Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình "Bếp lửa". Cùng cảm nhận tình cảm thiết tha và cảm động của người cháu khi nghĩ về nỗi vất vả, gian lao của người bà trong bài thơ "Bếp lửa" nhé của Bằng Việt nhé!
Tình cảm thiết tha và cảm động của người cháu khi nghĩ về nỗi vất vả, gian lao của người bà trong bài thơ "Bếp lửa"
Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” khi ông đang công tác ở nước ngoài. Hình ảnh người cháu hay cũng chính là hóa thân của nhà thơ vào nhân vật trữ tình suy tưởng về kỉ niệm xã xưa về hình ảnh bếp lửa quê hương và người bà hiền hậu, vất vả, gian lao. Tình cảm ấy được tái hiện thiết tha và cảm động làm xúc động lòng người.
Hình ảnh bếp lửa trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. Xuất phát từ nỗi nhớ ấy, tất cả những hình ảnh, ngôn từ hiện lên qua dòng hoài niệm. Trong kí ức đó, cuộc đời của bà thật nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa” vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm, manh áo cuả con cháu trong gia đình, vần thơ chứa đựng bao nhiêu nghĩa nặng tình sâu. Cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, đã trải qua nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi tay già nua gầy guộc, mà bằng tất cả tấm lòng đôn hậu luôn “ấp iu nồng đượm” của bà đối với cháu.
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần, đan kết với những chi tiết rất thực và gần gũi thân quen với mọi con người, với mọi gia đình chúng ta. Vị ngọt bùi của khoai sắn, hương vị ngọt ngàọ của nồi xôi gạo mới… đều do bàn tay tần tảo của bà “nhóm” lên. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao “niềm yêu thương”, bao ước mơ, hoài bão và hi vọng. Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa do bà “nhóm” suốt mấy chục năm trời.
Nếu trước đây, đó là ngọn lửa hồng được nhóm lên niềm tin trong những ngày gian khổ khó khăn vì giặc giã, đói kém thì bây giờ “ngọn lửa” ấy còn “nhóm” lên trong tâm hồn tác giả bao nhiêu vẻ đẹp khác nữa. “Nhóm bếp lửa …” ấy là cái bếp có thật, ngọn lửa, ánh sáng và hơi ấm có thật. “Nhóm niềm yêu thương” có nghĩa là bà truyền cho người cháu tinh ruột thịt nồng đượm. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm, quê hương. Cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy “nhóm dậy”, khơi dậy và bồi đắp cho tác giả về tâm hồn, nhân cách sống.
Âm điệu trong đoạn thơ này dào dạt như sóng trào dâng, lan tỏa như lửa ấm. Có lẽ cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ. Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Trong kí ức của đứa cháu, hình ảnh người bà phảng phất màu sắc cổ tích. Nghĩ về bếp lửa, nghĩ về bà, nhà thơ thốt lên ngợi ca. cảm xúc dồn nén bỗng uà ra, trào lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Có thể nói, câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” thật đặc biệt. Chỉ tám chữ mà chứa đựng bao tình cảm, cảm xúc. Hình ảnh bà và bốp lửa hiện lên thật vĩ đại “thiêng liêng” mà cũng thật bình dị, gần gũi. Dấu gạch nối ở giữa là sự “im lặng giữa các từ”, là một dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ không thể diễn tả hết bằng ngôn từ, dẫu là những ngôn từ rất cô đúc của thơ ca.
Bốn câu thơ cuối tiếp tục thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa trẻ bé bỏng nay đã đi xa. Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp, đã “có ngọn khói trăm tàu”, đá “cố ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình yêu thương. Giọng thơ trở nên thắm thiết, ngọt ngào:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…
Không gian và thời gian xa cách, dù cuộc đời có đổi thay, cuộc sống vật chất có đầy đủ hơn nhưng tình thương nhớ bà thiết tha mãnh liệt. Tinh cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ và dấu lặng đã khép lại bài thơ thật khéo, thật hay có sức ám ảnh day dứt trong tâm trí độc giá. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho đứa cháu phương xa.
Với những câu thơ đầy cảm xúc, Bằng Việt đã dựng lên bức chân dung người bà bình dị, thầm lặng mà ẩn chứa một trái tim đầy nhân ái, khoan dung. Các câu thơ như những luồng sáng hắt ra từ ngọn lửa ếm nóng làm thâm thìa tâm can người đọc.
Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người, có những ngày tháng, những kỷ niệm và con người không thể nào quên. Bằng Việt đã kể cho ta kí ức đẹp về người bà mà ông yêu quý, kính trọng với giọng điệu tâm tình sâu lắng, hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. “Bếp lửa” chính là món quà quý giá mà Bằng Việt gửi đến cho độc giả chúng ta. Nó nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta về tình cảm thủy chung với gia đình, quê hương, với những gì đã nhen nhóm, nuôi dưỡng tâm hồn ta trong suốt cuộc đời.
Từ những tình cảm thiết tha và cảm động của người cháu khi nghĩ về nỗi vất vả, gian lao của người bà, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
Tình cảm thiết tha và cảm động của người cháu khi nghĩ về nỗi vất vả, gian lao của người bà trong bài thơ "Bếp lửa"
Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” khi ông đang công tác ở nước ngoài. Hình ảnh người cháu hay cũng chính là hóa thân của nhà thơ vào nhân vật trữ tình suy tưởng về kỉ niệm xã xưa về hình ảnh bếp lửa quê hương và người bà hiền hậu, vất vả, gian lao. Tình cảm ấy được tái hiện thiết tha và cảm động làm xúc động lòng người.
Hình ảnh bếp lửa trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. Xuất phát từ nỗi nhớ ấy, tất cả những hình ảnh, ngôn từ hiện lên qua dòng hoài niệm. Trong kí ức đó, cuộc đời của bà thật nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa” vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm, manh áo cuả con cháu trong gia đình, vần thơ chứa đựng bao nhiêu nghĩa nặng tình sâu. Cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, đã trải qua nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi tay già nua gầy guộc, mà bằng tất cả tấm lòng đôn hậu luôn “ấp iu nồng đượm” của bà đối với cháu.
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần, đan kết với những chi tiết rất thực và gần gũi thân quen với mọi con người, với mọi gia đình chúng ta. Vị ngọt bùi của khoai sắn, hương vị ngọt ngàọ của nồi xôi gạo mới… đều do bàn tay tần tảo của bà “nhóm” lên. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao “niềm yêu thương”, bao ước mơ, hoài bão và hi vọng. Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa do bà “nhóm” suốt mấy chục năm trời.
Nếu trước đây, đó là ngọn lửa hồng được nhóm lên niềm tin trong những ngày gian khổ khó khăn vì giặc giã, đói kém thì bây giờ “ngọn lửa” ấy còn “nhóm” lên trong tâm hồn tác giả bao nhiêu vẻ đẹp khác nữa. “Nhóm bếp lửa …” ấy là cái bếp có thật, ngọn lửa, ánh sáng và hơi ấm có thật. “Nhóm niềm yêu thương” có nghĩa là bà truyền cho người cháu tinh ruột thịt nồng đượm. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm, quê hương. Cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy “nhóm dậy”, khơi dậy và bồi đắp cho tác giả về tâm hồn, nhân cách sống.
Âm điệu trong đoạn thơ này dào dạt như sóng trào dâng, lan tỏa như lửa ấm. Có lẽ cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ. Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Trong kí ức của đứa cháu, hình ảnh người bà phảng phất màu sắc cổ tích. Nghĩ về bếp lửa, nghĩ về bà, nhà thơ thốt lên ngợi ca. cảm xúc dồn nén bỗng uà ra, trào lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Có thể nói, câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” thật đặc biệt. Chỉ tám chữ mà chứa đựng bao tình cảm, cảm xúc. Hình ảnh bà và bốp lửa hiện lên thật vĩ đại “thiêng liêng” mà cũng thật bình dị, gần gũi. Dấu gạch nối ở giữa là sự “im lặng giữa các từ”, là một dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ không thể diễn tả hết bằng ngôn từ, dẫu là những ngôn từ rất cô đúc của thơ ca.
Bốn câu thơ cuối tiếp tục thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa trẻ bé bỏng nay đã đi xa. Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp, đã “có ngọn khói trăm tàu”, đá “cố ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình yêu thương. Giọng thơ trở nên thắm thiết, ngọt ngào:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…
Không gian và thời gian xa cách, dù cuộc đời có đổi thay, cuộc sống vật chất có đầy đủ hơn nhưng tình thương nhớ bà thiết tha mãnh liệt. Tinh cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ và dấu lặng đã khép lại bài thơ thật khéo, thật hay có sức ám ảnh day dứt trong tâm trí độc giá. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho đứa cháu phương xa.
Với những câu thơ đầy cảm xúc, Bằng Việt đã dựng lên bức chân dung người bà bình dị, thầm lặng mà ẩn chứa một trái tim đầy nhân ái, khoan dung. Các câu thơ như những luồng sáng hắt ra từ ngọn lửa ếm nóng làm thâm thìa tâm can người đọc.
Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người, có những ngày tháng, những kỷ niệm và con người không thể nào quên. Bằng Việt đã kể cho ta kí ức đẹp về người bà mà ông yêu quý, kính trọng với giọng điệu tâm tình sâu lắng, hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. “Bếp lửa” chính là món quà quý giá mà Bằng Việt gửi đến cho độc giả chúng ta. Nó nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta về tình cảm thủy chung với gia đình, quê hương, với những gì đã nhen nhóm, nuôi dưỡng tâm hồn ta trong suốt cuộc đời.
Từ những tình cảm thiết tha và cảm động của người cháu khi nghĩ về nỗi vất vả, gian lao của người bà, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.