Tính tất yếu và nội dung của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.

Bút Nghiên

ButNghien.com
Tính tất yếu và nội dung của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

1. Tính tất yếu:

Để chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội XHCN cần phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất định. Tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH được lý giải từ các căn cứ sau đây:

- Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về các tư liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới 2 hình thức là nhà nước và tập thể; không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ lịch sử nhất định.

- Hai là, CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn có cơ sở vật chất – kỹ thuật đó cần phải có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.

Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình CNH tiến lên CNXH , TKQĐ cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành CNH XHCN.

- Ba là, các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Sự phát triển của CNTB dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội XHCN, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển các quan hệ đó.

- Bốn là, công cuộc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần phải có thời gian để GCCN từng bước làm quen với những công việc đó.

TKQĐ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối vơi những nước đã trải qua CNTB phát triển ở trình độ cao thì khi tiến lên CNXH, TKQĐ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển CNTB ở mức độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì TKQĐ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là sự tồn tại đan xen giữa những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hóa) của đời sống xã hội.

2. Nội dung của TKQĐ lên CNXH:

- Trên lĩnh vực kinh tế: thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.

Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn nóng vội, chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Đối với những nước chưa trải qua quá trình CNH TBCN, tất yếu phải tiến hành CNH XHCN nhằm tạo ra được cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH. Nhiệm vụ trọng tâm của những nước này trong TKQĐ là phải tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế theo định hướng XHCN. Quá trình CNH,HĐH XHCN diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau. Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, chưa trải qua quá trình CNH TBCN, nên trong thời gian qua, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo nền tảng để đi lên CNXH; bên cạnh đó là chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là để giải phóng sức sản xuất, tiến tới một nền sản xuất lớn.
- Trong lĩnh vực chính trị: tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH; xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN ngày càng vững mạnh, bảo đảm quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.

- Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa: tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng CNXH; xây dựng nền văn hóa mới XHCN, tiếp thu giá trị tinh hoa các nền văn hóa trên thế giới.

- Trong lĩnh vực xã hội: khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng: tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.

Tóm lại, TKQĐ lên CNXH là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó.

(Sưu tầm)
 
Câu hỏi tương tự

Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - XH của Mác. Phân tích tính tất yếu của việc định hướng con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ?

1. Luận chứng khoa học và vai trò phương pháp của lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác

- Sự ra đời lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một bước chuyển biến cách mạng trong nhận thức về đời sống xã hội.

- Lý luận đó đưa ra quan điểm duy vật về xã hội, chỉ ra sản xuất là là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung.

- Lý luận đó cũng chỉ ra xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt, các lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng.

- Lý luận đó đã mang lại một phương pháp luận thật sự khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ.

* Vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội thể hiện ở chỗ:

- Thứ nhất: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.

- Thứ hai: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau.

- Thứ ba: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra rằng, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là diễn ra theo quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan.

- Thứ tư: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử - cụ thể mà con đường phát triển riêng, đặc thù.

2. Tính tất yếu

Việt Nam chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, song với điều kiện lịch sử nhất định, có thể quá độ lên CNXH, không qua giai đoạn TBCN. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch sử tự nhiên.


  • Trong chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, luận cương của đảng đã khẳng định: “Con đường của Cách mạng Việt Nam nhất định phải đi tới CNXH, bỏ qua thời kỳ TBCN”.

  • Qua các thời kỳ cách mạng, từ khi thành lập Đảng ta luôn luôn khẳng định chân lý: “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường tất yếu khách quan phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân ta”. Sau thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nước ta có đủ điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, đó là:

+ Phương thức sản xuất cũ (TBCN) đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. Phương thức sản xuất mới (CSCN) tiến bộ đã xuất hiện. Hơn nữa, thực tiễn cách mạng VN đã làm cho nhân dân ta hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân (Pháp) và chủ nghĩa đế quốc (Mỹ) đã củng cố việc lựa chọn con đường gắn độc lập dân tộc và CNXH.

+ Chính quyền đã thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Chính vì vậy, mục tiêu tiếp theo của cách mạng nước ta tất yếu phải là CNXH, do đó, phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên CNXH.


  • ĐH Đảng IX tiếp tục khẳng định “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN”.
Đại hội Đảng IX chỉ rõ: ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN.

Xuất phát từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ. Lao động thủ công đi lên CNXH mà chưa có nền đại công nghiệp, do đó phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Đó là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ tiến lên CNXH.


  • Đảng ta chỉ rõ quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với phát triển KH, công nghệ vì sự phát triển KHCN sẽ tạo ra sự phát triển nhanh của LLSX nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao sức mạnh nội lực để hội nhập kinh tế thế giới

Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa mà hướng trước hết vào các ngành công nghệ cao do đó “coi giáo dục và đào tạo, KH và CN là nền tảng, động lực của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Trong điều kiện hiện nay của nước ta với thế và lực trong nước và điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi nên không thể chỉ thực hiện các bước đi tuần tự mà cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bước đi tuần tự, vừa có bước nhảy vọt.

- Đại hội Đảng đã xác nhận “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Do đó chúng ta có thể và cần phải lựa chọn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sưu tầm*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top