TÓM TẮT TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ - TÓM TẮT TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM
Tóm tắt giùm mình tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam nhé. Cảm ơn các bạn!
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình nhà Nho.
– Là người có biệt tài về truyện ngắn, ông thường viết những truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
– Văn chương của ông giản dị, trong sáng mà sâu sắc.
– Các tác phẩm: tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1977), Nắng trong vườn (1938), tùy bút Hà Nội 36 phố phường…
2. Tác phẩm:
– Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn của Thạch Lam.
– Được in trong tập Nắng trong vườn.
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến “…cho chúng”): Cảnh chiều tàn và tâm trạng của nhân vật Liên.
+ Phần 2 (Tiếp cho đến “…không hiểu nổi”): Cảnh phố huyện lúc về đêm.
+ Phần 3 (Còn lại): Cảnh chờ tàu của hai chị em.
Soạn bài hai đứa trẻ của Thạch Lam
Soạn bài hai đứa trẻ của Thạch Lam
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Tác giả miêu tả thời gian và không gian:
– Thời gian vào lúc chiều tàn:
+ Tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng.
+ Mọi người đang chuẩn bị ra về sau buôn bán hàng ở chợ.
+ Bóng tối màn đêm bao phủ.
– Không gian là nơi phố huyện tĩnh lặng của một buổi chiều êm ả, man mác…
+ Ở chợ: chợ đã vãn từ lâu, nền chợ còn vương lại những thứ rác, vỏ hoa quả, lá bưởi…
+ Trong không khí có mùi ẩm bốc lên, hơi nóng hòa lãn với cát bụi quen thuộc…
+ Âm thanh: tiếng trống, tiếng cầm canh, ếch nhái kêu, tiếng muỗi vo ve, tiếng cười, tiếng đàn bầu…
=> Khung cảnh được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan và có sự vận động từ chiều tà đến tối hẳn.
Câu 2: Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:
– Đó là một cuộc sống nghèo nàn, tẻ nhạt, không gian có sự thu hẹp lại:
– Quang cảnh từ một phố huyện nghèo – phiên chợ – góc chợ đơn sơ – gian hàng lụp xụp của chị em Liên.
– Cuộc sống buồn tẻ tại nơi có không gian yên tĩnh, trầm lặng.
– Con người mang lại cảm giác cô đơn, tuyệt vọng.
– Những người dân nơi phố huyện lầm lũi trong bóng tối để kiếm sống:
+ Mẹ con chị Tí: Ban ngày thì mò cua, bắt ốc, tối dọn hàng nước.
+ Bác siêu với gánh phở
+ Bà cụ Thi hơi điên thì say rượu với tiếng cười khanh khách
+ Những đứa trẻ nhà nghèo thì nhặt nhạnh những gì còn xót lại ở chợ.
+ Chị em liên ngóng chờ chuyến tàu cuối ngày.
=> Bức tranh về cuộc sống của phố huyện nghèo diễn ra thật buồn tẻ, đơn điệu.
Câu 3: Tâm trạng của Liên và An:
– Cảm nhận về một buổi chiều vừa buồn, vừa thân thuộc, gần gũi và gắn bó.
– Cảm nhận được những dư vị của phố huyện.
– Cảm giác buồn mênh mang khi màn đêm buông xuống.
– Tràn ngập cảm xúc thương cảm, xót xa với những kiếp người cơ cực, nhỏ nhoi, sống lay lắt.
Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu và nguyên nhân chị em Liên thức đợi nó đi qua phố huyện:
– Hình ảnh chuyến tàu đêm được lặp lại nhiều lần trong tác phẩm.
– Chuyến tàu như mang đến một thế giới khác: mang tới ánh sáng từ những toa đèn sáng trưng, âm thanh của tiếng hành khác ồn ào, khác với không khí tẻ nhạt của phố huyện.’
– Đặc biệt đối với chị em Liên thì chuyến tàu mang những ký ức tuổi thơ đẹp khi ở Hà Nội.
– Chuyến tàu dường như trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với không chỉ chị em Liên mà cả những người dân khác nơi phố huyện.
Câu 5: Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam:
– Nghệ thuật miêu tả đặc sắc nhất là miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, sự thay đổi của cảnh vật nơi phố huyện.
– Giọng văn nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình.
– Trong đó chứa đựng niềm thường xót đối với những người nghèo khổ, sống lam lũ.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Tình cảm xót thương và thấm thía của tác giả đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh và bế tắc ở phố huyện nghèo trước cách mạng.
2. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.
– Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Luyện tập
Câu 1: Anh (chị) có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện Hai đứa trẻ? Vì sao?
Ấn tượng sâu sắc với nhân vật Liên, vì dưới cái nhìn của nhân vật này ta đã cảm nhận rõ hơn những cảnh vật và con người nơi phố huyện
Ấn tượng với chi tiết bãi rác sau phiên chợ tàn, bởi hình ảnh đó gợi nhớ tới những kí ức tuổi thơ của rất nhiều người Việt
Câu 2: Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ
Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam
Những trang văn vừa đậm đà chất hiện thực lại phảng phất chất thơ ca, trữ tình.
Tình người chân chất mà nhẹ nhàng thấm đẫm trong truyện
Tập trung vào thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình