Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm phần địa lí tự nhiên

Địa lí tự nhiên là một phần vô cùng quan trọng của chương trình môn học địa lí. Nghiên cứu và tìm hiểu địa lí tự nhiên trong chương trình THPT để phát hiện ra hơn về thế giới "tự nhiên" (địa hình, khí hậu,...). Đây là một phần đặc biệt lưu ý vì sẽ xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT. Để giúp bạn trong quá trình học tập địa lý, mời bạn tham khảo bài tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm phần địa lí tự nhiên.


Câu 1. Vùng biển được tính từ đường cơ sở mở rộng ra biển 200 hải lí được gọi là:
A. thềm lục địa.
B. tiếp giáp lãnh hải.
C. vùng đặc quyền kinh tế.
D. lãnh hải.

Câu 2. Em hãy cho biết vào mùa đông ở nước ta miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, vào thời điểm này ở miền Nam chịu ảnh hưởng của loại gió nào?
A. Gió tây khô nóng.
B. Gió mùa tây nam.
C. Gió tín phong.
D. Gió tây ôn đới.

Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là:
A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.
B. vị trí địa lí nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông.
C. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.
D. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 4. Em hãy cho biết nguyên nhân làm cho mùa đông ở miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ đến muộn và kết thúc sớm.
A. Gió tây khô nóng.
B. Gió mùa tây nam.
C. Gió tín phong.
D. Gió mùa kết hợp với ảnh hưởng của địa hình.

Câu 5. Bão của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam chủ yếu là do:
A. áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
B. mùa mưa của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
C. mùa mưa và sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới từ Bắc vào Nam.
D. gió mùa kết hợp với ảnh hưởng của địa hình.

Câu 6. Đất đai trên các vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi để:
A. trồng các cây công nghiệp lâu năm.
B. trồng các cây công nghiệp hàng năm.
C. trồng cây hàng năm, đặc biệt là cây lúa.
D. nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 7. Đất đỏ ba dan trên cao nguyên Lâm Viên là điều kiện thuận lợi để
A. trồng các cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
B. trồng các cây công nghiệp hàng năm.
C. trồng cây hàng năm, đặc biệt là cây lúa.
D. trồng các cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc cận nhiệt đới, ôn đới.

Câu 8: Đất đai của dải đồng bằng duyên hải miền Trung của nước ta có đặc điểm:
A. rất màu mỡ do phù sa sông bồi đắp.
B. biển đóng vài trò chủ đạo trong quá trình thành tạo.
C. đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
D. chủ yếu là đất mùn thô.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi nhiệt độ của nước ta từ Bắc vào Nam :
A. nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
D. nhiệt độ tháng 1 giữa miền Bắc và miền Nam không có sự khác biệt lớn.

Câu 10: Trên thế giới cũng như ở nước ta mùa lũ của các con sông thường:
A. diễn ra đồng thời với mùa mưa.
B. chậm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng.
C. trước mùa mưa khoảng 1 tháng.
D. xảy ra trên các hệ thống sông lớn.

Câu 11: Lũ quét thường xảy ra ở :
A. vùng đồng bằng.
B. vùng đồi núi.
C. khu vực bán bình nguyên và đồi trung du.
D. vùng ven biển.

Câu 12: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nổi bật là:
A. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió tín phong.
B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ.
C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
D. khí hậu ít có sự phân hóa.

Câu 13: Khí hậu Miền bắc và Đông bắc Bắc Bộ có đặc điểm nổi bật là:
A. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió tín phong.
B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ.
C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
D. khí hậu ít có sự phân hóa.

Câu 14: Khí hậu Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nổi bật là:
A. có nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm lớn.
B. nóng quanh năm, chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa.
C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc.
D. khí hậu ít có sự phân hóa.

Câu 15: Kiểu thời tiết đặc trưng khi có gió phơn tây nam hoạt động mạnh:
A. khô nóng.
B. nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
C. nóng khô, nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
D. nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.

Câu 16: Đặc điểm của gió Mậu dịch (Tín phong) tác động đến thời tiết nước ta:
A. hoạt động quanh năm, cường độ không đổi.
B. chỉ xuất hiện vào thời kì chuyển tiếp xuân – thu.
C. hoạt động quanh năm, nhưng bị suy yếu vào thời kì chuyển tiếp xuân – thu.
D. hoạt động quanh năm nhưng mạnh lên vào thời kì chuyển tiếp xuân – thu.

Câu 17: Những nơi mưa nhiều nhất ở nước ta thường nằm ở:
A. gần biển.
B. vùng núi cao chắn gió.
C. đỉnh núi cao.
D. đồng bằng.

Câu 18: Các cao nguyên Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh là các cao nguyên có nguồn gốc từ đá gì?
A. Cao nguyên đá vôi.
B. Cao nguyên đá phiến.
C. Cao nguyên đá badan.
D. Cao nguyên đá biến chất.

Câu 19: Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta có vai trò như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền ?
A. Thềm lục địa. C. Nội thủy.
B. Vùng đặc quyền kinh tế. D. Lãnh hải.

Câu 20: Khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo được gọi là
A. vùng đất liển. C. vùng trời.
B. vùng biển. D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 21: Phần ngầm dưới biển và lòng đất thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa, bộ phận đó được gọi là:
A. thềm lục địa. C. nội thủy.
B. vung đặc quyền kinh tế. D. lãnh hải.

Câu 22: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 em hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có diện tích nhỏ nhất nước ta.
A. Hà Nam C. Bắc Ninh
B. Hưng Yên. D. Vĩnh Phúc.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 em hãy cho biết nguyên nhân mang mưa đến cho Nha Trang vào thời kì thu đông là:
A. do gió mùa đông bắc suy yếu khi vào phía nam.
B. do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.
C. do ảnh hưởng của bão.
D. do ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc từ biển thổi vào.

Câu 24:
Nhà thơ Phạm Tiến Duật viết trong bài thơ “ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”
Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Anh xuống núi nắng về rực rỡ
Em hãy cho biết câu thơ trên nói đến hiện tượng địa lí nào?
A. Gió thung (gió núi) C. Gió mùa mùa hạ
B. Gió mùa đông bắc D. Gió Phơn tây nam

Câu 25 : Nhân dân ta có câu ca dao
“ Thương anh, em cũng muốn vô
Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Em hãy cho biết “phá Tam Giang” được được nhắc đến trong câu ca dao trên nằm ở tỉnh nào ở nước ta?
A. Thừa Thiên Huế C.Quảng Nam
B. Quảng Bình D. Quảng Ngãi

Câu 26. Biểu hiện rõ nhất cho thấy tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi là:
A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
B. xói mòn lớp đất trên mặt tạo nên các bề mặt trơ sỏi đá.
C. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung lũng khô.
D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.

Câu 27: Nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là:
A. tác động của hướng các dãy núi.
B. sự phân hóa độ cao của địa hình.
C. tác động của gió mùa.
D. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.

Câu 28: Nét khác biệt cơ bản về khí hậu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ so với Nam Bộ là:
A. có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
B. mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch mạnh hơn.
C. khí hậu chia làm hai mùa: mưa – khô rõ rệt.
D. mưa nhiều vào thời kì thu đông.

Câu 29: Vào nửa đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ:
A. Áp cao Xibia.
B. Áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
C. Áp cao chí tuyến nửa cầu Nam.
D. Áp thấp Aleut.

Câu 30: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ:
A. Áp cao Xibia.
B. Áp cao bắc Ấn Độ Dương.
C. Áp cao chí tuyến nửa cầu Nam.
D. Áp thấp Aleut.

Câu 31: Nguyên nhân gây mưa cho cả hai miền Bắc Nam vào giữa và cuối mùa hạ là do:
A. hoạt động của khối khí xích đạo nóng ẩm.
B. sự có mặt của dải hội tụ nhiệt đới.
C. hoạt động của gió mùa mùa hạ.
D. hoạt động của gió Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 32: Khí hậu miền Bắc nước ta có đặc điểm:
A. mùa đông lạnh; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
B. có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
C. mùa hạ có gió phơn tây nam khô nóng, mùa đông lạnh.
D. có mùa mưa lệch về thu đông và thường có bão.

Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 em hãy cho biết trong các đỉnh núi nào có độ cao lớn nhất?
A. Tây Côn Lĩnh. C. Pu Tha Ca.
B. Kiêu Liêu Ti. D. Pu Si Lung.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top