Viêm gan B là một bệnh lý nghiêm trọng ở gan do virus HBV gây ra. Loại virus này có tên khoa học đầy đủ là virus viêm gan B, có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu và qua đường tình dục, và có thể truyền từ mẹ sang con.
Bệnh viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp và gây phá hủy nặng nề đến gan. Theo số liệu thông kê, hơn 90% số người mắc bệnh có diễn biến cấp tính trong thời gian ngắn và có thể khỏi hoàn toàn, gần 10% sẽ chuyển sang viêm gan B mãn tính và cuối cùng dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B (hay còn gọi là viêm gan siêu vi B) là tình trạng viêm gan lây nhiễm cao, do virus viêm gan B gây ra. Virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng gan. Viêm gan B có hai dạng:
Những triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan B là gì?
Viêm gan B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không gây ra triệu chứng gì cho đến khi gan của người bệnh đã tổn hại nặng sau nhiều năm mắc bệnh.
Những triệu chứng viêm gan B bạn có thể gặp bao gồm:
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra viêm gan B là gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là do nhiễm một loại virus tên là virus viêm gan B. Virus này lây lan qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm và dùng kim tiêm chưa được khử trùng. Chúng cũng có thể lây truyền thông qua đường máu và dịch của cơ thể người bị nhiễm (như tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, mủ từ vết thương). Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh cũng có thể truyền bệnh cho con.
Viêm gan B lây qua đường nào?
Bệnh viêm gan B được lây nhiễm qua 3 con đường chính. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây lan qua một số đường ít phổ biến hơn.
3 con đường chính làm lây lan viêm gan B gồm:
Những ai thường mắc phải viêm gan B?
Viêm gan B cấp tính (triệu chứng xuất hiện và phát triển trong thời gian ngắn) được chẩn đoán phần lớn ở người lớn. Viêm gan B chẩn đoán ở trẻ em rất hiếm và thường là mạn tính.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới ước tính có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B. Trong số 250 triệu người nhiễm HBV mãn tính của châu Á – Thái Bình Dương thì Việt Nam chiếm tới 10–14%. Hiện Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao của thế giới, từ 8–12%. Trong đó, 10–15% nhiễm virus viêm gan B có diễn biến thành viêm gan mãn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan. Ước tính đến năm 2025, sẽ có 40 000 ca tử vong do bệnh này gây ra.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan B?
Virus viêm gan B lây lan qua việc tiếp xúc với máu, tinh dịch hay dịch cơ thể của người bị nhiễm. Nguy cơ mắc bệnh của bạn càng tăng nếu có thêm các yếu tố sau:
5 . Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gan B?
Để hạn chế diễn tiến của bệnh viêm gan siêu vi B, bạn nên:
Bệnh viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp và gây phá hủy nặng nề đến gan. Theo số liệu thông kê, hơn 90% số người mắc bệnh có diễn biến cấp tính trong thời gian ngắn và có thể khỏi hoàn toàn, gần 10% sẽ chuyển sang viêm gan B mãn tính và cuối cùng dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B (hay còn gọi là viêm gan siêu vi B) là tình trạng viêm gan lây nhiễm cao, do virus viêm gan B gây ra. Virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng gan. Viêm gan B có hai dạng:
- Viêm gan B cấp tính là bệnh lý ngắn ngày, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Bệnh đôi khi có thể dẫn đến viêm gan B mãn tính;
- Viêm gan B mãn tính xảy ra dài hạn, khi virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân.
Những triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan B là gì?
Viêm gan B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không gây ra triệu chứng gì cho đến khi gan của người bệnh đã tổn hại nặng sau nhiều năm mắc bệnh.
Những triệu chứng viêm gan B bạn có thể gặp bao gồm:
- Nổi ban;
- Đau khớp;
- Mệt mỏi;
- Vàng da.
- Phân có màu xanh xám;
- Nước tiểu đậm màu;
- Ngứa ngáy;
- Chán ăn;
- Buồn nôn;
- Sốt nhẹ;
- Đau bụng;
- Mạch máu nổi lên trên da như màng nhện (còn gọi là dấu sao mạch).
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra viêm gan B là gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là do nhiễm một loại virus tên là virus viêm gan B. Virus này lây lan qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm và dùng kim tiêm chưa được khử trùng. Chúng cũng có thể lây truyền thông qua đường máu và dịch của cơ thể người bị nhiễm (như tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, mủ từ vết thương). Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh cũng có thể truyền bệnh cho con.
Viêm gan B lây qua đường nào?
Bệnh viêm gan B được lây nhiễm qua 3 con đường chính. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây lan qua một số đường ít phổ biến hơn.
3 con đường chính làm lây lan viêm gan B gồm:
- Lây truyền từ mẹ sang con. Nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì con có khả năng mắc bệnh rất cao, với xác suất 90%. Nếu tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi trẻ được sinh, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm.
- Lây truyền qua đường tình dục. Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B, bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh này.
- Lây truyền qua đường máu. Nếu dùng chung kim tiêm với người bị viêm gan B, bạn cũng có khả năng mắc bệnh này.
Những ai thường mắc phải viêm gan B?
Viêm gan B cấp tính (triệu chứng xuất hiện và phát triển trong thời gian ngắn) được chẩn đoán phần lớn ở người lớn. Viêm gan B chẩn đoán ở trẻ em rất hiếm và thường là mạn tính.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới ước tính có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B. Trong số 250 triệu người nhiễm HBV mãn tính của châu Á – Thái Bình Dương thì Việt Nam chiếm tới 10–14%. Hiện Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao của thế giới, từ 8–12%. Trong đó, 10–15% nhiễm virus viêm gan B có diễn biến thành viêm gan mãn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan. Ước tính đến năm 2025, sẽ có 40 000 ca tử vong do bệnh này gây ra.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan B?
Virus viêm gan B lây lan qua việc tiếp xúc với máu, tinh dịch hay dịch cơ thể của người bị nhiễm. Nguy cơ mắc bệnh của bạn càng tăng nếu có thêm các yếu tố sau:
- Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng hay với người mắc bệnh bệnh viêm gan B mà không dùng biện pháp bảo vệ;
- Dùng chung kim tiêm khi dùng thuốc truyền tĩnh mạch;
- Quan hệ đồng giới nam;
- Sống với người mắc bệnh viêm gan B;
- Mẹ mắc bệnh viêm gan B có thể truyền sang con;
- Công việc phải tiếp xúc nhiều với máu người bệnh;
- Du lịch đến những vùng có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao như Châu Phi, Trung và Đông Nam Á, Đông Âu.
5 . Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gan B?
Để hạn chế diễn tiến của bệnh viêm gan siêu vi B, bạn nên:
- Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn uống phù hợp;
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục;
- Tránh lây nhiễm cho người khác qua máu và dịch cơ thể bạn;
- Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng không biến mất từ 4 tới 6 tuần hoặc triệu chứng mới phát triển;
- Hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng viêm gan B cho gia đình và những người thân của bạn.