Tội phạm học

Hide Nguyễn

Du mục số
Theo Wiki: Tội phạm học là nghiên cứu khoa học về tính chất, mức độ, nguyên nhân kiểm soát về hành vi phạm tội trong cá nhân và xã hội. Tội phạm học là một lĩnh vực liên ngành trong khoa học hành vi, trong đó nó có liên quan tới nghiên cứu của các nhà xã hội học(đặc biệt là trong xã hội học về lệch lạc), nhân loại học xã hội và tâm lý học, cũng như trong các văn bản luật pháp.

Lĩnh vực nghiên cứu của tội phạm học bao gồm tỷ lệ, hình thức, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, cũng như các quy định xã hội và chính phủ và phản ứng đối với tội phạm. Đối với nghiên cứu về sự phân bố và nguyên nhân của tội phạm, tội phạm học chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu định lượng. Thuật ngữ tội phạm học được đưa ra bởi giáo sư luật người Ý Raffaele Garofalonăm 1885 với từ criminologia. Sau đó, nhà nhân chủng học người Pháp Paul Topinard sử dụng từ tương tự trong tiếng Pháp làcriminologie.

Tội phạm là gì ?

Theo điều 8 bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/-7/2000 đã định nghĩa: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự do người có trách nhiệm, năng lực hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến chế độ chính trị chế độ kinh tế nền văn hóa quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội quyền lợi ích hợp pháp của Tổ quốc xâm hại tính mạng, sức khỏi danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm hại những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Các yếu tố cấu thành tội phạm: gồm mặt khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể:

+ Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội : tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ của tội phạm còn có các dâu hiệu khác nhau như: phương tiện, công cụ tội phạm, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, thực hiện phạm tội.

+ Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm : lỗi, mục đích, va động cơ phạm tội. Bất cư tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi. Lỗi có hai loại lỗi : lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

– Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau:
+ Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hại cho xã hội, thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hành vi đó xảy ra.

+ Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiềm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn những vẫn có ý thức để mặc nó xảy ra.

– Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau:
+ Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội, mặc dù có thể thấy trước và có thể thấy hậu quả đó.

– Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở mức độ đáng kể.

– Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của luật hình sự

– Năng lực chịu trách nhiệm là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội. tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 tuổi đến 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm

Một hành vi được coi là phạm tội phải có đầy đủ 4 yếu tố trên. Khi đã được coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự quy định.
 
2. Đặc điểm của tội phạm

2.1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Hành vi nguy hiểm cho xã hội có nghĩa là hành vi đó phải gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và người thực hiện hành vi đó phải có lỗi. Để xác định tính nguy hiểm cho xã hội thì cần phải căn cứ vào nội dung, tính chất của quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ, tính chất và mức độ lỗi, thủ đoạn, động cơ , mục đích, nhân thân người phạm tội… và đặt những căn cứ này vào mối liên hệ thống nhất với nhau. Đây là dấu hiệu khách quan của tội phạm.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác

2.2. Tội phạm là hành vi có lỗi

Dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã bao gồm dấu hiệu lỗi. Nhằm nhấn mạnh lỗi của tội phạm mà pháp luật hình sự Việt Nam đã tách ra thành một đặc điểm của tội phạm. Đây là dấu hiệu chủ quan của tội phạm.

Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội và đối với hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi đó.Hành vi gây thiệt hại bị coi là có lỗi nếu chủ thể đã lựa chọn, quyết định thực hiện hành vi đó khi đủ điều kiện lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi đó khi có điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác không có hại cho xã hội.

Căn cứ vào mong muốn đối với hậu quả xảy ra của người phạm tội mà lỗi được chia thành: Lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý được chia thành lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (Điều 9 Bộ luật Hình sự hiện hành). Lỗi vô ý được chia thành lỗi vô ý do quá tự tin và và vô ý do cẩu thả (Điều 10 Bộ luật Hình sự hiện hành).

2.3. Tội phạm là hành vi trái pháp luật Hình sự

Một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng không đươc quy định trong pháp luật Hình sự thì không được coi là tội phạm. Nói cách khác, chỉ những hành vi làm sai những quy định của pháp luật Hình sự, thỏa mãn những mô tả của pháp luật Hình sự thì mới bị coi là tội phạm. Điều đó có nghĩa Luật Hình sự nghiêm cấm việc áp dụng tương tự pháp luật .Đây là đặc điểm thể hiện tính hình thức pháp luật, được quy định bởi dấu hiệu nội dung của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và có lỗi.

2.4. Tội phạm là hành vi phải chịu hình phạt

Đặc điểm trên là hệ quả của việc xác định một hành vi thỏa mãn dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội và dấu hiệu lỗi, đồng thời là hậu quả mà người thực hiện hành vi đó phải gánh chịu khi làm trái với quy định của pháp luật Hình sự. Khái niệm hình phạt theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Hình sự hiện hành được hiểu là “…biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.”

“Phải chịu hình phạt” được hiểu là áp dụng hoặc đe dọa bị áp dụng các hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự chứ không phải trong mọi trường hợp thì tội phạm đều bị áp dụng hình phạt.

3. Phân loại tội phạm

Từ định nghĩa về tội phạm đươc quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành hành trên, khoản 2, khoản 3 Điều 8 phân loại tội phạm như sau:

“2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài cách phân loại này, con có thể phân loại tội phạm theo các tiêu chí khác, chẳng hạn như: căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm có thể phân tội phạm thành các tội cấu thành tội phạm hình thức và các tội có cấu thành tội phạm vật chất…

Tổng hợp
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top