• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Toán 7: TAM GIÁC CÂN- ĐỀU- ĐỊNH LÝ PI-TA-GO

Cho tam giác ABC nhọn, bên ngoài tam giác vẽ tam giác ABE và tam giác ACF vuông cân tại A. Chứng minh BF= CE và BF vuông góc CE

BTHINH1.PNG


a) Tam giác EAC bằng tam giác BAF (c-g-c) [AE = AB; góc EAC = góc BAF = 90[SUP]0[/SUP] + góc BAC; AC = AF]

Suy ra điều phải chứng minh: BF = CE.

b)

bthinhhojc.PNG

Gọi H là giao điểm của AB và EC; I là giao điểm của BF và CE.


png.latex
(do tam giác EAC = tam giác BAF - cmt)

png.latex


png.latex
(đối đỉnh)

Vậy:
png.latex


Hay là BF vuông góc với CE
 
Câu b) ta có thể suy ngay ra BF vuông góc với CE vì:
\[\widehat{AFB}=\widehat{ACE}\]
và \[AF\perp CA\]
\[\Rightarrow BF\perp CE\] (góc có cạnh tương ứng vuông góc)
 
Cho tam giác ABC nhọn, bên ngoài ta vẽ 2 tam giác đều ABD và ACE
a) Chứng minh CD= BE
b) BE cắt CD tại M. Tính góc BMC

baitoanhinh2coguai.PNG


Bài toán này giải tương tự thôi.

a) CM Tương tự: Tam giác DAC = tam giác BAE (c-g-c)

b) Tương tự tính ra góc DMB = 60[SUP]0[/SUP]

Vậy góc BMC = 180 - 60 = 120[SUP]0[/SUP]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên đoạn Bc láy D và E sao cho BD=BA, CE=CA,. Tính góc DAE
View attachment 11550

Ta có:
\[ \widehat{BAD}= \widehat{EDA}\] (vì \[\Delta ABD\] cân tại B )
\[ \widehat{CAE}= \widehat{DEA}\] (vì \[\Delta ACE\] cân tại C )
Ta lại có:
\[\widehat{EDA}+ \widehat{DEA}=\widehat{BAD}+ \widehat{CAE}\]
\[\Leftrightarrow 180^{o}- \widehat{DAE}=90^{o}+ \widehat{DAE}\]
\[\Leftrightarrow 90^{o}=2* \widehat{DAE}\]
\[\Rightarrow \widehat{DAE}=45^{o}\]
 
Một bài toán về tam giác vuông - Sử dụng tính chất của tam giác cân nhé!

Chứng minh rằng trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.

Tam giác ABC vuông tại A, AD là trung tuyến. Chứng minh rằng
\[AD = \frac{1}{2}.BC\]

trungtuyentamgiacvuong.PNG
 
Trên tia đối của tia AD lấy điểm E, sao AD=DE (1)
Ta lại có: BD=DC (giả thiết) (2)
Từ (1),(2) => tứ giác ABEC là hình bình hành
mà \[\widehat{BAC}=90^{o}\]
=> tứ giác ABEC là hình chữ nhật
Vì hai đường chéo của hìn chữ nhật thì bắng nhau và cắt nhau tại trung điểm nên:
=> AD=(1/2)*BC (đpcm)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top