LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ TRUNG ĐÔNG CỔ ĐẠI (Bài 2)
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở TRUNG ĐÔNG THỜI KÌ CỔ ĐẠI
1. Phân kì lịch sử quan hệ quốc tế ở Trung Đông thời kì cổ đại.
Có thể nói, việc phân kì lịch sử quan hệ quốc tế thời kì cổ đại nói chung và lịch sử quan hệ quốc tế ở Trung Đông hoàn toàn khó khăn, vì nếu xét về đặc điểm quan hệ quốc tế thời kì này chủ yếu là chiến tranh và xung đột, tuy có sự giao thoa và giao lưu kinh tế văn hóa nhưng chỉ là thứ yếu. Do đó, tiêu chí hay đặc điểm để phân kì rõ ràng lịch sử quan hệ quốc tế ở Trung Đông bấy giờ là dựa vào vai trò và đóng góp của một đế quốc chi phối trong một thời gian nhất định, chẳng hạn thời kì Ba Tư ở thế kỉ VI trước công nguyên đã đưa quan hệ quốc tế vượt ra hoàn toàn phạm vi khu vực, tác động ra bên ngoài với cuộc chiến tiêu biểu Poleponeus. Tóm lại có thể chia ra mấy thời kì sau đây.
Thời kì thứ nhất từ khoảng thiên niên kỉ III trước công nguyên tới giữa thế kỉ VI trước công nguyên: là thời kì hình thành nên các quốc gia cổ đại lớn nhỏ nhưng phân tán sâu sắc, đồng thời diễn ra quá trình thống nhất, liên minh, xâm lược và bành trướng chủ yếu trong khu vực Trung Đông, xảy ra trên các mặt kinh tế, chính trị, và văn hóa. Thời kì này chủ yếu là quan hệ trong khu vực hơn là ra bên ngoài.
Thời kì thứ hai từ giữa thế kỉ VI trước công nguyên đến giữa thế kỉ IV trước công nguyên, gắn liền với sự ra đời và diệt vong của đế quốc Ba Tư. Trong thời kì này quan hệ quốc tế diễn ra trên hai mặt rõ ràng hơn, là giữa các nước trong khu vực và giữa Trung Đông với các thành bang Hy Lạp, với các nước Viễn Đông và trên con đường thương mại qua khu vực này.
Việc phân kì trên tuy chưa thật sự chính xác hoàn toàn nhưng mỗi thời kì được phân chia xuất phát từ những đặc điểm quan hệ quốc tế của từng thời kì đó, trong những phần sau sẽ làm rõ hơn.
Tuy nhiên nếu trình bày lịch sử quan hệ quốc tế theo sự phân kì bên trên hoàn toàn khó khăn, bởi lẽ chính tại Trung Đông như phân tích ở chương I chúng t thấy, nó được chia thành hai vùng khác biệt nhau, đó là thế giới của Ai Cập và thế giới các nước Tây Á. Như vậy, trong chương này chúng ta sẽ trình bày quan hệ quốc tế Trung Đông cổ đại theo phân kì và theo hai vùng cụ thể như trên.
2. Quan hệ chính trị – xã hội và các cuộc chiến tranh tiêu biểu.
Nhắc đến quan hệ quốc tế thời kì cổ đại, hầu như tại tất cả các khu vực đều xảy rra một tình trạng chung đó là bùng nổ hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng, thay nhau thống trị một vùng địa lý. Quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại cũng nằm trong đặc điểm chung đó, nhưng mối quan hệ này chỉ được xem là chủ đạo chứ không phải là duy nhất, bởi vì bên cạnh đó còn có các quan hệ về kinh tế, văn hóa.
Trung Đông được xem là một khu vực có mối quan hệ tương đối phức tạp, bởi lẽ nó không đồng điệu như các thành bang Hy Lạp, các quốc gia sơ kì Trung Đông ngay từ những điều kiện tự nhiên, cơ sở hình thành và phát triển từng đất nước đã chia rõ làm hai, một kiểu nghiên hẳn về đặc điểm nhà nước phương Đông, một nghiên về đặc điểm của phương Tây, và kể cả một sô thành bang lai tạo hai đặc điểm trên. Do đó việc nghiên cứu về quan hệ chính trị cũng khó khăn, nhưng dưới đây sẽ trình bày một số mối quan hệ chính trị, các cuộc chiến tranh tiêu biểu nhất, thể hiện đầy đủ đặc điểm quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này theo phân kì lịch sử quan hệ quốc tế và hai khu vực khác biệt nhau tại Trung Đông.
2.1 Quá trình thống nhất, phân liệt Ai Cập và bành trướng sang Tiểu Á.
Quá trình thống nhất và phân liệt Ai Cập là quá trình tiêu biểu nhất cho mối quan hệ giữa các tiểu quốc thời kì này.
Trước thời Tảo kì Ai Cập cổ đại, trên lưu vực sông Nile đã xuất hiện hàng chục bộ lạc lớn nhỏ trải dà từ miền Nam ra miền Bắc, chính xác hơn là có khoảng 40 bộ lạc sau này trở thành các tiểu quốc luôn luôn tranh giành ảnh hưởng với nhau. Cụ thể có hai vương triều hình thành trước giai đoạn Tảo kì, đó chính là Hạ Ai Cập ở vùng đồng bằng phía Bắc sông Nile, Thượng Ai Cập ở phía Nam sông Nile đến vùng Syene. Giữa thượng và hạ Ai Cập luôn xảy ra chiến tranh và xung đột trong thời gian dài, mãi đến khaongr năm 3100 vua Mina của Thượng Ai Cập đánh bại Hạ Ai Cập và xây dựng nên một quốc gia thống nhất sau hàng ngàn năm phân liệt. Như vậy mối quan hệ giữa Thượng và Hạ Ai Cập chính là quá trình xung đột lẫn nhau.
Tuy nhiên sau 600 năm thống nhất các vương triều lại một lần nữa xung đột và mâu thuẫn lẫn nhau. Thời kì Trung vương quốc cũng là một thời kì mà Ai Cập bị phân liệt mạnh mẽ, mãi đến năm 2222 tức là từ vương triều thứ X Ai Cập phân liệt lại một lần nữa thống nhất. Công cuộc thống nhất là một cuộc chiến tranh dài lâu giữa hai thế lực của Heralepoit và Tebo, cuối cùng Tebo giành thắng lợi do sự ủng hộ mạnh mẽ của các tiểu quốc phía Nam. Cũng từ khi mà Ai Cập thống nhất và được trị vì bởi vương triều X, từ năm 2000 trước công nguyên Ai Cập thống nhất lần lượt xâm chiếm ra các vùng đất bên ngoài, đó là quá trình mở rộng lãnh thổ quy mô lớn đầu tiên, mà chủ yếu là sang Nubi và Vadi Hanphra, tức là vùng phía Nam sông Nin.
Từ năm 1867 – 1849 trước công nguyên Ai Cập bành trướng đến tận Siri và Palestine, và biến hai vùng đất này thành các tỉnh của mình với sự cai trị trực tiếp từ các quan Ai Cập.
Tuy nhiên đến khoảng năm 1786 trờ đi Ai Cập chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ, nên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bùng nổ, khiến chính quyền trung ương suy yếu rõ rệt đã tạo cơ hội cho người Hykos xâm chiếm và cai trị. Sự thống trị gần 200 năm từ năm 1710 – 1560 trước công nguyên của người Hykos khiến cho xã hội bấy giờ chứa đựng nhiều mâu thuẫn, mà đặc biệt là mâu thuẫn giữa tầng lớp thống trị trước kia với kẻ xâm lược. Chính việc bị xâm lược đã tạo nên mối quan hệ mới ở Ai Cập và các vùng lân cận lúc bấy giờ.
Cụ thể chính là, tại vùng Thượng Ai Cập lực lượng người Hykos rất yếu nên nơi đây là trung tâm chính để các quý tộc chuẩn bị khởi nghĩa. Vị Pharaoh của vương triều XVII ở vùng Thibes có tên là Kamose đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tiếp nối sự thất bại của Kamos, năm 1570 trước công nguyên đến 1546 trước công nguyên Ahmose I tiếp tục công cuộc chống ngoại xâm. Trong thời gian này, một liên minh giữa lực lượng Ai Cập với người Crete ở Aegean đã đánh bại người Hykos. Cuối năm 1567 Ai Cập được độc lập và thống nhất, bước vào giai đoạn Tân vương quốc từ đó cho đến năm 1085 trước công nguyên. Chính quá trình đấu tranh chống ngoại xâm lâu dài đó, sau khi thống nhất Ai Cập đã hình thành thêm tầng lớp quý tộc quân sự, và cũng tạo ra những điều kiện phát triển cực thịnh giai đoạn tiếp theo.
Như đã nói, chính sự thống nhất và ổn định chính trị, xã hội, và tác động của tầng lớp quý tộc quân sự hiếu chiến, nhu cầu về nguyên liệu và nô lệ đã thúc đẩy Ai Cập thời kì Tân vương quốc phải đẩy mạnh xâm lược ra bên ngoài, không chỉ là ở vùng Palestine mà là sang tận Lưỡng Hà mà quá trình đó là một mối quan hệ mới. Chính ngay từ khi đánh bại người Hykos ra khỏi Ai Cập, tức là năm 1567 trước công nguyên Pharaoh Ahmos I đã cử binh tấn công họ đến tận vùng Palestine và sau ba năm đã chiếm và lần nữa biến Palestine thành tỉnh thuộc Ai Cập. Quá trình bành trướng của Ai Cập cổ đại thời Tân vương quốc thật sự được đẩy mạnh vào thời Thumose III từ năm thế kỉ XVI trước công nguyên đã xâm chiếm thành công Nubia, Libia, Syria. Trước sức mạnh bấy giờ ngay cả Lưỡng Hà phải e dè, chấp nhận cống nạp để tránh phải chiến tranh với Ai Cập. Và từ đầu thế kỉ XVI trước công nguyên cho đến cuối thế kỉ XIV trước công nguyên được gọi là thời kì “đế quốc cổ Ai Cập”. hay gọi là thời kì duy trì chính sách đối ngoại bành trướng mạnh mẽ.
Tuy nhiên bước vào cuối thời kì đế quốc của mình vào thế kỉ XIV trước công nguyên Ai Cập lại phải vướng sự cạnh tranh hay gọi là thời kì hùng bá giữa Ai Cập và Hittite. Từ vương triều XIX ở thế kỉ XIV trước công nguyên sau khi chiếm hết các vùng lân cận, và đang ngắm ngầm đến khu vực Tiểu Á nhưng vấp phải sự ảnh hưởng của đế quốc Hittite tại đây. Cuộc chiến tranh giành vùng Tiểu Á giữa Ai Cập và Hittite kéo dài bất phân thắng bại đến khi hòa ước giữa hai nước này được kí kết vào năm 1259 trước công nguyên. Bản hòa ước với nội dung chủ yếu như sau: thứ nhất cả hai bên ngừng chiến tranh và thứ hai là không được xâm chiếm các thuộc địa của nhau. Tuy nhiên hòa ước không chỉ ra một ranh giới phân định rõ ràng nên đôi lúc Hittite đem quân tiến đánh thuộc địa Syria của Ai Cập.
Sau khi cuộc chiến tranh Ai Cập – Hittite kết thúc, Ai Cập bị lủng đoạn bởi các chủ nô giàu lên từ chiến tranh, và các chủ nô khu đền thờ thần Mặt Trời Amon. Mãi đến năm 1085 trước công nguyên các thế lực tại Thebes và Herihor đã lập nên vương triều XXI kết thúc thời kì Tân vương quốc, mở đầu giai đoạn suy thoái hay hậu kì của Ai Cập cổ đại.
Giai đoạn hậu kì chia làm 2 thời kì. Thời kì thứ nhất từ năm 1085 – 525 trước công nguyên, Ai Cập diễn ra sự phân liệt mạnh mẽ, hàng loạt các vương triều của người Libia, Nubia, Piankhi thay nhau nắm quyền, tình trạng này diễn ra đến thế kỉ VII trước công nguyên. Sau đó Ai Cập bị Assyria xâm lược, nhưng không lâu đế quốc Assyria rơi vào khủng hoảng, một lần nữa Ai Cập giành được độc lập xây dựng vương triều thứ 26 từ năm 664 – 525 trước công nguyên, cuối cùng năm 525 trước công nguyên bị Ba Tư xâm lược. Sự thống trị của Ba Tư kéo dài đến năm 404 trước công nguyên. Ai Cập giành được độc lập trong những năm thế kỉ V trước công nguyên lập nên vương triều 28, tuy nhiên đến vương triều 31 tức là từ 334 – 332 trước công nguyên Ba Tư lần nữa đã thống trị Ai Cập. Cuối cùng, lịch sử Ai Cập cổ đại kết thúc trong lúc Ba Tư bị Macedonia đánh bại và cũng bị đế quốc mới nổi ở phương Tây này xâm lược, bị Hy Lạp hóa, cột mốc đánh dấu sự sụp đổ của Ai Cập là vào năm 332 trước công nguyên.
Tóm lại, lịch sử quan hệ quốc tế nhìn từ góc độ Ai Cập, một quốc gia cổ đại điển hình với những nét tương đồng với các quốc gia phương Đông khác đã diễn ra với hai quan hệ chủ yếu: thống nhất các tiểu quốc, phân liệt; xâm lược, bành trướng và bị xâm lược.
2.2 Lịch sử quan hệ quốc tế Trung Đông cổ đại giữa các quốc gia sơ kì Tây Á từ thiên niên kỉ III đến thế kỉ IV trước công nguyên.
Tây Á cổ đại cũng như Ai Cập là một trong những cái nôi văn minh của Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung. Ngay từ thiên niên kỉ III trước công nguyên tại Tây Á đã hình thành nên các quốc gia đầu tiên, sớm nhất là vùng phía nam Lưỡng Hà. Lịch sửu quan hệ quốc tế của Tây Á có thể bao gồm những cột mốc quan trọng sau đây: năm 2340 quốc gia tập quyền thống nhất đầu tiên – Akkad được xây dựng thống trị toàn bộ khu vực Lưỡng Hà; Từ vương triều người Ur đến vương quốc Babilon (20111 – 1750) chế độ chuyên chính trung ương tập quyền đã tiến tới giai đoạn hoàn bị, xã hội nô lệ đã tiến tới thời kì cực thịnh”; sau khi Babilon sụp đổ thì các thành bang thương nghiệp Hittite, Palestine, vương quốc Do Thái đã nhanh chóng trở thành đế quốc, chi phối toàn bộ Trung Đông; đế quốc Assyria hoàn thành việc bành trướng ra toàn bộ Tây Á trong thế kỉ XVIII trước công nguyên và ảnh hưởng ở đây đến cuối thế kỉ VII trước công nguyên; tiếp đên là sự thống trị Tây Á của vương quốc Babilon mới từ 664 – 528 trước công nguyên; từ 538 – 330 trước công nguyên là sự thống trị của Ba Tư; cuối cùng từ năm 330 Trung Đông rơi vào thời kì Hy Lạp hóa bởi đế quốc Macedonia. Cụ thể sẽ được trình bày dưới đây.
- Chiến tranh, xung đột giữa các thành bang ở Lưỡng Hà.
Do đặc điểm quan hệ quốc tế thời kì cổ đại ở Trung Đông cực kì phức tạp, diễn ra không phải hoàn toàn trên phạm vi toàn khu vực mà chủ yếu là tại một số vùng nhất định như Bắc Phi với vai trò của Ai Cập cổ đại, vùng Lưỡng Hà với các thành bang thương nghiệp từ Sumer đến tân Babilon, cao nguyên Phoenecia với Hiittie, vương quốc Phoenicia và Do Thái, kể cả Palestine. Cho nên ở đây lấy Lưỡng Hà làm khu vực tạm thời để phân định quan hệ quốc tế về mặt không gian, nhưng mang tính tương đối để nhằm xác định được chủ thể chính – các quốc gia tham gia vào các mối quan hệ chính trị này.
Nhắc đến khu vực Lưỡng Hà cổ đại, có thể thấy từ thiên niên kỉ III trước công nguyên tại vùng Babilon đã xuất hiện các quốc gia thành thị như Ur, Lagash, Larsa, Kish,… Tuy nhiên các thành bang này còn đang trong giai đoạn tan rã của hình thức bộ lạc, dân cư chỉ vài trăm đến nghìn người, diện tích “không rộng quá 100 dặm”
[5]. Do nhu cầu nô lệ, ruộng đất và nguồn nước, nên giữa các thành bang thường xảy ra chiến tranh. Năm 2600 trước công nguyên thành bang Kish, Lagash và Umma đã tiến hành cấm cột mốc biên giới để phân định lãnh thổ, đây được xem là một sự kiên ngoại giao đầu tiên trên thế giới. Đồng thời các thành bang trên còn kí một văn bảng quy định về quy tắc và quyền lãnh thổ sau khi phân chia. Mặc dù ba thành bang mạnh nhất Sumer không gây chiến trong thời gian kéo dài, nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi nội bộ Lagash lại xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nô và bình dân. Sau thời gian đấu tranh lâu dài một vị vua mới có tên là Lugal ban hành các cải cách phục vụ cho bình dân từ năm 2378 -2371 trước công nguyên, điều này đe đọa đến quyền lợi của quý tộc. Do đó, bọn quý tộc chủ nô đã liên minh với Umma để lật đổ vương triều mới ở Lagash. Như vậy chiến tranh lần nữa đã nổ ra, cuối cùng Lagash sụp đổ, thế lực Umma ngày một lớn và nhanh chóng chiếm hết Sumer thống trị vùng đất này đến năm 2340 trước công nguyên.
Lúc này ở vùng Akkad một thành bang cùng tên đã nhanh chóng vươn lên thống trị, và chinh phục toàn bộ các thành bang Sumer, kể cả Umma, thống nhất Babilon sau nhiều năm phân liệt. Sau khi thống nhât các bang Sumer, vương triều Akkad tấn công sang Elam – Khuzestan thuộc Iran ngày nay, Đông tiểu Á và Syria. Và cũng như các thành bang Sumer trước đây Akkad cũng nhanh chóng suy yếu do những mâu thuẫn nội bộ và sự tranh quyền giữa các tiểu quốc, tạo điều kiện đến thế kỉ XXI trước công nguyên lại bị chính thuộc địa của mình là Khourites xâm chiếm toàn bộ Sumer. Quan hệ quốc tế tại Sumer thật sự không có điểm gì mới, khi mà thế lực Khourites cực yếu và mỏng ở phía bắc nơi có thành bang Lagash, vì vậy mà thành bang này dễ dàng tránh được sự kiểm soát của Khourites, xây dựng lực lượng nhanh chóng. Nhưng lúc này thành bang mạnh nhất có lẽ là Uruk, năm 2116 trước công nguyên Uruk đã đánh bại người Khourites ra khỏi Sumer, thống nhất vùng Nam Lưỡng Hà, lập nên vương triều thứ ba tại vùng đất này có tến là Ur. Vương triều Ur không mấy quan tâm đến việc xâm lược mà chủ yếu là phát triển kinh tế. Tuy nhiên chính sự mất căng đối trong kinh tế công xã với kinh tế đền thờ và sự bóc lột thậm tệ nô lệ đã làm cho xã hội Ur nhanh chóng đi đến mâu thuẫn gay gắt, chính điều này đã làm Ur suy yếu từ năm 2003 trước công nguyên. Điều không thể tránh khỏi đó là bị các thế lực khác xâm lược, cụ thể là sự xâm chiếm của người Elam và Amorite. Nhưng thật sự từ năm 2024 trước công nguyên Ur đã trở thành thuộc địa của Amorite
Sau khi đánh bại vương triều III Ur, trong khi người Elam chỉ cướp bóc và bỏ đi, trong khi đó nhận thấy những điều kiện thuận lợi ở vùng đất phía nam Lưỡng Hà người Amorite vốn trước đây là những kẻ du mục ở Tiểu Á nhanh chóng rời bỏ lối sống đó để tiến hành xây dựng một quốc gia cố định của họ, đó là vương triều Babilon tại Lưỡng Hà từu năm 1894 – 1585 “là thời kì huy hoàng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà”
[6]. Tuy nhiên điều đó chỉ thật sự diễn ra dưới thời trị vì của vua Hammurabi. Babilon nhanh chóng bành trướng ra bên ngoài không chỉ bằng quân sự mà còn là ngoại giao. Với sự khôn khéo của vua Hammurabi, Babilon đầu tiên đã chiếm lấy các tiểu quốc đồng tộc, liên minh với Laxa và Meri, chiếm Esmuna, khi đủ mạnh quay lại chiếm Laxa và Meri. Đến cuối năm 1762 trước công nguyên Babilon đã thống trị hoàn toàn vùng đất rộng lớn đó là toàn bộ Lưỡng Hà. Như vậy Lưỡng Hà lần nữa lại được thông nhất. Tuy nhiên vao giữa thế kỉ XVI trước công nguyên Babilon phải đối mặt với sự tranh giành giữa các bang nội bộ, sự xâm nhập của các tộc người bên ngoài vào nên cũng nhanh chóng suy sụp. Mở đầu là sự xâm nhập của người Hittite với nhiều lần cướp bóc và tiêu diệt vương triều thứ nhất của Babilon. Trong khi chưa thành lập được vương triều mới thì một Hải Quốc vương triều tự xưng đã được thành lập. Nhưng không lâu người Kassite ở phía Đông sông Tigris đã tiêu diệt vương triều này và thống trị gần 400 năm tại Lưỡng Hà, thời kì này gọi là vương triều thứ ba của Babilon (1530 – 1157 trước công nguyên). Mặc dù thống trị lâu dài và có những cải cách quan trọng nhưng vương triều này vẫn không thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội nô lệ và với các thuộc địa, vì vậy lịch sử vùng Babilon nhanh chóng gắn với hàng loạt cuộc khởi nghĩa, hay nói đúng hơn là chiến tranh giữa các thành bang. Cuối cùng lợi dụng tình hình trên, chính ngoại xâm là kẻ hưởng lợi, không ai khác đó là đế quốc Assyria. Năm 729 Babilon chính thức bị Assyria thôn tính.
- Ảnh hưởng của đế quốc Assyria và Tân Babilon.
Assyria là một trong những quốc gia hình thành sớm nhất ở vùng Lưỡng Hà, từ thiên niên kỉ III trước công nguyên tại phía Tây sông Tigris. Chủ nhân của nó chính là người Semite. Lịch sử Assyria chia làm ba giai đoạn đó là: cổ Assyria (thiên niên kỉ III đến thế kỉ XVI trước công nguyên), trung Assyria (thế kỉ XV – thế kỉ IX trước công nguyên), tân Assyria (thế kỉ VIII – VII trước công nguyên).
Assyria trong giai đoạn trước khi vương triều Akkad hùng mạnh chủ yếu thuần phục và được coi như là một bang nhỏ chuyên về tôn giáo. Nhưng do việc tránh phải vướng vào vòng chiến của các thành bang, cộng với điều kiện thuận lợi như nhiều đồng cỏ lớn, đồng bằng khiên nền kinh tế Assyria phát triển. Do tích lũy và yên ổ trong một thời gian lâu dài nên nên nhanh chóng phát triển mọi mặt, và chịu sự dòm ngó từ bên ngoài, mà đặc biệt chính thương nghiệp của Assyria đã khiến quốc gia này phải bị lệ thuộc chính trị sau sự xâm lược của Mitanie vào thế kỉ XVI trước công nguyên.
Nhưng may mắn thay cho Assyria, chỉ hai thế kỉ sau tức là thế kỉ XIV trước công nguyên, Mitanie bị một đế quốc ở Phoenecia là Hittite tấn công. Nhân cơ hội đó Assyria giành được độc lập, và để tránh bị xâm lược lần nữa Assyria phải đổi chính thể cộng hòa từ khi thành lập sang chế độ quân chủ chủ nô. Chính yếu tố này làm Assyria trở nên hiếu chiến và nhanh chóng bành trướng và trở thành một đế quốc hùng mạnh bậc nhất Lưỡng Hà. Tuy nhiên điều khôn ngoan của Assyria nằm trong chính sách đối ngoại và chính sách di dân của nó, để tránh bị các quốc gia lân cận xâm lược và cũng như tạo mọt vành đai vững chắc bên ngoài đất nước, Assyria cho di dân và liên minh với các thành bang lân cận, nhưng đây là vấn đề của thế kỉ VIII trước công nguyên nghĩa là trong giai đoạn tân Assyria. Trở lại với trung Assyria, thời kì mà quốc gia này tiến hành hàng loạt các cuộc bành trướng sang vùng Babilon ở phía nam, đến bờ Đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên vào thế kỉ XI trước công nguyên một tộc người Semite là Aramaeaus đã tấn công và đồng hóa hầu như toàn bộ Assyria. Sau một thế kỉ Assyria mới đánh bại Aramaeaus và xây dựng một đế quốc hùng mạnh vào thời kì tân vương quốc từ thế kỉ VIII đến VII trước công nguyên.
Với những trang bị như cung tên và máy bắn đá, Assyria tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với các thành bang và các quốc gia khác ở Trung Đông. Nhờ đó mà nó đã chinh phục được Đông Tiểu Á (Syria, Israel, Phoenecia) từ cuối thế kỉ VIII trước công nguyên. Thế kỉ VII trước công nguyên Assyria chiếm Tiểu Á và cả Ai Cập. Như vậy Assyria thời tân vương quốc đã chiếm hầu như toàn bộ Trung Đông. Do đó mà ảnh hưởng của quốc gia này cực kì lớn, nhưng trong phần này chỉ đề cập đến yếu tố chính trị. Dĩ nhiên việc các thuộc địa cống nạp và phục tùng Assyria là điều không thể tránh khỏi, nhưng vì sao mà đế quốc này duy trì được hệ thống thuộc địa rộng lớn lâu dài vậy? Đó là do chính sách di dân quá khôn ngoan – cưỡng chế di dân.
Chính sách di dân của Assyria có hai nội dung chính, thứ nhất là đối với các bang thuộc địa không phát triển thì bị bắt hết làm nô lệ, sau đó cưỡng ép nông dân đến để cải tạo đất đai. Thứ hai, đưa dân vào các thành bang lớn để đồng hóa dân tộc.
Tuy nhiên mặc dù thi hành chính sách có phần khôn ngoan nhưng Assyria vẫn không thể thoát khỏi hai mâu thuẫn truyền kiếp của một đế quốc quân sự, một là mẫu thuẫn xã hội, hai là mâu thuẫn dân tộc. Như ở phần Ai Cập hay các thành bang Lưỡng Hà, chúng ta thấy khi mà Assyria suy yếu tại những thuộc địa kể trên xuất hiện hàng loạt các cuộc khởi nghĩa khiến khó khắn đối với Assyria ngày càng chống chất, mà tiêu biểu là năm 655 trước công nguyên Ai Cập đã độc lập.
Cùng với những sự lủng đoạn của bọn thầy cúng trong các khu đền thờ, bên ngoài nhiều quốc gia khác cũng bước vào giai đoạn cực thịnh như Ai Cập giành độc lập và phục hưng, Lydia ở Tiểu Á, Media ở cao nguyên Iran, không chỉ đe dọa đến phạm vi ảnh hưởng mà còn là sự tồn tại của chính Assyria.
Trong các thế lực mới nổi sau khi Assyria rơi vào tình trạng khủng hoảng phải kể đến vương quốc Chaldans. Năm 621 trước công nguyên Chadans đã liên minh với Media đánh đánh bại hoàn toàn Assyria. Trước đó tạ Babilon vương quốc Chaldans đã được thành lập vào năm 625 trước công nguyên và tồn tại đến năm 539 trước công nguyên, cùng với Media thống trị toàn bộ Tây Á. Do đó vùng Tây Á bị xâu xé bởi hai thế lực mới này, quá trình thống nhất tại đây không bằng những cuộc chiến tranh mà thông qua một hình thức ngoại giao phổ biến thời cổ – trung đại. Thế kỉ VI trước công nguyên với việc vua Chaldans kết hôn với công chúa Media, đã hoàn tất việc xác nhập hai quốc gia này thành một thể. Như vậy vương triều Chaldans hay gọi là Tân Babilon đã thống trị hoàn toàn vùng Tiểu Á, và đang tạo những bước tiến cho cuộc xâm lược tại Trung Đông. Khi mà vùng biên giới phía Bắc – Media đã yên ổn, Tân Babilon tập trung bành trướng ra phía Tây của vương quốc. Đầu tiên là xâm lược chính vùng Ai Cập, sau đó là tranh giành Palestine với Syria. Cuối cùng đến năm 586 Tân Babilon chiếm được Jesusalem, tiêu diệt vương quốc Do Thái. Trong thời kì này Babilon đã áp dụng chính sách cưỡng bức di dân của Assyria, do đó đã phần nào yên ổn tạm thời các vùng mới chiếm đóng. Tiếp theo, Babilon tiến ra các đảo quan cao nguyên Phoenecia, điểm đến đầu tiên là thành bang Tyre, tuy nhiên thất bại. Đối với Ai Cập, Babilon cũng không đủ sức chiếm hoàn toàn mà chỉ là cướp bóc và trở về. Mặt dù rất hùng mạnh nhưng Babilon lại lo sợ Media ở phía Bắc, trong trường hợp xấu nhất là liên minh giữa họ tan rã, Media sẽ nhanh chóng đánh bại Babilon, vì vậy để ngăn chặn điều này Babilon đã cho xây dựng đường biên giới ngăn cách hai quốc gia, đồng thời cung cấp nô lệ và một số của cải cho gia đình công chúa Media, đặc biệt là xây dựng vườn treo, sau này trở thành một trong bảy kì quan của thế giới.
Tân Babilon tồn tại không lâu, cũng do mẫu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, mâu thuẫn dân tộc giữa đế quốc và thuộc địa, cùng với các cuộc chiến dai dẳng, tất cả làm cho đế quốc này suy yếu. Đến thế kỉ VI trước công nguyên Tân Babilon bị Ba Tư thôn tính.
Như vậy có thể thấy Assyria và Tân Babilon là hai đế quốc có tầm ảnh hưởng sâu sắc về chính trị ở Tây Á, đặc biệt là Lưỡng Hà sau thời kì chiến tranh và xung đột giữa các thành bang Sumer tại nơi đây.
2.3 Quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại tại vùng cao nguyên Phoenecia.
Nếu như ở Lưỡng Hà Assyria và Tân Babilon là các đế quốc hùng mạnh thì phía bắc hay trên cao nguyên Phoenecia của bán đảo Tiểu Á cũng có những đế quốc cực kì hùng mạnh như Hiitte chẳng hạn.
Quốc gia của người Hittites hình thành tương đối muộn hơn các quốc gia cổ đại Trung Đông khác. Thiên niên kỉ III trước công nguyên, trên cao nguyên Phoenecia, cụ thể là ở thượng du Haris phía Đông của bán đảo Tiểu Á, nơi có lượng mưa ít, đất đai khô cằn đã xuất hiện các bộ lạc du mục, tuy nhiên các bộ lạc này lại nằm trên con đường thương mại Đông Tây. Lúc bấy giờ Assyria chưa là một đế quốc, họ chủ yếu phát triển thương nghiệp và cũng đặt rất nhiều cơ sở buôn bán ở Hittites. Cùng với đó nhóm người nó ngữ hệ Ấn – Âu cũng kéo vào vùng đất này, du nhập nền văn minh và thể chế nhà nước vào các bộ lạc sơ khai tại Hittites, nhiều nhất là tại Hattusihah. Trước những điều kiện đó, mãi đến năm 2000 trước công nguyên các thành bang Hitites mới ra đời. Về sau các thành bang này liên minh với nhau và lấy nơi sầm uất và phát triển nhất làm thủ đô đó là Hattushad, niên đại khoảng cuối thế kỉ XVII trước công nguyên. Đến thế kỉ XVI trước công nguyên, Hittites đã bắt đầu chiếm Babilon nhưng không đủ lực, chỉ cướp bóc rồi bỏ về. Thế kỉ XV trước công nguyên Hittites bị Ai Cập đánh bại và phải chịu thuần phục suốt một thế kỉ.
Hittites thật sự hùng mạnh vào khoảng từ thế kỉ XIV – XIII trước công nguyên, lợi dụng Mitania phía Nam Hittites bị Assyria đánh bại, Ai Cập khủng hoảng trong khi cải cách sang độc thần giáo, Hittites đã có cơ hội để phục hồi và phát triển. Nhưng điều kiện đó không tồn tại lâu dài, khi đánh xong Mitanie, Assyria cũng tiến vào sát Hittites, Ai Cập cung phục hồi. Lúc này Hittites rơi vào gọng kìm hai đế quốc trên nên buộc kí hòa ước với Ai Cập năm 1259 trước công nguyên, và xây dựng lực lượng chống lại Assyria. Nhưng Assyria lúc này quá mạnh, và do quân sự hóa đất nước Hittites nhanh chóng suy yếu, trong nước chứa đựng đầy rẫy mâu thuẫn, đặc biệt là giữa nô lệ và chủ nô, và với việc ban hành luật buôn bán ruộng đất, tư hữu ruộng đất khiên tình trạng cướp bóc đất đai do chủ nô ngày càng mạnh mẽ, làm cho nông dân phân hóa sâu sắc, phần lớn bị bần cùng hóa, cùng với nô lệ họ tiến hành khởi nghĩa khắp nơi. Chính nguyên nhân trên mới là chủ yêu bên cạnh mâu thuẫn dân tộc thứ yếu với các thuộc địa, khiên Hittites suy yếu nhanh chóng. Cuối cùng, giữa thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XII trước công nguyên, các quốc gia thành bang từ biển Aegean tràn vào cướp bóc, khiên thủ đô Hattushash suốt 300 năm bỏ hoang, đến cuối thế kỉ VIII trước công nguyên Hittites chỉ còn bộ phận nhỏ ở bắc Syria và Silesia, nhưng đều bị Assyria thôn tính.
Tại cao nguyên Phoenecia còn có vương quốc cùng tên hình thành đầu thiên niên kỉ II trước công nguyên, nó bao gồm nhiều thành bang như Byblos, Ugarit, Xidon và Tyre. Nhưng từ khi hình thành đến thế kỉ X trước công nguyên các thành bang Phoenecia bị ảnh hưởng và phụ thuộc bởi Ai Cập, Hittites, Assyria. Nhưng sau thế kr X trước công nguyên tại Phoenecia nổi lên trường hợp của Tyre, vụt dậy sự hùng mạnh cho Phoenecia.
Nếu như những vùng đất nằm lục địa như Tiểu Á, Lưỡng Hà đã quá chặt hẹp với sự tranh giành của các đế quốc lớn, do đó Phoenecia đã bành trướng ra các vùng hải đảo, chiếm lấy phía Đông Địa Trung Hải, Tiêu Á, Cyprus, các đảo trên biển Aegean và trên bở biển Đen từ rất sớm, khoảng 2000 năm trước công nguyên. Nhưng khi bành trướng ra Địa Trung Hải và biển Aegean lại phải đối mặt với các thành bang Hy Lạp, nhưng khi mà Athens và Sparta chưa đủ lực thì các đảo ven hai vùng này đều do Phoenecia thống trị mà trong đó thành bang Carthage là quốc gia có vai trò quan trọng nhất trên biển. Nhưng trước khi Hy Lạp chiếm được các đảo này từ các thành bang Phoenecia thì chính Assyria mới là kẻ đến trước, đến thế kỉ VIII trước công nguyên Phonecia bị sáp nhập vào Assyria.
Mặt dù việc gây chiến với các thành bang Hy Lạp nhưng quan hệ quốc tế thời kì này chưa mang tính quốc tế hoàn toàn, chưa thật sự vượt qua khỏi phạm vi khu vực, mà phải đế giai đoạn hai như đã phân kì bên trên, chín là thời kì của đế quốc Ba Tư.
Trong thời kì thứ nhất của quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại còn có vai trò chính trị của Palestine cổ đại, nhưng nhìn chung Palestine chủ yếu bị chi phối bởi các quốc gia khác như Ai Cập, hay Assyria. Quốc gia này có lẽ có ảnh hưởng to lớn nhất chính về tôn giáo và quan hệ tôn giáo từ trung tâm Jesusalem với tôn giáo độc thần – Do Thái giáo.
Tóm lại, rõ ràng khi điểm qua một số sự kiện tiêu biểu trên trong quan hệ chính trị giữa các quốc gia cổ đại Trung Đông ta thấy rằng quan hệ quốc tế lúc bấy giờ chưa thật sự là quan hệ quốc tế đúng nghĩa, mà là quan hệ khu vực là chủ yếu thông quan chiến tranh và xung đột.
2.4 Thời kì đế quốc Ba Tư, mở đầu cho việc mở rộng quan hệ quốc tế ra bên ngoài.
Sự thống trị của đế quốc Assyria trong suốt mấy thế kỉ tại Trung Đông đã tạo ra những quan hệ chính trị chủ yếu là đấu tranh, bành trướng và bảo vệ tổ quốc, nhưng dường như nó gói gọn trong phạm vi Trung Đông, điều này tương đồng với thời kì thứ nhất trong lịch sử quan hê quốc tế Trung Đông cổ đại. Chỉ khi đế quốc Ba Tư với việc thống trị Trung Đông giai đoạn sau, khiến quan hệ quốc tế vượt ra phạm vi một khu vực, một vùng như Lưỡng Hà, Phoenecia, đến tận thế giới Hy Lạp cổ đại.
Sau khi Assyria diệt vong, hàng loạt các thành bang như Babilon, Media,… thay nhau tranh giành ảnh hưởng ở Tây Á và cả Trung Đông sau này. Trong đó Media thống trị vùng cao nguyên Iran với 6 bộ lạc du mục lớn. Đến thế kỉ VI trước công nguyên do Media và Tân Babilon xảy ra xung đột truyền miên nên là thời cơ tốt đề các bộ lạc phụ thuộc vùng lên đấu tranh, với vai trò lãnh đạo của người Achaemenids. Các bộ lạc Ba Tư dưới sự chỉ huy của Cyrue giành thắng lợi trước Media vào năm 550 trước công nguyên, sau đố Ba Tư độc lập được hình thành trên cao nguyên Iran, Đông từ núi Hendu đến Zagros, giáp vnhj Ba Tư ở phía Nam, địa hình chủ yếu là cao nguyên, bình nguyên, sa mạc, nên chủ yếu là phát triển chăn nuôi và buôn bán.
Trong thời kì của Ba Tư, chính sách đầu tiên mà vua Cyrue triển khai là duy trì đối ngoại là tránh đối đầu trực tiếp với Babilon và đẩy mạnh tấn công Tiểu Á, đánh thẳng vào các thành bang Hy Lạp. Do đó có thể thấy quan hệ quốc tế thời đại Ba Tư ở Trung Đông cổ đại xoay quan ba vấn đề lớn với ba khu vực chiến lược, lần lượt được phân tích bên dưới.
Thứ nhất Ba Tư rút hoàn toàn quân ra khỏi những khu vực ảnh hưởng của Babilon, sau đó tiến hành hòa hoãn, tránh đối đầu trực tiếp với đế quốc này. Đồng thời Ba Tư chỉ duy trì quan hệ kinh tế, đặc biệt là buôn bán với Babilon.
Thứ hai, năm 546 trước công nguyên Ba Tư đầy mạnh việc tiến công và đã tiêu diệt thành bang Lydia, mở đường sang Tiểu Á.
Thứ ba, tiếp đà thắng lợi ở Tiểu Á, Ba Tư chiếm toàn bộ các thành bang hải cảng của Hy Lạp ở ven Tiểu Á.
Như vậy, cuối cùng với chiến lược khôn ngoan Ba Tư tạo nên thế kìm kẹp đế quốc Babilon, chuẩn bị cho kế hoạch bành trước lâu dài ra Trung Đông và Hy Lạp.
Đến năm 538 trước công nguyên, sau khi dùng lợi ích kinh tế chiêu dụ được hàng loạt các thầy cúng trong các đến thờ Babilon, Ba Tư dễ dàng tấn công và hạ gục Babilon, biến nơi đây thành thuộc địa quan trọng ở vùng Lưỡng Hà.
Như vậy chỉ vài năm Ba Tư đã chinh phục hoàn toàn Tiểu Á, Babilon, cả Tây Á và các thành bang thương nghiệp ven biển Agean, chuẩn bị tấn công vào Ai Cập để hoàn thành công cuộc bành trướng của mình.
Nhận thấy việc xâm chiếm Ai Cập là một điều hoàn toàn khó khăn, Ba Tư buộc có kế hoạch thật chu đáo. Để có thể tiến công dễ dàng vào Bắc Phi, Ba Tư cho phục hồi quốc gia Do Thái và Phoenecia, hai quốc gia này trở thành thành bang thuộc Ba Tư, và là căn cứ cung cấp vật chất và quân số cho cuộc tấn công lâu dài vào Ai Cập. Đồng thời để tập trung hoàn toàn vào việc chiếm Ai Cập, Ba Tư trước tiên đã tiến hành bình định các thành bang ở Đông Bắc biên giới. Năm 529 trước công nguyên, các quốc gia Trung Á là Bactri, Khorazm đã đánh bại và giết chết Cyrue, vì vậy công cuộc tấn công Ai Cập phải chờ vào người con kế nhiệm của ông là Cambyses.
Cuối cùng dưới sự hỗ trợ của người Phoenecia, năm 525 trước công nguyên Ba Tư chiếm xong Ai Cập. Tuy nhiên trong lúc tiến đánh Ai Cập tại Ba Tư lại xảy ra cuộc chính biến, sau khi rút quân từ Ai Cập về Cambyses tử trận, sau đó các thuộc địa như Babilon, Media, Elam, Assyria lần lượt giành độc lập. Sau đó, năm 522 trước công nguyên một người thuộc dòng dõi Achearnenids là Darius đã bình định các cuộc khởi nghĩa, khôi phục lại Ba Tư. Từ đây, dưới chính sách đối nội và đối ngoại của mình, Darius đã biến quan hệ quốc tế sang trang mới.
Sau cuộc cải cách từ năm 518 trước công nguyên trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hành chính và quân sự, Ba Tư bước vào thời kì huy hoàng nhất của mình. Cụ thể, thứ nhất, Darius chia đế quốc làm 23 tỉnh, đứng đầu là các thống đốc quân sự; thứ hai, để giảm mâu thuẫn xã hội, Darius cũng quy định chế độ thuế khóa mới cho từng tầng lớp, mà đặt biệt là trao quyền tự thu cho các tỉnh để dùng làm ngân sách quân sự; thứ ba là cải cách quân sự với việc xây dựng đội kị binh trang bị đầy đủ gươm, giáo với hơn 1000 lính thường trực, đặc biệt là đóng các hạm đội ở Tiểu Á do người Phoenecia và Palestine đảm nhiệm nhằm mục tiêu tiến đánh sang Hy Lạp, mà đặc biệt là đối đầu với Athens và Sparta, giành bá quyền Địa Trung Hải với người Hy Lạp; thứ tư, Ba Tư buộc người Hittites và Assyria xây dựng các con đường thông từ Phoenecia sang Ai Cập, để tiện cho việc hành quân; thứ năm, dùng tiền làm vật trao đổi trong toàn đế quốc, điều này giúp phát triển kinh tế, đặc biệt là về thương nghiệp; thứ sáu, để củng cố quyền lực – vương quyền, Darius cho lấy đạo Zoroaster là quốc giáo, đây cùng là một trong những cơ sở ra đời của Cơ Đốc giáo. Sau những cải cách trêm Ba Tư trở thành đế quốc hùng mạnh nhất, từ đây xảy ra nhiều mối quan hệ chính trị quốc tế mới, mà dưới đây trình bày một số tiêu biểu như chiến tranh Ba Tư – Hy Lạp, các quan hệ với các thành bang Hy Lạp.
Trong khi Ba Tư hùng mạnh thì đến thế kỉ VI trước công nguyên các thành bang Hy Lạp bắt đầu hình thành nhà nước và phát triển, nổi lên với thành bang dân chủ chủ nô Athens, thành bang quân sự Sparta. Để tranh bá với Hy Lạp tại Địa Trung Hải, ngay từ đầu Ba Tư đã có âm mưu can thiệp vào mối mâu thuẫn giữa các thành bang Hy Lạp. Khi mà Athens hầu như đã chinh phục các thành bang hải cảng thì Ba Tư lại ủng hộ các thành bang này khởi nghĩa, đồng thời liên minh với Sparta để chống Athens. Đỉnh điểm của sự can thiệp, sự tranh bá với Hy Lạp là thông qua cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư từ thế kỉ V – 449 trước công nguyên.
Nguyên nhân sâu xa chính là tham vọng bành trướng của Ba Tư và các thành bang ở Hy Lạp bấy giờ, tất cả điều muốn chiếm trọn quyền thống trị tại những vùng biển quan trọng như Biển Đen, Địa Trung Hải và Caxpien. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc xâm lược các thành bang Hy Lạp ở Tiểu Á.
Còn nguyên nhân trực tiếp phải từ năm 492, những thành bang Hy Lạp bị Ba Tư chiếm từ thế kỉ VI trước công nguyên ở vùng Tiểu Á đã nổi dậy đấu tranh, đã kêu gọi các thành bang khác như Athens giúp đỡ. Sau vụ giết hại sứ giả của Ba tư ở Athens và Sparta, năm 490 Darius – vua Ba Tư phát động cuộc chiến lần hai tấn công Hy Lạp.
Cuộc xâm lược lần hai bắt đầu với ưu thế không lâu của Ba Tư khi chiếm được biển Aegean và Eretria, đổ bộ vào Marathon phía bắc Athens. Lúc này Athens đưa toàn bộ quân đôi của mình đến Marathon để chặn cuộc tiến công của Ba Tư. Với nghệ thuật, bố trí chiến thuật hợp lý, với quân trung tâm mang tính cầm cự sau đó dùng hai cánh tấn công Ba Tư với giáo dài và khiên – đó là đội hình phalăng – một loại bộ binh cực mạnh ở thời cổ đại. Cuối cùng Athens giành thắng lợi và đẩy lui quân Ba Tư ở phía Bắc. Sau trận chiến thế vận hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại cũng được ra đời.
Sau thất bại thảm hại ở Marathon, cũng với những mâu thuẫn nội bộ và việc Darius qua đời, Ba Tư ít quan tâm đến xâm chiếm Hy Lạp. Nhưng kể từ năm 486 trước công nguyên Ba Tư tiếp tục công cuộc bành trướng sang phía Tây dưới sự chỉ huy của Xerxes. Lúc này mối quan hệ trở nên phức tạp hơn nhiều, một số thành bang như Thebes, Argos, Thessaly đã liên minh với Ba Tư nhằm chống lại Athens và Sparta. Số khác gọi là “Những người Hy Lạp có ý tưởng tốt đẹp nhất về Hy Lạp” đã liên quân dưới sự chỉ huy của Sparta tiến hành cuộc chiến bảo vệ đế chế Hy Lạp.
Ở Thermopylae bộ binh Sparta đã kiên cường chống lại một ưu thế vượt trội về quân số với 200 ngàn bộ binh, cuối cùng quân Ba Tư bị cầm chân rất lâu ở Thermopylae. Lúc này lợi dụng tình hình đó, trên eo biển Salamis lực lượng hải quân Hy Lạp đã đánh bại 1000 chiến thuyền của Ba Tư. Đến năm 479 trước công nguyên hầu như Ba Tư đã dần bỏ ý định xâm lược Hy Lạp.
Nhưng sau năm 479 trước công nguyên, tính chất bành trướng đã chuyển sang tay Athens, với uy lực về quân sự và sự yếu thế của Sparta, Athens đã lập nên liên minh Delos gồm các thành bang ở biển Agean, Tiểu Á để bành trướng ra bên ngoài. Từ chỗ 35 đã lên đến 200 thành bang trừ vùng Poleponeus không tham gia, đến năm 449 trước công nguyên liên minh Delos chiếm được nhiều đảo ở biển Agean, cuộc chiến Hy Lạp và Ba Tư cũng chấm dứt với thắng lợi của Hy Lạp và sự vương lên mạnh mẽ của Athens, sự manh nha cho những xung đột tiếp theo, cuộc chiến tran mang tính quốc tế – Poleponeus.
Như vậy sau cuộc chiến tranh gần một thế kỉ với các thành bang Hy Lạp, Ba Tư từ thế một đế quốc hùng mạnh đến chỗ suy yếu, và đặc biệt mất quyền bá chủ ở Địa Trung Hải. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của Ba Tư tại thế giới Hy Lạp vẫn còn tồn tại, biểu hiện qua sức ép của đế quốc này vào bản hòa ước Nicaea năm 421 trước công nguyên giữa Sparta và Athens.
Cuối cùng sau những khủng hoảng sâu sắc mà hầu như các quốc gia cổ đại điều vướng phải như các trường hợp đã phân tích bên trên, Ba Tư suy yếu, đặc biệt là sau chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư cho đến năm 334 trước công nguyên bị đế quốc Macedonia tấn công và tiêu diệt. Lịch sử kết thúc của đế quốc Ba Tư cũng mở đầu cho thời kì Hy Lạp hóa Trung Đông, kết thúc lịch sử nói chung và lịch sử quan hệ quốc tế cổ đại ở khu vực này nói riêng, nó kéo dài từ khoảng thiên niên kỉ III trước công nguyên đến giữa thế kỉ IV trước công nguyên
3. Quan hệ kinh tế.
Bên cạnh những cuộc chiến tranh dai dẳng, như là một đặc điểm chính trong quan hệ quốc tế Trung Đông hay bất kì thế giới cổ đại nào, nhưng cùng với đó, với vị trí địa lí thuận lợi, địa hình mở và tiếp giáp cả Á, Âu, Phi, nằm trên con đường thương mại thế giới. Tất cả tạo nên những thuận lợi và những mối quan hệ xoay quan vấn đề kinh tế.
Khi xét về quan hệ quốc tế trên lĩnh vực kinh tế ở Trung Đông cổ đại, chúng ta dễ dàng nhận thấy có hai quan hệ chính đó là, thứ nhất quan hệ buôn bán trong Trung Đông với hoạt động của các cơ sơ thương nghiệp trải dài khắp các vùng, thứ hai quan hệ buôn bán với các quốc gia bên ngoài khu vực và trên con đường thương mại thế giới cổ đại. Cụ thể như sau.
- Giao lưu buôn bán giữa các quốc gia Trung Đông
Việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia Trung Đông cổ đại thường diễn ra phổ biến, chủ yếu là trao đổi các mặt hàng và nô lệ.
Tại Lưỡng Hà và Tiểu Á là những trung tâm thương nghiệp quan trọng của Trung Đông, bởi như phân tích bên trên chính do điều kiện tự nhiên và kinh tế thành bang tạo nên. Các mối quan hệ chủ yếu có thể thấy chính là giữa Tiểu Á với Phoenecia, giữa Ai Cập với Babilon, và các thành bang Địa Trung Hải với nhau.
Ban đầu quan hệ kinh tế chủ yếu là trao đổi vật ngang giá chưa có sự ra đời của tiền tệ và gói gọn trong nội bộ các quốc gia Trung Đông. Sớm hơn là trao đổi nông phẩm và vũ khí giữa các bộ lạc. Đặc điểm kinh tế đền thần của Trung Đông cũng tạo nên mối quan hệ kinh tế khác biệt so với các khu vực khác. Các đền thờ thần lúc này đóng vai trò là một chủ thể trong các mối quan hệ kinh tế. Bởi lẽ những khu tôn giáo là khu tập trung và phát triển kinh tế nhất, việc sản xuất ngoài phục vụ cho thờ cúng, kinh tế đền thờ còn dư dã để trao đổi hay phải đổi lấy những mặt hàng không có ở nơi mình. Như vậy trước khi có mối quan hệ rộng hơn về kinh tế giữa các thành bang là trước hết chính là giữa những khu đền thờ thần với nhau.
Trong thời kì chiến tranh, xung đột ở Trung Đông cổ đại, có lúc một quốc gia vươn lên thống trị cả khu vực đã áp đặt chính sách kinh tế của mình cho các thuộc địa. Lúc này nếu xem đế quốc đang cai trị là một quốc gia thống nhất thì quan hệ buôn bán được nhìn từ hai phía, không chỉ là giữa các quốc gia thuộc địa với nhau mà còn với nước ngoài. Tuy nhiên quan hệ đó trước đây cũng được hình thành nhưng chưa trở thành đặc điểm chính trong quan hệ kinh tế.
Việc đế quốc Ba Tư thống trị hầu như toàn bộ Trung Đông khiến quan hệ kinh tế lúc này mới thật sự có hai mặt rõ rệt, ngoài quan hệ nội khu vực, thì còn có quan hệ mạnh mẽ với nước ngoài, đặc biệt là sau khi các thành bang Hy Lạp hình thành, và với phương Đông, Trung Quốc.
Nếu như trước đây trao đổi vật – vật là chủ yếu thì từ sau cải cách của Darius, tiền tệ ra đời đã làm thay đổi không chỉ phương thức trao đổi mà còn là quy mô kinh tế thương nghiệp, ngoài nội thương giữa các thuộc địa Ba Tư, tiền Ba Tư chính là cơ sở trao đổi quốc tế với các nước bên ngoài, giúp cho việc ổn định giá trị hàng hóa, và hơn hết là tạo nên nền kinh tế thống nhất về đơn vị tiền tệ, hệ thống giá trị giữa các vùng.
Quan hệ kinh tế, cụ thể là ngoại thương giữa các thành bang còn có một tác dụng thúc đẩy hình thành nên các quốc gia mới. Tại sao lại khẳng định điều này? Bởi lẽ có những trường hợp như vậy ở Trung Đông cổ đại, và cũng là một hình thức, nguyên nhân gián tiếp hình thành nên quốc gia cổ đại bên cạnh yếu tố tự nhiên, trực tiếp. Trường hợp của Hittites sẽ chứng minh cho luận điểm trên một cách rõ ràng. Từ thiên niên kỉ III trước công nguyên, các bộ tộc người Hittites còn trong chế độ công xã nguyên thủy, nhưng từ khi các thương gia Assyria đặt những cơ sở buôn bán đầu tiên cho đến khoảng năm 2000 trước công nguyên đã làm thay đổi bộ mặt các bộ lạc Hittites. Cùng với kinh tế, văn hóa và thành tựu văn minh, đặc biệt là những mô hình nhà nước cao hơn du nhập vào xã hội nguyên thủy Hittites, từ đó dần dần hình thành nên các thành bang Hittites, nó đã quy định Hitties phát triển theo ảnh hưởng của Assyria, quốc gia thương nghiệp.
Qua dẫn chứng về Hittite, chúng ta còn thấy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong Trung Đông cổ đại còn kéo theo các ảnh hưởng văn hóa và chính trị hay yếu tố văn hóa hay chính trị trong quan hệ quốc tế tại đây tác động đến quan hệ kinh tế, điều này có lẽ là một mối quan hệ hữu cơ với nhau khi nhắc về quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại.
Bên cạnh những mối qua hệ nội khối mà còn có quan hệ kinh tế với bên ngoài, cụ thể sẽ phân tích ở quan hệ thứ hai dưới đây.
- Con đường tơ lụa và mối quan hệ kinh tế giữa Trung Đông với bên ngoài.
Trước khi nhắc đến con đường tơ lụa trên bộ qua Trung Đông mà ngót hình thành khoảng thế kỉ II trước công nguyên, giữa Trung Đông và các quốc gia bên ngoài có một mối quan hệ kinh tế lâu dài, đó là những hình thức ngoại thương sơ khai của nhân loại. Tuy nhiên quan hệ đó chỉ thật sự rõ nét vào thế kỉ VI trước công nguyên trở đi, khi mà nhiều quốc gia thành bang Hy Lạp hình thành và số ít phát triển với cơ sở thương nghiệp làm trọng tâm. Như vậy, vào thời kì thống trị của đế quốc Ba Tư, việc buôn bán nô lệ, kim loại và hương liệu được đẩy mạnh giữa Trung Đông và Hy Lạp, bên cạnh các cuộc chiến tanh bá quyền ở Địa Trung Hải. Nếu như Trung Đông chủ yếu mua dầu oliu từ Hy Lạp thì Hy Lạp mua nhiều mặt hàng hơn từ người bạn buôn bán với mình, như sắt, đồng, thủy tinh, hương liệu và đặc biệt là số lượng lớn nô lệ mà Ba Tư chiếm được sau các cuộc bành trướng của mình. Điều đặc biệt và khiến tai sao nói mặc dù trước đây vẫn có trao đổi giữa Trung Đông và thế giới bên ngoài nhưng không phải là ngoại thương theo đúng nghĩa, là vì trao đổi bằng vật. Chỉ khi tiền Ba Tư ra đời, ngoại thương mới đúng nghĩa của nó.
Song song với quá trình buôn bán giữa Trung Đông và Hy Lạp (phương Tây), từ thế kỉ II trước công nguyên, con đường tơ lụa trên bộ, sau này có cả trên biển ra đời, khiến quan hệ buôn bán, ngoại thương của Trung Đông không chỉ gói gọn trong quan hệ với phương Tây mà còn kể cả phương Đông. Ban đầu do nhu cầu về chính trị, sứ giả Trung Quốc đã đi đến Sodiana, sau đó về báo cáo với đại triều, cùng với sự di cư của người Hung Nô sau kh bị đánh bại hầu như đã khai thông con đường từ Trung Hoa sang Trung Đông cuối cùng là đến tận Hy Lạp, đó là con đường tơ lụa trên bộ thời cổ đại. “Sau khi con đường tơ lụa được thông suốt, Trung Quốc và các dân tộc ở Trung Á, ở Tây Á, Nam Âu đã có sự giao hảo liên tục với nhau và ngày càng mật thiết”.
Cùng với đó giữa các vùng biển Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư là nơi thương nghiệp phát triển rực rỡ trở thành trung tâm buôn bán trên biển quan trọng nhất thời kì cổ đại.
Các mặt hàng chủ yếu được trao đổi, buôn bán chính là nguyên liệu, kim loại, nông phẩm, hàng thủ công, và nô lệ. Cùng với đó là những sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau, đặc biệt đẩy mạnh và phổ biến khi con đường tơ lụa hình thành. Tất cả là những cơ sở cho những vấn đề lịch sử Trung Đông giai đoạn tiếp theo.
4. Quan hệ văn hóa.
Nhắc đến các môi quan hệ xoay quanh văn hóa thì nhìn nhận trên mấy phương diện chính sau: một là các sự giao lưu và tiếp biến văn hóa chính trị qua các loại hình nhà nước; hai là giao lưu và tiếp biến văn hóa sản xuất; ba, sự ảnh hưởng của các tôn giáo và trung tâm tôn giáo; bốn, mối quan hệ giữa các đền thờ thần.
Con đường để dẫn đến những quan hệ quốc tế xung quan vấn đề văn hóa có lẽ xuất phát từ hai yếu tố sau: thứ nhất chính buôn bán giữa các quốc gia, các vùng với nhau mới là con đường đầu tiên dẫn đến sự giao lưu và tiếp biến văn hóa; thứ hai, và dường như song song với con đường thứ nhất chính là chiến tranh, xung đột và các chính sách cai trị của các đế quốc.
Trong quan hệ quốc tế trên lĩnh vực văn hóa ở Trung Đông cổ đại diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú. Mà một biểu hiện đầu tiên chính là vai trò của quan hệ đó đến việc hình thành nên các quốc gia. Điều này không giống như một câu chuyện logic về con gà và cái trứng thứ nào có trước. Bởi lẽ việc hình thành những quốc gia từ giao lưu tiếp biến văn hóa là đối với các quốc gia muộn. Nói như vậy có nghĩa là, nếu xét trong khái niệm văn minh, rõ ràng có thể so sánh sự cao thấp, ý là, có những nền văn minh hình thành sớm và tự nó phát triển nên các quốc gia được coi là sớm nhất như Ai Cập và Lưỡng Hà. Sau đó theo dòng chảy của văn minh, những nơi có văn minh sẽ lan xuống những nơi còn trong thời kì chưa tan rã của chế độ thị tộc – tức là trước khi có nhà nước ra đời. Một ví dụ để hiểu rõ hơn là trường hợp hình thành nên nhà nước Hittites là do dòng chảy văn minh của người Assyria và các vùng ngữ hệ Ấn – Âu xuống.
Tiếp theo luận điểm bên trên, sau khi các nhà nước ra đời dưới tác động của những ảnh hưởng từ tiếp biến văn hóa sẽ kéo theo sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị, nghĩa là hình thức nhà nước. Mặc dù không phủ nhận vai trò của điều kiện tự nhiên tác động đến một quốc gia cổ đại ở Trung Đông theo hình thức thành bang thương nghiệp hay là nông nghiệp. Nhưng rõ ràng, trong lịch sử Trung Đông cổ đại, chắc hẳn những trường hợp của Tân Babilon duy trì nhà nước như Assyria, hay Hittites xây dựng liên minh các thành bang như các quốc gia ở Lưỡng Hà. Rõ ràng, bên cạnh yếu tố tự nhiên, tiếp biến văn hóa tạo nên sự tương đồng trong văn hóa chính trị, hình thức nhà nước ở các quốc gia cổ đại Trung Đông.
Nhưng có lẽ quan hệ quốc tế trên lĩnh vực văn hóa biểu hiện rõ nhất trong tôn giáo, và đây là quan hệ chủ yếu nhất trong lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên đó là các quan hệ phức tạp, để khái quát nhất chúng ta lấy nguồn gốc chung trong việc hình thành các tôn giáo, ảnh hưởng của các tôn giáo chính làm luận điểm chứng minh chính đối với nội dung này.
Nói một cách đơn giản, mọi tôn giáo bắt nguồn của nó chính là “một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm bù đắp cho những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngà. Đó là cách chung nhìn nhận về nguồn gốc của tôn giáo. Tuy nhiên đối với Trung Đông đâu là tôn giáo khởi nguồn, đó không gì khác là bái vật giáo và Totem giáo, những tôn giáo đa thần từ thời kì sơ khai. Nhưng ở đây khi nhắc đến quan hệ quốc tế, và khi xác định chủ thể quan hệ quốc tế phải là các quốc gia với nhau, mặc dù vẫn có một số quốc gia sau khi hình thành vẫn duy trì đa thần giáo, nhưng đó là điểm chung, chỉ khi có độc thần giáo chúng ta mới thấy được những ảnh hưởng đến các quốc gia và khu vực khác. Mà cụ thể là ảnh hưởng của bốn tôn giáo lớn sau:
- Quan hệ giữa tôn giáo của Ai Cập cổ đại với các khu vực khác .
Thời kì chưa có nhà nước, các bộ tộc Ai Cập thờ đa thần, mà chủ yếu là Bái vật giáo và Totem giáo. Khi hình thành nhà nước cổ đại, các vị thần của từng bộ tộc được dùng chung, nghĩa là đều gộp về một tôn giáo đa thần của người Ai Cập. Cũng trong quá trình hay giai đoạn tảo kì, cổ và trung Ai Cập đã xuất hiện những ảnh hưởng tôn giáo với vùng Tây Á và Đông Phi, Xiri, Palestine. Điểu này biểu hiện rõ nét thông qua việc trong phả hệ các vị thần Ai Cập trước khi có cuộc cải cách tôn giáo vào năm 1400 trước công nguyên có cả thần Astarte, thần Baal của Xiri. Đồng thời khi cải cách sang tôn giáo độc thần chúng ta lại thấy có những nét tương đồng với việc thờ Abraham của người Do Thái.
Trong quá trình thống nhất các tiểu quốc và bành trướng ra bên ngoài, Ai Cập không áp đặt một thứ tôn giáo duy nhất mà dung hợp tất cả các tôn giáo của các thuộc địa khi thờ tất cả các vị thần tối cao của họ, trường hợp này có phần giống với việc Athens đã làm sau này ở Hy Lạp.
Sau khi bị vương triều Ptolemy và La Mã thôn tính, với ảnh hưởng quan niệm quân chủ mạnh mẽ của hai quốc gia trên khiên cho tôn giáo độc thần ở Ai Cập ngày càng phát triển. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của Ai Cập vào La Mã hay Ptolemy mới là chính yếu khi “người Hy Lạp đã sử dụng sự sùng bái Isis – Horus và đưa nó vào tôn giáo thần bí Hy Lạp và sau này truyền sang thế giới La Mã”
[11]. Đồng thời vua La Mã tự xưng là hiện thân của thần mặt trời – Aton của Ai Cập.
Như vậy có thể thấy tôn giáo Ai Cập cổ đại ảnh hưởng mạnh đến các tiểu quốc, thuộc địa của nó và kẻ cả các nước thực dân đến xâm chiếm
- Ảnh hưởng của tôn giáo Babilon
Khu vực Lưỡng Hà cổ đại cũng như Ai Cập, theo tôn giáo đa thần – totem và Bái vật giáo. Đi cùng với quá trình lịch sử ảnh hưởng hay mối quan hệ tôn giáo ở khu vực này cũng thay đổi. Người ta gọi tôn giáo của người Sumer, Akkad, Assyria, Caleti ở Tây Á là tôn giáo Babilon, là tôn giáo đa thần. Trở lại quan hệ quốc tế quanh lĩnh vực tôn giáo ở Tây Á cổ đại chúng ta thấy có 3 giai đoạn chính sau đây.
Giai đoạn thứ nhất, từ thiên niên kỉ IV trước công nguyên đến thiên niên kỉ III trước công nguyên, các tôn giáo đa thần có sự giao lưu và hòa hợp với nhau trở thành tôn giáo chung của cả khu vực. Biểu hiện là càng ngày càng có nhiều vị thần hơn trong phả hệ các vị thần, có cả thần bản địa và các vị thần du nhập từ Ai Cập và Tiểu Á.
Giai đoạn thứ hai, từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II trước công nguyên, với việc hình thành các quốc gia sơ khai, tôn giáo dần dần phục vụ cho chính trị, các đền thần được lập nên, mối quan hệ tôn giáo chủ yếu xảy ra giữa các đền thờ thần.
Giai đoạn thứ ba, từ thiên niên kỉ II trước công nguyên đến thế kỉ IV trước công nguyên, diễn ra sự tiếp biến tôn giáo giữa các quốc gia cùng với chiến tranh và xung đột. Đồng thời các tôn giáo bên ngoài như của Ai Cập, Hy Lạp tràn vào theo con đường thương mại và chiến tranh.
- Ảnh hưởng của đạo Zoroastre.
Đạo Zoroastre của các dân tộc trên cao nguyên Iran là một tôn giáo độc thần đầu tiên, những ảnh hưởng của nó diễn ra trên hai mặt.
Thứ nhất giữa Ấn Độ và các dân tộc trên cao nguyên Iran thờ Zoroastre điều thờ chung một số vị thần, trong đó tiêu biểu là thần Lửa, việc tương đồng này là do người Arian di cư đã đem tôn giáo và tín ngưỡng của họ xuống Ấn Độ.
Thứ hai, sau khi Ba Tư hình thành Darius cho lấy Zoroastre làm quốc giáo, với quá trình bành trướng sang toàn bộ Trung Đông và Hy Lạp, Zoroastre ảnh hưởng đến các thuộc địa là nguồn gốc của nhiều tôn giáo độc thần sau này, nhưng trước đó là ảnh hưởng về mặt các vị thần trong các dân tộc khác. Một ví dụ chứng minh, là trong thế giới Hy Lạp và Ba Tư đều thờ thần Zeus, Apollo Mithra, đến thời La Mã từ đạo Zoroastre hình thành nên đạo Mitera, đạo này có ảnh hưởng cực lớn trong tư tưởng các nhà triết học Hy Lạp.
- Ảnh hưởng của Do Thái giáo.
Do Thái giáo hình thành cùng với sự xuất hiện của quốc gia Do Thái, và là tôn giáo độc thần thờ chúa. Ảnh hưởng của tôn giáo này là rất lớn.
Thứ nhất, Do Thái là một quốc gia luôn bị xâm lược bởi các thế lực bên ngoài, nhưng tôn giáo của nó ít bị thay đổi mà ngược lại tác động đến các quốc gia xâm lược. Đây là quan hệ đầu tiên.
Thứ hai, sau khi bị La Mã thôn tín, với cuộc đấu tranh lâu dài, Do Thái giáo hình thành ra nhiều nhánh mới như Sadducess, Farixai, Zealots,… và cuối cùng là hình thành nên Kito giáo nguyên thủy. Và lịch sử nhân loại đã cho thấy Do Thái giáo có vai trò như thế nào dưới đứa con Kito của nó.
Trên đây là những khái lượt nhất về quan hệ quốc tế xoay quanh vấn đề văn hóa, đặc biệt là ảnh hưởng của các tôn giáo lớn ở Trung Đông cổ đại.
5. Đặc điểm và bản chất quan hệ quốc tế Trung Đông cổ đại
Đặc điểm và bản chất quan hệ quốc tế ở Trung Đông từ thiên niên kỉ III trước công nguyên đến thế kỉ VII cũng nằm trong đặc điểm và bản chất quan hệ quốc tế cổ đại, nhưng chắc chắn ở mức độ nào đó, sẽ có những nét riêng biệt rõ ràng. Cả hai có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì vậy hiểu cái riêng này để củng cố cho những đặc điểm chung. Trở lại vấn đề về đặc điểm và bản chất quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại, cụ thể như sau:
5.1 Về đặc điểm.
Thứ nhất, thật sự mối quan hệ quốc tế lúc này xét về bản chất chưa phải là quan hệ quốc tế đúng nghĩa, mặc dù có những lúc chiến tranh mang tính quốc tế như Ba Tư – Hy Lạp, nhưng tóm lại các mối quan hệ đó chỉ là quan hệ bang giao. Phương diện quan trọng trong mối bang giao giữa các thành bang với nhau là sự đối lập chính trị, chiến tranh và xung đột. Một dẫn chứng cụ thể để làm rõ những nhận định trên chính là những cuộc chiến quan trọng trong thời gian từ thế kỉ 30 – IV trước công nguyên. Chẳng hạn trong cuộc chiến Ai Cập – Hittites, Ba Tư – Hy Lạp là hàng loạt những xung đột về chính trị, từ chính sách bành trướng và mối mâu thuẫn về thể chế chính trị. Và chỉ có chiến tranh mới giải quyết được những bất đồng và khát khao vươn lên của mỗi quốc gia thành bang. Việc Ba Tư tiến hành xâm lược cũng nằm trong những đặc điểm đó.
Thứ hai, quan hệ quốc tế thời kì này chủ yếu là quan hệ chính trị thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh lớn nhỏ giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các đế quốc ở Trung Đông với các thành bang Hy Lạp, bên cạnh đó là các mối quan hệ kinh tế, văn hóa.
Thứ ba, quan hệ kinh tế không chỉ gói gọn giữa các quốc gia Trung Đông cổ đại mà còn có với các nước bên ngoài, đặc biệt là từ khi con đường tơ lụa xuất hiện vào thế kỉ II trước công nguyên, Trung Đông trở thành cầu nối quan trọng trong việc giao lưu, trao đổi và buôn bán từ phương Tây đến phương Đông.
Thứ tư, chính các cuộc chiến tranh và hoạt động thương mại thúc đẩy nhanh quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa ở Trung Đông, tạo nên sự đa dạng trong đời sống tín ngưỡng và tôn giáo.
Thứ năm, các tôn giáo lớn ở Trung Đông theo hai con đường buôn bán và chiến tranh, với chính sách thuộc địa của đế quốc lớn, đã làm cho ảnh hưởng của các tôn giáo lan rộng, không chỉ ở Trung Đông mà còn sang cả Ấn Độ, phương Tây, và Trung Quốc, là cơ sở hình thành nên nhiều tôn giáo lớn của nhân loại.
Thứ sáu, lịch sử quan hệ quốc tế ở Trung Đông từ thiên niên kỉ III trước công nguyên đến thế kỉ IV trước công nguyên là một bộ phận của lịch sử quan hệ quốc tế cổ đại.
5.2 Bản chất quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại.
Xét về bản chất quan hệ quốc tế ở Trung Đông giai đoạn này hoàn toàn phù hợp với thuyết hiện thực mang tính cực đoan. Cụ thể bản chất quan hệ quốc tế thời kì này như sau:
Đầu tiên, các thành bang hay những quốc gia và là chủ thể quan hệ quốc tế bấy giờ và đang tồn tại trong một thế giới, một môi trường quan hệ quốc tế mang đặc tính hay bản chất vô chính phủ.Điều mà mỗi quốc gia lưu tâm là làm thế nào để tồn tại trong môi trường luôn phải cạnh tranh với nhau và đối mặt với nguy cơ bị thôn tính luôn rình rập. Để sống sót, mỗi quốc gia, thành bang luôn phải xây dựng một nền quân sự vững chắc để đảm bảo an ninh.Nhưngcứ khư khư phòng thủ vẫn mất nước, vì thế bành trướng cũng là một cách để bảo vệ mình. Chính điều này lại vô tình làm cho tình trạng cạnh tranh giữa các thành bang trở nên phổ biến và gay gắt hơn.
Thứ hai, lợi ích quốc gia và chủ quyền quốc gia là điều thiên liêng nhất, nên để sống trong môi trường vô chính phủ, mỗi thành bang buộc phải tự bản thân nó bảo vệ nó, còn bằng cách nào, liên minh hay xin trợ giúp là điều mà chính quyền mỗi nước sẽ thực hiện.
Thứ ba, lí trí quốc gia mách bảo mỗi thành bang phải tìm cho mình một quyền lực nhất định trong môi trường vô chính phủ. Ngoại giao sẽ được thực hiện để tìm đến quyền lực và quyền lực sẽ chi phối mọi chính sách ngoại giao. Chẳng hạn để thực hiên quyền bá chủ hay sức mạnh quyền lực trên biển của mình, Ba Tư bất chấp mọi thủ đoạn để lôi kéo liên minh trên biển, với sức mạnh quân sự của mình Ba Tư dễ dàng buộc Assyria, Hittites,.. phục tùng mình, lấy sức mạnh quân sự làm công cụ ngoại giao.
Thứ tư, việc theo đuổi quyền lực trong mối quan hệ quốc tế, khiến “nền chính trị quốc tế sẽ là “cuộc đấu tranh vì quyền lực”. Vì mọi quốc gia đều tìm cách tối đa hóa quyền lực của mình nên xung đột và cạnh tranh là tuyệt đối, là bản chất của QHQT. Cạnh tranh quyền lực rất dễ dẫn đến xung đột và chiến tranh.”
Thứ năm, hệ thống quốc tế lúc này là một hệ thống tuân theo sự sắp xếp sức mạnh hay quyền lực của từng quốc gia thành bang. Do đó mà không có một siêu quốc gia thống trị toàn bộ mà là sự vươn lên và thay thế nhau giữa những thành bang. Chẳng hạn, có thời kì quyền bá chủ Trung Đông là của Assyria nhưng sau đó là Ba Tư.
Thứ sáu, chiến tranh và xung đột còn là biện pháp để các thế lực duy trì cân bằng quyền lực, thông qua liên minh và ảnh hưởng của mình. Chẳng hạn trong chiến tranh Ba Tư – Hy Lạp, liên minh các quốc gia Tây Á – Tiểu Á – Ageancủa Ba Tư và liên minh Delos của Athens là hai thế lực giúp Athens và Ba Tư duy trì ổn định và quyền lực của mình ở Địa Trung Hải.
Tóm lại, bản chất quan hệ quốc tế ở phương Tây thế kỉ VIII – IV trước công nguyên là tình trạng vô chính phủ, các thành bang vươn lên giành lấy quyền lực và không có một siêu quốc gia nào có thể thiết lập trật tự quan hệ quốc tế, nên dẫn đến tình trạng đối nghịch không thể hòa hợp được.
KẾT LUẬN
Trung Đông là một khu vực có vị trí chiến lực vô cùng quan trọng, địa hình mở và tiếp giáp với nhiều biển, vịnh, lại nằm trên con đường thưng mại Đông Tây, nên ngay từ những ngày đầu xuất hiện các nền văn minh cho đến nay, khu vực này luôn chứa đụng nhiêu quan hệ quốc tế quan trọng. Trong thời kì cổ đại, quan hệ quốc tế Trung Đông trở nên sôi nổi, đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết nhung vẫn không thoát ra được những đặc điểm chung của quan hệ quốc tế thế giới thời kì này.
Quan hệ quốc tế Trung Đông cổ đại là một bộ phận quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ quốc tế cổ đại nói riêng. Quan hệ quốc tế mặc dù chưa thật sự đúng nghĩa, chủ yếu là quan hệ bang giao giữa các quốc gia thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh và xung đột là chủ yếu, bên cạnh đó còn có quan hệ về kinh tế và văn hóa.
Lịch sử quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại hình thành rất sớm từ khoảng thiên niên kỉ III trước công nguyên, gắn liền với việc ra đời của các nhà nước sơ khai. Lịch sử quan hệ quốc tế cổ đại ở khu vực này chứng kiến sự ra đời, phát triển, bành trướng của hàng loạt quốc gia và đế quốc lớn nhỏ, xoay quan quan hệ chính trị là chủ yếu.
Quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại tiến triển theo ba bước thang đó là: ban đầu chỉ là quan hệ giữa các thành bang, tiểu quốc trong một khu vực địa lí – tự nhiên, văn hóa tương đồng như ở lưu vực sông Nile, Lưỡng hà, cao nguyên Iran, cao nguyên Phoenecia; tiếp theo với sự ra đời và bành trướng của các đế quốc và quan hệ buôn bán đã làm cho quan hệ mở rộng ra toàn bộ Trung Đông; sự ra đời của các nền văn minh phương Tây muộn hơn, con đường thương mại làm cho quan hệ quốc tế vượt ra khỏi phạm vi của Trung Đông.
Bên cạnh chiến tranh và xung đột như là một đặc điểm chủ yếu của quan hệ quốc tế thời kì này, tại Trung Đông nổi lên còn có quan hệ buôn bán, thương nghiệp từ rất sớm, một phần có lẽ là do điều kiện địa lí quyết định.
Dưới tác động của chiến tranh và thương nghiệp, văn hóa được giao lưu mạnh mẽ, và cả quá trình tiếp biến, mà rõ nhất cho quan hệ về văn hóa chính là ảnh hưởng của các tôn giáo lớn ở Trung Đông và của Trung Đông sang các khu vực khác, góp phần hình thành nên các tôn giáo độc thần, có mối quan hệ nguyên thủy về nguồn gốc với các tôn giáo lớn hiện nay.
Đồng thời trong quá trình hình thành và xuất hiện các quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại đã để lại nhiều đóng góp, thứ nhất là chứng minh cho lí thuyết hiện thực cực đoan, cho đặc điểm quan hệ quốc tế cổ đại, và các đóng góp khác, đặc biệt là tôn giáo, quân sự và tạo nên con đường thương mại Đông Tây.
Tóm lại, lịch sử quan hệ quốc tế ở Trung Đông cổ đại chính là một bộ phận quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế cùng thời kì, trong lịch sử Trung Đông và lịch sử nhân loại, là nội dung quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử.
Theo Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa, nghiencuulichsu.com