a) Cho biết tác giả và năm sáng tác truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
b) Tóm tắt và nêu chủ đề của truyện.
a) Tác giả: Nguyễn Quang Sáng. Năm sáng tác: 1966
b) Tóm tắt : ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. mãi đến khi con gái lên tám tuổi, , ông mới có địp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra ba vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. em đối xử với ba như người xa lạ. đến lúc Thu nhận ra ba thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ở không căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí , nhớ thương đứa con vào việc là chiếc lược ngà để tặng cô con gái bé nhỏ. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
Chủ đề: Ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tình cảm ấy có giá trị nhân bản sâu sắc, càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy cho biết diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu?
a) Thái độ, hành động của bé Thu trước khi nhận ông sáu là ba.
- Tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách: hốt hoảng, vụt chạy, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu.
- Ương ngạnh, bướng bỉnh: Nhất định không gọi ba, không nhờ chắt nước cơm.
- Có hành động vô lễ: hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho.
b) Thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ông sáu là ba.
- Ân hận, hối tiếc: “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thình thoảng thở dài như người lớn”.
- Thay đổi thái độ, hành động hoàn toàn và đột ngột: gọi ba.
- Hành động cuống quýt, mạnh mẽ và hối hả xen lẫn sự hối hận: Chạy xô tới, ôm chặt lấy cổ, dang hai chân rồi câu chặt ba nó.
- Tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách bị dồn nén nay bùng ra thật mạnh mẽ.
Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì về bé Thu?
Sự ương ngạnh của bé Thu không đáng trách. Hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh; bé Thu quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của cuộc sống; nó chưa chuẩn bị tâm lí để đón nhận những khả năng bất thường.
Phản ứng tâm lí của em là tự nhiên, chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật dành cha người ba thật sự.
Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy phân tích tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con?
Tình cảm sâu nặng của người cha dành cho con.
a) Khi về thăm nhà:
- Vui mừng, mong ước được ôm con vào lòng: “Không chờ xuồng cặp bến, anh nhún chân nhảy thót lên”.
- Tìm mọi cách vỗ về, gần gũi và chăm sóc con.
- Đau khổ chịu đựng khi con không nhận mình là ba: “Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi”.
- Không kìm nén tức giận, lỡ tay đánh con.
b) Khi ở chiến khu:
- Day dứt, ám ảnh về việc nóng giận đánh con. Nhớ đến lời dặn của con trước lúc ra đi.
- Dành hết công sức, tâm trí vào việc làm chiếc lược.
- Chiếc lược là nỗi mong nhớ, yêu mến của người cha dành cho con.
- Tình thương con khiến ông có sức mạnh để gởi gắm chiếc lược lại cho bạn.
Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì?
- Thương cảm cho bé Thu. Một em bé ngây thơ, hồn nhiên lớn lên trong chiến tranh bị thiếu thốn, mất mát nhiều về tình cảm gia đình, tình cha con. Nhất là hoàn cảnh éo le của em.
- Qua bé Thu, chúng ta hiểu thêm hoàn cảnh của những trẻ em Việt Nam trong chiến tranh.
- Cảm nhận sâu sắc tình cha dành cho con. Hiểu thêm nỗi đau mà người chiến sĩ cách mạng phải chịu đựng, ngoài sự hy sinh.
- Qua tác phẩm, ta thấy được cuộc sống, tình cảnh của nhân dân miền Nam trong chiến tranh.