1: Bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục cao theo em. Điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
- Chu Quang Tiềm là một nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải lần đầu. Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
- Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lý vừa thấu tình: Các ý kiến, nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ. Đồng thời tác giả lại trình bày bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái để chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tế.
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lý, các kiến thức được dẫn dắt một cách tự nhiên.
- Đặc biệt, bài văn nghị luận này có sức thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách ví von thật sự cụ thể, thật thú vị. Ví dụ “liếc qua” tuy rất nhiều “đọng lại” rất ít, giống như ăn uống....” “làm học vấn giống như đánh trận....”? Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu, như cưỡi ngựa đi qua chợ”, “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát...”
2: Trong bài “Bàn về đọc sách”, tác giả khuyên phải chọn sách mà đọc. Em hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách.
- Đọc sách có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng đọc như thế nào? Chọn sách để học là một vấn đề không đơn giản. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sách khác nhau, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách có giá trị để đọc. Hơn nữa, sức người và thời gian có hạn, không chọn sách đọc thì lãng phí sức mình và thời gian.
- Để nhận thức vấn đề phong phú, đa dạng, cần đọc nhiều loại sách khác nhau: sách khoa học kĩ thuật, sách văn học, sách chuyên môn, sách lịch sử...Như vậy, nếu biết chọn sách tốt, sách có giá trị để đọc, thì người đọc sách sẽ thu nhận được nhiều bổ ích, nói như Macxim Gorki là “sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Đó là một trong những lí do khiến chúng ta cần phải chọn sách để đọc.
3: Từ văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm em hãy nêu bản chất của lối học đối phó và nêu tác hại của nó?
- Học đối phó là học không lấy việc học làm mục đích, xem học là phụ, trước các bài tập chỉ làm qua loa, đại khái, hoặc chép lại bài của người khác, chép lại bài trong các sách tham khảo, sách giải bài tập.
- Học đối phó là cách học thụ động, không chủ động là cách học đối phó, cách học này làm cho người học giống một cỗ máy, trước một vấn đề, một hiện tượng bất ngờ trong cuộc sống lúng túng, không thể giải quyết được.
- Học đối phó là cách học hình thức, giống “Cưỡi ngựa xem hoa” không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì cũng vô dụng, vì không có kiến thức nên chẳng làm được việc gì, dẫn đến chỉ là một người vô dụng.
- Như vậy, học đối phó là kiểu hình thức, bị động, không lấy việc học làm mục đích nghiêm chỉnh. Lối học đó, chẳng những làm cho con người mệt mỏi, mà không còn tạo ra được những con người có ích cho đất nước. Bởi vậy, không nên học đối phó, cần học hành nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập mới đưa lại kết quả cao trong học tập và trở thành những công dân có ích trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Chu Quang Tiềm là một nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải lần đầu. Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
- Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lý vừa thấu tình: Các ý kiến, nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ. Đồng thời tác giả lại trình bày bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái để chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tế.
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lý, các kiến thức được dẫn dắt một cách tự nhiên.
- Đặc biệt, bài văn nghị luận này có sức thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách ví von thật sự cụ thể, thật thú vị. Ví dụ “liếc qua” tuy rất nhiều “đọng lại” rất ít, giống như ăn uống....” “làm học vấn giống như đánh trận....”? Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu, như cưỡi ngựa đi qua chợ”, “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát...”
2: Trong bài “Bàn về đọc sách”, tác giả khuyên phải chọn sách mà đọc. Em hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách.
- Đọc sách có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng đọc như thế nào? Chọn sách để học là một vấn đề không đơn giản. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sách khác nhau, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách có giá trị để đọc. Hơn nữa, sức người và thời gian có hạn, không chọn sách đọc thì lãng phí sức mình và thời gian.
- Để nhận thức vấn đề phong phú, đa dạng, cần đọc nhiều loại sách khác nhau: sách khoa học kĩ thuật, sách văn học, sách chuyên môn, sách lịch sử...Như vậy, nếu biết chọn sách tốt, sách có giá trị để đọc, thì người đọc sách sẽ thu nhận được nhiều bổ ích, nói như Macxim Gorki là “sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Đó là một trong những lí do khiến chúng ta cần phải chọn sách để đọc.
3: Từ văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm em hãy nêu bản chất của lối học đối phó và nêu tác hại của nó?
- Học đối phó là học không lấy việc học làm mục đích, xem học là phụ, trước các bài tập chỉ làm qua loa, đại khái, hoặc chép lại bài của người khác, chép lại bài trong các sách tham khảo, sách giải bài tập.
- Học đối phó là cách học thụ động, không chủ động là cách học đối phó, cách học này làm cho người học giống một cỗ máy, trước một vấn đề, một hiện tượng bất ngờ trong cuộc sống lúng túng, không thể giải quyết được.
- Học đối phó là cách học hình thức, giống “Cưỡi ngựa xem hoa” không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì cũng vô dụng, vì không có kiến thức nên chẳng làm được việc gì, dẫn đến chỉ là một người vô dụng.
- Như vậy, học đối phó là kiểu hình thức, bị động, không lấy việc học làm mục đích nghiêm chỉnh. Lối học đó, chẳng những làm cho con người mệt mỏi, mà không còn tạo ra được những con người có ích cho đất nước. Bởi vậy, không nên học đối phó, cần học hành nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập mới đưa lại kết quả cao trong học tập và trở thành những công dân có ích trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.