Tổng hợp kiến thức sinh học 8

  • Thread starter Thread starter mup
  • Ngày gửi Ngày gửi

mup

New member
Xu
0
CHƯƠNG 1: Bài 1: Cấu tạo của cơ thể
79.gif
Cấu tạo


Các phần cơ thể:
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể
- Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, thân, chi (2 tay, 2 chân)
- Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách bởi cơ hoành
• Khoang ngực: chứa tim, phổi là chủ yếu, được bảo vệ bởi lồng ngực do cột sống, xương sườn và xương ức tạo thành
• Khoang bụng: ở dưới cơ hoành, chứa các hệ: tiêu hóa (gan, dạ dày, ruột non, ruột già, tụy…), sinh dục, bài tiết (thận, bóng ***…)
~~ Ngoài ra còn có khoang sọ (chứa não) và ống xương (chứa tủy)

Các hệ cơ quan:



picture.php


79.gif
Sự phối hợp hoạt động của các cơ quanh


Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ qua trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau
Nhờ có sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch mà các hoạt động giữa các cơ quan bên trong cơ thể, giữa cơ thể và môi trường luôn luôn thống nhất với nhau
 
CHƯƠNG 1: Bài 2: Tế bào
~~Tế bào là đơn vị cấu tạo nên tất cả các cơ quan trong cơ thể

79.gif
Cấu tạo tế bào:
gồm 3 phần chính
- Màng sinh chất (cấu tạo chủ yếu từ prôtêin và lipit)
- Chất tế bào (có các bào quan)
- Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con

79.gif
Chức năng của các bộ phận tế bào

- Màng sinh chất giúp tế bào thực hiện việc trao đổi chất
- Chất tế bào: diễn ra hoạt động sống của tế bào
• Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất
• Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin
• Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
• Bộ máy Gôngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sán phẩm
• Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
• Nhiễm sắc thể: là cấu trúc hình thành protêin, có vai trò quyết định trong di truyền
• Nhân con: tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)

79.gif
Thành phần hóa học của tế bào

Tế bào là hỗn hợp phức tạp của hợp chất vô cơ và hữu cơ

1. Chất hữu cơ
- protêin (thành phần cơ bản của cơ thể, có trong tất cả các tế bào) gòm các nguyên tố: C, H, O, N, S, P
- gluxit (hợp chất loại đường và bột, trong cơ thể tồn tại dưới dạng đường glucôzơ <có ở máu>) gồm các nguyên tố: C, H, O (tì lệ: 2H: 1O)
- Lipit (là chất dự trữ của cơ thể, thường ở dưới da và ở nhiều cơ quan) gồm các nguyên tố: C, H, O (tỉ lệ H, O thay đổi theo từng loại Lipit)
- Axit nuclêic (chủ yêu ở nhân tế bào) gồm AND, ARN

2. Chất vô cơ: muối khoáng của kim loại: Na, Ca, Fe, Cu

79.gif
Hoạt động sống của tế bào

- Hoạt động của tế bào gồm
- Mọi hoạt động sống của tế bào đều liên quan đến hoạt động sống của cơ thể, nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

~~ Tế bào là đơn vị chức năng và đơn vị cấu tạo của cơ thể. [Phần II học bảng/gk-11 để thấy được rõ hiệu quả hơn]
 
CHƯƠNG 1: Bài 3: Mô
79.gif
Khái niệm mô

- Mô là tập hợp các tế bào chuyên chế có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định
- Mô gồm các tế bào và phi bào

79.gif
Các loại mô

- Mô biểu bì: cấu tạo chủ yếu là tế bào, chất gian bào rất ít nhưng không đáng kể
• Biểu bì bao phủ: phủ ngoài cơ thể hay lót trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng ***, ống tiêu hóa
• Biểu bì tuyến: nằm trong các tuyến đơn bào hay đa bào
==> Bảo vệ, hấp thụ, tiết

- Mô liên kết: thành phần chủ yếu là phi bào; nằm khắp cơ thể, rải rác trong chất nền.
• Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết
• Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương
==> Nâng đỡ, liên hệ

- Mô cơ: gắn vào xương, thành ống tiêu hóa, mạch máu, bóng ***, tử cung, tim-> co, dãn
• Mô cơ vân: thành phần chủ yếu của cơ thể, màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ
• Mô cơ trơn: những tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu
• Mô cơ tim: cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động giống như cơ trơn

- Mô thần kinh: nằm ở não, tủy sống, tận cùng các cơ quan-> tiếp nhận, trả lời các kích thích
 
CHƯƠNG 1: Bài 3: Phản xạ
79.gif
Cấu tạo

- Thân nơron chứa nhân, xung quanh có các sợi nhánh (tua ngắn) tạo nên chất xám trong bộ não. Tua dài nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan
- Sợi trục (tua dài) mảnh, thường có vỏ bằng chất miêlin bọc quanh
- Tận cùng có các cúc xinap nối tiếp với nơron khác

79.gif
Chức năng

- Cảm ứng: tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
- Dẫn truyền: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định

79.gif
Các loại nơron

- Nơron hướng tâm (cảm giác): thân nơron nằm ngoài trung ương thần kinh (do những tua dài của các nơron hướng tâm). Dẫn xung thần kinh từ ngoại biên-> trung ương thần kinh
- Nơron li tâm (vận động): thân nằm trong trung ương thần kinh (tạo bởi tua dài của nơron li tâm). Dẫn xung thần kinh từ bộ não hay tủy sống đến-> cơ quan (tạo sự vận động hay sự bài tiết)
- Nơron trung gian (liên lạc): thân nằm trong trung ương thần kinh (gồm những sợi hướng tâm và li tâm). Phần lớn các dây thần kinh trong cơ thể là những dây pha, dẫn các xung thần kinh đi theo cả 2 chiều

79.gif
Cung phản xạ

Phản xạ: phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
Cung phản xạ:
- Con đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm (da, cơ, tuyến…) qua trung tâm thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến)
- Một cung phản xạ gồm 5 khâu:
• Cơ quan thụ cảm
• Nơron hướng tâm (cảm giác)
• Nơron trung gian
• Nơron li tâm (vận động)
• Cơ quan phản ứng

79.gif

Vòng phản xạ:
vòng phản xạ là đường đi của cung phản xạ có kèm theo luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh điều chỉnh phản xạ cho thích hợp
 
CHƯƠNG 1: Câu hỏi & trả lời
Câu hỏi & trả lời chương 1

Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra sự phân chia của tế bào còn giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào sinh sản. như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào, nên tế bào còn gọi là đơn vị chức năng của cơ thể

Câu 2: Em hãy xác định trên chân giò lợn có những loại mô nào?
Trên chân giò lợn có các mô là:
- mô biểu bì (da)
- mô liên kết: mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô máu
- mô thần kinh
- mô cơ vân

Câu 3: Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong 2 loại mô đó


picture.php


Câu 4: bằng một vì dụ: hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh

Câu 5: vì sao cơ thể người cũng dẫn điện
Cơ thể người cũng dẫn điện vì:
- Trong tế bào và mô chứa một thành phần nước tương đối (khoảng 70%)
- Máu, nước mô, dịch não tủy… cũng chủ yếu là nước
- Nước có trong cả xương, tóc, móng tay, móng chân. Nhất là trong thành phần nước còn chứa các chất điện giải

Câu 6: vì sao buổi sáng cơ thể người lại cao hơn buổi tối?
Vì các khớp xương đa số được nối với nhau có các mô sụn. khi ngủ, cơ thể thư giãn, tầng sụn không bị dồn nén nên được nới lỏng khoảng cách, hút vào một lương dịch nước mô tương đối nhiều. do đó có khả năng đàn hồi đôi chút nên lớp sụn dày lên làm cho các xương nối với nhau vô tình dài ra
Còn sau cả ngày lao động, cơ thể bị dồn nén từ đầu đến chân. Các tầng sụn trên bị sức nặng đó làm cho co ngắn lại, dẫn đến là cho chiều cao cơ thể rút ngắn đi

Câu 7: màng sinh chất có chức năng gì? Tại sao màng sinh chất thực hiện được chức năng đó?
Chức năng: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
Nhờ màng sinh chất có lỗ màng đảm bảo sự liên hệ giữa tế bào với máu và dịch mô
 
CHƯƠNG 1: Đề thi [căn bản]
79.gif
Trắc nghiệm


1. Chất xám trong tủy sống và não là do phần nào của nơron tạo nên?
a. Thân và sợi trục
b. Thân và sợi nhánh
c. Sợi trục và sợi nhánh
d. Cả a, b, c đều đúng

2. Khi chay có nhưng hệ cơ quan nào phối hợp hoạt động
- Hệ tuần hoàn
- Hệ hô hấp
- Hệ bài tiết
- Hệ thần kinh
- Hệ nội tiết
- Hệ sinh dục
- Hệ vận động

a. 1, 2, 3, 4, 5, 7
b. 1, 2, 3, 4, 5, 6
c. 1, 2, 3, 4, 6, 7
d. 1, 3, 4, 5, 6, 7

3. cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang bụng của cơ thể người?
a. Phổi và ruột
b. Tim và phổi
c. Tim và gan
d. Gan và ruột

4. Phần nào của nơron tập hợp lại tạo thành các sợi thần kinh?
a. Thân nơron
b. Sợi nhánh
c. Nhân nơron
d. Sợi trục

5. Bào quan tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào là:
a. Lưới nội chất
b. Ti thể
c. Trung thể
d. Ribôxôm

6. Cơ quan nào ở người sau đây không nằm trong khoang ngực?
a. Tim
b. Phổi
c. Gan
d. Cả a, b và c

7. Mô thần kinh có chức năng là gì?
a. Điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
b. Dẫn truyền xung thần kinh từ ngoại biên về trung ương thần kinh
c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết
d. Cả a, b và c đều đúng

8. Quá trình tổng hợp prôtêin trong cơ thể diễn ra ở:
a. Nhân
b. Ribôxôm
c. Ti thể
d. Lưới nội chất

79.gif
Tự luận:


1. Phản xạ là gì? Hãy nêu vì dụ về phản xạ? từ đó phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ. thực chất vòng phản xạ là gì?
2. Trình bày những cơ quan trong mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của từng hệ cơ quan đó
3. Hoạt động sống của tế bào biểu hiện như thế nào? Phân tích những biểu hiện đó
 
CHƯƠNG 1: đề thi <nâng cao>
Trắc nghiệm:

1. Trong cơ thể người, tế bào nào lớn nhất?
a. tinh trùng
b. tế bào trứng
c. tế bào cơ
d. tế bào thần kinh


2. Trong cơ thể người, tế bào nào dài nhất?
a. tinh trùng
b. tế bào trứng
c. tế bào cơ
d. tế bào thần kinh


3. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu tế bào?
a. 60 x 1017
b. 75 x 1018
c. 80 x 1019


4. Trong số các hệ cơ quan quan trọng của cơ thể, hệ cơ quan nào chiếm trọng lượng lớn nhất?
a. hệ cơ
b. hệ xương
c. da và tổ chức dưới da
d. tủy sống
e. mắt


5. Trong số các hệ cơ quan quan trọng của cơ thể, hệ cơ quan nào chiếm trọng lượng nhỏ nhất?
a. hệ cơ
b. hệ xương
c. da và tổ chức dưới da
d. tủy sống
e. mắt


6. Bộ phận nào của nơron thần kinh thích nghi với việc dẫn truyền các xung động thần kinh?
a. thân và sợi nhánh
b. sợi trục và các dây thần kinh
c. các xináp
d. tất cả các bộ phận đó


7. Cung phản xạ gồm các bộ phận nào?
a. cơ quan thụ cảm
b. nơron hướng tâm
c. nơron trung gian
d. nơron li tâm
e. cơ quan đáp ứng
f. tất cả các phần ấy


Tự luận

1. Vì sao ở người cao tuổi, chiều cao lại thấp đi so với thời son trẻ?
2. Vì sao nữ giới thường thấp hơn nam giới?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHƯƠNG 1: đáp án đề thi (căn bản)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI (căn bản)

trắc nghiệm
1. b
2. a
3. d
4. c
5. b
6. c
7. a
8. b


tự luận
1.
- Phản xạ: phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
- Vd: khi ta bị kim đâm--> tay ta rụt lại
- Khi bị kim đâm--> cơ quan thụ cảm nhận được cảm giác đau--> xuất hiện một xung thần kinh theo giây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh--> trung ương thần kinh phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh li tâm tới tay (cơ quan phản ứng). kết quả của phản ứng được thông báo ngựơc về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền đến cơ quan phản ứng--> cơ thể phản ứng chính xác với kích thích
- Vòng phản xạ là đường đi của cung phản xạ có kèm theo luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh điều chỉnh phản xạ cho thích hợp.

2. Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể
- Hệ vận động (cơ và xương): giúp vận động, nâng đỡ và bảo vệ cơ thể
- Hệ tiêu hóa (ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa): biến đổi thức ăn thành chất đơn giản, hấp thụ thức ăn và thải bã.
- Hệ tuần hoàn (tim, mạch máu và mạch bạch huyết): vận chuyển O2 chât dinh dưỡng đến tế bào, mang khí CO2 và chất thải tới các cơ quan bài tiết
- Hệ bài tiết (thận, da và phổi): thải các chất độc, chất bã, khí CO2 ra khỏi cơ thể.
- Hệ hô hấp (phổi và đường dẫn khí): trao đổi khí với môi trường ngoài
- Hệ thần kinh (não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh): điều khiển, điều hòa phối hợp các hoạt động của các cơ quan và cơ thể
- Hệ nội tiết (các tuyến nội tiết): giúp điều hòa hoạt động trong cơ thể
- Hệ sinh dục (tuyến sinh dục và đường sinh dục): sinh sản và duy trì nòi giống.

3. Hoạt động sống của tế bào biểu hiện:
- Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng
- Các tế bào trong cơ thể được cung cấp chất dinh dưỡng, khí ôxi do máu vận chuyển đến, tế bào sử dụng các chất này để tổng hợp nên chất sống mới đặc trưng cho cơ thể. Đồng thời trong tế bào luôn xảy ra sự phân hủy các chất hữu cơ để tạo ra năng lượng giúp cho mọi hoạt động sống của tế bào, của cơ thể
Nhờ quá trình trao đổi chất, tế bào được lớn lên và được phân chia để tạo nên những tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
Tế bào có khả năng cảm ứng, tức là khả năng thu nhận và phản ứng lại những kích thích của môi trường như kích thích lí học, hóa học giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHƯƠNG 1: đáp án đề thi (nâng cao)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI (nâng cao)

Trắc nghiệm
1. b
2. d
3. b
4. a
5. e
6. d
7. f


Tự luận

1. Vì các đĩa sụn sau nhiều thời gian hoạt động thì mức độ đàn hồi kém đi--> cơ thể thấp hơn,
đồng thời chính sự suy thoái của xương sống cộng với chứng loãng xương đã làm giảm chiều cao cơ thể khi tuổi già đến.

2. Nữ giới thường thấp hơn nam giới là nói về số đo trung bình trên số đông. Còn cá biệt cũng có số ít nam giới cũng thấp hơn nữ giới.
Sở dĩ có hiện tượng trên, dù ở trước tuổi dậy thì cả nam và nữ đều lớn rất nhanh, nhưng nữ đến tuổi 17, 18 thời kì thanh xuân sớm kết thúc, chuyển sang tuổi thanh niên. Trong khi nam giới kết thúc muộn hơn ở mãi tận tuổi 23, 25.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHƯƠNG 2: Bài 1: Bộ xương
Các phần chính của bộ xương

Chức năng
- Tạo khung nâng đỡ, giúp cơ thể có hình dáng nhất định, dáng đứng thẳng
- Chỗ bám cho các cơ, giúp cơ thể vận động
- Bảo vệ nội quan


Các phần chính của bộ xương: gồm 3 phần
- Xương đầu (sọ mặt và mặt)
• Xương sọ phát triển (gồm 8 xương ghép lại tạo thành)
• Xương mặt có lồi cằm, hàm bớt thô
- Xương thân
• Xương cột sống: gồm nhiều đốt sống khớp với nhau
• Xương lồng ngực: xương sườn khớp với xương ức và cột sống
- Xương chi
• Xương đai vai và xương đai hông
• Xương chi: xương tay và xương chân


Các loại xương: dựa vào hình dáng, cấu tạo chia 3 loại
- Xương dài: hình ống, chứa tủy (xương đùi, xương cánh tay)
- Xương ngắn: xương nhỏ (xương đốt sống)
- Xương dẹt: hình bản mỏng, dẹt (xương sọ)


Các loại khớp xương

- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương
- Các loại khớp
• Khớp động: cử động dễ dàng, linh hoạt (ở cổ tay)
• Khớp bán động: cử động hạn chế (ở cột sống)
• Khớp bán động: không cử động được (ở sọ)
 
CHƯƠNG 2: Bài 2: Cấu tạo, tính chất của xương
Cấu tạo của xương

Cấu tạo và chức năng của xương dài
- Đầu xương:
• Sụn bọc đầu xương
• Mô xương xốp gồm các nan xương
--> Chức năng
• Giảm ma sát trong khớp xương
• Phân tán lực tác động
• Tạo các ô chứa tủy đỏ xương
- Thân xương
• Màng xương
• Mô xương cứng
• Khoang xương
--> Chức năng
• Giúp xương phát triển to về bề ngang
• Chịu lực, đảm bảo vững chắc
• Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn


Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
- Ngoài là mô xương cứng
- Trong là mô xương xốp


Sự to ra và dài ra của xương

- Sự to ra của xương: do sự phân chia của tế bào màng xương
- Xương dài ra: do sụn tăng trưởng


Thành phần hóa học và tính chất của xương

- Thành phần hóa học
• Chất vô cơ là muối, canxi
• Chất hữu cơ: cốt giao
- Tính chất: giúp xương đàn hồi, vững chắc
 
CHƯƠNG 2: Bài 3: cấu tạo, tính chất của cơ
Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

Bắp cơ
- Ngoài là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng ở giữa phình to
- Trong có nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ

Tế bào cơ (còn gọi là sợi cơ): gồm có nhiều tơ cơ – có 2 loại
- Tơ cơ dày có mấu sinh chất--> đĩa tối (vân tối)
- Tơ cơ mảnh: trơn--> đĩa sáng (vân sáng)
79.gif
Tơ cơ dày, tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau theo chiều dọc tạo thành vân ngang (vân tối, vân sáng xen kẽ nhau)
Đơn vị cấu trúc: là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và tơ cơ dày (đĩa tối ở giữa, 2 nữa đĩa sáng ở 2 đầu)


Tính chất của cơ: là sự co giãn cơ
- Tơ co theo nhịp gồm 3 pha
• Pha tiềm tàng: chiếm 1/10 thời gian nhịp
• Pha co: chiếm 4/10 thời gian (cơ ngắn lại, sinh công)
• Pha dãn: 1/4 thời gian (cơ giãn--> trở lại trạng thái ban đầu--> cơ phục hồi)
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh


Ý nghĩa co cơ
- cơ co giúp xương cử động, giúp cơ thể hoạt động di chuyển lao động
- Trong cơ thể hoạt động có sự phối hợp của các nhóm cơ
 
CHƯƠNG 2: Bài 4: Hoạt động của cơ
Công cơ: khi cơ co tạo ra một lực, lực tác động lên vật, làm vật di chuyển
- A= F.s
• A: công (J)
• F: lực tác động (N)
• s: quãng đường (m)
79.gif
1kg = 10N
- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố
• Trạng thái thần kinh
• Nhịp độ lao động
• Khối lượng vật


Sự mỏi cơ: là hiện tượng cơ làm việc lâu và nặng dẫn đến bêin độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn
- Nguyên nhân gây mỏi cơ
• Thiếu oxi
• Năng lượng cung cấp ít
• Sản phẩm axit lactic tích tụ trong cơ--> đầu độc cơ
- Biện pháp chống mỏi cơ
• Khi mỏi cơ cần phải nghỉ ngơi, hít thở sâu, xoa bóp giúp máu lưu thông, uống nước đường
• Cần có thời gian lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lí


Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao dẫn đến
- Tăng thể tích cơ (cơ phát triển)
- Tăng lực co cơ--> hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp có hiệu quả, tinh thần sản khoái, năng suất lao động cao
 
CHƯƠNG 2: Bài 5: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú

Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế dáng đứng thẳng và lao động
- Hộp sọ phát triển
- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên
- Cột sống có 4 chỗ cong
-Xương chậu nở, xương gót phát triển, xương bàn chân dạng vòm


Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú

- Có nét mặt biểu thị các trạng thái (buồn, vui, lo âu, suy tư…)
- Cơ vận động lưỡi phát triển
- Cơ tay phân hóa thành nhiều nhóm cơ nhỏ như cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các nhón tay (đặc biệt cơ ngón cái phát triển)
- Cơ chân lớn khỏe
- Cơ gập ngửa thân


Vệ sinh hệ vận động

Để có bộ xương vững chắc, hệ cơ phát triển cân đối
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí
- Thường xuyên tắm nắng
- Lao động, luyện tập thể dục, thể thao vừa sức, thường xuyên


Để chống vẹo cột sống trong lao động, học tập
- Mang vác đều ở 2 vai
- Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo
 
CHƯƠNG 2: Bài 6: Thực hành: tập sơ cứu, băng bó cho người gãy tay
Nguyên nhân gãy xương ở người

- Tai nạn giao thông
- Tai nạn lao động
- Té…


Thao tác sơ cứu, băng bó

Thao tác
- Đặt nạn nhân nằm yên
- Dùng gạc hay băng sạch nhẹ nhàng lau vết thương
- Tiến hành sơ cứu


Phương pháp sơ cứu
- Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên chỗ xương gãy
- Lót trong nẹp bằng gạt hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương
- Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy


Băng cố định
 
CHƯƠNG 2: Câu hỏi & trả lời
câu 1: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
vì khi xương bị hầm, chất cốt giao phân hủy nước hầm thường ngọt. mà phần còn lại của xương do không còn cốt giao, chỉ còn chất vô cơ nên bở

câu 2: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
Xương gồm: chất vô cơ, chất hữu cơ

- chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương
- chất vô cơ bảo đảm độ cứng rắn của xương

Câu 3: Có khi nào cơ gấp, cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa không? Vì sao?
- không khi nào cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận có thể cùng co tối đa
- cơ gấp và cơ duỗi của nhiều bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt…)

Câu 4: Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?
Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động và lao động.

Câu 5: Sự khác nhau về xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của người?
Sự khác nhau đó có ý nghĩa quan trọng:
- các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người
- xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích abn2 chân lớn, đảm bảo cho sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng

Câu 6: Hãy nêu điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân?
- về kích thước: xương chân dài hơn
- đai vai và đai hông có cấu tạo khác nhau
- sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân

Câu 7: Tại sao ở trẻ xương cột sống dễ uốn còn người trưởng thành cột sống khó cử đông hơn?
vì xương cột sống có các đốt sống khớp bán động với nhau. Mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp ở trẻ đĩa sụn đàn hồi. ngược lại, ở người trưởng thành đĩa sụn dẹp lại
 
CHƯƠNG 2: Đề thi <căn bản>
I. trắc nghiệm
câu 1: loại cơ nào tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động
a. cơ vân
b. cơ tim
c. cơ trơn
d. cả a, b, c

câu 2: xương hộp sọ của người thuộc loại xương nào sau đây?
a. xương dài
b. xương dẹt
c. xương ngắn
d. xương ống

câu 3: khớp xương giữa các đốt sống thuộc loại khớp nào?
a. khớp bất động
b. khớp động
c. khớp bán động
d. không có khớp

câu 4: ngón cái nguời có bao nhiêu cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ động ở bàn tay?
a. 4 cơ
b. 8 cơ
c. 12 cơ
d. 18 cơ

Câu 5: loại xương nào sau đây thuộc loại xương ngắn?
a. xuơng đầu
b. xương tay
c. xương đốt sống
d. cả a, b, c đều đúng

câu 6: loại xương nào sau đây có cấu tạo gồm thân xương và 2 đầu xương, bên ngoài thân xương có màng xương?
a. một xương dài
b. xương ngắn
c. xương dẹt
d. cả a, b, c đều đúng

câu 7: tác dụng của cột sống người là:
a. đứng thẳng và lao động
b. nâng đỡ đầu và góp phần tạo ra dáng đi, đứng thẳng
c. bảo vệ tim và phổi
d. cả, b, c đều đúng

câu 8: tơ cơ có cấu trúc:
a. dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân
b. dạng ống nằm trong tế bào cơ vân
c. dạng sợi nằm ngoài tế bào cơ vân
d. cả a, b, c đều đúng

câu 9: cơ bị mỏi khi co rút lâu là do:
a. nguồn năng lượng sản sinh quá nhiều trong cơ
b. khi cơ co có sinh ra khí CO2 và nhiệt độ quá nhiều
c. sự tích tụ axit lăctic trong cơ
d. cả 3 nguyên nhân trên

câu 10: có bao nhiêu đôi xương sườn có một đầu dính với xương ức
a. 10 đôi
b. 12 đôi
c. 14 đôi
d. 16 đôi

Câu 11: đặc tính đàn hồi của xương là do trong xương có:
a. chất cốt giao
b. chất vô cơ
c. chất khoáng
d. cả a, b, c

câu 12: khoảng độ tuổi nào của nam, xương sẽ ngừng phát triên chiều dài?
a. 10 tuổi
b. 15 tuổi
c. 18 tuổi
d. Từ 15 trở lên


II. tự luận
1. nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp tăng cường khả năng sinh công
2. nêu sự khác biệt giữa xương người và xương thú
3. phân biệt các loại xương và các khớp xương ở người
 
CHƯƠNG 2: Đề thi <nâng cao>
I. trắc nghiệm
câu 1: trong thành phần xương ở người còn trẻ thì chất xương chiếm tỉ lệ nào?
a. 1/2
b. 1/3
c. 1/4
d. 1/5

Câu 2: có bao nhiêu đôi xương sườn khớp ở ngực?
a. 8
b. 10
c. 11
d. 12

Câu 3: có bao nhiêu đôi đầu xương tự do?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4

Câu 4: bộ xương người có bao nhiêu xương tất cả?
a. 100
b. 200
c. 300
d. 400

Câu 5: cơ xương có hình dạng như thế nào?
a. hình thoi
b. hình dải
c. hình cầu
d. hình tròn
e. câu a, b, d đúng
f. câu a, c đúng


câu 6: những cơ nào phát triển nhiều nhất liên quan đến dáng đi thẳng ở người
a. cơ chẩm
b. cơ lưng
c. cơ ngực
d. cơ mông
e. cơ bắp chân
f. câu a, b, d, e đúng
g. câu a, b, d, e sai


câu 7: cơ trơn co dưới sự điều khiến của hệ thống cơ quan nào?
a. thần kinh giao cảm
b. thần kinh sinh dưỡng
c. hệ nội tiết
d. câu b, c đúng
e. câu b, c sai

câu 8: tại sao xuất hiện bệnh trạng về hệ cơ khi ta lao động nặng mà không có sự rèn luyện trước
a. sự mỏi cơ
b. sự tích lũy axit lactic
c. dây chằng căng thẳng
d. sự mỏi cơ của thần kinh
e. tất cả các phương án trên đúng

câu 9: tại sao không xảy ra sự đau cơ ở người có luyện tập thể dục thường xuyên
a. dây chằng mềm dẻo
b. sợi cơ lớn
c. oxi xâm nhập lơn
d. dự trữ glicôgen lớn, tính vững chắc của cơ trước sự mệt mỏi
e. câu b, c, d đúng
f. câu a, c, d đúng

câu 10: liệu có biến đổi về số lượng sợi cơ ở hệ cơ xương liên quan đến tuổi con người và mức độ luyện tập:
a. có
b. không


II. tự luận
1. vì sao khi vừa ngủ dậy, đôi khi ta cảm thấy toàn thân mệt mỏi?
2. tại sao thỉnh thoảng ngay các vận động viên (bơi lội, bóng đá) hay bị “chuột rút”? giải thích đê tìm ra cách phòng chống bệnh này
 
CHƯƠNG 2: Đáp án đề thi <căn bản>
I. Trắc nghiệm
1. a
2. b
3. c
4. b
5. c
6. a
7. b
8. a
9. c
10. b
11. a
12. d

II. Tự luận
1. khi cơ co tạo ra một lực để sinh công. Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ co. làm việc quá sức và kéo dài dẫn tới sự mỏi cơ. Nguyên nhân là do cơ thể không được cung cấp đủ oxi nên tích lũy axit lactic đầu độc cơ. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần lao động vừa sức và luyên tập thể dục thể thao

2. (máy bị lỗi nên ko thể tải lên dc, khi nào sửa dc mình post lên sau)

3 . phân biệt các loại xương và khớp xương ở người
a. các loại xương:
- căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, ta phân biệt ra ba loại xương
+ xương dài: hình ống, ở giữa rỗng có chứa tủy
+ xương ngắn: có kích thước ngắn
+ xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng
b. các khớp xương
- khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương. Có 3 loại khớp xương:
+ khớp động: biên độ cử động lớn --> cử động dễ dàng
+ khớp bán động: biên độ cử động nhỏ--> cử động hạn chế
+ khớp bất động: các xương gắn chặt bằng các khớp răng cửa--> không cử động được
 
CHƯƠNG 2: Đáp án đề thi <Nâng cao>
I. Trắc nghiệm:
1. b
2. b
3. b
4. b
5. e
6. f
7. d
8. e
9. f
10. b

II. Tự luận
1. khi ngủ hệ thần kinh bị ức chế, các cơ quan hầu như ở trạng thái thư giãn (thường là trọn vẹn)
vậy lúc tỉnh thì hệ thần kinh mình vẫn chưa thể trở lại bình thường được và cơ bắp thì cũng vẫn đang trong tình trạng thư giãn
khi mà chưa hoạt động trở lại, tức các cơ bắp chưa sinh ra công
chính vì vậy mà mệt mỏi

2. Hiện tượng bắp chân lại bị chuột rút là hiện tượng phía sau bắp chân bị co cứng . Phần lớn do nguyên nhân là do bị lạnh hoặc cơ phía sau bắp chân phải chịu tải trọng quá lớn , mệt mỏi quá độ gây nên . Chuột rút làm cản trở hoạt động bình thường của cơ thể , thậm chí tạm thời gây mất khả năng di chuyển bình thường . Tuy nhiên chỉ cần chúng ta để phân cơ bị chuột rút được nghỉ ngơi chốc lát , hoặc tiến hành động tác mát _xa , sẽ nhanh chóng giúp bắp chân trở lại bình thường
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top