Tính liên kết trong văn bản là một yêu cầu quan trọng để tạo nên một tác phẩm hay. Vậy thế nào là tính liên kết trong văn bản? Mời các em đọc bài viết dưới đây để có một câu trả lời chính xác nhất nhé!

1. Tính liên kết của văn bản

Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.
Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết.

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

Điều kiện để một văn bản có tính liên kết
Nội dung của các câu phải gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các câu trong văn bản phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ liên kết một cách thích hợp

370a61cf.jpg


3. Ghi nhớ (SGK/ 27)

Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, Làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu.
Để văn bản có tính liên kết người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

Các kiến thức mà Sen Biển chia sẻ thật hữu ích phải không nào? Các em hãy chia sẻ với các bạn của mình để cùng nhau học tập nhé! Ngoài ra các em cũng có thể tham khảo các bài viết hay khác của chương trình học lớp 7 tại vnkienthuc.com

Rất mong sự ủng hộ của các em dành cho Sen Biển
 
Sửa lần cuối:
Tính liên kết trong văn bản là một yêu cầu quan trọng để tạo nên một tác phẩm hay. Hôm nay Sen Biển sẽ giới thiệu với các em bài viết "tính liên kết trong văn bản cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan. Mời các em đọc bài viết dưới đây:

1 Chủ đề chung và xuyên suốt toàn bộ văn bản

Chủ đề: Tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha, sâu nặng và niềm tin yêu bao la của người mẹ hiền đối với đứa con, đồng thời nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với tuổi thơ, đối với mỗi con người. Nội dung từng đoạn xoay quanh chủ đề.

Đoạn 1. Từ đầu..."ngày đầu năm học":Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.

Đoạn 2. Còn lại: Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ. Sự việc chính trong truyện là đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con.

Các sự việc khác đều tập trung phục vụ cho việc thể hiện sự việc đó. Nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là hai mẹ con.

50107b1a.jpg


2. Giữa các phần được tiếp nối theo một trình tự hợp lý

Hành động của con trước ngày khai trường Hành động và tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường của con. Người mẹ nhớ lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của bản thân. Từ nền giáo dục của Nhật Bản, người mẹ liên hệ tới nền giáo dục của Việt Nam và nêu vai trò của nhà trường đối với giới trẻ. Từ đó khích lệ con đến trường.

→ Nội dung văn bản và trình tự giữa các phần nhất quán và rõ ràng

⇒ Làm cho văn bản có tính mạch lạc

Các em có thấy bài viết của Sen Biển thú vị không? Nếu có hãy bấm nút like và chia sẻ để có thêm nhiều bạn biết tới vnkienthuc.com nữa nhé!

À Sen Biển xin bật mí với các em một tin rất vui là trên trang facebook Vui học Văn đang diễn ra cuộc thi viết văn dành cho các bạn học sinh khối THCS và THPT. Còn chần chừ gì nữa mà không tham gia và rinh những phần thưởng hấp dẫn...
 
Sửa lần cuối:
Tính liên kết trong văn bản tiếng Việt là một điều quan trọng giúp cho tác phẩm trở nên hay hơn, cảm xúc hơn. Vậy tính liên kết trong văn bản tiếng Việt được thể hiện như thế nào? Mời các em đọc bài viết dưới đây:

Ta hiểu: Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.

Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu,…) thích hợp.

Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức:

+ Về nội dung:

Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề).

Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic).

+ Về hình thức: có một số phương thức liên kết trong văn bản:

. Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,…

.Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.

9dd00f54.jpg


. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc)

. Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…)
Liên kết trong văn bản thực sự rất quan trọng trong quá trình chúng ta làm bài, để không bị mắc phải những lỗi như lời văn diễn đạt thiếu logic, thiếu liên kết.
Các em học sinh sau khi đọc xong bài tính liên kết trong văn bản Tiếng Việt , hi vọng sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để trau dồi vào kĩ năng viết đoạn văn của mình.

Các em có thấy bài viết của Sen Biển thú vị không? Nếu có hãy bấm nút like và chia sẻ để bạn bè biết đến vnkienthuc.com nhiều hơn nhé!
 
Sửa lần cuối:
Sen Biển xin giới thiệu các bài tập về tính liên kết trong văn bản môn Ngữ văn 7. Sau đây mời các bạn cùng giải bài tập nhé!

1. Liên kết trong văn bản cần phải


A. Liên kết về nội dung

B. Tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết

C. Liên kết cả về nội dung và hình thức

D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng

2. Từ nào sau đây có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong đoạn thơ:

Dân ta…nói là làm, …đi là đến,…bàn là thông ….quyết là quyết một lòng …phát là động,…vùng là lên.

A. Nếu

B. Dù

C. Phải

D. Đã

3. Từ nào dưới đây có thể điền vào cả hai chỗ trống trong đoạn văn bên dưới (để câu văn đó có nội dung thích hợp)?

"[...] là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Trong một văn bản có tính [...], các câu, các đoạn phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lí, để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu, không bị rời rạc và hỗn độn".

A. Liên kết.

B. Dấu câu.

C. Đoạn văn.

D. Bố cục.

4. Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?

"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Sè sè nắm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"

A. Vì chúng không vần với nhau

B. Vì chúng có vần nhưng vẫn không gieo đúng luật

C. Vì các câu thơ chưa đủ một ý trọn vẹn

D. Vì chúng có vần nhưng ý của các câu không liên kết với nhau

5. Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:

9ef892e0.jpg


1. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? 2. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. 3. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

A. 1-3-2

B. 1-2-3

C. 3-2-1

D. 2-1-3

6. Từ nối in đậm trong đoạn văn sau chưa phù hợp. Em hãy thay thế bằng một từ thích hợp :

"Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, mặc dù sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này." (Theo Nguyễn Khải, Ngày Tết về thăm quê)

A. Sao cho

B. Nhưng sao

C. Bởi vậy

D. Cho nên

7. Đọc đoạn văn sau và nhận xét về tính liên kết của nó

Đêm nay trăng sáng. Ánh trăng tràn xuống mặt đường, len lỏi trong những ngỏ nhỏ . Những con ngõ tối om, chẳng có một bóng người. Mọi người làm việc quần quật từ sáng đến tối mà chẳng mở lời than phiền.

A. Đoạn văn có liên kết

B. Đoạn văn không có sự liên kết vì mỗi câu văn diễn đạt một nội dung khác nhau

C. Đoạn văn không có sự liên kết bởi ý đồ của người viết là như vậy

D. Đoạn văn không có sự liên kết do không tìm thấy các phương tiện liên kết

8. Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.

B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.

C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.

D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

9. Nguyên nhân làm cho văn bản thiếu mạch lạc là :

A. Các đoạn văn không liên kết chặt chẽ với nhau

B. Cả A, B, C

C. Nội dung văn bản không thống nhất

D. Bố cục lộn xộn

10. Một văn bản có tính liên kết chặt chẽ cần

A. Bố cục mạch lạc

B. Thống nhất về chủ đề

C. Có các phương tiện liên kết

D. Ý A và B

Đáp án bài tập về tính liên kết trong văn bản

Câu12345678910
Đáp ánCDADCBBB

Các em hãy bấm nút like và chia sẻ giúp Sen Biển nhé! Đến với vnkienthuc.com để được tiếp cận với nhiều bài học thú vị và bổ ích nhé!

Sen Biển
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top