• Chào mừng bạn truy cập diễn đàn [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Sử dụng MIỄN PHÍ CHAT GPT
    -
    VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tổng hợp các câu hỏi ôn tập chương 2 hóa 10: Bảng tuần hoàn

Kina Ngaan

Active member
Bảng tuần hoàn là một chương quan trọng của chương trình hóa 10, là tiền đề cho các chuyên đề hóa học tiếp theo. Nhận diện được bảng tuần hoàn sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình học tập môn hóa về lý thuyết lẫn bài tập tính toán. Dưới đây là các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về bảng tuần hoàn, mời bạn tham khảo.

20220716_075429.jpg

Câu 1: Nhận định nào sau đây là chưa chính xác:
A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có số e bằng nhau.
D. Chu kỳ thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kỳ 1 và chu kỳ 7 chưa hoàn thành).

Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.

Câu 3: Cho các nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Y có số hiệu nguyên tử là:
A. 13. B. 14. C. 15. D. 16.

Câu 4: Nguyên tố A thuộc nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Công thức hợp chất khí với hidro là:
A. AH7. B. HA. C. H2A. D. AH3.

Câu 5: Cho các nguyên tố A, B, C, D lần lượt có tính phi kim giảm dần (A > B > C > D). Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là:
A. A < B < C < D. B. D < C < B < A. C. A < C < B < D. D. D < B < C < A.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là chính xác:
A. Bán kính nguyên tử càng lớn thì tính phi kim càng lớn.
B. Bán kính nguyên tử càng lớn thì độ âm điện càng lớn.
C. Bán kính nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại càng yếu.
D. Bán kính nguyên tử càng nhỏ thì tính bazơ càng mạnh.

Câu 7: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH. Cấu hình e lớp ngoài cùng của X là:
A. ns2np5. B. np5. C. ns2np4. D. ns2np1.

Câu 8: Nguyên tố R có cấu hình e là 1s22s22p3. Oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro lần lượt có công thức là:
A. RO2 và RH4. B. RO3 và H2R. C. R2O5 và RH3. D. R2O7 và RH.

Câu 9: Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 19. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là:
A. C < B < A < D. B. C < A < B < D. C. D < B < A < C. D. D < A < B < C.

Câu 10: Tổng số nguyên tố ở chu kỳ 3 và chu kỳ 4 là:
A. 8 nguyên tố. B. 18 nguyên tố. C. 10 nguyên tố. D. 26 nguyên tố.

Câu 11: Nguyên tử P (Z = 15) có số e ở lớp ngoài cùng là:
A. 7 B. 4 C. 8 D. 5

Câu 12: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là:
A. số proton B. Số nơtron C. Dễ dàng nhường 1 e D. Số electron

Câu 13: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là:
A. 2, 8, 18, 32 B. 2, 6, 10, 14 C. 2, 6, 8, 18 D. 2, 4, 6, 8
Câu 14: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Nhận xét sai là
A. X có 6 electron ở lớp ngoài cùng. B. X có 4 electron p ở lớp ngoài cùng.
C. X có ba lớp electron. D. X là nguyên tố khí hiếm.

Câu 15: Ion Y– có cấu hình e: 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 3, nhóm VIIIA C. chu kì 4, nhóm IA D. Chu kì 4, nhóm IIA

Câu 16: Số khối của nguyên tử b ng t ng:
A. số n và e B. số p và e C. t ng số n, e, p. D. số p và n

Câu 17: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là
A. nguyên tố p. B. nguyên tố s. C. nguyên tố s và p. D. nguyên tố d và f

Câu 18: Nguyên tố thuộc nhóm VA có hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong hợp chất với hiđro lần lượt là :
A. III và III B. III và V C. V và V D. V và III

Câu 19: Đồng vị là những nguyên tử có cùng:
A. số electron nhưng khác nhau số điện tích hạt nhân.
B. số proton nhưng khác nhau số nơtron.
C. số khối nhưng khác nhau số nơtron.
D. cùng điện tích hạt nhân và số khối.

Câu 20: Cho các nhận định sau:
(1): Trong một chu kỳ, tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
(2): Trong một nhóm, tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
(3): Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
(4): Trong một nhóm, độ âm điện giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Số nhận định chính xác là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 21: Nguyên tố R tạo được ion R+, cation này có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. ô 19 chu kỳ 4 nhóm IA. B. ô 18 chu kỳ 3 nhóm VIIIA.
C. ô 19 chu kỳ 3 nhóm IA. D. ô 18 chu kỳ 4 nhóm VIIIA.

Câu 22: Nguyên tố T thuộc nhóm VA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Công thức oxit cao nhất của T là:
A. T2O5. B. T2O3. C. TO2. D. TO5.

Câu 23: Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt có số hiệu nguyên tử là 9, 16, 17. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim là:
A. X < Y < Z. B. Z < Y < X. C. X< Z<Y. D. Y <Z<X.

Câu 24: Nguyên tố T thuộc chu kỳ 4 nhóm VIIIB. Cấu hình e nào sau đây không thể là T:
A. 3d64s2. B. 3d74s2. C. 3d84s2. D. 3d104s1.

Câu 25: Hai nguyên tố X và Y thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng HTTH (cùng một chu kỳ). Tổng số hạt mang điện trong cả 2 nguyên tử X và Y là 66 hạt (biết ZX < ZY). Hai nguyên tố đó là:
A. S và Cl. B. P và S. C. Cl và Ar. D. Si và P.

Câu 26: Hai nguyên tố T và U thuộc cùng một nhóm A và nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp. Tổng số protron trong cả hai nguyên tử nguyên tố là 32. Hai nguyên tố T và U lần lượt là (ZT< ZU):
A. Na và K. B. Mg và Ca. C. O và S. D. F và Cl.

Câu 27: Nguyên tố X có công thức của hợp chất khí với hidro là RH3. Trong oxit cao nhất của nó, X chiếm 25,93% về khối lượng. Vậy X là:
A. N. B. P. C. S. D. Cl.

Câu 28: X vàY (ZX<ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét đúng về X,Y là
A. Đơn chất của X tác dụng được với đơn chất của Y.
B. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện củaX.
C. Hợp chất của X với hiđro là phân tử phân cực.
D. Công thức oxit cao nhất của Y là YO3.

Câu 29: Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là .
A. 14. B. 32. C. 31. D. 52.

Câu 30: Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau có tổng số số hiệu nguyên tử là 32. Vậy X, Y thuộc nhóm nào?
A. VIIA. B. IIIA. C. VIA. D. IIA.

Câu 31: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm VIIA là 28. Nguyên tử khối của nguyên tử nguyên tố X là.
A. 21. B. 18. C. 20. D. 19.

Câu 32: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2. Phần trăm khối lượng của R trong oxit cao nhất là 46,67%. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron độc thân.
B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 2.
C. Oxit cao nhất của R tác dụng được với dung dịch kiềm loãng ở điều kiện thường.
D. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn...

Câu 33: Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 17, 18, 19. Số nguyên tố là kim loại là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 34: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là :
A. X có số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA. B. X có số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA.
C. X có số thứ tự 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. X có số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA.

Câu 35: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp của cùng 1 chu kì. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 31. Y thuộc nhóm VIA. Kết luận nào sau đây là đúng với X và Y?
A. X và Y đều là kim loại. B. Ở trạng thái cơ bản Y có một electron độc thân.
C. Ở trạng thái cơ bản X có 3 electron độc thân. D. Công thức oxit cao nhất của X là XO2.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top