Tin văn giáo dục ngày 23/02/2010

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Một xã có 30% học sinh nghỉ học sau tết

Chiều 22-2, ông Đinh Văn Lập - trưởng Phòng giáo dục huyện miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi - cho biết trong ngày học đầu tiên sau Tết Nguyên đán tại Trường PTCS xã Trà Lãnh có 250 học sinh thì đã có 70 em nghỉ học để đi bứt đót bán, chiếm 30% học sinh toàn trường, trong đó có ba học sinh bị người từ nơi khác dụ dỗ đi làm thuê cho họ.


Trong ngày, Phòng giáo dục huyện chỉ đạo ban giám hiệu các trường kiểm tra toàn bộ học sinh nghỉ học, đồng thời đã làm việc với chính quyền địa phương về việc phối hợp ngăn chặn tình trạng dụ dỗ học sinh bỏ học cũng như phối hợp ngăn chặn học sinh nghỉ học đi bứt đót.

V.Q.CẦU - TTO
 
Nhật Bản khuyến khích dạy tiếng Anh bằng iPod

Học sinh có thể theo dõi hình ảnh của giáo viên bản ngữ qua màn ảnh của thiết bị cầm tay kỹ thuật số iPod. Đây là phương pháp dạy tiếng Anh mới lạ tại Nhật Bản hiện nay.

Lãnh đạo của trường tiểu học Isao thuộc thành phố Wakayama (Nhật Bản), vừa đưa ra chương trình dạy tiếng Anh bằng cách sử dụng máy iPod Touch.

Theo đó, thành phố Wakayama sẽ phát khoảng 850 iPod cho các trường tiểu học trong thành phố vào tháng ba tới.

Chương trình này là một phần dự án do bộ Truyền thông Nhật Bản tài trợ.

Trong các buổi học tiếng Anh, thay vì nhìn trực tiếp giáo viên, học sinh có thể theo dõi giáo viên giảng bài qua màn hình iPod. Điều đó khiến các em vô cùng thích thú.

Airi Sueda, học sinh trường Isao cho biết: “Theo dõi bài giảng qua màn hình iPod tốt hơn nhìn giáo viên trên bảng, vì chúng em có thể thu được nhiều thông tin hơn”.

Những thông tin cá nhân của mỗi học sinh đều được nhập vào thẻ nhớ trong iPod. Do đó, giáo viên có thể kiểm tra thường xuyên và chia sẻ thông tin cá nhân của các em học sinh với các bậc phụ huynh.

Những thông tin cá nhân này gồm: giờ các em thức dậy, giờ đến trường và giờ đi ngủ.

Phạm Hằng - TPO
 
Quản trị khách sạn - nhà hàng

Đây là chuyên ngành mới của Trường ĐH Tài chính – Marketing sẽ tuyển sinh trong năm 2010

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng Phòng Đào tạo của trường, cho biết: Chuyên ngành quản trị khách sạn – nhà hàng đào tạo các chuyên viên có kiến thức nền tảng về kinh tế văn hóa, quản trị kinh doanh...; có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng; có khả năng quản lý, phân tích, am hiểu về văn hóa các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, quản trị du lịch lữ hành, quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, quản trị kinh doanh phòng ngủ, quản trị kinh doanh ẩm thực, môi trường du lịch, marketing trong môi trường du lịch, luật pháp... Ngoài ra sinh viên còn trang bị kỹ năng tư duy chiến lược và có thể ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng; giao tiếp, xử lý được các tình huống trong môi trường du lịch, có khả năng nghiệp vụ về kinh doanh khách sạn – nhà hàng.

Sinh viên khi tốt nghiệp ngành này phải đạt trình độ tiếng Anh căn bản theo chuẩn TOEIC tối thiểu 450 điểm, sử dụng được tiếng Anh về du lịch, sử dụng được một số công cụ tin học trong hoạt động kinh doanh khách sạn – nhà hàng. Khi tốt nghiệp, sinh viên còn có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế; các khách sạn – nhà hàng, các khu du lịch, văn phòng các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

Theo NLĐ
 
“Hoa tre” đổi chữ

Trời rét nhưng ngày nào em Trương Thị Nga (lớp 6 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, TP Huế) cũng ngồi bán “hoa tre” để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ.

ImageView.aspx


Hoa tre của Nga

Đây là loại hoa làm bằng tre, sơn màu được người dân Huế cúng “trang ông, trang bà” đầu năm. Một ngày Nga bán 15-20 hoa với giá 2.000 đồng/ hoa, phụ mẹ kiếm tiền ăn học.

PH.TUẦN - TTO
 
Học bổng đầu xuân

Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa vừa trao 670 suất học bổng (trị giá 1,5 triệu đồng/suất) cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi, từ quỹ khuyến học Doãn Tới.

Quỹ khuyến học Doãn Tới được thành lập vào tháng 5-2008, với tổng số tiền 1 triệu USD, do ông Doãn Tới (một doanh nhân thành đạt quê Thanh Hóa) trao tặng.

Theo HÀ ĐỒNG - TTO
 
Giáo dục mầm non cần tối thiểu 562 thiết bị dạy học


Bộ GD&ĐT vừa ban hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, theo đó, cấp học này cần tối thiểu 562 đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học.

images317877_giao3d.jpg

Giáo viên mầm non tự làm đồ dùng dạy học

Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi (30 trẻ) đứng đầu trong 6 nhóm lớp về số lượng với 126 thiết bị đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học. Các nhóm lớp còn lại có số lượng thiết bị được quy định như sau: Nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi (15 trẻ): 50 thiết bị; Nhóm trẻ 12 - 24 tháng tuổi (20 trẻ): 68 thiết bị; Nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi (25 trẻ): 90 thiết bị; Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi (25 trẻ): 104 thiết bị; Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi (35 trẻ): 124 thiết bị. Các thiết bị bao gồm đồ dùng; thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu; sách, tài liệu và băng đĩa.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/3/2010, thay thế Quyết định số 2227/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Danh mục Đồ chơi - Thiết bị tối thiểu phục vụ thí điểm chương trình đổi mới Giáo dục mầm non. Các quy định trước đây, trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Thông tư ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học, THCS và THPT. Theo đó danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học phải đảm bảo tối thiểu 457 thiết bị; cấp THCS phải bảo đảm tối thiểu 731 thiết bị; cấp Trung học phổ thông cần trang bị tối thiểu 648 thiết bị dạy học.

Nguyễn Nhung - GDTĐ
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top