Câu chuyện tình yêu giữa người và yêu ma trong “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ
Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ là tác phẩm truyền kì đỉnh cao của truyền kì Việt Nam thời trung đại. Nó không chỉ là tác phẩm ghi chép lại những câu chuyện dân gian thông thường mà có dấu ấn sáng tác rất rõ rệt của tác giả. Truyền kì mạn lục phản ánh hiện thực, phản ánh con người qua yếu tố kì ảo, lấy cái kì ảo để nói lên cái thực tại, do vậy nhân vật kì ảo xuất hiện khá thường xuyên. Trong thế giới khác thường, kỳ lạ ấy những câu chuyện về tình đời, tình người được tác giả gởi gắm một cách tài tình thông qua những biến cố, sự kiện của tác phẩm. Và trong Truyền kì mạn lục, những câu chuyện về tình yêu giữa con người với yêu ma là những truyện đặc sắc, hấp dẫn nhất ta không thể không kể tới. Sức hấp dẫn ấy được tạo ra từ chính khả năng tưởng tượng độc đáo của nhà văn.
Truyền kì mạn lục có 20 truyện về các chủ đề khác nhau, trong đó có 4 truyện đề cập đến tình yêu giữa người với nhân vật ma quái. Con người phương Đông luôn tin rằng hiện hữu bên cạnh thế giới hằng thường là thế giới của các thế lực siêu nhiên: ma quỷ, thần linh. điều đó xuất phát từ tín ngưỡng theo quan niệm dân gian của người phương Đông với thuyết vạn vật hữu linh, sùng bái tự nhiên. Tất cả vạn vật, cỏ cây đều có linh hồn khi để lâu đều có thể trở thành yêu khí. Từ những tín ngưỡng ấy đã hóa thân thành các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục. Trong đề tài này, nhân vật ma quái được nói đến bao gồm hồn ma con người trong “Chuyện cây gạo”, “ Chuyện yêu quái ở Xương Giang”, hồn hoa trong “Chuyện kì ngộ ở Trại Tây” và cả nhân vật tiên nữ trong truyện “Từ Thức gặp tiên”. Nhân vật ma quái có thể hiểu chung nhất là loài quỷ sứ chốn âm phủ, là hồn người chết chưa được đầu thai mà vẫn vương vất trên trần gian hay những lực lượng tự nhiên có tính chất bí ẩn, có vẻ khó hiểu tồn tại song song với thế giới con người. Những yếu tố “ảo” này giống thật nhưng không có thật.
Đầu tiên là câu chuyện tình yêu giữa người với hồn ma trong “Chuyện cây gạo”. Trình Trung Ngộ là một chàng trai thuộc gia đình giàu có, đẹp trai, ít chữ nghĩa, theo nghiệp buôn bán của gia đình. Tình cờ, trong một lần đi buôn ở phía Nam gặp được hồn ma đã chết nửa năm của nàng Nhị Khanh mới 20 tuổi, xinh đẹp lại có tài thơ phú, đàn ca. Trung Ngộ sớm mê mẩn hồn ma Nhị Khanh và lại được nàng đáp lại. Hai người đêm nào cũng ân ái hết sức thỏa mãn dưới thuyền trong một tháng liền. Sau khi biết được thân thế Nhị Khanh, Trung Ngộ đã ốm nặng. Hồn ma Nhị Khanh lúc xa xa ỉ ôi, lúc thì thào bên giường bệnh Trung Ngộ. Cuối cùng Trung Ngộ chọn cách chết bên xác Nhị Khanh, trở thành hồn ma quấn quít, thỏa sức ân ái cùng nhau mặc cho người người ngăn cản. Người ta có thể chê trách hồn ma Nhị Khanh là phường lẳng lơ, đã có chồng (khi còn sống) lại đi quyến rũ, tư thông với người khác (khi là ma), hại chết Trung Ngộ. Theo quan niệm lúc bấy giờ: người phụ nữ phải công dung ngôn hạnh, dù chết cũng phải làm ma nhà người và quan niệm những người con gái xinh đẹp thường mà mối tai họa đặc biệt khi đó lại là một hồn ma. Nhưng nếu không phải là khát khao dục vọng từ hai bên thì cớ gì Trung Ngộ lại gọi Nhị Khanh là vợ: “Chỗ vợ ta ở có lâu đài lộng lẫy, có hương hoa ngạt ngào ta phải đi theo chứ không thể luẩn quẩn trong chốn bụi hồng này được, can dự gì đến các người mà dám đem dây trói buộc ta thế này”. Trung Ngộ không quen được nàng liền mang nỗi u uất trong lòng, đến được với nàng liền vui mừng trong lòng, tự coi mình là tri âm của Nhị Khanh, ca ngợi tài năng thơ ca của nàng sánh với Dị An đời xưa. Dù tình yêu giữa hồn ma Nhị Khanh với Trung Ngộ là tình yêu xuất phát từ dục vọng bản năng, họ đến với nhau để thỏa mãn tình dục, nhưng đó cũng là nhu cầu hết sức chính đáng của đôi lứa. Tình yêu của họ trái với luân thường, đạo lí của Nho giáo lúc bấy giờ. Nếu Nhị Khanh còn sống thì càng không thể có tình yêu vì dù sao nàng cũng chỉ là một người vợ bị vứt bỏ, mà đã là vợ người dù góa bụa bần hàn cũng phải giữ tiết. Chết khi mới tuổi đôi mươi lại ở cảnh ngộ như vậy, hồn ma Nhị Khanh luyến tiếc hạnh phúc đôi lứa ở trần gian mà nàng chưa từng hưởng, luyến tiếc dục vọng chưa được thỏa khi còn sống. Nguyễn Dữ đã để cho đôi lứa thoát khỏi mọi ràng buộc của quan niệm đạo đức cộng đồng bằng cái chết, để họ sau khi chết có thể thỏa sức yêu đương, thỏa sức ân ái. Có lẽ chỉ có làm ma – nhân vật không tưởng này tác giả mới dám miêu tả những hành động không tưởng ở đời thực.
Đến câu chuyện tình yêu giữa viên quan họ Hoàng và hồn ma Thị Nghi đã chết nửa năm trong “Chuyện yêu quái ở Xương Giang”. Trên đường đi lên kinh nhậm chức quan, họ Hoàng gặp được hồn ma Thị Nghi mới 16, 17 tuổi ngồi khóc bên bãi có và đem lòng yêu mến. Nếu như hồn ma Nhị Khanh lả lơi mời gọi thì hồn ma Thị Nghi đoan chính không hề đồng tình với sự trêu ghẹo của họ Hoàng, chính vì vậy càng được họ Hoàng yêu mến, đưa nàng cùng về kinh và trở thành vợ chồng. Thị Nghi “cử động rất hợp lễ, nói năng biết lựa lời, họ hàng bè bạn ai cũng đều khen ngợi”, đôi bên tình ý nồng đượm. Lúc còn sống, Thị Nghi là cô bé nhà nghèo bị bán cho phú thương họ Phạm, bị phu nhân họ Phạm đánh ghen do tư thông với người chồng. Hồn ma Thị Nghi dùng sắc đẹp dụ dỗ dâm sát người có chức quyền và bóc lột người có tiền, có lẽ nàng cho rằng những kẻ đó chính là nguyên nhân gây bất hạnh cho số phận mình, những kẻ vũng vãi tiền bạc, dựa vào thế lực đồng tiền để tác quái, thỏa mãn khoái lạc đê hèn, hay đó chính là suy nghĩ của tác giả? Cũng là một cô gái bất hạnh, chết oan ức ở tuổi đang đẹp nhất, khát khao được sống, có một gia đình hạnh phúc như bao người phụ nữ khác là lí do khiến nàng luyến tiếc trần tục và khát khao được tiếp tục ở thân phận ma. Nhị Khanh và Thị Nghi trong truyện số 3 và số 11 là hai hồn ma đáng thương hơn là đáng trách. Nguyễn Dữ qua miêu tả câu chuyện tình yêu giữa hai hồn ma với con người đã nêu lên khát khao rất bản năng của con người mà ai cũng có sâu thẳm trong tâm hồn họ, đó là khát khao được sống, khát khao hạnh phúc, khát khao yêu đương và khát khao nhục dục. Motif người ma yêu nhau trong hai truyện này có điểm gặp gỡ với truyện Mẫu đơn đăng kí (trong “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu).
Thêm một câu chuyện tình yêu không hợp lễ giáo theo quan niệm Nho gia, đó là câu chuyện tình yêu giữa thư sinh Hà Nhân với hai hồn hoa Đào, Liễu trong truyện “Chuyện kì ngộ ở trại Tây”. Hà Nhân lên kinh để học thi, hay đi qua trại Tây và gặp được hồn hoa Đào, Liễu của một gia tộc đã lụi tàn cách đó 20 năm. Hoa sinh ra là để cho người thưởng, người ngắm, hồn hoa Liễu Nhu Nương, Đào Hồng Nương đang độ xinh đẹp, quyến rũ cũng khao khát được người yêu, người thưởng trước khi tàn úa vào mùa đông. Đào, Liễu có tài làm thơ rất hay, thường đối đáp thơ với thư sinh Hà Nhân. Đối với Hà Nhân, hai nàng Đào, Liễu ngoài mối tình đến từ dục vọng bản năng còn có thể gọi các nàng là tri kỉ, cùng chung chăn gối đêm đêm, cùng nhau làm thơ, lại thấu hiểu chàng. Hà Nhân si mê các nàng quên cả chuyện thi cử học hành, từ chối cả hôn lễ cha mẹ sẵn sắp đặt nơi quê nhà. Hà Nhân tự thấy chuyện của mình sánh với Bùi Hàng và vượt cả Tăng Nhụ ngày trước. Chuyện tình yêu giữa Hà Nhân và hai hồn hoa là chuyện tình yêu giữa tài tử với giai nhân đẹp như những câu chuyện trong Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh (Trung Quốc). Qua câu chuyện tình yêu ấy, Nguyễn Dữ cũng nói lên một mong muốn hết sức chính đáng của con người thời ấy, họ khao khát yêu đương tự do, không có sự can thiệp của gia đình và quan niệm môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Họ muốn tự do tìm hiểu, yêu đương, tự do ái ân và tự do định đoạt hạnh phúc. Dù trong thời gian ngắn ngủi nhưng có thể nói chàng thư sinh Hà Nhân và hai hồn hoa Đào, Liễu đã đạt được mong ước của mình, thỏa mãn khát vọng tình yêu, nhục dục. Khi tiết đông đến, hoa cỏ tàn lụi, hai nàng cũng thác về đất, thương nhớ hai nàng, Hà Nhân bán ít đồ của mình để làm lễ nhỏ và một bài thơ đưa tiễn hai nàng. Câu chuyện ấy ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ giống như vừa tỉnh một giấc mộng vậy.
Nếu cõi âm là nơi phán xét thì thượng giới thì cõi tiên bồng là nơi ban thưởng cho người có tài đức trong cuộc đời. Không gian đậm chất kì ảo – Phù Lai tiên đảo trong “ Từ Thức lấy vợ tiên” chính là nơi diễn ra câu chuyện tình yêu giữa Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương. Thực ra, hai người đã gặp và cảm mến nhau từ trước đó. Trong một hội hoa dưới trần gian mà bấy giờ Từ Thức còn đương làm quan, Từ Thức thấy một cô gái xinh đẹp độ 15, 16 tuổi, nàng lỡ tay vin cành khiến hoa gãy bị bắt giam, Từ Thức đã lấy chiếc áo quý của mình chuộc cứu nàng. Hoàn cảnh gặp nhau giống như cảnh anh hung cứu mĩ nhân trong những câu chuyện đẹp của người xưa khiến Giáng Hương đã coi Từ Thức là lang quân của mình từ đấy. Vốn là một người yêu uống rượu, làm thơ, yêu cảnh đẹp, không hợp với chuyện làm quan, Từ Thức đã từ quan để đi du ngoạn ngắm cảnh khắp nơi và tình cờ lạc đến động tiên Phù Lai. Cõi tiên bồng là nơi không phải người trần nào cũng đến được, có lẽ do tấm long phóng khoáng, lương thiện , yêu cái đẹp của Từ Thức cộng thêm tình ý của Giáng Hương đã đưa đến cuộc hội ngộ duyên phận ý trời như vậy. Dù có là tiên nữ, nhưng khi gặp được ý lang quân của mình, Giáng Hương “màu da hồng hào chứ không còn khô gầy như trước”, nàng cũng chỉ giống các cô gái trần gian khác cũng mong ước tìm được lang quân như ý, thẹn thùng trước kẻ mình yêu. Giáng Hương hạ trần, ở trong cõi nhân gian tìm lang quân cho mình, mong được tự phối ngẫu như Chức Nữ - Ngưu Lang, Thượng Nguyên – Phong Trắc ngày trước. Được lang quân như ý, hạnh phúc xuân ý hiện lên hết trên gương mặt, sau này phải tạm biệt Từ Thức về cõi trần thì u sầu nét mặt, khóc như mưa, đau đớn cõi lòng. Tình yêu giữa Từ Thức và Giáng Hương là tình duyên chứ không phải tình dâm, hạnh phúc bên nhau 80 năm mà ngỡ như mới vài ngày. Mượn chuyện tiên để nói chuyện con người, nói lên khát vọng tự do tình yêu và hôn nhân, câu chuyện tình yêu giữa Từ Thức với Giáng Hương mãi khiến người ta mong ước.
Qua những câu chuyện tình yêu giữa con người với yêu ma kể trên, Nguyễn Dữ đã nói lên những vấn đề hết sức nhân văn. Đầu tiên là nó đề cao khát vọng chân chính của con người - khát vọng yêu đương của đôi lứa, đó là lẽ thường tình của con người nhưng trong xã hội phong kiến nó đâu dễ dàng được chấp nhận. Hôn nhân của trai gái là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, vậy mà các cặp nam nữ trong những câu chuyện vừa kể lại tự chủ động đến với nhau, tự do nhục dục, tự do ngẫu phối. Thông qua những cuộc tình duyên giữa người với ma, người với tiên, tác giả còn lên tiếng bênh vực, phần nào cổ xuý cho những nhu cầu tình cảm, những khát khao yêu đương trần thế của con người, đặc biệt của người phụ nữ. Dù trong lốt thần tiên hay ma quỉ thì các cô gái trong Truyền kì mạn lục vẫn hiện lên với những cảm xúc chân thật nhất trong tình yêu. Đó cũng còn là sự khẳng định một vấn đề triết lí nhân sinh: trần thế có sức hấp dẫn kì lạ, chỉ ở trần thế mới có hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc lứa đôi là cuộc sống tự do, vượt khỏi mọi chế định và ràng buộc. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm còn ở chỗ nó đề cao bản năng tự nhiên của con người, bản năng sinh dục. Tác phẩm nói lên 1 vấn đề đó là chẳng có sức mạnh huyền bí nào cả, chỉ có 1 vấn đề mà tất cả mọi người, dù nam hay nữ, dù tiên hay ma đều nghĩ tới: vấn đề sinh lí. Truyền kì mạn lục là tiếng nói khẳng định bản năng sinh lí của mọi người đều cần được phát triển công bằng và tình yêu phải tự do, chân thành, không phân biệt đẳng cấp. Tác phẩm còn là tiếng nói đấu tranh chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ - 1 biểu hiện của lễ giáo phong kiến vô cùng giả dối, bất công, quyền chủ động tình yêu chỉ thuộc về người con trai. Vì vậy, miêu tả những mối tình đầy chất hư ảo, ma quái, các tác giả truyện ngắn đã làm cuộc “đột phá” bất ngờ vào tường thành lễ giáo phong kiến khi đồng tình với thế chủ động của người phụ nữ, cổ vũ khát vọng hạnh phúc tình yêu chính đáng của con người. Mối quan hệ tình yêu, hôn nhân giữa các chàng trai và các hồn ma, yêu, linh trong tác phẩm diễn ra một cách thoải mái, dễ dàng và đơn giản với sự hiện diện của yếu tố tính dục. Tính dục trong tác phẩm không phải nhằm mục đích gợi dục mà có dụng ý hết sức trong sạch. Trong truyện, phần nhiều lại là người phụ nữ chủ động đi tìm tình yêu cho mình, chủ động gợi ý chuyện chăn gối, như Nhị Khanh (Truyện cây gạo) nói với Trung Ngộ rằng: “Chi bằng trời để sống ngày nào nên tìm những thú vui. kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa” sau đó đưa nhau xuống thuyền cùng nhau ân ái thỏa mãn. Cuộc ái ân ấy được ghi lại bằng những lời thơ hết sức trang nhã, bay bổng khiến cho truyện đề cập đến sex nhưng lại không hề dung tục, bậy bạ mà hết sức lãng mạn, nên thơ:
“Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu
Bỗng sượng sung thay cuộc ấp yêu.
Măng ngộc vuốt ve nghiêng xuyến trạm,
Dải là cởi tháo trút hài thêu
Mộng tân gối bướm bang khuâng lạc,
Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu.”
Trong “Chuyện kì ngộ ở trại Tây” cũng được miêu tả tương tự qua những dòng thơ của nàng Đào , Liễu và Hà Nhân. Truyền kì mạn lục còn đề cập đến số phận người phụ nữ và khát vọng sống yên ổn qua cuộc đời nàng Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Cuộc đời bất hạnh của nàng chưa được một lần tự định đoạt số phận. Nhà nghèo, bố chết, mẹ bán nàng để lấy tiền làm tang cho cha. Vào nhà phú thương họ Phạm, thấy nàng có nhan sắc lại bắt nàng tư thông, từ chuyện đó khiến nàng bị đánh chết. Nguyễn Dữ đã để cho nàng “sống” lại một lần nữa trong lốt hồn ma, để thực hiện những điều nàng chưa từng làm, chưa dám làm khi còn sống.
Ngòi bút của Nguyễn Dữ phóng khoáng đầy say mê khi viết về những câu chuyện tình yêu vượt vòng khuôn khổ Nho giáo. Chỉ khi con người ta đồng tình, thích thú mới có thể viết ra một cách bay bổng như vậy. Tuy nhiên, kết cục những câu chuyện tình yêu ấy và lời bình dưới mỗi tác phẩm lại dường như mâu thuẫn trong chính quan niệm của tác giả. Có lẽ, con người ông vẫn là con người của Nho giáo, sống trong xã hội trọng đạo Nho nên ông đã xử lí câu chuyện sao cho xứng với khuôn khổ Nho giáo, vậy nên, những gì không hợp đạo lí đều bị loại bỏ. Hai hồn ma Trung Ngộ - Nhị Khanh làm việc bậy bạ bị đạo sĩ yểm bùa, âm binh đầu trâu đến gô cổ lôi về âm phủ; hồn ma Thị Nghi bị tống giam vào ngục, chịu nhục hình dao kéo; Đào, Liễu hai nàng, gặp cơn gió lốc, tiết đông đến úa tàn, từ đó cũng bị tan biến; Từ Thức và Giáng Hương kẻ trần người tiên, duyên chỉ có một, sau không bao giờ còn gặp lại nhau nữa. Lời bình dưới mỗi truyện cũng thể hiện ý miệt thị của tác giả đối với nhân vật trong đó. Giả như: “Than ôi cái giống ma quỷ xưa nay không phải là cái nạn đáng lo cho thiên hạ, nhưng kẻ thất phu đa dục thì thường mắc phải. Trung Ngộ là một gã lái buôn không có tri thức không đủ trách vậy” (Chuyện cây gạo); “Than ôi, thanh lòng không bằng ít dục, dục nếu yên lặng thì lòng trống rỗng mà điều thiện sẽ vào, khí bằng phẳng mà cái lí sẽ thắng, tà quỷ còn đến quấy nhiễu làm sao được. Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới thừa cơ quyến rũ ” (Chuyện kì ngộ ở trại Tây).
Truyền kì mạn lục không phải là tác phẩm ghi chép đơn thuần những chuyện trong dân gian mà nó thể hiện tài năng sáng tác của Nguyễn Dữ rất rõ. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Nhân vật trong truyện được tác giả xây dựng có cá tính, có nội tâm, không chỉ còn là nhân vật hành động. Như Thị Nghi, nhân vật này có suy nghĩ, hiểu rõ nguyên do dẫn đến bất hạnh cuộc đời mình, vì vậy khi thành ma, nàng chỉ bắt nạt kẻ quyền thế, có tiền. Hoặc như đoạn văn trực tiếp miêu tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của Từ Thức: “Từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được”. Nguyễn Dữ thường sử dụng thơ để ngụ tình, diễn tả cảm xúc thầm kín của nhân vật và đôi khi miêu tả trực tiếp con người cảm nghĩ như đoạn văn trên.
Sử dụng yếu tố kì ảo làm chất liệu nghệ thuật, Nguyễn Dữ đã phản ánh cuộc sống sâu sắc hơn, những điều hư ảo mà thấy rất thực. Dưới màu sắc hư ảo, thần quái, những chuyện tình yêu giữa con người với yêu ma đến với nhau vô cùng tự nhiên như vốn có của nó. Nguyễn Dữ là ánh sáng tư tưởng nhân văn sáng ngời, đóng góp vào trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học trung đại. Dù chiếm số lương không nhiều (4/20) nhưng những truyện nói về câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong Truyền kì mạn lục vẫn sẽ là những câu chuyện đặc sắc, hấp dẫn nhất trong lòng người đọc. Đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, ý nghĩa của những câu chuyện ấy lại càng có giá trị lớn lao.
- Phong Cầm-
Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ là tác phẩm truyền kì đỉnh cao của truyền kì Việt Nam thời trung đại. Nó không chỉ là tác phẩm ghi chép lại những câu chuyện dân gian thông thường mà có dấu ấn sáng tác rất rõ rệt của tác giả. Truyền kì mạn lục phản ánh hiện thực, phản ánh con người qua yếu tố kì ảo, lấy cái kì ảo để nói lên cái thực tại, do vậy nhân vật kì ảo xuất hiện khá thường xuyên. Trong thế giới khác thường, kỳ lạ ấy những câu chuyện về tình đời, tình người được tác giả gởi gắm một cách tài tình thông qua những biến cố, sự kiện của tác phẩm. Và trong Truyền kì mạn lục, những câu chuyện về tình yêu giữa con người với yêu ma là những truyện đặc sắc, hấp dẫn nhất ta không thể không kể tới. Sức hấp dẫn ấy được tạo ra từ chính khả năng tưởng tượng độc đáo của nhà văn.
Truyền kì mạn lục có 20 truyện về các chủ đề khác nhau, trong đó có 4 truyện đề cập đến tình yêu giữa người với nhân vật ma quái. Con người phương Đông luôn tin rằng hiện hữu bên cạnh thế giới hằng thường là thế giới của các thế lực siêu nhiên: ma quỷ, thần linh. điều đó xuất phát từ tín ngưỡng theo quan niệm dân gian của người phương Đông với thuyết vạn vật hữu linh, sùng bái tự nhiên. Tất cả vạn vật, cỏ cây đều có linh hồn khi để lâu đều có thể trở thành yêu khí. Từ những tín ngưỡng ấy đã hóa thân thành các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục. Trong đề tài này, nhân vật ma quái được nói đến bao gồm hồn ma con người trong “Chuyện cây gạo”, “ Chuyện yêu quái ở Xương Giang”, hồn hoa trong “Chuyện kì ngộ ở Trại Tây” và cả nhân vật tiên nữ trong truyện “Từ Thức gặp tiên”. Nhân vật ma quái có thể hiểu chung nhất là loài quỷ sứ chốn âm phủ, là hồn người chết chưa được đầu thai mà vẫn vương vất trên trần gian hay những lực lượng tự nhiên có tính chất bí ẩn, có vẻ khó hiểu tồn tại song song với thế giới con người. Những yếu tố “ảo” này giống thật nhưng không có thật.
Đầu tiên là câu chuyện tình yêu giữa người với hồn ma trong “Chuyện cây gạo”. Trình Trung Ngộ là một chàng trai thuộc gia đình giàu có, đẹp trai, ít chữ nghĩa, theo nghiệp buôn bán của gia đình. Tình cờ, trong một lần đi buôn ở phía Nam gặp được hồn ma đã chết nửa năm của nàng Nhị Khanh mới 20 tuổi, xinh đẹp lại có tài thơ phú, đàn ca. Trung Ngộ sớm mê mẩn hồn ma Nhị Khanh và lại được nàng đáp lại. Hai người đêm nào cũng ân ái hết sức thỏa mãn dưới thuyền trong một tháng liền. Sau khi biết được thân thế Nhị Khanh, Trung Ngộ đã ốm nặng. Hồn ma Nhị Khanh lúc xa xa ỉ ôi, lúc thì thào bên giường bệnh Trung Ngộ. Cuối cùng Trung Ngộ chọn cách chết bên xác Nhị Khanh, trở thành hồn ma quấn quít, thỏa sức ân ái cùng nhau mặc cho người người ngăn cản. Người ta có thể chê trách hồn ma Nhị Khanh là phường lẳng lơ, đã có chồng (khi còn sống) lại đi quyến rũ, tư thông với người khác (khi là ma), hại chết Trung Ngộ. Theo quan niệm lúc bấy giờ: người phụ nữ phải công dung ngôn hạnh, dù chết cũng phải làm ma nhà người và quan niệm những người con gái xinh đẹp thường mà mối tai họa đặc biệt khi đó lại là một hồn ma. Nhưng nếu không phải là khát khao dục vọng từ hai bên thì cớ gì Trung Ngộ lại gọi Nhị Khanh là vợ: “Chỗ vợ ta ở có lâu đài lộng lẫy, có hương hoa ngạt ngào ta phải đi theo chứ không thể luẩn quẩn trong chốn bụi hồng này được, can dự gì đến các người mà dám đem dây trói buộc ta thế này”. Trung Ngộ không quen được nàng liền mang nỗi u uất trong lòng, đến được với nàng liền vui mừng trong lòng, tự coi mình là tri âm của Nhị Khanh, ca ngợi tài năng thơ ca của nàng sánh với Dị An đời xưa. Dù tình yêu giữa hồn ma Nhị Khanh với Trung Ngộ là tình yêu xuất phát từ dục vọng bản năng, họ đến với nhau để thỏa mãn tình dục, nhưng đó cũng là nhu cầu hết sức chính đáng của đôi lứa. Tình yêu của họ trái với luân thường, đạo lí của Nho giáo lúc bấy giờ. Nếu Nhị Khanh còn sống thì càng không thể có tình yêu vì dù sao nàng cũng chỉ là một người vợ bị vứt bỏ, mà đã là vợ người dù góa bụa bần hàn cũng phải giữ tiết. Chết khi mới tuổi đôi mươi lại ở cảnh ngộ như vậy, hồn ma Nhị Khanh luyến tiếc hạnh phúc đôi lứa ở trần gian mà nàng chưa từng hưởng, luyến tiếc dục vọng chưa được thỏa khi còn sống. Nguyễn Dữ đã để cho đôi lứa thoát khỏi mọi ràng buộc của quan niệm đạo đức cộng đồng bằng cái chết, để họ sau khi chết có thể thỏa sức yêu đương, thỏa sức ân ái. Có lẽ chỉ có làm ma – nhân vật không tưởng này tác giả mới dám miêu tả những hành động không tưởng ở đời thực.
Đến câu chuyện tình yêu giữa viên quan họ Hoàng và hồn ma Thị Nghi đã chết nửa năm trong “Chuyện yêu quái ở Xương Giang”. Trên đường đi lên kinh nhậm chức quan, họ Hoàng gặp được hồn ma Thị Nghi mới 16, 17 tuổi ngồi khóc bên bãi có và đem lòng yêu mến. Nếu như hồn ma Nhị Khanh lả lơi mời gọi thì hồn ma Thị Nghi đoan chính không hề đồng tình với sự trêu ghẹo của họ Hoàng, chính vì vậy càng được họ Hoàng yêu mến, đưa nàng cùng về kinh và trở thành vợ chồng. Thị Nghi “cử động rất hợp lễ, nói năng biết lựa lời, họ hàng bè bạn ai cũng đều khen ngợi”, đôi bên tình ý nồng đượm. Lúc còn sống, Thị Nghi là cô bé nhà nghèo bị bán cho phú thương họ Phạm, bị phu nhân họ Phạm đánh ghen do tư thông với người chồng. Hồn ma Thị Nghi dùng sắc đẹp dụ dỗ dâm sát người có chức quyền và bóc lột người có tiền, có lẽ nàng cho rằng những kẻ đó chính là nguyên nhân gây bất hạnh cho số phận mình, những kẻ vũng vãi tiền bạc, dựa vào thế lực đồng tiền để tác quái, thỏa mãn khoái lạc đê hèn, hay đó chính là suy nghĩ của tác giả? Cũng là một cô gái bất hạnh, chết oan ức ở tuổi đang đẹp nhất, khát khao được sống, có một gia đình hạnh phúc như bao người phụ nữ khác là lí do khiến nàng luyến tiếc trần tục và khát khao được tiếp tục ở thân phận ma. Nhị Khanh và Thị Nghi trong truyện số 3 và số 11 là hai hồn ma đáng thương hơn là đáng trách. Nguyễn Dữ qua miêu tả câu chuyện tình yêu giữa hai hồn ma với con người đã nêu lên khát khao rất bản năng của con người mà ai cũng có sâu thẳm trong tâm hồn họ, đó là khát khao được sống, khát khao hạnh phúc, khát khao yêu đương và khát khao nhục dục. Motif người ma yêu nhau trong hai truyện này có điểm gặp gỡ với truyện Mẫu đơn đăng kí (trong “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu).
Thêm một câu chuyện tình yêu không hợp lễ giáo theo quan niệm Nho gia, đó là câu chuyện tình yêu giữa thư sinh Hà Nhân với hai hồn hoa Đào, Liễu trong truyện “Chuyện kì ngộ ở trại Tây”. Hà Nhân lên kinh để học thi, hay đi qua trại Tây và gặp được hồn hoa Đào, Liễu của một gia tộc đã lụi tàn cách đó 20 năm. Hoa sinh ra là để cho người thưởng, người ngắm, hồn hoa Liễu Nhu Nương, Đào Hồng Nương đang độ xinh đẹp, quyến rũ cũng khao khát được người yêu, người thưởng trước khi tàn úa vào mùa đông. Đào, Liễu có tài làm thơ rất hay, thường đối đáp thơ với thư sinh Hà Nhân. Đối với Hà Nhân, hai nàng Đào, Liễu ngoài mối tình đến từ dục vọng bản năng còn có thể gọi các nàng là tri kỉ, cùng chung chăn gối đêm đêm, cùng nhau làm thơ, lại thấu hiểu chàng. Hà Nhân si mê các nàng quên cả chuyện thi cử học hành, từ chối cả hôn lễ cha mẹ sẵn sắp đặt nơi quê nhà. Hà Nhân tự thấy chuyện của mình sánh với Bùi Hàng và vượt cả Tăng Nhụ ngày trước. Chuyện tình yêu giữa Hà Nhân và hai hồn hoa là chuyện tình yêu giữa tài tử với giai nhân đẹp như những câu chuyện trong Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh (Trung Quốc). Qua câu chuyện tình yêu ấy, Nguyễn Dữ cũng nói lên một mong muốn hết sức chính đáng của con người thời ấy, họ khao khát yêu đương tự do, không có sự can thiệp của gia đình và quan niệm môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Họ muốn tự do tìm hiểu, yêu đương, tự do ái ân và tự do định đoạt hạnh phúc. Dù trong thời gian ngắn ngủi nhưng có thể nói chàng thư sinh Hà Nhân và hai hồn hoa Đào, Liễu đã đạt được mong ước của mình, thỏa mãn khát vọng tình yêu, nhục dục. Khi tiết đông đến, hoa cỏ tàn lụi, hai nàng cũng thác về đất, thương nhớ hai nàng, Hà Nhân bán ít đồ của mình để làm lễ nhỏ và một bài thơ đưa tiễn hai nàng. Câu chuyện ấy ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ giống như vừa tỉnh một giấc mộng vậy.
Nếu cõi âm là nơi phán xét thì thượng giới thì cõi tiên bồng là nơi ban thưởng cho người có tài đức trong cuộc đời. Không gian đậm chất kì ảo – Phù Lai tiên đảo trong “ Từ Thức lấy vợ tiên” chính là nơi diễn ra câu chuyện tình yêu giữa Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương. Thực ra, hai người đã gặp và cảm mến nhau từ trước đó. Trong một hội hoa dưới trần gian mà bấy giờ Từ Thức còn đương làm quan, Từ Thức thấy một cô gái xinh đẹp độ 15, 16 tuổi, nàng lỡ tay vin cành khiến hoa gãy bị bắt giam, Từ Thức đã lấy chiếc áo quý của mình chuộc cứu nàng. Hoàn cảnh gặp nhau giống như cảnh anh hung cứu mĩ nhân trong những câu chuyện đẹp của người xưa khiến Giáng Hương đã coi Từ Thức là lang quân của mình từ đấy. Vốn là một người yêu uống rượu, làm thơ, yêu cảnh đẹp, không hợp với chuyện làm quan, Từ Thức đã từ quan để đi du ngoạn ngắm cảnh khắp nơi và tình cờ lạc đến động tiên Phù Lai. Cõi tiên bồng là nơi không phải người trần nào cũng đến được, có lẽ do tấm long phóng khoáng, lương thiện , yêu cái đẹp của Từ Thức cộng thêm tình ý của Giáng Hương đã đưa đến cuộc hội ngộ duyên phận ý trời như vậy. Dù có là tiên nữ, nhưng khi gặp được ý lang quân của mình, Giáng Hương “màu da hồng hào chứ không còn khô gầy như trước”, nàng cũng chỉ giống các cô gái trần gian khác cũng mong ước tìm được lang quân như ý, thẹn thùng trước kẻ mình yêu. Giáng Hương hạ trần, ở trong cõi nhân gian tìm lang quân cho mình, mong được tự phối ngẫu như Chức Nữ - Ngưu Lang, Thượng Nguyên – Phong Trắc ngày trước. Được lang quân như ý, hạnh phúc xuân ý hiện lên hết trên gương mặt, sau này phải tạm biệt Từ Thức về cõi trần thì u sầu nét mặt, khóc như mưa, đau đớn cõi lòng. Tình yêu giữa Từ Thức và Giáng Hương là tình duyên chứ không phải tình dâm, hạnh phúc bên nhau 80 năm mà ngỡ như mới vài ngày. Mượn chuyện tiên để nói chuyện con người, nói lên khát vọng tự do tình yêu và hôn nhân, câu chuyện tình yêu giữa Từ Thức với Giáng Hương mãi khiến người ta mong ước.
Qua những câu chuyện tình yêu giữa con người với yêu ma kể trên, Nguyễn Dữ đã nói lên những vấn đề hết sức nhân văn. Đầu tiên là nó đề cao khát vọng chân chính của con người - khát vọng yêu đương của đôi lứa, đó là lẽ thường tình của con người nhưng trong xã hội phong kiến nó đâu dễ dàng được chấp nhận. Hôn nhân của trai gái là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, vậy mà các cặp nam nữ trong những câu chuyện vừa kể lại tự chủ động đến với nhau, tự do nhục dục, tự do ngẫu phối. Thông qua những cuộc tình duyên giữa người với ma, người với tiên, tác giả còn lên tiếng bênh vực, phần nào cổ xuý cho những nhu cầu tình cảm, những khát khao yêu đương trần thế của con người, đặc biệt của người phụ nữ. Dù trong lốt thần tiên hay ma quỉ thì các cô gái trong Truyền kì mạn lục vẫn hiện lên với những cảm xúc chân thật nhất trong tình yêu. Đó cũng còn là sự khẳng định một vấn đề triết lí nhân sinh: trần thế có sức hấp dẫn kì lạ, chỉ ở trần thế mới có hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc lứa đôi là cuộc sống tự do, vượt khỏi mọi chế định và ràng buộc. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm còn ở chỗ nó đề cao bản năng tự nhiên của con người, bản năng sinh dục. Tác phẩm nói lên 1 vấn đề đó là chẳng có sức mạnh huyền bí nào cả, chỉ có 1 vấn đề mà tất cả mọi người, dù nam hay nữ, dù tiên hay ma đều nghĩ tới: vấn đề sinh lí. Truyền kì mạn lục là tiếng nói khẳng định bản năng sinh lí của mọi người đều cần được phát triển công bằng và tình yêu phải tự do, chân thành, không phân biệt đẳng cấp. Tác phẩm còn là tiếng nói đấu tranh chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ - 1 biểu hiện của lễ giáo phong kiến vô cùng giả dối, bất công, quyền chủ động tình yêu chỉ thuộc về người con trai. Vì vậy, miêu tả những mối tình đầy chất hư ảo, ma quái, các tác giả truyện ngắn đã làm cuộc “đột phá” bất ngờ vào tường thành lễ giáo phong kiến khi đồng tình với thế chủ động của người phụ nữ, cổ vũ khát vọng hạnh phúc tình yêu chính đáng của con người. Mối quan hệ tình yêu, hôn nhân giữa các chàng trai và các hồn ma, yêu, linh trong tác phẩm diễn ra một cách thoải mái, dễ dàng và đơn giản với sự hiện diện của yếu tố tính dục. Tính dục trong tác phẩm không phải nhằm mục đích gợi dục mà có dụng ý hết sức trong sạch. Trong truyện, phần nhiều lại là người phụ nữ chủ động đi tìm tình yêu cho mình, chủ động gợi ý chuyện chăn gối, như Nhị Khanh (Truyện cây gạo) nói với Trung Ngộ rằng: “Chi bằng trời để sống ngày nào nên tìm những thú vui. kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa” sau đó đưa nhau xuống thuyền cùng nhau ân ái thỏa mãn. Cuộc ái ân ấy được ghi lại bằng những lời thơ hết sức trang nhã, bay bổng khiến cho truyện đề cập đến sex nhưng lại không hề dung tục, bậy bạ mà hết sức lãng mạn, nên thơ:
“Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu
Bỗng sượng sung thay cuộc ấp yêu.
Măng ngộc vuốt ve nghiêng xuyến trạm,
Dải là cởi tháo trút hài thêu
Mộng tân gối bướm bang khuâng lạc,
Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu.”
Trong “Chuyện kì ngộ ở trại Tây” cũng được miêu tả tương tự qua những dòng thơ của nàng Đào , Liễu và Hà Nhân. Truyền kì mạn lục còn đề cập đến số phận người phụ nữ và khát vọng sống yên ổn qua cuộc đời nàng Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Cuộc đời bất hạnh của nàng chưa được một lần tự định đoạt số phận. Nhà nghèo, bố chết, mẹ bán nàng để lấy tiền làm tang cho cha. Vào nhà phú thương họ Phạm, thấy nàng có nhan sắc lại bắt nàng tư thông, từ chuyện đó khiến nàng bị đánh chết. Nguyễn Dữ đã để cho nàng “sống” lại một lần nữa trong lốt hồn ma, để thực hiện những điều nàng chưa từng làm, chưa dám làm khi còn sống.
Ngòi bút của Nguyễn Dữ phóng khoáng đầy say mê khi viết về những câu chuyện tình yêu vượt vòng khuôn khổ Nho giáo. Chỉ khi con người ta đồng tình, thích thú mới có thể viết ra một cách bay bổng như vậy. Tuy nhiên, kết cục những câu chuyện tình yêu ấy và lời bình dưới mỗi tác phẩm lại dường như mâu thuẫn trong chính quan niệm của tác giả. Có lẽ, con người ông vẫn là con người của Nho giáo, sống trong xã hội trọng đạo Nho nên ông đã xử lí câu chuyện sao cho xứng với khuôn khổ Nho giáo, vậy nên, những gì không hợp đạo lí đều bị loại bỏ. Hai hồn ma Trung Ngộ - Nhị Khanh làm việc bậy bạ bị đạo sĩ yểm bùa, âm binh đầu trâu đến gô cổ lôi về âm phủ; hồn ma Thị Nghi bị tống giam vào ngục, chịu nhục hình dao kéo; Đào, Liễu hai nàng, gặp cơn gió lốc, tiết đông đến úa tàn, từ đó cũng bị tan biến; Từ Thức và Giáng Hương kẻ trần người tiên, duyên chỉ có một, sau không bao giờ còn gặp lại nhau nữa. Lời bình dưới mỗi truyện cũng thể hiện ý miệt thị của tác giả đối với nhân vật trong đó. Giả như: “Than ôi cái giống ma quỷ xưa nay không phải là cái nạn đáng lo cho thiên hạ, nhưng kẻ thất phu đa dục thì thường mắc phải. Trung Ngộ là một gã lái buôn không có tri thức không đủ trách vậy” (Chuyện cây gạo); “Than ôi, thanh lòng không bằng ít dục, dục nếu yên lặng thì lòng trống rỗng mà điều thiện sẽ vào, khí bằng phẳng mà cái lí sẽ thắng, tà quỷ còn đến quấy nhiễu làm sao được. Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới thừa cơ quyến rũ ” (Chuyện kì ngộ ở trại Tây).
Truyền kì mạn lục không phải là tác phẩm ghi chép đơn thuần những chuyện trong dân gian mà nó thể hiện tài năng sáng tác của Nguyễn Dữ rất rõ. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Nhân vật trong truyện được tác giả xây dựng có cá tính, có nội tâm, không chỉ còn là nhân vật hành động. Như Thị Nghi, nhân vật này có suy nghĩ, hiểu rõ nguyên do dẫn đến bất hạnh cuộc đời mình, vì vậy khi thành ma, nàng chỉ bắt nạt kẻ quyền thế, có tiền. Hoặc như đoạn văn trực tiếp miêu tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của Từ Thức: “Từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được”. Nguyễn Dữ thường sử dụng thơ để ngụ tình, diễn tả cảm xúc thầm kín của nhân vật và đôi khi miêu tả trực tiếp con người cảm nghĩ như đoạn văn trên.
Sử dụng yếu tố kì ảo làm chất liệu nghệ thuật, Nguyễn Dữ đã phản ánh cuộc sống sâu sắc hơn, những điều hư ảo mà thấy rất thực. Dưới màu sắc hư ảo, thần quái, những chuyện tình yêu giữa con người với yêu ma đến với nhau vô cùng tự nhiên như vốn có của nó. Nguyễn Dữ là ánh sáng tư tưởng nhân văn sáng ngời, đóng góp vào trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học trung đại. Dù chiếm số lương không nhiều (4/20) nhưng những truyện nói về câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma trong Truyền kì mạn lục vẫn sẽ là những câu chuyện đặc sắc, hấp dẫn nhất trong lòng người đọc. Đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, ý nghĩa của những câu chuyện ấy lại càng có giá trị lớn lao.
- Phong Cầm-