rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
1 lý thuyết có thể rất hữu ích cho sự hiểu biết về ghen tỵ và làm thể nào để kiểm soát nó, đó là lý thuyết so sánh xã hội. Nói ngắn gọn, chúng ta liên tục đưa ra những đánh giá về bản thân và cuộc sống của chúng ta bằng cách so sánh bản thân chúng ta với những người khác. Vì vậy, chúng ta thường cảm thấy hơi ghen tỵ khi chúng ta thực hiện những so sánh đi lên (ví dụ, thấy người khác giỏi hơn chúng ta ở những lĩnh vực chúng ta đánh giá cao) và chúng ta cảm thấy hơi tốt về bản thân khi chúng ta thực hiện những so sánh đi xuống (thấy người khác kém hơn chúng ta ở những lĩnh vực chúng ta đánh giá cao). Ví dụ, nếu bạn sống gần và tiếp xúc với rất nhiều người giàu, bạn có thể sẽ cảm thấy thiếu thốn, còn nếu bạn sống gần và tiếp xúc với rất nhiều người nghèo, bạn có thể cảm thấy mình may mắn. Nếu bạn ở gần rất nhiều người đẹp bạn sẽ cảm thấy mình không quyến rũ, nếu bạn ở cạnh những người không đẹp bạn sẽ cảm thấy mình đẹp. Người mà bạn ở cạnh là quan trọng theo quan điểm bạn xem bản thân bạn và cuộc đời bạn như thế nào.
Do đó, xu hướng cơ bản này ở con người làm cho những mối quan hệ xã hội có tính thách thức. Chúng ta có xu hướng muốn người khác nghĩ tốt về chúng ta. Chúng ta làm mọi việc để thể hiện bản thân ngoài xã hội và trước bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của chúng ta, làm ra vẻ cuộc sống của chúng ta có trật tự và chúng ta đang sống tốt. Chúng ta cũng muốn người khác chúc mừng thành công và hạnh phúc của chúng ta. Ví dụ, hãy vào Facebook và xem có bao nhiêu người đăng thông tin gì lên đó. Mọi người thường đăng những tấm ảnh tinh tế (và đôi lúc không tế nhị) nói rằng "Nhìn tôi mà xem tôi đang làm những việc tuyệt vời." Con người thể hiện cái tôi tốt nhất của họ, những thành công, những chuyến du lịch vui vẻ, gia đình hạnh phúc, thăng tiến trong công việc, những ngôi nhà và chiếc xe mới. Khi làm như vậy, họ có khả năng chuốc lấy những tổn thất hoặc rủi ro vì bạn bè và gia đình có những so sánh đi lên gây ra sự ghen tỵ. Nếu bạn bè thực hiện những so sánh đi lên làm họ cảm thấy tồi tệ về bản thân thì bạn đã góp những căng thẳng vào mối quan hệ của bạn với họ. Bạn không nhận thấy khi bạn chia sẻ những tin tốt với người khác, mọi người thuờng không đáp ứng lại theo cách khích lệ như bạn hy vọng? Ngay cả khi họ bề ngoài có vẻ như đang khích lệ bạn thì thực tế không như vậy. Họ nói gì sau lưng bạn về những tin tốt của bạn?
Để tránh sự ghen tỵ ở người khác bạn phải chú ý đến những động lực mạnh mẽ được bộc lộ như là 1 sản phẩm phụ của những so sánh xã hội. Bạn muốn giảm đến mức thấp nhất những so sánh đi lên giữa bạn và người khác để kiểm soát tốt nhất những mối quan hệ. Điều đó không dễ dàng vì tất cả chúng ta đều muốn chia sẻ niềm vui của mình với người khác. Nhưng khi chúng ta làm vậy thì chúng ta đang mời gọi những phản ứng ghen tỵ và thậm chí tệ hơn. Đó là 1 trong những lí do tại sao mọi người thuờng hân hoan trước những tin xấu của người khác vì nó làm giảm những so sánh xã hội đi lên của họ. Vì vậy, chúng ta nên chú ý đến điều này trong những mối quan hệ của chúng ta.
Nguồn
Understanding Envy With Social Comparison Theory
Sorry, but your good news is often bad news for friends, family, and colleagues.
Published on July 16, 2013 by Thomas G. Plante, Ph.D., ABPP in Do the Right Thing
PsychologyToday
Do đó, xu hướng cơ bản này ở con người làm cho những mối quan hệ xã hội có tính thách thức. Chúng ta có xu hướng muốn người khác nghĩ tốt về chúng ta. Chúng ta làm mọi việc để thể hiện bản thân ngoài xã hội và trước bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của chúng ta, làm ra vẻ cuộc sống của chúng ta có trật tự và chúng ta đang sống tốt. Chúng ta cũng muốn người khác chúc mừng thành công và hạnh phúc của chúng ta. Ví dụ, hãy vào Facebook và xem có bao nhiêu người đăng thông tin gì lên đó. Mọi người thường đăng những tấm ảnh tinh tế (và đôi lúc không tế nhị) nói rằng "Nhìn tôi mà xem tôi đang làm những việc tuyệt vời." Con người thể hiện cái tôi tốt nhất của họ, những thành công, những chuyến du lịch vui vẻ, gia đình hạnh phúc, thăng tiến trong công việc, những ngôi nhà và chiếc xe mới. Khi làm như vậy, họ có khả năng chuốc lấy những tổn thất hoặc rủi ro vì bạn bè và gia đình có những so sánh đi lên gây ra sự ghen tỵ. Nếu bạn bè thực hiện những so sánh đi lên làm họ cảm thấy tồi tệ về bản thân thì bạn đã góp những căng thẳng vào mối quan hệ của bạn với họ. Bạn không nhận thấy khi bạn chia sẻ những tin tốt với người khác, mọi người thuờng không đáp ứng lại theo cách khích lệ như bạn hy vọng? Ngay cả khi họ bề ngoài có vẻ như đang khích lệ bạn thì thực tế không như vậy. Họ nói gì sau lưng bạn về những tin tốt của bạn?
Để tránh sự ghen tỵ ở người khác bạn phải chú ý đến những động lực mạnh mẽ được bộc lộ như là 1 sản phẩm phụ của những so sánh xã hội. Bạn muốn giảm đến mức thấp nhất những so sánh đi lên giữa bạn và người khác để kiểm soát tốt nhất những mối quan hệ. Điều đó không dễ dàng vì tất cả chúng ta đều muốn chia sẻ niềm vui của mình với người khác. Nhưng khi chúng ta làm vậy thì chúng ta đang mời gọi những phản ứng ghen tỵ và thậm chí tệ hơn. Đó là 1 trong những lí do tại sao mọi người thuờng hân hoan trước những tin xấu của người khác vì nó làm giảm những so sánh xã hội đi lên của họ. Vì vậy, chúng ta nên chú ý đến điều này trong những mối quan hệ của chúng ta.
Nguồn
Understanding Envy With Social Comparison Theory
Sorry, but your good news is often bad news for friends, family, and colleagues.
Published on July 16, 2013 by Thomas G. Plante, Ph.D., ABPP in Do the Right Thing
PsychologyToday