Tổng hợp các đề đọc hiểu liên quan tới bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu là một tác phẩm thuộc chương trình văn 11. Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp của cảnh thu, đồng thời là tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Khuyến trước cảnh vạn vật. Để củng cố kiến thức tác phẩm, sau đây là đề đọc hiểu mời bạn đọc tham khảo.

20220808_185754.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Đề số 1

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Câu 1: Bài thơ “Câu cá mùa thu” thực ra có phải nói chuyện câu cá hay không? Vì sao?

Câu 2: Bài thơ “Câu cá mùa thu” được viết trong ngữ cảnh nào?

Câu 3: Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?

Câu 4: Qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước?

Câu 5: Nghệ thuật của “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?

Lời giải

Câu 1: Bài thơ có nhan đề “Câu cá mùa thu” nhưng không chú ý vào việc câu cá mà chú ý đến cảnh thu: những biến đổi tinh tế của cảnh vật, để rồi từ đó thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.

Câu 2: Bài thơ được viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.

Câu 3: Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Bên cạnh đó còn thấy được tình thu ẩn hiện: mội nỗi đau đời của nhân vật trữ tình.

Câu 4: Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Khuyến là người vô cùng yêu thiên nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên, một con người yêu nước thầm kín- tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc.

Câu 5: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng biểu hiện thần thái của sự vật

- Cách gieo vần độc đáo

- Hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng giàu sức biểu cảm

Đề số 2:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Câu 1: Bài thơ “Câu cá mùa thu” thực ra có phải nói chuyện câu cá hay không? Vì sao?

Câu 2: Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?

Câu 3: Điểm nhìn cảnh thu của tác giả trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?

Lời giải:

Câu 1: Bài thơ có nhan đề “Câu cá mùa thu” nhưng không chú ý vào việc câu cá mà chú ý đến cảnh thu: những biến đổi tinh tế của cảnh vật, để rồi từ đó thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.

Câu 2: Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Bên cạnh đó còn thấy được tình thu ẩn hiện: một nỗi đau đời của nhân vật trữ tình..

Câu 3:
- Điểm nhìn từ gần thấp đến cao xa rồi lại trở về gần thấp.
- Từ điểm nhìn đó nhà thơ có thể quan sát không gian, cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động.

Đề số 3:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Câu 1: Những từ ngữ nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

Câu 2: Em có nhận xét gì về không gian trong bài thơ qua các chuyển động? ( viết 1 đoạn văn ngắn)

Câu 3: Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về tấm lòng của nhà thơ nguyễn khuyến với thiên nhiên, đất nước? ( viết 1 đoạn văn ngắn)

Lời giải:

Câu 1: Những từ ngữ gợi lên nét riêng của mùa thu:
+ Hình ảnh: ao thu lạnh lẽo, nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng…
+ Đường nét, sự chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng…là những nét rất đặc trưng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 2:
Bài thơ ” Câu cá mùa thu” đã cho người đọc thấy rất rõ không gian ngập tràn sắc thu quan từng chuyển động. Bốn câu thơ đầu tả cảnh, một bức tranh phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo và tĩnh lặng. Cái gì cũng nhỏ bé, thanh sơ gợi một không gian thật yên bình nhưng cô đơn, vắng lặng. Bức tranh được bao trùm bởi màu xanh: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và điểm xuyết sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao. Sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Không gian trong 4 câu thơ đầu thật nhỏ bé, tĩnh lặng. Đến 4 câu thơ tiếp, không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” càng khiến cái tĩnh lặng, vắng vẻ bao trùm.

Câu 3:
Bài thơ tuy miêu tả cảnh thu nhưng sau khi đọc xong ta lại thấy thấp thoáng đâu đó hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Đó là hồn thơ nhạy cảm yêu thiên nhiên đất nước. Sự gắn bó và tình yêu thương trìu mến đặc biệt với vùng đồng bằng chiêm trũng, với những ao chuôm nhỏ nhắn, với thuyền câu, lá vàng, ngõ trúc quanh co… đã giúp cho nhà thơ có được những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên cũng như giành cho nó tình cảm ưu ái đặc biệt. Ông mong muốn được sống hòa mình với thiên nhiên. Đằng sau đó là tâm sự của một người yeu nước thầm kín, sâu sắc. Hai câu cuối bài thơ đã thể hiện tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc, của đất nước. Có thể nói Nguyễn Khuyến đã nén cả một nhân cách lớn, một hồn thơ lớn một nỗi đau lớn vào tiếng cuốc nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can người đọc hôm nay.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top