GIÁO HỘI THỜI KỲ PHỤC HƯNG
Lịch sử thế giới cho ta thấy, sau nhiều thế kỷ trì tuệ của thời trung cổ, Châu âu đã bắt đầu vươn tới các Châu Lục khác, và khởi đầu kỷ nguyên phục hưng, dẫn đến những biến động lớn về kinh tế, những thay đổi cơ bản về thể chế chính trị, cũng như phát huy cao độ năng lực sản xuất; Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã sáng tạo ra một khối lượng của cải vật chất mà các thế hệ trước đó không thể nào có được. Chính từ thời điểm này mà Phương Tây, cũng như Phương Đông có những biến chuyển trọng đại trong đời sống nhân sinh của mình
I. NỘI DUNG
1. Bối Cảnh Lịch Sử
1.1. Giai Đoạn Chuyển Mình
Sau thời kỳ phát triển rực rở, độc đáo và toàn diện của triết học cổ đại Hy-Lạp là sự tiếp nối của lịch sử triết học Châu Aâu trong màn đêm dài của thời trung cổ, sở dĩ gọi là màng đêm vì trước nó là thời rực rở của ánh mặt trời tư tưởng, là thế kỷ vàng trong lịch sử văn minh nhân loại; Có thể nói, triết học thời trung cổ là sự bành trướng của chế độ phong kiến, nhà thờ; còn tôn giáo thì giữ vai trò thống trị xã hội trên tất cả các mặt: tinh thần, chính trị, kinh tế… Hệ tư tưởng thống trị là kiểu bốc lột nông nô của phong kiến; thần học giáo điều mang tính kinh viện được dạy trong các trường học, người ta nói đây là nền triết học chủ nghĩa hình thức không thừa nhận bất kỳ cái gì mới, nó kiềm hãm sự phát triển của khoa học; Nói chung, đây là thứ triết học chịu sự thống trị của hệ tư tưởng tôn giáo, là “đày tớ của thần học”.
Với Giáo Hội công giáo, thì từ thế kỷ 12-13 là thế kỷ đầy kết quả do sự xuất hiện của nhiều dòng tu, nhưng đến 1300 trở đi thì là thời suy thoái, bắt đầu thời giáo triều Avignon với sự có mặt của hai, thậm chí ba Giáo Hoàng cùng một lúc làm ảnh hưởng và uy tín của Giáo Hội bị sút kém dẫn đến việc khiến một số người công giáo đặt lại vấn đề cho đức tin, và có khi từ chối thẩm quyền của Giáo Hội, sự chỉ trích Giáo Hội và việc nổi loạn chống giới thẩm quyền ngày càng gia tăng; Nhất là sự suy thoái của thần học kinh viện, các thần học gia không còn nghiên cứu Kinh Thánh và các Giáo Phụ nữa, mà đã dành thời giờ để tranh luận một cách vô bổ, tỉ như: “bao nhiêu Thiên Thần có thể nhảy múa trên đầu một cây kim”; Rồi vì ảnh hưởng chính trị, các Giáo Hoàng buộc phải ký hiệp ước với nhiều quốc gia, nên nhiều nhà cầm quyền thế tục cũng trở thành Giám Mục, hay Tu Viện Trưởng, có vị còn mua cả hai đến ba chức vụ cùng một lúc, và tất nhiên là họ chẳng màng gì đến việc chăm sóc giáo dân; Hàng Linh Mục và Phó Tế cũng trở nên tồi tệ và thói nát khắp nơi; Còn giáo dân thì chẳng màng gì đến việc đạo đức ngoài việc thích đi hành hương hoặc cúng tiền để được ân xá.
1.2 Bầu Khí Canh Tân Trong Giáo Hội
Những luồng sinh khí của Thánh Thần bắt đầu làm bùng nổ dần sự thức tỉnh tâm linh trước đời sống suy đồi của Giáo Hội, việc canh tân được khai mở với Công Đồng Latêranô (1512-1517), nhưng do tính trần tục và cái nhìn thiển cận của Đức Lêo X mà nhiều sắc lệnh canh tân đã không được thi hành; Rồi lại xuất hiện một tổ chức canh tân khác được gọi là Humanist (nhân bản) do học giả Erasmus (1465-1536) dẫn đầu, họ là những nhà tri thức muốn khôi phục lại tư duy công giáo đặt nền tảng trên Phúc Âm và văn bản của các Giáo Phụ… Thế nhưng, tất cả mọi nổ lực của nhiều thành phần trong Giáo Hội lúc này chẳng ảnh hưởng gì đến giòng sinh lực đang trên đà xuống dốc (Cf. DT Đức, tr.80-81)
1.3. Cải Cách Tin Lành
Chính những thói nát trong Giáo Hội ngày càng gia tăng, nhất là việc lạm dụng ban ân xá cho giáo dân, đã làm cho một tu sĩ dòng Augustine là Luther (1480-1564) không thể chấp nhận được nữa, nên năm 1517 Ông đã nêm yết 95 luận đề phản đối việc ban ân xá của Giáo Hội lên cửa nguyện đường ở Wittenberg, rồi 1519 nhà thần học gia Johannes Eck lại đưa lối cho Ông từ chối thẩm quyền của Giáo Hoàng, các Công Đồng, và coi Phúc Âm như nguồn thẩm quyền duy nhất; Do đó, Ông đã viết 3 luận đề khước từ quyền bính của Giáo Hội công giáo và các Giáo Hoàng, tẩy chay một số bí tích… Thế là thảm kịch đã xảy ra: tại nghị viện Worms 1521 với sắc chỉ (Exsurge Domine) Giáo Hội chính thức phạt vạ tuyệt thông Luther; Nhờ sự trợ giúp thế lực của những vị lãnh chúa, các thái tử mà giáo thuyết của Luther nhanh chóng được ủng hộ và rồi đoạn tuyệt dần với Giáo Hội; các phong trào cải cách lan rộng khắp nơi với những nhân vật nổi tiếng: Jean Calvin (1509-1564), đến Zwingli, rồi các phái Anabaptist,… (Cf. DT Đức, tr.83-84)
2. Bối Cảnh Xã Hội
2.1. Bước Đầu Những Khám Phá
Trong thời kỳ này xã hội cũng có những biến chuyển đáng kể: do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kỷ thuật của ngành hàng hải, nên nhiều nhà thám hiểm Âu Châu đã tìm ra những con đường biển đi sang phương đông:
Đó là các cuộc hành trình của Vasco de Gama vào năm 1497, Ông theo lịnh của vua Bồ Đào Nha tổ chức một cuộc viễn chinh trên biển nhằm thẳng hướng Aán Độ đi qua mũi Hảo Vọng, đến 1498 thì cửa hàng Bồ Đào Nha đầu tiên trên bờ biển phía tây của Dek-kan được thiết lập, phá vở độc quyền của người Ả-Rập về việc buôn bán đồ gia vị; Cũng năm 1497 này mà nhà hàng hải người Anh tên Jean Cabot tìm đường qua phía tây bắc Đại Tây Dương và phát hiện ra đảo Labrador (Canađa ngày nay).
Rồi những chuyến vượt đại dương của Christophe Colomb đã phát hiện ra lục địa Châu Mỹ, gọi là “Tân Thế Giới”; Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đến Châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á, gọi là Philippin.
Những chuyến phát kiến địa lý như tìm ra Châu Mỹ và đường hàng hải sang Aán Độ, Trung Quốc để qua Châu Phi đã mở rộng giao lưu hàng hóa giữa các nước, giữa Đông và Tây đã đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới; nhờ đó mà sản xuất và thương nghiệp phát triển, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, nhanh chóng lan rộng khắp nơi, các chủ xưởng công trường thủ công, chủ các hảng buôn… xuất hiện rất nhiều; Cho nên, vai trò của tư sản ngày càng được nâng cao và tất nhiên mâu thuẩn giữa họ với giai cấp địa chủ phong kiến càng thêm phát triển.
2.2. Những Biến Chuyển Trọng Đại
Việc mở rộng con đường biển đến các Châu Lục đã sản sinh ra những cuộc di chuyển dân cư trên qui mô lớn: Thương nhân thì lo giành giật thị trường và các tài nguyên ở các địa bàn mới; Quân đội và quan chức thì lo xâm chiếm thuộc địa và thiết lập chế độ thực dân; Dân chúng thì kéo nhau đến những vùng đất mới để khai phá, tìm vàng và lập nghiệp; Người da đen thì bị đưa sang Châu Mỹ làm nô lệ trong các đồn điền, hầm mỏ; Các nhà truyền giáo cũng hòa vào đoàn người di cư để mang Kinh Thánh đến các vùng đất vừa phát hiện này hầu truyền bá Tin Mừng Chúa Kytô.
Bao cuộc hành trình của các giới trên đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các Châu Lục; Người Châu Aâu thì tiếp nhận văn minh truyền thống của Phương Đông; Người Châu Á, Châu Phi thì tiếp cận được nền công nghệ cao hơn của người Châu Aâu. Vì vậy mà thế giới Aâu –Mỹ hình thành dần nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các nền văn hóa của nhau, nhất là sự phát hiện nền văn minh vốn có từ lâu đời ở Châu Mỹ được gọi là văn minh tiền Côlông với ba tộc người chính: Maya, Aztếch và Inca; Đây chính là nền văn minh lâu đời ở trình độ cao, họ đã sớm có nhà nước, xây dựng nhiều thành thị và lâu đài bằng đá, nhiều Lễ Đường nguy nga, có cả chữ viết và tôn giáo riêng.
Nhìn chung thì sự hình thành thị trường, cũng như việc tiếp cận các nền văn minh trên qui mô thế giới đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội nơi nhiều quốc gia; Sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của loài người là những thành tựu vĩ đại của trí sáng tạo và tinh thần quả cảm nhưng cũng thấm đầy máu và nước mắt, nó đã thúc đẩy lịch sử loài người có những bước tiến dài mà trước đó không hề tưởng tượng được.
3. Bối Cảnh Văn Hóa
3.1. Điều Kiện Lịch Sử
Phong trào văn hóa phục hưng bắt đầu xuất hiện ở Ý từ thế kỷ thứ XIV, rồi lan dần sang các nước Tây Aâu khác như: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức…vào thế kỷ XV; Trong thời này, cả thế giới Phương Tây đều bàng hoàng và kinh ngạc trước những di sản văn hóa của thời cổ đại Hy-Lạp và La-Mã vừa được phát hiện, với các pho tượng thời cổ khai quật được trong những đống hoang tàn ở La Mã, người ta thấy cả một thế giới mới lạ hiện ra trước mắt và tất nhiên ai cũng rất muốn sống lại những tinh hoa của nền văn hóa cổ này (Cf. Hà Thiên Sơn, tr.147); Hơn ai hết, các văn nghệ sĩ Ý có nhiều điều kiện để làm sống lại và phát triển những thành tựu văn hóa đó khi mà hoàn cảnh xã hội đang từng bước chuyển mình (Cf. DV Ninh, tr. 270-272). Nhờ kinh tế phát triển, nên tầng lớp giàu có cũng bắt đầu xuất hiện và để phô trương cho sự giàu sang của mình, họ đã xây dựng nhiều lâu đài tráng lệ được trang sức bằng những tác phẩm nghệ thuật có giá trị; Điều này khích lệ rất lớn cho sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ, nhất là các họa sĩ và các nhà điêu khắc
Nhờ được sự bảo trợ của các nhà cầm quyền trong nhiều quốc gia như họ Mêdixi ở Phirenxê, họ Giôndagiơ ở Mantu,… Thậm chí các Giáo Hoàng trong thời này cũng ủng hộ tích cực cho phong trào phục hưng này, nên rất nhiều nhà văn nghệ sĩ có điều kiện tập trung trí tuệ và tài năng của mình vào nghệ thuật sáng tạo (Cf. DV Ninh, tr.272).
Nhờ việc in ấn được phát minh vào giữa thế kỷ XV của Gutenberg làm điểm xuất phát, cũng là nền tảng của việc giao lưu các tư tưởng, những tác phẩm hiếm hoi xưa thì đã được phổ biến rộng rãi, nhất là các học giả quan tâm một cách sai mê đến những văn học cổ đang mê ngủ trong thư viện của nhiều tu viện (Cf. DT Đức, bài 15, tr. 3)
3.2. Những thành tựu chính
Phong trào này là một bước nhảy vọt đáng kể về văn hóa, các bậc trí thức đều nhìn nhận rằng: một cuộc đổi mới kỳ diệu về văn hóa đã mạnh mẽ chuyển mình, có người còn bảo:“chỉ trong vòng một thế kỷ, chúng ta đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc nơi các nhà khoa học, trong khi để được như vậy, cha ông chúng ta cần đến 14 thế kỷ” (Cf. DT Đức, bài15, tr. 3)
Nhìn chung, phong trào đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt,về văn học nghệ thuật, rồi triết học, khoa học song hành phát triển rộng khắp:
Về Văn Học
Cả ba thể loại: thơ, tiểu thuyết và kịch đều có những tác phẩm có giá trị gắn liền với nhiều tác giả nổi tiếng thế giới, chẳng hạn: nhà thơ Francois Rabelais (1494-1553) với các tác phẩm mang tính trào phúng cao, nhưng nội dung thì nói về người thật, việc thật trong xã hội lúc bấy giờ; Rồi đến Miguel de Cervantes (1547-1616) với kiệt tác của nền văn học thế giới là Don Quichotte đã làm nổi bật được chân dung của hai nhân vật chính mang trong mình những phẩm chất cao quí, là những người bảo vệ tự do và chính nghĩa. Còn kịch thì cũng càng được phát triển và thịnh hành rộng khắp, mà tác giả tiêu biểu là nhà kịch nghệ tài hoa William Shakespeare (1564-1616), Ông đã đưa nghệ thuật kịch lên tới tuyệt đỉnh của nó với các hài kịch: Đêm thứ mười hai, Theo đuổi tình yêu vô hiệu, Người lái buôn thành Vênêxia,…; Các bi kịch: Rômêo và Giuliét, Hămlet, Oâtenlô, Vua Lia,…; Các kịch lịch sử: Risớt II, III, Henri IV,… Trong tất cả các vở kịch của mình, Ông đã đưa lên sân khấu các nhân vật thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội đương thời, nhất là đã đề cập đến nhiều mặt, nhiều mâu thuẩn phức tạp đang xảy ra trong cuộc sống lúc bấy giờ (Cf. VD Ninh, tr.168).
Nghệ Thuật
Song song với văn học, nền nghệ thuật cũng có nhiều nhà họa sĩ và điêu khắc nổi tiếng, đây là giai đoạn Quatrocentô (phong trào văn nghệ thế kỷ XV) của Florence, khi mà các nghệ sĩ sống hòa mình với nhân dân, thay cho nghệ sĩ thiên tài đơn độc (Cf. NV Dân, tr.168); Với sự xuất hiện ồ ạt của phong cách cầu kỳ trong hội họa đã có sức tác động rất lớn đến các tài năng trẻ bấy giờ, nhiều thiên tài lần lần xuất hiện khắp nơi: Maxasiô (1401-1428), Đônatenlô (1386-1466), Vêrôsiô (1435-1488),… Họ là những người mở đầu cho xu hướng hiện thực chủ nghĩa trong hội họa (Cf. VD Ninh, tr. 277).
Sang thế kỷ XVI, nền nghệ thuật này đạt đến đỉnh cao với nhiều nhà danh họa và điêu khắc nổi tiếng thế giới, đó là: Leonardo de Vinci (1452-1519), chính bức họa Last Supper của Ông trong nhà thờ Đức Bà ban ơn lành ở Ý là một kiệt tác đánh dấu kỷ nguyên mới trong lịch sử nghệ thuật (Cf. Bùi Đẹp, tập3, tr. 306), rồi bức tranh bữa tiệc ly được hoàn thành năm 1497 đã mô tả thành công tính cách và hoạt động nội tâm của các nhân vật: người thì ngạc nhiên, người thì tức giận, người thì buồn bả, người thì biểu lộ sự ngay thẳng trung thực của mình… Khi nghe Thầy Giêsu nói trong các ông sẽ có kẻ phản bội; Đến nhà tài hoa xuất chúng Michelangelo (1475-1564) với các tác phẩm “Sáng tạo thế giới” được vẽ trên tầng nhà thờ Xixtin ở La Mã suốt 4 năm trời, và “Cuộc phán xét cuối cùng” thì vẽ trên tường nhà thờ trong khung cảnh con người bị xét xử (Cf. VD Ninh, tr. 278); Chính Ông cũng là người đã chỉ đạo xây dựng nhà thờ lớn nhất thế giới là nhà thờ Thánh Phêrô năm 1545 (Cf. NV Dân, tr.188), và hầu hết các bức tranh trang trí nhà thờ đều lấy từ tác phẩm của Ông (Cf. Bùi Đẹp, tập 4, tr. 313); Kế đến là nhà họa sĩ thiên tài Raphael (1483-1520) với những bức họa chân dung, Ông thể hiện được một cách sống động vẽ đẹp tươi tắn của các cô gái, vẽ dịu hiềncủa người mẹ, và nét thơ ngây đáng yêu của các trẻ con (Cf. VD Ninh, tr. 278).
Triết Học
Các truyết thuyết thời cổ đại được phục hưng với cái nhìn mới vế con người và vũ trụ, nhất là thuyết Platon và Aristote; Người đầu tiên phát khởi phong trào là Erasme (1469-1564), Ông chính là“Hoàng tử của các nhà khảo cổ học” và cũng là tu sĩ linh mục, nhờ ngao du khắp nơi để tiếp xúc với các nhà khảo cổ và su tầm các bản văn cổ mà năm 1498 Ông đã thu thập được tinh hoa của di sản văn hóa cổ đại trong tập cách ngôn của mình (Cf. NV Dân, tr.171); Rồi với tác phẩm nổi tiếng “Lời khen dành cho sự điên khùng” (1511) đã châm chọc chua cay cho mọi giới trong xã hội hiện thời, và nhờ vào nghệ thuật in ấn Ông đã xuất bản nhiều công trình của các nhà văn cổ đại, nhất là các Giáo Phụ, trong đó nổi tiếng nhất là quyển ghi chú và phêbình Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp năm 1516 (Cf. DT Đức, bài, tr. 4).
Tiếp đến là vị Hồng Y Nicolai Kudan (1401-1464), Ông muốn thay thế thần học trung cổ bằng thần học mới, triết của Ông chịu ảnh hưởng Platon và các tư tưởng nhân đạo trong thời này, nên luôn đề cao giá trị con người, cũng chính Ông là người đưa ra quan điểm tự nhiên thần luận (Cf. Bùi Thanh Quất, tr. 212).
Khoa Học
Bên cạnh đó, nhà thiên văn học và cũng là nhà triết học Nicôlai Côpécnic (1473-1543) đã mở đầu cho bước nhảy vọt về khoa học tự nhiên với thuyết “Nhật tâm”, coi mặt trời là trung tâm, trái đất và các hành tinh đều xoay quanh mặt trời, thuyết này hoàn toàn bác bỏ thuyết “Địa tâm” của Ptolêmê đã ngự trị suốt 14 thế kỷ, chính Angghen cũng viết: “nhờ tác phẩm bất hữu này mà khoa học tự nhiên mới bắt đầu được giải phóng khỏi thần học” (Cf. BT Quất, tr. 213); Thật vậy, thuyết của Ông được hoàn thành năm 1536 với tác phẩm bàn về sự vận hành của thiên thể, nhưng vì sợ bị Giáo Hội kết án là dị đoan nên trước khi chết mấy hôm Ông mới dám công bố vào năm 1543 (VD Ninh, tr. 280).
Người hưởng ứng tích cực học thuyết của Côpécnic là nhà thiên văn học Ý Gioócđanô Brunô (1548-1600), Ông cũng là một linh mục, nhưng dù bị Giáo Hội cấm lưu hành tác phẩm của Côpécnic thì Ông lại phát triển thêm một bước nữa: cho rằng vũ trụ là vô tận, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của thái dương hệ chúng ta, ngoài ra còn nhiều thái dương hệ khác nữa; Rồi cũng nhà thiên văn học Ý là Galile (1564-1642) lại tiếp tục phát triển quan điểm này, Ông cũng là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to gấp 30 lần để quan sát bầu trời, và là người mở đầu cho ngành khoa học thực nghiệm; Đồng thời với Ông, Kepler (1571-1630) cũng đã phát minh ra ba qui luật quan trọng về sự vận hành của các hành tinh quanh mặt trời (Cf. VD Ninh, tr. 280-281)
Sự tiến bộ của khoa học ngày càng lan rộng khắp nơi; Hội khoa học (Academia Secretorum Naturae) được thành lập đầu tiên ở Ý tại Napoli năm 1560, còn ở Pháp thì có nhà toán học Francois Vie`te cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề Canon mathematicus (qui tắc toán học) để áp dụng đại số cho hình học năm 1577; Còn ở Pháp thì Pene’ Descartes (1596-1650) cho xuất bản cuốn sách luận đề về phương pháp năm 1637 (Cf. NV Dân, tr. 221-203).
4. Trào Lưu Tư Tưởng
Trào lưu văn hóa phục hưng là cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản mới ra đời nhằm đáp ứng cho đời sống tinh thần của mình, đồng thời cũng để phản kháng lại thần học kinh viện và tư tưởng của giai cấp phong kiến thời bấy giờ; Các nước cộng hòa thành thị đầu tiên ra đời ở miền bắc nước Ý như Phirenxê, Vênêxia, Giênôva… đã chứng minh điều đó (Cf. VD Ninh, tr. 271)
Tư tưởng chủ đạo phong trào là chủ nghĩa nhân văn (Humanisme), là hệ tư tưởng chú trọng đến con người, chỉ chú ý đến cuộc sống hiện tại, và chủ trương con người được quyền hưởng mọi lạc thú ở đời. Nó được thể hiện qua các mặt:
Lên án, đã kích và châm biếm sự dốt nát, giả nhân giả nghĩa của các Giáo Sĩ và giai cấp phong kiến
Chống lại quan niệm của Giáo Hội về con người và cuộc sống trần gian
Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu đối với tổ quốc và tiếng nói của nước mình
Chống những quan điểm phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm (Cf. VD Ninh, tr. 282-288).
Có thể nói, phong trào đã mở ra một tư tưởng kỷ nguyên mới, các trào lưu tư tưởng xuất hiện dưới nhiều hình thức với các chủ thuyết phức tạp, đa dạng, thường thì riêng biệt và thiếu liên lạc với nhau; Chẳng hạn, phong trào văn hóa phục hưng thì hướng về thiên nhiên và đề cao con người một cách độc đáo, còn phong trào cải cách thì đã kích thiên nhiên và con người để đề cao Thiên Chúa và ân sủng. Nhưng nhìn chung thì tất cả đều có một điểm tương đồng là chống lại với kinh viện triết và bất phục tùng Giáo Hội.
II. ẢNH HƯỞNG
Biểu hiện phổ biến của thời kỳ này là cao trào khoa học, văn nghệ và nghệ thuật; phong trào đã đem lại những manh nha và thành quả về các mặt: thi ca, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, phát minh khoa học kỷ thuật, cải cách tôn giáo, tự do tư tưởng, chiến tranh nông dân v.v.. Nhưng điều quan trọng là tất cả đã phát triển thành một cuộc cách mạng về tư tưởng, khiến con người có cái nhìn mới về bản thân, về Thượng Đế, về tự nhiên và về xã hội. Chính Hamlet dưới ngòi bút của Shakespear đã thét lên: con người là “tinh hoa của vũ trụ”, “là đấng cao cả của vạn vật”.
Nói chung, xã hội sau thời phục hưng và cải cách làm thức tỉnh con người dám trực diện với nhân sinh, biết tận dụng hết khả năng của mình; Những phát kiến về địa lý, sự hưng khởi của cải cách tôn giáo, sự tìm tòi khoa học… đều là kết quả của sự nhận thức về năng lực và sứ mạng của con người. Những trào lưu mới xuất hiện như tư tưởng bình đẳng, ý thức dân tộc bắt đầu phát triển mạnh mẽ; Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt của nó, nghĩa là mặt tích cực và tiêu cực đi đôi với nhau:
1. Tiêu cực:
Những cuộc thám hiểm các vùng đất mới làm nẩy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo ra đời; Người Châu Phi trở thành món hàng đem bán ở Châu Mỹ và là nguồn sức lao động trong các đồn điền, hầm mỏ, công trường,… Các nước mạnh nhanh chóng biến nơi vừa phát khởi thành thuộc địa để khai thác và bốc lột: Bồ Đào Nha chiếm các vùng ở Châu Phi, vùng Goa ở Ấn Độ và Braxini; Tây Ban Nha thì chiếm vùng trung Nam Mỹ và Philippin; Anh và Pháp thì xâu xé Châu Phi, Châu Á, và các đảo trên Thái Bình Dương,…Đây cũng chính là thời khởi đầu cho quá trình xâm lược và chiếm đóng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, và cũng là thời kỳ được coi như những vết nhơ trong lịch sử văn minh loài người (Cf. VD Ninh, tr. 307-308). Chính tu sĩ Bartolome de las Casas đã phải mạnh mẽ lên tiếng bên vực người da đỏ Châu Mỹ trong ba tập của bộ sách “Historia General de las Indias” của Ông năm 1551 (Cf. NV Dân, tr.198).
Đối với người công giáo thì sự ly khai của Tin Lành là một thảm kịch lớn lao, không chỉ vì nó khởi đầu một ngăn cách trong nhiệm thể Chúa Kytô, nhưng còn vì sự canh tân tích cực và cần thiết mà lẽ ra Luther đã có thể hoàn tất trong lòng Giáo Hội; Nhất là cuộc canh tân xảy ra ngay lúc đời sống của Giáo Hội đang trong tình trạng suy đồi, vì vậy mà có sử gia cho rằng: “cuộc cải cách xảy ra không vì Aâu Châu quá trần tục mà là vì quá đạo đức”. Rồi việc tu sĩ Bruno bị kết án thiêu sinh năm 1600, đến 1633 thì Galileo cũng bị kết án vì “đã tin theo và bảo vệ một học thuyết trái với Kinh Thánh”… Chính sự hà khắc và những sai lầm nối tiếp nhau đã tạo nên một vết đen trong lịch sử Giáo Hội; Và cũng vì các việc này mà những trào lưu tư tưởng vô thần có cơ hội, lấy đó làm nền tảng để phát triển học thuyết chống tôn giáo của mình. Vì vụ án tai tiếng nhất trong phạm vi khoa học này mà nhân ngày sinh của Einstein, Đức Gioan Phaolô II cũng đã công khai tỏ ra hối tiếc vì bản án dành cho Galileo; Ngài nói: Galileo cũng vĩ đại không kém Einstein, nhưng chỉ khác với Einstein là Galileo đã phải chịu muôn vàng khổ đau, từ phía con người cũng như từ phía Giáo Hội (Cf. Nguyễn Thế Thoại, tr. 87-88).
2. Tích cực
Với Giáo Hội Công Giáo, sau việc cải cách mạnh mẽ của Tin Lành, đã làm phát sinh các nổ lực cải tổ và canh tân một cách cần mẫn trong lòng Giáo Hội; Những nổ lực và cố gắng của mọi thành phần dân Chúa đã dẫn đưa đến Công Đồng canh tân Tridentinô (1545-1563). Công Đồng đã bắt đầu làm sáng tỏ và xát định những gì là giáo huấn của Giáo Hội, và sau Công Đồng, Giáo Hội gần như đã được thanh luyện, được canh tân triệt để và phản ảnh đời sống Đức Kytô rỏ ràng hơn, đây chính là mùa xuân mới, mùa hoa đức tin lại bừng nở và nhiều người công giáo sống đạo đức hơn; Đặc biệt nhất là việc phát động thành lập các dòng tu, cũng như việc cải tổ những dòng hiện có; nhờ việc canh tân đời sống bí tích và phụng vụ của Giáo Hội, mà nhiều dòng tu xuất hiện gắn liền với các vị thánh, điển hình là Inhasiô Loyôla (1491-1556), Ngài thành lập dòng Tên năm 1534 và được Giáo Hoàng công nhận năm 1539; Rồi sự cố gắng của thánh Têrêsa Avila (1515-1582); Đến Gioan thánh giá (1542-1591); Ở Rôma hội dòng của thánh Philip Nêri được thành lập năm 1517;… Sự thể hiện mạnh mẽ đời sống linh đạo nơi các dòng tu này đã khởi xướng phong trào truyền giáo đến các vùng đất mới vừa phát hiện, và chỉ trong vòng một thế kỷ, mà Giáo Hội đã đưa Tin Mừng tới Bắc và Nam Mỹ, các vùng duyên hải Phi Châu, Aán Độ, Philippines, Nhật Bản và Trung Hoa,… Rồi Việt Nam. Đây chính là thời kỳ truyền giáo lớn nhất của lịch sử Giáo Hội.
Còn đối với thế giới, thì thời kỳ này là một bước tiến diệu kỳ trong lịch sử văn minh ở Tây Aâu, các nhà văn nghệ sĩ, khoa học, triết học,.. đã đóng gớp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình vào phong trào bằng những tác phẩm và những công trình bất hủ, tất cả đã hòa quyện lại với nhau làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại. Việc hoàn thiện máy in, rồi phát minh ra cách vẽ tranh sơn dầu, luật viễn cận, luật sáng tối trên lãnh vực hội họa, hoặc những quan điểm mới về thiên văn học, các phát minh về y học.v.v.. Đều đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa nhân loại trong những thế kỷ tới.
III. KẾT LUẬN
Thời phục hưng và cải cách đã đánh dấu một bước ngoặc trọng đại trong lịch sử thế giới, tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống đều có những biến chuyển vượt bậc và làm nền tảng cho sự phát triển mai sau. Thời này đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quí giá trong cuộc sống, nhất là qua tinh thần của các vĩ nhân tài ba xuất chúng làm cho mình hãnh diện về khả năng siêu việt của con người và nung đúc thêm sự rèn luyện học hỏi không ngừng nơi bản thân hầu có được một sự hiểu biết nào đó nơi con người và vũ trụ kỳ diệu quanh mình. Tuy nhiên, con người cũng có những giới hạn và khả năng bất toàn nơi bản thân, sự hùng vĩ và huyền bí của thế giới mà mình từng bước khám phá giúp mình nhận ra rằng con người không thể hiểu thấu tất cả, dẫn đến niềm tin mạnh mẽ phải có một Đấng Toàn Năng dìu dắt, hướng dẫn một cách tài tình. Là con người chúng ta chỉ biết đón nhận và vui hưởng vẽ diệu kỳ, đẹp đẽ đó trong tin yêu và phó thác cho Đấng quan phòng.
Chủ nghĩa nhân văn phát triển khắp nơi, và“Có khuynh hướng coi cuộc sống chật hẹp của mình là trung tâm của thế giới, cả việc xem cuộc sống riêng mình là tiêu chuẩn của vũ trụ”. Nhưng nhà tư tưởng Michel de Montaigne (1535-1592) thì nhận định: “điều đó không những không hiểu hết về mình, mà sinh vật ưu đẳng đáng thương và nhỏ bé, tự xưng là chủ và chí tôn của vũ trụ còn phải chịu chi phối của vạn vật, liệu có thể tưởng tượng ra cò điều gì nực cười hơn không ?; kỳ thực, ngay tới một mảy mai của vũ trụ, con người cũng không thể nhận thức được, càng không thể bàn tới việc làm chủ và chế ngự vũ trụ nữa ?”.
Trong lãnh vực triết học, tiếp tục luận thuyết duy vật cổ đại, nhưng làm sâu sắc thêm về lý luận nhận thức của con người thời đại, còn khoa học thì đã cải tiến được cái nhìn về vũ trụ, lãnh vực thiên văn học xuất hiện những nhà bác học trứ danh làm cho hệ thống của Ptôlêmeé bị lật đỗ sau khi ngự trị 14 thế kỷ; Trong thần học thì Luther và Calvine đã làm chấn động thế giới tôn giáo với nguyên tắc “tự nhiên xác tín” làm nền tảng của tôn giáo, đặt nền cho thuyết chủ quan và cá nhân .
Với những phát kiến mới về các bộ môn khoa học và nhiều bình diện khác trong cuộc sống con người, dần dần hình thành khuynh hướng “độc lập khỏi tôn giáo và Giáo Hội”, thần khoa học ra đời, biến đổi dần bộ mặt nhân loại và phát triển mạnh mẽ trong những thế kỷ kế tiếp, có người còn cho rằng: khoa học sẽ xóa bỏ được niềm tin tôn giáo của nhân loại, bởi vì “Thiên Chúa đã chết” (Nietzsche). Nói chung thì hầu hết các tư tưởng vô thần đều dựa trên sự tiến bộ vượt bậc của khoa học mà đả phá Thánh Kinh, loại bỏ Thượng Đế sáng tạo ra khỏi cuộc sống con người, họ bắt đầu xây dựng cơ nghiệp cho mình trong thế giới giải thiêng và lấy trái đất làm quê hương của mình. Thế nhưng song song đó, cũng có nhiều nhà khoa học vĩ đại đã tin vào Thượng Đế hơn nhờ kiến thức khoa học của mình như Einstein, còn Pierre paul Grassé thì trở lại đức tin nhờ vào suy tư khoa học,…
Để kết thúc bài này chúng ta hãy cùng đọc lời nhận xét của Jean Delumeau, Ông viết: “Ngày xưa, những nhà thần học gia… đã hơi quá đáng khi tuyên bố mình có đủ thẩm quyền trên mọi sự; ngày nay, phải chăng tình thế đảo ngược, mà một số nhà khoa học đã phạm sai lầm tương tự khi đòi quyết đón trên những lãnh vực mà khoa học không với tới và sẽ không bao giờ với tới được…” Và Ông nhận định rằng: khoa học phải cố gắng tiến xa, nhưng phải được soi sáng dưới lăng kính Kytô-Giáo.
Nguồn: lasan.org