Tìm hiểu về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
A. Phần 1 : Tác giả .
I/ Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969)
- Quê quán: Làng Kim Liên ( Làng Sen), xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Xuất thân: Gia đình nhà nho yêu nước.
- Cuộc đời :
+ Trước khi tham gia hoạt động cách mạng: Học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh.
+ Từ 1911 ra đi tìm đường cứu nước đến khi qua đời 1969 : Cống hiến hết mình cho sự nghiệp CM vì độc lập dân tộc hạnh phúc của nhân dân, trở thành nhà CM vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản.
+ Bên cạnh sự nghiệp CM HCM còn để lại một di sản văn học quý giá . HCM là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc.
II/ Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác:
- HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích( viết để làm gì?) và đối tượng tiếp nhận ( Viết cho ai?) để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
2. Di sản văn học:
+ Văn chính luận:
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
- Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy.
+ Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến cổ vũ phong trào đấu tranh CM, bút pháp linh hoạt sáng tạo , hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo của HCM.
+ Thơ ca :
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất , tài năng HCM. Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần CM thời đại.
3. Phong cách nghệ thuật: Phong phú đa dạng.
- Văn chính luận: Thuyết phục cả lí trí và tình cảm ( Ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ..., giàu hình ảnh, thấu tình đạt lí)
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước...
- Thơ ca: Có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.
III/ Kết luận: ( SGK)
B. Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
I/ Tìm hiểu chung:
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 nhân dân ta giành chính quyền ở thủ đô .
- Ngày 25/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu VB về tới HN. Ngày 26/8/1945 tại nhà số 48 phố Hàng Ngang HN Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản TNĐL ở Quảng trường Ba Đình HN trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước VN mới.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...
b. Đối tượng và mục đích viết:
- Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh Pháp Mĩ.
- Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp.
d. Bố cục : 3 đoạn ( 3 luận điểm)
- Đoạn 1: ( Từ đầu đến không ai chối cãi được) Nêu nguyên lí chung của bản TNĐL.
- Đoạn 2: (Tiếp theo đến ...phải được độc lập): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Vn Dân Chủ Cộng hoà.
- Đoạn 3: (Còn lại ) Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc VN.
II/ Đọc- hiểu :
1. Phần mở đầu: Nêu nguyên lí chung làm cơ sở pháp lí cho bản TNĐL( Cơ sở lí luận)
- Nguyên lí căn bản: Quyền bình đẳng dân tộc trên thế giới.
- Cách lập luận:
.Trích dẫn nguyên văn lời của 2 bản TN ( Bản TNĐL của Mĩ 1776 và bản TN Nhân quyền và Dân quyền của CM Pháp 1791.
. Từ quyền tự do bình đẳng của con người -> “Suy rộng ra..” Quyền bình đẳng dân tộc!
- Ý nghĩa :
. Vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và văn minh của nhân loại , vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở phần sau.( vừa khéo léo vừa kiên quyết)
. Thể hiện ý chí tự cường, lòng tự hào dân tộc.
2. Phần tiếp theo: Chứng minh nguyên lí- cơ sở thực tế của bản TNĐL. (Thực chất là tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của bọn thực dân )
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp- vạch trần cái gọi là “Văn minh, khai hoá, bảo hộ”của CQ thực dân
- Lí lẽ xác đáng “Thế mà hơn 80 năm nay...”
- Dẫn chứng cụ thể xác thực: Từ thực tế và lịch sử “Về chính trị...Về kinh tế...”; “Sự thật là..”.
- Lời văn tố cáo vừa ngắn gọn, hùng hồn, đanh thép,vừa chứa chất tình cảm yêu nước, thương dân nồng nàn.
b. Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên trên, bản TN dẫn đến lời tuyên bố quan trọng ( Làm tiền đề cho lời tuyên bố chính thức):
- Tuyên bố:
. “Thoát li hẳn quan hệ với TD Pháp.”
.“Xoá bỏ hết những hiệp ước..”.
.“Xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của TD Pháp...”
- Khẳng định thêm “Một dân tộc đã gan góc... phải độc lập” => Như một chân lí hiển nhiên, không thể chối cãi.
3. Kết thúc: Lời tuyên bố chính thức
- Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN trên 2 mặt: Lí luận và thực tiễn “Nước VN có quyền...Sự thật là...”
- Khẳng định quyết tâm của toàn dân tộcvà định hướng cho CMVN “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tinh thần và lực lượng... độc lập ấy”
III/ Kết luận :
TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá đồng thời vừa là một tác phẩm văn học lớn, một áng văn chính luận mẫu mực trong lịch sử VHVN
Sưu tầm
A. Phần 1 : Tác giả .
I/ Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969)
- Quê quán: Làng Kim Liên ( Làng Sen), xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Xuất thân: Gia đình nhà nho yêu nước.
- Cuộc đời :
+ Trước khi tham gia hoạt động cách mạng: Học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh.
+ Từ 1911 ra đi tìm đường cứu nước đến khi qua đời 1969 : Cống hiến hết mình cho sự nghiệp CM vì độc lập dân tộc hạnh phúc của nhân dân, trở thành nhà CM vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản.
+ Bên cạnh sự nghiệp CM HCM còn để lại một di sản văn học quý giá . HCM là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc.
II/ Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác:
- HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích( viết để làm gì?) và đối tượng tiếp nhận ( Viết cho ai?) để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
2. Di sản văn học:
+ Văn chính luận:
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
- Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy.
+ Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến cổ vũ phong trào đấu tranh CM, bút pháp linh hoạt sáng tạo , hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo của HCM.
+ Thơ ca :
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất , tài năng HCM. Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần CM thời đại.
3. Phong cách nghệ thuật: Phong phú đa dạng.
- Văn chính luận: Thuyết phục cả lí trí và tình cảm ( Ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ..., giàu hình ảnh, thấu tình đạt lí)
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước...
- Thơ ca: Có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.
III/ Kết luận: ( SGK)
B. Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
I/ Tìm hiểu chung:
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 nhân dân ta giành chính quyền ở thủ đô .
- Ngày 25/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu VB về tới HN. Ngày 26/8/1945 tại nhà số 48 phố Hàng Ngang HN Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản TNĐL ở Quảng trường Ba Đình HN trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước VN mới.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...
b. Đối tượng và mục đích viết:
- Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh Pháp Mĩ.
- Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp.
d. Bố cục : 3 đoạn ( 3 luận điểm)
- Đoạn 1: ( Từ đầu đến không ai chối cãi được) Nêu nguyên lí chung của bản TNĐL.
- Đoạn 2: (Tiếp theo đến ...phải được độc lập): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Vn Dân Chủ Cộng hoà.
- Đoạn 3: (Còn lại ) Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc VN.
II/ Đọc- hiểu :
1. Phần mở đầu: Nêu nguyên lí chung làm cơ sở pháp lí cho bản TNĐL( Cơ sở lí luận)
- Nguyên lí căn bản: Quyền bình đẳng dân tộc trên thế giới.
- Cách lập luận:
.Trích dẫn nguyên văn lời của 2 bản TN ( Bản TNĐL của Mĩ 1776 và bản TN Nhân quyền và Dân quyền của CM Pháp 1791.
. Từ quyền tự do bình đẳng của con người -> “Suy rộng ra..” Quyền bình đẳng dân tộc!
- Ý nghĩa :
. Vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và văn minh của nhân loại , vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở phần sau.( vừa khéo léo vừa kiên quyết)
. Thể hiện ý chí tự cường, lòng tự hào dân tộc.
2. Phần tiếp theo: Chứng minh nguyên lí- cơ sở thực tế của bản TNĐL. (Thực chất là tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của bọn thực dân )
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp- vạch trần cái gọi là “Văn minh, khai hoá, bảo hộ”của CQ thực dân
- Lí lẽ xác đáng “Thế mà hơn 80 năm nay...”
- Dẫn chứng cụ thể xác thực: Từ thực tế và lịch sử “Về chính trị...Về kinh tế...”; “Sự thật là..”.
- Lời văn tố cáo vừa ngắn gọn, hùng hồn, đanh thép,vừa chứa chất tình cảm yêu nước, thương dân nồng nàn.
b. Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên trên, bản TN dẫn đến lời tuyên bố quan trọng ( Làm tiền đề cho lời tuyên bố chính thức):
- Tuyên bố:
. “Thoát li hẳn quan hệ với TD Pháp.”
.“Xoá bỏ hết những hiệp ước..”.
.“Xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của TD Pháp...”
- Khẳng định thêm “Một dân tộc đã gan góc... phải độc lập” => Như một chân lí hiển nhiên, không thể chối cãi.
3. Kết thúc: Lời tuyên bố chính thức
- Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN trên 2 mặt: Lí luận và thực tiễn “Nước VN có quyền...Sự thật là...”
- Khẳng định quyết tâm của toàn dân tộcvà định hướng cho CMVN “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tinh thần và lực lượng... độc lập ấy”
III/ Kết luận :
TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá đồng thời vừa là một tác phẩm văn học lớn, một áng văn chính luận mẫu mực trong lịch sử VHVN
Sưu tầm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: