HÓA HỌC 9 BÀI 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT.
I. Nội dung cơ bản
- Các loại oxit
- Có 4 loại:
+ Oxit bazơ: CuO, MgO. FexOy, BaO, Na2O, ZnO…..
+ Oxit axit: CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2,…
+ Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO.
+ Oxit trung tính: CO, NO.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Oxit của kim loại: Thuộc oxit bazơ là chủ yếu, một số ít thuộc oxit lưỡng tính (trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit Al2O3, ZnO.
+ Oxit của phi kim: Thuộc oxit axit là chủ yếu, một số ít thuộc oxit trung tính (trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit CO, NO.
2. Tính chất hóa học của oxit bazơ (3 tính chất).
a) Tác dụng với nước:
- Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Cụ thể là 4 oxit sau: Na2O, CaO, K2O, BaO.
- Cách viết: R2On + nH2O -> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R)
R(OH)n tan trong nước, dd thu được ta gọi là chung là dd bazơ hay dd kiềm
- Diễn đạt: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (hay còn gọi là dd kiềm)
- VD: BaO + H2O -> Ba(OH)2
Na2O + H2O -> NaOH
b) Tác dụng với axit
- Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
- Cách viết: oxit bazơ + Axit -> muối + H2O
-VD: CaO + HCl -> CaCl2 + H2O
-------Canxi oxit----axit clohidric----muối canxi clorua
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O
Sắt(III)oxit---------axit sunfuric---------------sắt sunfat
c) Tác dụng với oxi axit
- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối
- Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)
- Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối
------------( Na2O, CaO, K2O, BaO)------(CO2, SO2)
3. Tính chất hóa học của oxit axit (3 tính chất)
- Trong chương trình THCS ta hay gặp các oxit axit sau: CO2, SO2, P2O5.
a) Tác dụng với nước
- Các oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit tương ứng
- Cách viết: oxit axit + H2O-> axit
- VD: SO2 + H2O <=>H2SO3
CO2 + H2O <=> H2CO3
b) Tác dụng với bazơ
- Chỉ có bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với oxit axit. Cụ thể là 4 bazơ sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.
- Cách viết: oxit bazơ + bazơ -> muối + H2O
- VD: CO2 + KOH -> K2CO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 -> BaSO3 + H2O
c) Tác dụng với oxit bazơ (xem tính chất của oxit bazơ)
4. So sánh tính chất của oxit bazơ và oxit axit
Oxit Bazơ- Tác dụng với nước
- Tác dụng với axit
- Tác dụng với oxi axit
Vd : oxit Cr2O3 có màu xanh rêu.
Oxit FeO có màu đen.
Oxit axit
- Tác dụng với nước
- Tác dụng với bazơ
- Tác dụng với oxit bazơ
Các oxit axit có nhiều trong khí quyển sẽ gây mưa axit.
1. Phân loại các oxit sau: MgO, CuO, K2O, BaO, Fe3O4, CO, P2O5, FeO, Fe2O3, ZnO, Al2O3, CaO, SO2, SO3.
2. Hoàn thành các phản ứng sau. Đọc tên phản ứng đó.
a) BaO + HCl -> BaCl2 + H2O
b) K2O + SO2 -> K2SO3
c) CO2 + Na2O -> Na2CO3
d) Na2O + H2O-- > Na(OH)2
e) CaO + H2O-> Ca(OH)2
f) P2O5 + H2O -> H3PO4
3.Trong đời sống và công nghiệp hiện nay loại oxit nào được thải ra nhiều nhất ?
a. CO2
b. SO2
c. N2O5
d. P2O5
4. Chọn công thức oxit sai .
a. SO3
b. P2O3
c. FeO3
d. Ag2O
Câu 5.Nước vôi trông để lâu ngoài không khí bị vẫn đục có màng đá vôi phía trên là do td với oxit nào ?
a. CO2
b. SO2
c. SO3
d. CaO
đáp án :
1. a/oxit bazo : MgO, CuO, K2O, BaO, Fe3O4, P2O5, FeO, Fe2O3, ZnO, Al2O3, CaO còn lại là oxit axit ngoại trừ CO.
2. a) BaO + HCl -> BaCl2 + H2O
b) K2O + SO2 -> K2SO3
c) CO2 + Na2O -> Na2CO3
d) Na2O + H2O-- > Na(OH)2
e) CaO + H2O-> Ca(OH)2
f) P2O5 + H2O -> H3PO4
3. a
4.c
5.a
2. a) BaO + HCl -> BaCl2 + H2O
b) K2O + SO2 -> K2SO3
c) CO2 + Na2O -> Na2CO3
d) Na2O + H2O-- > Na(OH)2
e) CaO + H2O-> Ca(OH)2
f) P2O5 + H2O -> H3PO4
3. a
4.c
5.a
xem bài tiếp theo tại đây:
Hóa học 9
HOA HOC 9: Nơi học tập, trao đổi của học sinh lớp 9 học tập môn Hóa học trong nhà trường. Hoa 9.
vnkienthuc.com
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: