Gợi ý:
A. Mở bài:
- Tính ích kỉ và lòng vị tha hoàn toàn đối lập với nhau.
- Lòng vị tha đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ đáng phê phán bấy nhiêu.
B. Thân bài:
* Thế nào là tính ích kỉ?
- Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình.
* Biểu hiện của tính ích kỉ:
- Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho riêng mình. Phương châm sống của họ là: “ Ăn cổ đi trước, lội nước đi sau”
- Thể hiện dưới nhiều hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau: tham ăn, lười biếng, dối trá, tham nhũng…Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường. ( dẫn chứng ).
* Tác hại của tính ích kỉ:
- Gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng.(dẫn chứng)
- Những người có chức có quyền mà ích kỉ thì làm hại dân, hại nước. ( dẫn chứng)
* Thế nào là lòng vị tha:
- Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân.
* Biểu hiện của lòng vị tha:
- Là đức tính cần thiết mả mỗi con người cần phải có. Trong xã hội giữa mọi người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi cá nhân không thể chỉ biết tới quyền lợi của riêng mình mà phải biết đến quyền lợi của người khác.
- Trong gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái và ngược lại, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
- Trong một lớp, học sinh phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.
- Truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc ta từ xưa đến nay là biểu hiện của lòng vị tha.
C. Kết bài:
- Tính ích kỉ là thói xấu mà học sinh không nên mắc phải.
- Lòng vị tha là đức tính quý báu cần có ở mỗi người.
- Nếu ai cũng có lòng vị tha và sống đúng theo phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình.