồi đốt nóng để tiến hành pứ nhiệt nhôm, thu được hhX. Hòa tan hoàn toàn X trongHNO3, được V lit NO (đkc). Giá trị V là:
A. 1,68
B. 2,128
C.2,688
D. 3,36

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 8,98
B. 9,52
C. 7,25
D. 10,27

Câu 20: Hòa tan 1,405 gam hh Fe2O3, ZnO, CuO thì cần 0,25 lit dd H2SO4 0,1M tạo lượng muối là:
A.2,405g
B.4,405g
C.5,21g
D.3,405g



Đáp án




1D; 2A; 3C; 4B; 5C; 6A; 7B; 8B; 9A; 10D; 11C; 12D; 13B; 14C; 15B; 16D; 18C; 19A; 20D.


Sưu tầm​
 
Trắc nghiệm hoá vô cơ.

Trắc nghiệm hoá vô cơ.​

Tài liệu biên soạn bởi Võ Hồng Thái


Lời dẫn.

Theo qui định của Bộ Giáo Dục Việt Nam thì từ kỳ thi tuyển sinh đại học vào tháng 7 năm 2007, các môn thi ngoại ngữ, vật lý, hóa học và sinh vật sẽ thi trắc nghiệm. Hình thức thi là chọn lựa phương án trả lời đúng, chính xác nhất, trong bốn phương án (a, b, c, d) đưa ra sẵn. Thời lượng thi mỗi môn trắc nghiệm này là 90 phút và có khoảng 50 câu hỏi cho mỗi môn. Như vậy trung bình có khoảng 1,8 phút để vừa đọc vừa làm bài cho một câu hỏi. Chắc rằng trong đó sẽ có các câu tương đối dễ, để ai có học bài đầy đủ, vừa đọc xong đề là quyết định được ngay câu trả lời, các câu loại này thường chỉ cần 15 giây (0,25 phút) làm bài. Còn lại một số câu, cần suy nghĩ lâu hơn hay các bài toán cần phải có thời gian suy nghĩ và tính toán mới có số liệu để trả lời. Nhưng với thời gian eo hẹp, nên gặp bài toán trắc nghiệm, các bạn cần làm quen với các phương pháp giải ngắn, để có kết quả nhanh. Tôi cho rằng thời lượng tối đa để giải bài toán trắc nghiệm môn hóa học kiểu này, các bạn nên hạn chế làm sao tối đa trong 2 phút phải cho kết quả chính xác. Và chắc rằng các thầy cô cho đề cũng dự kiến trước nội dung để cho đề thích hợp. Do đó cùng bài toán ấy mà giải theo kiểu thi tự luận thì cần viết phản ứng cho đúng, cân bằng cho đúng, thậm chí phải ghi đầy đủ điều kiện để phản ứng xảy ra, thuyết minh, lập phương trình toán học, giải phương trình toán, cho đáp số đúng thì mới được trọn điểm, có thể phải mất từ 10 đến 15 phút hay hơn nữa. Tôi cảnh báo như thế để các bạn quá kỹ lưỡng, viết nắn nót cho đẹp, hơi chậm chạp thì nên chú ý. Nhiều khi sự quá cẩn thận này, bình thường là một tính tốt, nhưng ứng với trường hợp thi kiểu này có thể là một nhược điểm, vì các bạn sẽ không đủ thời gian để làm bài với sự quá cẩn thận của mình. Và tôi nghĩ trong thi tuyển, chính những câu hỏi cần suy nghĩ, tính toán nhanh, chính là các yếu tố để các bạn có thể vượt lên để dành một chỗ ngồi trong mái trường đại học chưa đủ điều kiện mở rộng, như ở tình hình nước ta hiện nay.

Tôi có tham khảo nhiều nguồn và có đầu tư soạn một số câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học để các bạn làm quen và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Các bạn nhớ vận dụng các nguyên tắc sau đây để làm nhanh bài toán hóa học: Định luật bảo toàn khối lượng (khối lượng sản phẩm tạo ra bằng khối lượng tác chất đã phản ứng, với trường hợp phản ứng xảy ra không hoàn toàn hay chưa xong thì cũng có thể vận dụng nguyên tắc này vì trong các chất thu được sau phản ứng có chứa cả các tác chất chưa phản ứng nên khối lượng các chất thu được sau phản ứng cũng bằng khối lượng các chất trước phản ứng); Tổng số mol điện tử cho của các chất khử bằng tổng số mol điện tử nhận của các chất oxi hóa; Tổng số mol ion \[H^+\] của các axit trung hòa vừa đủ tổng số mol ion \[OH^-\] của các bazơ; Tổng số số mol nguyên tử N trong các muối nitrat, \[NO_2, NO, N_2O, NH_4+\] bằng số mol nguyên tử N có trong dung dịch \[HNO_3\] đã phản ứng trước đó trong tác chất; Kim loại M, hóa trị n, thì dù tác dụng với axit, với bazơ hay với nước thì 1 mol M sau phản ứng sẽ tạo n mol H hay \[H_2\]; Thường xác định một kim loại bằng cách biện luận khối lượng nguyên tử kim loại M theo hóa trị n của nó; Gặp bài toán có sự pha loãng hay pha trộn các chất mà không có phản ứng hóa học xảy ra, thì đặt phương trình toán học với nguyên tắc khối lượng hay số mol của chất tan có được trong dung dịch thu được sau khi pha trộn hay pha loãng bằng với khối lượng hay số mol của chất tan này có trong các dung dịch đem pha trộn hay pha loãng trước đó (Tuy có qui tắc đường chéo để giải nhanh bài toán kiểu này, tuy nhiên nếu ta không hiểu được nguyên tắc, mà phải thuộc lòng một cách máy móc thì không nên, hơn nữa áp dụng qui tắc đường chéo cũng không nhanh hơn bao nhiêu)....

Và các bạn chú ý là dù thi với bất cứ hình thức nào thì các kiến thức cơ bản của môn học đó trong chương trình là quan trọng nhất mới giúp các bạn làm bài được. Cở sở giáo khoa để các bạn ôn phần giáo khoa môn hóa học là các cuốn sách giáo khoa hóa học lớp 10, lớp 11, lớp 12 và phần giáo khoa hóa học phổ thông mà tôi đã soạn và hiện có trên mạng Vietsciences. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới.
Tài liệu sưu tầm bởi Thandieu2

[DOWN]Tải về tại đây[/DOWN]
 

Trending content

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top