Tổng hợp cách giảm tỉ lệ thoát cho website

HIDE

Moderator
Xu
0
Tỉ lệ thoát (Bounce Rate) là một trong những yếu tố giúp từ khóa lên top, tăng thứ hạng cho website của bạn nhưng làm sao để giảm tỉ lệ thoát cho website? Hãy làm theo những cách dưới đây để chắc chắn nâng tầm website của bạn.

Để có cách giảm tỉ lệ thoát cho website hiệu quả trước tiên bạn nên hiểu tỉ lệ thoát là gì? Đó là một người truy cập vào web của bạn, xem một trang và ngay lập tức thoát ra, chúng được tính bằng tổng số lần truy cập chỉ xem 1 trang/ tổng số truy cập vào trang web của bạn.

ty-le-thoat.jpg


Phương pháp giảm tỉ lệ thoát cho website

Tỷ lệ thoát ảnh hưởng tới website của bạn như thế nào?

Bounce Rate là thước đo để nói lên chất lượng của một website. Một website có tỉ lệ Bounce Rate thấp,chứng tỏ website đó là hữu ích với đa số khách truy cập.

Có thể kết luận rằng Bounce Rate là thước đo để nói lên điểm chất lượng, độ uy tín của một website trong mắt Google nói riêng. Một website có tỉ lệ thoát Bounce Rate thấp (khoảng 20%), chứng tỏ website đó là hữu ích, điều hướng tốt và cung cấp chuẩn các nội dung với đa số khách truy cập.

Và vì vậy, các nhà quảng cáo, tài trợ thường chọn những website có tỉ lệ Bounce Rate thấp để thực hiện những chiến dịch quảng cáo của mình vì nó sẽ hiệu quả hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập từ việc cho phép quảng cáo trên site của mình một cách thụ động.



ty-le-thoat2.jpg

Những cách tăng tỉ lệ thoát cho website của bạn:

Tối ưu tốc độ tải của website: Một trang web load chậm sẽ làm người truy cập ức chế và chỉ muốn thoát ra ngay. Vì thế hãy kiểm tra ngay web mình load chậm do đâu, thường là hình ảnh,flash hay javascript…nếu thế thì bạn hãy nên chọn những trang chia sẽ hình ảnh có tốc độ load nhanh như photobucket..vv.. ngoài ra các bạn nên bỏ những phần thừa, không cần thiết của web để tăng tốc tốt nhất cho site.

Xây dựng những liên kết hữu ích: Nhớ là đặt link dưới dạng nofollow và target=”_blank” nhé, mục đích là để con bọ google nó ko nhảy sang trang khác, nó chỉ thích loanh quanh web của bạn. Hãy nhớ dẫn từ những trang web nổi tiếng.

Lựa chọn từ khóa seo đúng người cần tìm: VÍ dụ Muốn mua quần áo, SEO của bạn có quần áo lên top nhưng khi vào web của bạn thì nội dung là ghi là kiểu dáng quần áo đẹp, quần áo thời trang…mà không có thông tin gì đáng để người khác quan tâm thì chắc chắn là sẽ exit ngay điều này phụ thuộc vào bạn, cách đặt keyword, title và meta và nội dung của site..mục đích SEO đúng thông tin người cần xem – không đúng thông tin out cho nhanh.

Sau khi hiểu bounce rate là gì bạn sẽ tiến hành những phương pháp trên để cải thiện tỷ lệ thoát của website, giúp website lên top nhanh nhất.


Sưu tầm
 
Tìm hiểu chỉ số “Bounce rate” trong Google Analytics ?

Tỷ lệ thoát của một trang web = tổng số lần thoát trên một trang (trong một khoảng thời gian nhất định) / tổng số lần xem trên trang (trong khoảng thời gian tương tự)

Ở đây, Bounces là số lần truy cập một trang (page), là số lần khách truy cập vào trang web của bạn.

Tỷ lệ bỏ trang của một trang web = Tổng số lần thoát tất cả các trang trên trang web (trong một khoảng thời gian nhất định) / Tổng số lần xem tất cả các trang trên trang web (trong khoảng thời gian tương tự)


bounce-rate-google-analytics.jpg



Tỷ lệ bỏ trang có thể là một chỉ số quan trọng để đo chất lượng của lưu lượng truy cập đến trang web của bạn hoặc các trang đích. Tỷ lệ thoát cao có nghĩa rằng trang web của bạn không liên quan đến truy cập của khách hàng. Nếu trang đích không liên quan đến truy cập của bạn thì bạn không thể mong đợi bất kỳ chuyển đổi, bán hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Toàn bộ mục đích của việc thiết lập một trang web không có giá trị.

Tỷ lệ bỏ trang/tỷ lệ thoát như thế nào là hợp lý? Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì dưới 20% là hợp lý, trên 35% cần phải xem xét còn trên 50% là mối lo ngại.

Cách để giảm Tỷ lệ thoát/ Bỏ trang trong Google Analytics
Phương pháp sau đây có thể giúp bạn trong việc giảm tỷ lệ thoát.

1. Điều chỉnh Bounce Rate của trang web của bạn
Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ thoát là điều chỉnh nó bằng cách tính toán thời gian độc giả ở lại trên một trang và bạn có được kết quả chính xác. Có rất nhiều tình huống mà bạn có thể chuyển đổi qua lần bị thoát trang, phổ biến trong trường hợp của các website/blog độc giả đến và rời khỏi trang đích mà không xem thêm lần nữa. Những độc giả này thường truy cập các trang web để đọc tin tức mới nhất / bài viết và sau đó rời khỏi trang web từ các trang đích như không có nhu cầu xem thêm nữa.

Nhưng kể từ lần truy cập duy nhất, Google Analytics sẽ hiển thị 100% tỷ lệ bỏ trang. Khi một người truy cập chuyển đổi trên trang web của bạn, lần truy cập này không nên được tính là bỏ trang ngay cả khi lần truy cập đó là duy nhất. Điều này là dễ hiểu vì mục đích là để chuyển đổi và nhà quản trị web không tối ưu hóa tỷ lệ thoát.

2. Giảm tỷ lệ bỏ trang trong chỉ số lợi nhuận

Chỉ số lợi nhuận là một cơ sở dữ liệu của tất cả các trang có lợi nhuận trên trang web của bạn.

Lợi nhuận được xem như tất cả các trang web thường xuyên được xem nhiều nhất trước khi chuyển đổi. Vì vậy, nếu các trang web đã có tỷ lệ thoát cao thì nó sẽ tác động đáng kể đến chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi của trang web của bạn. Bạn cần giảm tỷ lệ thoát của các trang web trong chỉ số lợi nhuận để cải thiện chuyển đổi.

profit.jpg


3. Nhắm mục tiêu từ khóa, các trang đang có lưu lượng truy cập thấp

Nếu trang web của bạn nhận được lưu lượng truy cập mà không liên quan đến các sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang bán thì khách truy cập website sẽ thoát khi họ truy cập trên trang web của bạn. Bạn hãy xác định các nguồn truy cập đó và hãy ngừng chiến dịch hoặc nhắm mục tiêu các từ khóa / trang đích phù hợp.

4. Tạo trang đích đúng mục tiêu của khách truy cập

Nếu bạn đang nhận được lưu lượng truy cập nhưng trang đích của bạn không đúng mục tiêu truy vấn của người truy cập thì lưu lượng truy cập website sẽ giảm hay tỷ lệ thoát trang web của bạn tăng.

5. Tạo trang đích hiển thị ‘Kêu gọi hành động’ của bạn

Nếu trang đích của bạn thiếu các “Kêu gọi hành động” (CTA) hoặc không hiển thị nổi bật CTA, như vậy bạn sẽ khó giữ khách truy cập vào trang web của bạn.

Tiêu đề, phụ đề và các đầu mục hướng dẫn độc giả đến CTA của bạn là cách tuyệt vời để nổi bật hiển thị CTA của bạn.

6. Phát triển nội dung thu hút độc giả


Ngay cả khi một số khách hàng vẫn còn quan tâm đến nội dung /sản phẩm của bạn, họ vẫn có nhiều khả năng thoát trang khi họ có thể đánh dấu trang của bạn và sau đó trong một lần khác để quay trở lại trang web. Vì vậy, trải nghiệm trang đích là mục đích lâu dài để giảm tỷ lệ thoát các trang web của bạn.
 
bounce-rate-la-gi-lam-the-nao-de-giam-bounce-rate.jpg


Tất nhiên rồi phải có lý do thì Google mới đưa ra “thước đo” này chứ.

Đơn giản Bounce Rate là thước đo để nói lên điểm chất lượng, độ uy tín của một website/blog trong mắt Google. Một blog có tỉ lệ thoát Bounce Rate thấp, chứng tỏ website đó là hữu ích, điều hướng tốt và cung cấp nội dung hữu ích với đa số khách truy cập.

Vì vậy trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tỉ lệ thoát (Bounce Rate) là gì , nguyên nhân nào kiến tỷ lệ bounce rate cao và làm thế nào để giảm tỷ lệ bounce rate xuống mức thấp nhất có thể.

Tỷ lệ Bounce Rate là gì?
Tỷ lệ bounce rate hay còn gọi là tỷ lệ thoát, cho bạn thấy được rằng khi một người nào đó truy cập vào blog của bạn, xem một trang, và ngay lập tức rời khỏi mà không xem bất cứ một nội dung nào khác.

Tỷ lệ thoát được tính bằng công thức:

Tỷ lệ thoát = Tổng số lần truy cập chỉ xem 1 trang / Tổng số truy cập vào blog của bạn

Ví dụ, trong một tháng blog của bạn nhận được 120.000 lượt xem, trong đó có 80.000 lần khách truy cập chỉ xem duy nhất 1 trang, tỷ lệ thoát của tháng đó sẽ được tính như sau 80.000: 120.000= 0,66 (66%). Chú ý rằng bạn có thể tính toán tỷ lệ thoát của toàn bộ các trang hoặc một trang duy nhất trong blog.

Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ thoát cao trên blog của bạn có thể là:

  • Nội dung bài viết của bạn chưa tốt hoặc nội dung khó đọc
  • Tiêu đề bài viết không diễn giải đúng nội dung và không ăn nhập với nhau
  • Người truy cập nhấp vào quảng cáo trên trang của bạn
  • Người truy cập nhấp vào các liên kết ngoài (external link) trong bài viết
  • Tốc độ tải trang chậm
Cách tốt nhất và chính xác nhất là bạn có thể sử dụng Google Analytics để theo dõi, thống kê tỷ lệ thoát trên blog. Tại đây bạn cũng có thể xem được thời gian trung bình người dùng ở lại trên trang mỗi trang là bao lâu? Số trang trên một phiên truy cập…

Rõ ràng tỷ lệ thoát trên blog của bạn càng thấp càng tốt, bởi vì nó có nghĩa là người truy cập đang thích thú với nội dung blog của bạn, họ đang tìm được điều họ cần và họ đang click để di chuyển từ trang thứ nhất sang trang thứ hai rồi thứ ba…

bounce-rate-la-gi-01.jpg


Làm thế nào để giảm tỷ lệ bounce rate?
Như đã nói ở trên cách tốt nhất để phân tích tỷ lệ bounce rate là dùng Google Analytics. Khi bạn đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của bạn, bạn sẽ được thấy ngay số liệu thống kê tỷ lệ bounce rate trung bình trên toàn blog (hình trên). Tuy nhiên để hiểu và khắc phục nhằm giảm tỷ lên bounce rate xuống mức thấp nhất bạn cần phải phân tích sâu hơn vào từng yếu tố bên trong. Dưới đây là một số điều mà bạn có thể cần phần tích.

Phân tích trang có nội dung hấp dẫn nhất
Trong tài khoản Google Analytics bạn chỉ cần chọn mục Hành vi -> Nội dung trang web -> Tất cả các trang

bounce-rate-la-gi-02.jpg


Tại đây bạn sẽ thấy được thông tin thống kê chi tiết từng trang trong blog của bạn, bao gồm lượt truy cập trong 30 ngày qua, tỷ lệ thoát, thời gian trung bình trên trang… Như hình trên bạn có thể thấy rằng:

  • Tỷ lệ bounce rate trên trang chủ của Ngọc Đến Rồi chấm Com là dưới 50%. Điều này có nghĩa là ít nhất một nửa số khách truy cập vào trang chủ của Ngọc đã chuyển sang các trang khác trên blog.
  • Bài được quan tâm nhất của Ngọc trong tháng là bài viết về cách tăng doanh số Affiliate Sale trên blog có tỷ lệ thoát gần 73% – tức là sau khi mọi người đọc bài viết, đa phần họ đã hài lòng (hy vọng thế) và di chuyển ra khỏi blog.
Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tỷ lệ bounce rate bằng cách:

  • Tại các trang có tỷ lệ thoát cao nhất: Bạn có thể đặt thêm các link để người truy cập có cơ hội di chuyển sang các trang tiếp theo trong blog. Bạn cũng nên sử dụng những câu gợi ý như “Đừng bỏ lỡ bài viết…” hay “Bạn thích bài viết này thì bạn cũng sẽ thích…” để kích thích đọc giả nhấp chuột di chuyển đến các trang kế tiếp.
  • Tại các trang có tỷ lệ thoát thấp nhất: Nếu bạn đang muốn điều hướng người dùng đến các trang bán hàng thì đây là nơi tốt nhất để bạn làm điều đó. Hãy đặt các nút kêu họi hành động (Call To Action – CTA) để “dẫn dắt” người đọc trở thành khách hàng của bạn
  • Tại các trang có nội dung thu hút nhiều lượt truy cập nhất: Bạn có thể chia bài viết thành nhiều phần để đọc giả dễ theo dõi (nếu bài viết dài) hoặc tiếp tục phát triển thêm bài viết với chủ đề liên quan.
Phân tích nguồn lưu lượng tốt nhất
Để phân tích xem nguồn lưu lượng tốt nhất, bạn chỉ cần chọn Sức thu hút -> Tất cả lưu lượng truy cập -> Nguồn/Phương tiện

bounce-rate-la-gi-03.jpg


Tại đây, bạn sẽ thấy được người truy cập đến với blog của bạn từ nguồn nào và tỷ lệ thoát tương ứng. Như hình trên Ngọc nhanh chóng nhận thấy rằng:

  • Nguồn lưu lượng lớn nhất là tìm kiếm tự nhiên từ Google với tỷ lệ thoát vào khoảng 65%
  • Rất ngạc nhiên Facebook cũng là một nguồn lưu lượng đáng kể và cho tỷ lệ thoát thấp nhất, khoảng 50%. Chứng tỏ những đọc giả đến từ Facebook là những đọc giả quan tâm và di chuyển đến nhiều trang nhất trong blog của Ngọc
  • Những người đến với blog của Ngọc theo cách trực tiếp (Direct) cũng là nhóm truy cập cho thấy tỷ lệ thoát thấp, khoảng 60%
Bây giờ bạn đã biết được nguồn lưu lượng tốt nhất đến từ đâu, đây sẽ là những kênh để bạn tập trung vào trong tương lai nhằm tiếp tục thu hút người đọc và giữ họ ở lại với blog của bạn lâu hơn. Đó chính là cách giảm tỷ lệ bounce rate!

Phân tích các dữ liệu khác liên quan đến tỷ lệ Bounce Rate
Trong Google Analytics còn rất nhiều dữ liệu thống kê khác và hầu hết tất cả đều cho bạn thấy tỷ lệ thoát liên quan là bao nhiêu. Bạn có thể phân tích thêm về nhân khẩu học như vị trí địa lý, độ tuổi hay trình duyệt & hệ điều hành… mà người dùng đang truy cập blog của bạn và tỷ lệ thoát tương ứng là bao nhiêu.

Gần đây Ngọc cũng thấy một mẹo để giảm tỷ lệ bounce rate kết hợp với tăng CTR bằng cách khuyến khích người đọc click vào link Affiliate của Khuê Trần cũng rất hay bạn có thể tham khảo tại đây!

Lời kết
Như vậy bạn đã biết bounce rate là gì, nó ảnh hưởng đến blog của bạn như thế nào, cách phân tích và cải thiện tỷ lệ bounce rate thông qua việc tiếp tục phát triển nội dung hữu ích, thêm các link nội để người đọc có cơ hội di chuyển nhiều hơn đến các trang khác trong blog. Ngoài ra bạn cũng nên bố trí các chuyên mục một các rõ ràng để điều hướng tốt nhất nhằm giảm tỷ lệ thoát trên blog.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu thậm chí bạn không thể “giữ chân” người đọc tại blog của bạn lâu nhất, thì bạn vẫn có thể làm cho họ quay trở lại bằng cách cung cấp những liên kết và thường xuyên chia sẻ nội dung trên các tài khoản mạng xã hội, hay gửi bản tin qua email cập nhật bài viết mới… Luôn luôn nhớ, hãy cho người đọc có cơ hội kết nối với bạn. Đó chắc chắn là điều bạn cần làm nếu muốn giảm tỷ lệ bounce rate trên blog của bạn và bạn sẽ có cơ hội tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google.

Theo chia sẻ từ: ngocdenroi
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top