Tính chất “giao thời” ở bài thơ “Gió thu” của Tản Đà trong sự liên hệ với “Câu cá mùa thu” của Nguyễ

  • Thread starter Thread starter steppe huynh
  • Ngày gửi Ngày gửi
S

steppe huynh

Guest
Tính chất “giao thời” ở bài thơ “Gió thu” của Tản Đà trong sự liên hệ với “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu.
…………

GIÓ THU


1.
Trận gió thu phong rụng lá vàng,
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang.
Vàng bay mấy lá năm già nửa,
Hờ hững ai xuôi thiếp phụ chàng!


2.
Trận gió thu phong rụng lá hồng,
Lá bay tường bắc, lá sang đông.
Hồng bay mấy lá năm hồ hết,
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không!
Dàn ý
I/ Mở bài:

(Giới thiệu vị trí của tác giả trên văn đàn)


- Tản Đà(1889 – 1939 ) đã đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, là người “dạo bản đàn mở đầu cho cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa” (Hoài Thanh), “người báo tin xuân” cho phong trào Thơ mới 1932-1945.

- Nguyễn Khuyến(1835 – 1909 ) là đại biếu xuất sắc của thơ ca trung đại.

- Xuân Diệu(1916 – 1985) là nhà thơ “mới nhất trong những nhà Thơ mới”.

II/ Thân bài:


(Tính chất “giao thời” ở bài thơ “Gió thu” của Tản Đà trong sự liên hệ với “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu:)

1. Về hình thức nghệ thuật

- Bài “Gió thu” có đặc điểm của bài “Câu cá mùa thu”:

+ Luật thi: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắt nhịp, hiệp vần,…

+ Bức tranh thu với những hình ảnh ước lệ và bút pháp chấm phá: gió thu, lá vàng (hồng) rơi…

- Bài “Gió thu” có những điểm khác bài “Câu cá mùa thu” và những điểm gần với bài “Đây mùa thu tới”:

+ Nguyễn Khuyến cảm nhận cảnh vật như một khách thể (Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo), Tản Đà cảm nhận cảnh vật qua cảm xúc cá nhân (Lá rơi hàng xóm, lá bay sang/…Lá bay tường bắc, lá sang đông), Xuân Diệu cảm nhận thiên nhiên bằng đôi mắt “xanh non, biếc rờn” (Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Với áo mơ phai dệt lá vàng).

+ Tản Đà cảm nhận bước đi vội vã của thời gian (Vàng bay mấy lá năm già nửa/…Hồng bay mấy năm hồ hết), gần với Xuân Diệu (Đây mùa thu tới/…Mây vẩn từng không chim bay đi …), còn bức tranh thu của Nguyễn Khuyến là sự tĩnh tại, ngưng đọng thời gian.

+ Hình ảnh lãng mạn: “Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không” (Tản Đà), “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói/ Tựa của nhìn xa nghĩ ngợi gì” (Xuân Diệu), …

2. Về nội dung cảm xúc


- “Câu cá mùa thu”: Tâm trạng của bậc danh nho “ưu thời mãn thể” đang “lánh đục tìm trong”, hòa mình vào thiên nhiên nơi thôn dã (tựu trung ở chữ “ta”).

- “Gió thu”: sự bẽ bàng trong cuộc tình duyên ngang trái và nỗi buồn man mác bởi sự trống trải cô đơn (cảm xúc của “cái tôi” cá nhân).

- “Đây mùa thu tới”: là nỗi “thiết tah, rạo rực, băn khoăn” (chữ “tôi” với nghĩa tuyệt đối).

III/ Kết bài:


- Tóm lại Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu là những nhà thơ lớn của dân tộc ta cũng như “Gió thu”, “Câu cá mùa thu”, “Đây mùa thu tới” là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học nước nhà.

- Cả ba bài thơ đều giúp chúng ta yêu thêm quê hương, đất nước của mình ngày một nồng nàn, sâu sắc hơn.

- Khẳng đinh tính chất “giao thời” ở bài thơ “Gió thu” của Tản Đà trong sự liên hệ với “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu.

Nguồn: ST

 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top