Tìm m để hàm số đạt cưc trị tại ít nhất 1 điểm >1?

chijirojung

New member
Xu
0
Bài 1: Cho hàm số:

\[y=x^4+x^3+(m-3)x^2-x-m\]

định m để hàm số tiếp xúc với trục hoành

Bài 2: cho hàm số:

\[y=\frac{2}{3}x^3+ (m+1)x^2+(m^2+4m+3)x\]

tìm m để hàm số đạt cưc trị tại ít nhất 1 điểm >1

Các bạn giải chi tiết bài 2 giúp mình nha tại trong sách giải theo cách dùng định lý đảo về dấu tam thức bậc 2 mà hok đc dùng cách đó.
nếu có cáh dùng đạo hàm để giải các bạn giúp mềnh nhá
:byebye:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
\[y=x^4+x^3+(m-3)x^2-x-m\]

định m để hàm số tiếp xúc với trục hoành
bạn dùng hệ điều kiện tiếp xúc
\[x^4+x^3+(m-3)x^2-x-m=0\]

\[4x^3+3x^2+2(m-3)x-1=0\]
đến đây bạn dùng phương pháp cộng đại số, hạ dần bậc của phương trình rồi dùng đk có nghiệm duy nhất của phương trình bậc 2 để làm
 
còn bài 2 mình thử giải thích cho bạn về đk nghiệm của phương trình bậc 2 nhé:

cho phương trình

[Tex]ax^2+bx+c=0[/Tex]

trong đó \[a\neq 0\]

đầu tiên ta có đk để phương trình có 2 nghiệm phân biệt \[x_1, x_2\]

giả sử \[x_1 \leq x_2\]

áp dụng viet \[x_1+x_2 = -\frac{b}{a}\]

và \[x_1x_2=\frac{c}{a}\]

TH1 : hỏi \[x_1\leq x_2<t\] (t là số đã biết)

bạn có thể dùng dấu của tam thức bậc 2 hoặc dùng 1 định lí tương đương

\[(x_1-t)(x_2-t)>0\] (2 số âm nhân với nhau sẽ dương)

điều này tương đương \[x_1x_2-(x_1+x_2)+t^2 >0\]

áp dụng viet vào ta có ngay được...

nhưng để ý xem nếu \[t<x_1\leq x_2\] thì sao???

cũng có được thứ bạn vừa tìm

vì thế 1 đặc điểm để phân biệt giữa 2 trường hợp này là trung bình của 2 nghiệm

nếu \[x_1\leq x_2<t\] thì trung bình cộng của 2 nghiệm \[\frac{x_1+x_2}{2} <t\]

ngược lại với trương hợp kia!

giải hệ này ta sẽ có được thứ ta cần tìm

còn 1 trường hợp nữa \[x_1<t<x_2\] thì chỉ cần \[(x_1-t)(x_2-t) < 0\]

Nhưng chú ý là những định lí trên hoàn toàn tương đương với định lí về dấu của tam thức bậc 2

qua định lí 1 đa thức bậc 2 có 2 nghiệm phân biệt \[x_1, x_2\] thì ta hoàn toàn phân tích đa thức đó thành dạng \[a(x-x_1)(x-x_2)\]

BẠN CŨNG CẦN CHÚ Ý LÀ PHẢI KẾT HỢP VỚI ĐK CÓ NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH!
(không biết gửi từ bao giờ mà không có ai trả lời bạn đó)
 
Bài 2: Tại sao cách đơn giản như này lại không được dùng. Biến đổi phức tạp cũng thật thú vị.

Tính y' ta được hàm bậc 2 ẩn x, tham số m.

Tìm đk của m để hàm số đạt cực trị tại một điểm >1 tức là ta biện luận y' = 0 có ít nhất 1 nghiệm > 0

Chia hai trường hợp: 1 nằm giữa hai nghiệm1 nằm ngoài hai nghiệm (hai nghiệm >1)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top