Chương II chương trình hóa học 12 về cacbohidrat, chương có nhiều lý thuyết và thường thì bài tập rơi vào lý thuyết với tần số cao. Việc học chương này sẽ là dễ dàng nếu như bạn hệ thống hóa kiến thức tốt và nắm chắc vấn đề trọng tâm. Phân biệt rõ các chất và tính chất riêng. Khi nắm vững được nó, bạn sẽ dễ dàng chiếm cho mình số điểm cao về chương này trong đề thi.
Dưới đây, xin dưới thiệu bạn đọc về tóm tắt lý thuyết chương 2 hóa học 12: cacbohidrat.
GLUCOZƠ
- Chất rắn, dạng kết tinh, không màu, vị ngọt.
- Làm mất màu dung dịch brom.
C₆H₁₂O₆ + Br₂ + H₂O → Axit gluconic + 2HBr.
- Phản ứng tráng bạc:
C₆H₁₂O₆ +AgNO₃/NH₃ → 2Ag
- Phản ứng Cu(OH)₂ → dd màu xanh lam
C₆H₁₂O₆ + Cu(OH)₂ → (C₆H₁₁O₆)₂Cu + 2H₂O
- Phản ứng H₂:
C₆H₁₂O₆ + H₂ → C₆H₁₄O₆ (sobitol)
- Phản ứng lên men:
C₆H₁₂O₆ → 2C₂H₅OH + 2CO₂ (enzim, 30-35⁰C)
- Điều chế: thủy phân tinh bột, xenlulozơ
(C₆H₁₀O₅)n + H₂O → C₆H₁₂O₆ (H+ hoặc enzim)
- ứng dụng: làm chất dinh dưỡng, thực phẩm, tăng lực, tráng gương, tráng ruột phích.
- Glucozơ có nhiều trong quả nho nên được gọi là đường nho.
- Glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng α-glucozơ và β-glucozơ
- Cấu tạo dạng mạch thẳng: OH-CH₂-(CH-OH)₄-CHO
FRUCTOZƠ
- Chất rắn, dạng kết tinh, không màu, vị ngọt.
- KHÔNG làm mất màu nước brom.
- Phản ứng tráng bạc:
C₆H₁₂O₆ +AgNO₃/NH₃ → 2Ag
- Phản ứng Cu(OH)₂ → dd màu xanh lam
C₆H₁₂O₆ + Cu(OH)₂ → (C₆H₁₁O₆)₂Cu + 2H₂O
- Phản ứng H₂:
C₆H₁₂O₆ + H₂ → C₆H₁₄O₆
- Fructozơ có nhiều trong mật ong.
- Fructozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng α-fructozơ và β-fructozơ
- Cấu tạo dạng mạch thẳng: OH-CH₂-(CH-OH)₃-CO-CH₂-OH
- Trong môi trường bazơ: Glucozơ ⇋ Fructozơ
→ Fructozơ cùng có tráng gương.
→ Có thể nhận biết Glucozơ và Fructozơ bằng nước brom
SACCAROZƠ
- Chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt.
- Phản ứng thủy phân:
C₁₂H₂₂O₁₁ + H₂O → C₆H₁₂O₆ (glu) + C₆H₁₂O₆ (fruc)
- Phản ứng Cu(OH)₂ → dd màu xanh lam
C₁₂H₂₂O₁₁ + Cu(OH)₂ → (C₁₂H₂₁O₁₁)₂Cu + 2H₂O
- Sản xuất từ cây mía, củ cài đường, hoa thốt nốt.
- Là thực phẩm quan trọng của con người.
- Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cài đường, hoa thốt nốt nên còn được gọi là đường mía, đường củ cải,...
- Saccarozơ cấu tạo từ một gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ liên kết qua nguyên tử oxi.
- Saccarozơ không làm mất màu nước brom, không tráng bạc.
TINH BỘT:
- Chất rắn vô định hình, không tan trong nước lạnh.
- Trong nước nóng bị trương lên → hồ tinh bột.
- Có 2 dạng:
+ Amilozơ: không phân nhánh, chứa liên kết α-1,4-glicozit.
+ Amilopectin: phân nhanh, chứa liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit.
- Phản ứng thủy phân:
(C₆H₁₀O₅)n + nH₂O → nC₆H₁₂O₆
- Phản ứng màu iot:
Hồ tinh bột -iot→ xanh tím -t⁰→ mất màu -để nguội→ xanh tím.
- Tinh bột được tạo thành từ cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
CO₂ → C₆H₁₂O₆ → (C₆H₁₀O₅)n (H₂O, as, chất diệp lục)
- Là chất dinh dưỡng cơ bản của con người và động vật.
- Tinh bột tạo từ các gốc glucozơ nên tủy phân hoàn toàn tạo glucozơ.
- Khi cho tinh bột vào dịch dịch iot tạo thành hợp chất bọc có màu xanh tím.
XENLULOZƠ
- Chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị.
- Không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ.
- Tan trong nước Svayde (Cu(OH)₂/NH₃)
- Có nhiều trong bông, gỗ....
- Phản ứng thủy phân:
(C₆H₁₀O₅)n + nH₂O → nC₆H₁₂O₆
- Phản ứng với HNO3 → xenlulozơ trinitrat.
[C₆H₇O₂(OH)₃]n + 3nHNO₃ → [C₆H₇O₂(ONO₂)₃]n + 3nH₂O
- Nguyên liệu chứa xenlulozơ có thể sử dụng trức tiếp (cây cối, bông...)
- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo (tơ visco, tơ axetat)....
- Chế tạo thuốc súng không khói.
Với bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về nội dung bài học của chương. Nắm vững kiến thức cần nhớ và dễ dàng phân biệt các kiến thức tránh mơ hồ, nhầm lẫn. Chúc bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới !
Dưới đây, xin dưới thiệu bạn đọc về tóm tắt lý thuyết chương 2 hóa học 12: cacbohidrat.
GLUCOZƠ
- Chất rắn, dạng kết tinh, không màu, vị ngọt.
- Làm mất màu dung dịch brom.
C₆H₁₂O₆ + Br₂ + H₂O → Axit gluconic + 2HBr.
- Phản ứng tráng bạc:
C₆H₁₂O₆ +AgNO₃/NH₃ → 2Ag
- Phản ứng Cu(OH)₂ → dd màu xanh lam
C₆H₁₂O₆ + Cu(OH)₂ → (C₆H₁₁O₆)₂Cu + 2H₂O
- Phản ứng H₂:
C₆H₁₂O₆ + H₂ → C₆H₁₄O₆ (sobitol)
- Phản ứng lên men:
C₆H₁₂O₆ → 2C₂H₅OH + 2CO₂ (enzim, 30-35⁰C)
- Điều chế: thủy phân tinh bột, xenlulozơ
(C₆H₁₀O₅)n + H₂O → C₆H₁₂O₆ (H+ hoặc enzim)
- ứng dụng: làm chất dinh dưỡng, thực phẩm, tăng lực, tráng gương, tráng ruột phích.
- Glucozơ có nhiều trong quả nho nên được gọi là đường nho.
- Glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng α-glucozơ và β-glucozơ
- Cấu tạo dạng mạch thẳng: OH-CH₂-(CH-OH)₄-CHO
FRUCTOZƠ
- Chất rắn, dạng kết tinh, không màu, vị ngọt.
- KHÔNG làm mất màu nước brom.
- Phản ứng tráng bạc:
C₆H₁₂O₆ +AgNO₃/NH₃ → 2Ag
- Phản ứng Cu(OH)₂ → dd màu xanh lam
C₆H₁₂O₆ + Cu(OH)₂ → (C₆H₁₁O₆)₂Cu + 2H₂O
- Phản ứng H₂:
C₆H₁₂O₆ + H₂ → C₆H₁₄O₆
- Fructozơ có nhiều trong mật ong.
- Fructozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng α-fructozơ và β-fructozơ
- Cấu tạo dạng mạch thẳng: OH-CH₂-(CH-OH)₃-CO-CH₂-OH
- Trong môi trường bazơ: Glucozơ ⇋ Fructozơ
→ Fructozơ cùng có tráng gương.
→ Có thể nhận biết Glucozơ và Fructozơ bằng nước brom
SACCAROZƠ
- Chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt.
- Phản ứng thủy phân:
C₁₂H₂₂O₁₁ + H₂O → C₆H₁₂O₆ (glu) + C₆H₁₂O₆ (fruc)
- Phản ứng Cu(OH)₂ → dd màu xanh lam
C₁₂H₂₂O₁₁ + Cu(OH)₂ → (C₁₂H₂₁O₁₁)₂Cu + 2H₂O
- Sản xuất từ cây mía, củ cài đường, hoa thốt nốt.
- Là thực phẩm quan trọng của con người.
- Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cài đường, hoa thốt nốt nên còn được gọi là đường mía, đường củ cải,...
- Saccarozơ cấu tạo từ một gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ liên kết qua nguyên tử oxi.
- Saccarozơ không làm mất màu nước brom, không tráng bạc.
TINH BỘT:
- Chất rắn vô định hình, không tan trong nước lạnh.
- Trong nước nóng bị trương lên → hồ tinh bột.
- Có 2 dạng:
+ Amilozơ: không phân nhánh, chứa liên kết α-1,4-glicozit.
+ Amilopectin: phân nhanh, chứa liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit.
- Phản ứng thủy phân:
(C₆H₁₀O₅)n + nH₂O → nC₆H₁₂O₆
- Phản ứng màu iot:
Hồ tinh bột -iot→ xanh tím -t⁰→ mất màu -để nguội→ xanh tím.
- Tinh bột được tạo thành từ cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
CO₂ → C₆H₁₂O₆ → (C₆H₁₀O₅)n (H₂O, as, chất diệp lục)
- Là chất dinh dưỡng cơ bản của con người và động vật.
- Tinh bột tạo từ các gốc glucozơ nên tủy phân hoàn toàn tạo glucozơ.
- Khi cho tinh bột vào dịch dịch iot tạo thành hợp chất bọc có màu xanh tím.
XENLULOZƠ
- Chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị.
- Không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ.
- Tan trong nước Svayde (Cu(OH)₂/NH₃)
- Có nhiều trong bông, gỗ....
- Phản ứng thủy phân:
(C₆H₁₀O₅)n + nH₂O → nC₆H₁₂O₆
- Phản ứng với HNO3 → xenlulozơ trinitrat.
[C₆H₇O₂(OH)₃]n + 3nHNO₃ → [C₆H₇O₂(ONO₂)₃]n + 3nH₂O
- Nguyên liệu chứa xenlulozơ có thể sử dụng trức tiếp (cây cối, bông...)
- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo (tơ visco, tơ axetat)....
- Chế tạo thuốc súng không khói.
Với bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về nội dung bài học của chương. Nắm vững kiến thức cần nhớ và dễ dàng phân biệt các kiến thức tránh mơ hồ, nhầm lẫn. Chúc bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới !