Tổng hợp các bài đọc hiểu liên quan tới Thương vợ của Trần Tế Xương

Bài thơ Thương vợ là bài thơ phản ánh hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con, đồng thời thể hiện tình thương yêu, quý trọng và biết ơn của nhà thơ Trần Tế Xương đối với người vợ của mình. Dưới đây là tổng hợp các bài đọc hiểu liên quan tới Thương vợ của Trần Tế Xương.

thuong-vo-tu-xuong.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Đề số 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu dưới đây

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

( Thương vợ - Tú Xương)

a, Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản ?

b, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật ?

c, Em hiểu ý nghĩa 2 câu thơ đầu như thế nào ?

d, Xác định những phép liên kết trong bài thơ ?

Lời giải

a. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

b. Các biện pháp nghệ thuật:

- Ẩn dụ: Thân cò

- Đảo ngữ: Lặn lôi thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông

- Sử dụng thành ngữ: Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

c. Ý nghĩa: Bà Tú quanh năm vất vả buôn bán ở mom sông để nuôi gia đình gồm có 5 con và ông chồng

-Hai câu thơ đầu đã cho ta thấy sự vất vả của bà Tú. Bà lặn lội sơm chiều bon chen cực nhọc để nuôi cả gia đình. Đôi vai gầy yếu ấy gánh trọng trách nuôi cả nhà mà không có ai đỡ đần

d. Những phép liên kết: liên tưởng, lặp ngữ âm

Đề số 2: Đọc văn bản sau và phân tích cách tính thời gian, cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú và chuyện bà Tú nuôi cả con lẫn chồng trong hai câu thơ đề.

Quanh năm buôn bán ở ven sông,

Nuôi hết năm con với một chồng.

Lặn lội thân gầy khi quãng vắng

Sì sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

(Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 – 30).

*Gợi ý trả lời

- Cách tính thời gian:

+ Quanh năm: Là suốt cả năm, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng không có sự nghỉ ngơi. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải một năm.

- Cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú:

+ Buôn bán: Là công việc khó nhọc, vất vả, phải lặn lội sớm hôm, dấn thân vào chốn thương trường đầy bon chen, đầy những tranh giành, kèn cựa.

+ Mom sông: Là phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông. Đây là nơi chon von, rất nguy hiểm.

-> Câu thơ đầu nói về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm.

- Cách nói về chuyện bà Tú nuôi đủ cả con lẫn chồng:

+ Nuôi đủ nghĩa là không để cho thiếu thốn. Khái niệm đủ với các con là ăn no, mặc ấm. Còn riêng với ông Tú thì đủ không chỉ có nghĩa ăn no, mặc ấm mà còn là đáp ứng đủ mọi thú ăn chơi: Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh; Sáng nem bữa tối đòi ăn chả, Nay kiệu ngày mai lại giở cờ,...

+ Số lượng: Năm con với một chồng, tức là sáu người. Mình bà Tú gánh trách nhiệm nuôi đủ sáu người (cả bà là bảy người) trên vai. Tú Xương khôi hài, trào phúng về đức ông chồng – là chính mình – tự hạ mình, coi mình là thứ con đặc biệt, kẻ ăn theo, ăn bám, ăn tranh với năm đứa con.

=> Cách tính thời gian, cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú và chuyện bà nuôi cả con lẫn chồng thể hiện nỗi gian truân, vất vả của bà Tú đồng thời cho thấy sự tri ân của ông Tú đối với người vợ của mình.

Đề số 3: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây? Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì?

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

*Gợi ý trả lời

1. Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ :

- “Lặn lội thân cò”:

- “Eo sèo mặt nước”:

- Nêu tác dụng: Nhấn mạnh cảnh làm ăn gian nan, vất vả của bà Tú khi buôn bán ở nơi đông đúc…

2. Các thành ngữ:

- Một duyên hai nợ: Bà Tú lấy ông Tú duyên ít mà nợ nhiều (0.75đ).

- Năm nắng mười mưa:chỉ sự vất vả nắng mưa của bà Tú đề nuôi chồng con

Đề số 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu) trình bày cảm nhận của anh/chị về tiếng chửi của Tú Xương trong hai câu thơ cuối “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/Có chồng hờ hững cũng như không”.

* Gợi ý làm bài

Đoạn văn cần đảm bảo những ý sau:

- Hai câu thơ là tiếng chửi:

+ Chửi thói đời đen bạc (nếp chung của xã hội, của người đời).

+ Tự chửi mình (tự nhận lỗi về mình).

- Tiếng chửi làm nên nhân cách cao đẹp của Tú Xương.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top