Tính thời đại
-Tính thời đại được hiểu là ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì việc sử dụng ngôn ngữ sẽ khác nhau, từ đó tạo nên đặc điểm ngôn ngữ riêng của thời kì đó.
-Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cùng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ví dụ:
+Từ “khốn nạn” ở thời xưa có ý nghĩa là chỉ người khốn khổ. Còn “khốn nạn” ở thời đại bây giờ lại được hiểu là người có phẩm chất không ra gì. Chính vì vậy mà tác phẩm “Những người khốn khổ” của V. Huygo trước đây đã từng được dịch là “ Những người khốn nạn”.
+Từ “chùa chiền”: “chiền” xưa chỉ am, miếu, thờ thần, còn giờ nó chỉ là từ đi kèm, bị mờ nghĩa.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, ngôn ngữ dân tộc qua mỗi thời đại cũng phát triển. Với chất liệu chính là ngôn từ, văn học cũng có sự thay đổi về ngôn ngữ.- Trong thời kì phong kiến, khi nước ta chịu ách thống trị của người phương Bắc, ngôn ngữ chữ Hán trở thành ngôn ngữ chính thống. Lẽ tất nhiên, trong các sáng tác văn học các tác giả cũng sử dụng chữ Hán làm chất liệu sáng tác. Bài thơ “ Nam quốc sơn hà” của Lí Thường kiệt – bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta cũng được sáng tác bằng chữ Hán:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
- bước sang thế kỉ XIII chữ Nôm hình thành, đến thế kỉ XVIII phát triển rực rỡ, trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong các sáng tác văn chương. Nhờ thứ ngôn ngữ này mà các nhà văn, nhà thơ đã sáng tác ra nhiều kiệt tác văn học. Với chữ Nôm, chúng ta có “ bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, và kết tinh đỉnh cao phải kể đến “ Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Phạm quỳnh đã khẳng định rằng: “ Truyện Kiều còn thì nước ta còn”, câu nói này đã khẳng định tầm quan trọng của “ Truyện Kiều”đối với văn học nước ta, đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của chữ Nôm đối với ngôn ngữ dân tộc lúc bấy giờ.
- sang thế kỉ XIX, chữ cái la-tinh xuất hiện và trở thành chữ quốc ngữ của dân tộc được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay trong đời sống hàng ngày và trong văn học. Với ngôn ngữ chữ cái la-tinh, hệ thống ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ văn học nói riêng đã có được sự diễn đạt tinh tế, phong phú. Các kiệt tác văn học như “ Chí Phèo” của Nam Cao, “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh..v..v. đều là những tác phẩm vận dụng ngôn ngữ dân tộc qua hệ thống chữ cái la-tinh.
vnkienthuc.com
-Tính thời đại được hiểu là ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì việc sử dụng ngôn ngữ sẽ khác nhau, từ đó tạo nên đặc điểm ngôn ngữ riêng của thời kì đó.
-Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cùng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ví dụ:
+Từ “khốn nạn” ở thời xưa có ý nghĩa là chỉ người khốn khổ. Còn “khốn nạn” ở thời đại bây giờ lại được hiểu là người có phẩm chất không ra gì. Chính vì vậy mà tác phẩm “Những người khốn khổ” của V. Huygo trước đây đã từng được dịch là “ Những người khốn nạn”.
+Từ “chùa chiền”: “chiền” xưa chỉ am, miếu, thờ thần, còn giờ nó chỉ là từ đi kèm, bị mờ nghĩa.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, ngôn ngữ dân tộc qua mỗi thời đại cũng phát triển. Với chất liệu chính là ngôn từ, văn học cũng có sự thay đổi về ngôn ngữ.- Trong thời kì phong kiến, khi nước ta chịu ách thống trị của người phương Bắc, ngôn ngữ chữ Hán trở thành ngôn ngữ chính thống. Lẽ tất nhiên, trong các sáng tác văn học các tác giả cũng sử dụng chữ Hán làm chất liệu sáng tác. Bài thơ “ Nam quốc sơn hà” của Lí Thường kiệt – bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta cũng được sáng tác bằng chữ Hán:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
- bước sang thế kỉ XIII chữ Nôm hình thành, đến thế kỉ XVIII phát triển rực rỡ, trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong các sáng tác văn chương. Nhờ thứ ngôn ngữ này mà các nhà văn, nhà thơ đã sáng tác ra nhiều kiệt tác văn học. Với chữ Nôm, chúng ta có “ bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, và kết tinh đỉnh cao phải kể đến “ Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Phạm quỳnh đã khẳng định rằng: “ Truyện Kiều còn thì nước ta còn”, câu nói này đã khẳng định tầm quan trọng của “ Truyện Kiều”đối với văn học nước ta, đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của chữ Nôm đối với ngôn ngữ dân tộc lúc bấy giờ.
- sang thế kỉ XIX, chữ cái la-tinh xuất hiện và trở thành chữ quốc ngữ của dân tộc được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay trong đời sống hàng ngày và trong văn học. Với ngôn ngữ chữ cái la-tinh, hệ thống ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ văn học nói riêng đã có được sự diễn đạt tinh tế, phong phú. Các kiệt tác văn học như “ Chí Phèo” của Nam Cao, “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh..v..v. đều là những tác phẩm vận dụng ngôn ngữ dân tộc qua hệ thống chữ cái la-tinh.
vnkienthuc.com