Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.
Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara và châu Phi. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu và là một cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế.
1. Sốt rét là gì?
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra, được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheles, bệnh có thể gây thành dịch.
Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt thành cơn với 3 giai đoạn: Rét, nóng và vã mồ hôi; sốt có chu kỳ và thường kèm theo thiếu máu, lách to. Bệnh cảnh lâm sàng của sốt rét rất đa dạng với các thể: Mang ký sinh trùng lạnh, thể tiên phát, tái phát, thông thường điển hình, sốt rét ác tính, sốt rét đái huyết cầu tố.
Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét có 2 giai đoạn: Giai đoạn trong gan (giai đoạn tiền hang cầu) và giai đoạn trong máu (giai đoạn hang cầu).
2. Nguồn bệnh sốt rét
Nguồn gây bệnh sốt rét là bệnh nhân sốt rét và người mang ký sinh trùng lạnh (tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu nhưng không có sốt).
Bệnh nhân sốt rét sơ nhiễm là nguồn bệnh từ khi có giao bào trong máu (từ ngày 10 - 14 với P.falciparum và từ ngày thứ 3 với P. vivax). Bệnh nhân sốt rét tái phát có khả năng lây truyền sớm hơn. Người mang ký sinh trùng lạnh thường là người sống và bị nhiễm ký sinh trùng từ nhỏ tại vùng sốt rét lưu hành, cơ thể đã có một phần miễn dịch, tỷ lệ mang ký sinh trùng lạnh thường tăng theo tuổi ở vùng sốt rét nặng.
Bệnh lây truyền theo đường máu qua trung gian truyền bệnh là muỗi, hãn hữu có thể gặp lây truyền qua đường truyền máu.
3.Mùa truyền bệnh sốt rét
Tùy theo vùng và khu vực, ở trong năm, bệnh sốt rét có một khoảng thời gian phát triển mạnh và kéo dài gọi là mùa truyền bệnh. Trong thời điểm có thời tiết, khí hậu ấm áp chuyển từ mùa lạnh sang mùa nóng, muỗi truyền bệnh bắt đầu phát triển, hoạt động và truyền bệnh với mầm bệnh ký sinh trùng sốt rét có sẵn tại chỗ hay mầm bệnh ngoại lai bị nhiễm từ nơi khác mang về, tỷ lệ mắc sốt rét sẽ gia tăng dần lên để tạo thành đỉnh cao thứ nhất. Khi chuyển qua thời tiết khô hạn, nóng bức của mùa hè, muỗi truyền bệnh có một thời gian hạn chế phát triển và sốt rét bị chững lại. Sau đó, những trận mưa giông sẽ tạo nên những thủy vực mới từ những cơn mưa, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sôi nảy nở. Muỗi sẽ phát triển mạnh và tần số lây truyền bệnh sẽ cao dần lên để tạo thành đỉnh cao thứ hai, đỉnh cao này cao hơn đỉnh cao thứ nhất nên tỷ lệ mắc sốt rét sẽ gia tăng khá nhiều. Trong các đỉnh cao mùa bệnh, sốt rét phát triển, lây truyền mạnh và khả năng dịch sốt rét có thể xảy ra.
Quy luật của mùa truyền bệnh sốt rét cần phải được xác định ở các địa phương để tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh thích hợp. Muốn phòng, chống bệnh sốt rét có hiệu quả thì đồng thời cùng một lúc phải tiến hành cả 3 biện pháp: diệt muỗi, chống muỗi đốt; phát hiện, điều trị người bệnh và bảo vệ người lành.
4.Cách phòng bệnh sốt rét
Để khỏi mắc bệnh sốt rét khi sinh sống tại vùng sốt rét hoặc khi đi vào vùng sốt rét lưu hành thì nguyên tắc cơ bản nhất là làm thế nào để tránh hay hạn chế sự tiếp xúc của muỗi đối với người, có nghĩa là muỗi truyền bệnh có mang mầm bệnh không thể đốt được mình, làm cho vai trò của trung gian truyền bệnh bị cắt đứt. Muốn giải quyết được vấn đề này thì biện pháp tự bảo vệ tốt nhất là sử dụng màn chống muỗi, màn ngủ được tăng khả năng bảo vệ bằng dùng hóa chất xua, diệt muỗi như Icon 2,5CS hoặc Fendona 10SC tẩm vào màn trước các đỉnh cao của mùa truyền bệnh. Kết hợp với biện pháp tẩm màn hóa chất, cần truyền thông giáo dục, vận động nhân dân ứng dụng thêm các biện pháp chống đốt khác như dùng hương xua muỗi, kem xua muỗi, mặc áo quần dài khi trời tối, hun khói, phát quang bụi rậm, lấp các vũng nước đọng quanh nhà… Biện pháp bảo vệ bắt buộc phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi chỉ ứng dụng ở vùng sốt rét lưu hành mà nhân dân chưa có thói quen, tập quán ngủ màn.
5.Cách chống bệnh sốt rét
Khi đã bị mắc bệnh sốt rét với cơn sốt đầu tiên, phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét và có chỉ định điều trị thích hợp. Hiện nay mạng lưới chuyên khoa phòng, chống sốt rét đã có hoạt động tốt ở các cơ sở, kính hiển vi xét nghiệm máu đã được trang bị về tận các trạm y tế, thuốc sốt rét đã được cung ứng đầy đủ và cấp hoàn toàn miễn phí cho người bệnh để giúp cho việc phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh nhân sốt rét từ tuyến đầu nhằm hạ thấp tỷ lệ sốt rét ác tính và tử vong. Sau điều trị cắt cơn sốt rét, bệnh nhân sốt rét cần thực hiện đúng sự hướng dẫn của cán bộ y tế để tiếp tục điều trị chống tái phát khi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum và điều trị tiệt căn khi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax.
Muốn thực hiện công tác phòng, chống sốt rét có hiệu quả phải hiểu rõ quy luật của mùa truyền bệnh để tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp. Phòng bệnh tốt sẽ thực hiện được mục tiêu giảm số người mắc bệnh. Chống bệnh kịp thời sẽ bảo đảm được mục tiêu không để tử vong. Giám sát dịch tễ, phòng, chống bệnh tích cực sẽ chủ động thực hiện mục tiêu khống chế được dịch sốt rét xảy ra.
Xem thêm: Bệnh học truyền nhiễm
Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara và châu Phi. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu và là một cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế.
1. Sốt rét là gì?
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra, được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheles, bệnh có thể gây thành dịch.
Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt thành cơn với 3 giai đoạn: Rét, nóng và vã mồ hôi; sốt có chu kỳ và thường kèm theo thiếu máu, lách to. Bệnh cảnh lâm sàng của sốt rét rất đa dạng với các thể: Mang ký sinh trùng lạnh, thể tiên phát, tái phát, thông thường điển hình, sốt rét ác tính, sốt rét đái huyết cầu tố.
Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét có 2 giai đoạn: Giai đoạn trong gan (giai đoạn tiền hang cầu) và giai đoạn trong máu (giai đoạn hang cầu).
2. Nguồn bệnh sốt rét
Nguồn gây bệnh sốt rét là bệnh nhân sốt rét và người mang ký sinh trùng lạnh (tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu nhưng không có sốt).
Bệnh nhân sốt rét sơ nhiễm là nguồn bệnh từ khi có giao bào trong máu (từ ngày 10 - 14 với P.falciparum và từ ngày thứ 3 với P. vivax). Bệnh nhân sốt rét tái phát có khả năng lây truyền sớm hơn. Người mang ký sinh trùng lạnh thường là người sống và bị nhiễm ký sinh trùng từ nhỏ tại vùng sốt rét lưu hành, cơ thể đã có một phần miễn dịch, tỷ lệ mang ký sinh trùng lạnh thường tăng theo tuổi ở vùng sốt rét nặng.
Bệnh lây truyền theo đường máu qua trung gian truyền bệnh là muỗi, hãn hữu có thể gặp lây truyền qua đường truyền máu.
3.Mùa truyền bệnh sốt rét
Tùy theo vùng và khu vực, ở trong năm, bệnh sốt rét có một khoảng thời gian phát triển mạnh và kéo dài gọi là mùa truyền bệnh. Trong thời điểm có thời tiết, khí hậu ấm áp chuyển từ mùa lạnh sang mùa nóng, muỗi truyền bệnh bắt đầu phát triển, hoạt động và truyền bệnh với mầm bệnh ký sinh trùng sốt rét có sẵn tại chỗ hay mầm bệnh ngoại lai bị nhiễm từ nơi khác mang về, tỷ lệ mắc sốt rét sẽ gia tăng dần lên để tạo thành đỉnh cao thứ nhất. Khi chuyển qua thời tiết khô hạn, nóng bức của mùa hè, muỗi truyền bệnh có một thời gian hạn chế phát triển và sốt rét bị chững lại. Sau đó, những trận mưa giông sẽ tạo nên những thủy vực mới từ những cơn mưa, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sôi nảy nở. Muỗi sẽ phát triển mạnh và tần số lây truyền bệnh sẽ cao dần lên để tạo thành đỉnh cao thứ hai, đỉnh cao này cao hơn đỉnh cao thứ nhất nên tỷ lệ mắc sốt rét sẽ gia tăng khá nhiều. Trong các đỉnh cao mùa bệnh, sốt rét phát triển, lây truyền mạnh và khả năng dịch sốt rét có thể xảy ra.
Quy luật của mùa truyền bệnh sốt rét cần phải được xác định ở các địa phương để tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh thích hợp. Muốn phòng, chống bệnh sốt rét có hiệu quả thì đồng thời cùng một lúc phải tiến hành cả 3 biện pháp: diệt muỗi, chống muỗi đốt; phát hiện, điều trị người bệnh và bảo vệ người lành.
4.Cách phòng bệnh sốt rét
Để khỏi mắc bệnh sốt rét khi sinh sống tại vùng sốt rét hoặc khi đi vào vùng sốt rét lưu hành thì nguyên tắc cơ bản nhất là làm thế nào để tránh hay hạn chế sự tiếp xúc của muỗi đối với người, có nghĩa là muỗi truyền bệnh có mang mầm bệnh không thể đốt được mình, làm cho vai trò của trung gian truyền bệnh bị cắt đứt. Muốn giải quyết được vấn đề này thì biện pháp tự bảo vệ tốt nhất là sử dụng màn chống muỗi, màn ngủ được tăng khả năng bảo vệ bằng dùng hóa chất xua, diệt muỗi như Icon 2,5CS hoặc Fendona 10SC tẩm vào màn trước các đỉnh cao của mùa truyền bệnh. Kết hợp với biện pháp tẩm màn hóa chất, cần truyền thông giáo dục, vận động nhân dân ứng dụng thêm các biện pháp chống đốt khác như dùng hương xua muỗi, kem xua muỗi, mặc áo quần dài khi trời tối, hun khói, phát quang bụi rậm, lấp các vũng nước đọng quanh nhà… Biện pháp bảo vệ bắt buộc phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi chỉ ứng dụng ở vùng sốt rét lưu hành mà nhân dân chưa có thói quen, tập quán ngủ màn.
5.Cách chống bệnh sốt rét
Khi đã bị mắc bệnh sốt rét với cơn sốt đầu tiên, phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét và có chỉ định điều trị thích hợp. Hiện nay mạng lưới chuyên khoa phòng, chống sốt rét đã có hoạt động tốt ở các cơ sở, kính hiển vi xét nghiệm máu đã được trang bị về tận các trạm y tế, thuốc sốt rét đã được cung ứng đầy đủ và cấp hoàn toàn miễn phí cho người bệnh để giúp cho việc phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh nhân sốt rét từ tuyến đầu nhằm hạ thấp tỷ lệ sốt rét ác tính và tử vong. Sau điều trị cắt cơn sốt rét, bệnh nhân sốt rét cần thực hiện đúng sự hướng dẫn của cán bộ y tế để tiếp tục điều trị chống tái phát khi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum và điều trị tiệt căn khi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax.
Muốn thực hiện công tác phòng, chống sốt rét có hiệu quả phải hiểu rõ quy luật của mùa truyền bệnh để tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp. Phòng bệnh tốt sẽ thực hiện được mục tiêu giảm số người mắc bệnh. Chống bệnh kịp thời sẽ bảo đảm được mục tiêu không để tử vong. Giám sát dịch tễ, phòng, chống bệnh tích cực sẽ chủ động thực hiện mục tiêu khống chế được dịch sốt rét xảy ra.
Xem thêm: Bệnh học truyền nhiễm