Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Lẽ ghét thương ( Nguyễn Đình Chiểu )
I.Tiểu dẫn.
1.Vị trí đoạn trích.
Nằm ở phần đầu của truyện, từ câu 473 đến câu 504 trong tổng số 2082 câu, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và 4 chàng nho sinh khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông Quán, trước lúc vào phòng thi.
Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực trên đường đến trường thi thì gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng đi thi.Tại cửa hàng của ông Quán đã diễn ra một cuộc thi tài thơ. Trịnh Hâm và Bùi Kiệm thua, nên rất tức tối, nghi Vân Tiên, Tử Trực lấy cắp thơ cổ. Chúng bị ông Quán chê cười, Trịnh Hâm bực bội buông lời xấc xược, lập tức ông Quán đáp lời ngay. Lời ông cương trực, thẳng thắn, bộc lộ thái độ thương ghét phân minh.
2.Ông Quán.
Là nhân vật phụ trong truyện, mang dáng dấp của một nhà nho đi ở ẩn. tính cách nóng nảy, bộc trực, ghét kẻ tiểu nhân ích kỉ, nhỏ nhen, giàu lòng yêu thương những con người bất hạnh.
Ông Quán cùng với nhân vật ông Ngư, ông Tiều trong tác phẩm là những người lao động nghèo khổ, nhưng họ thực chất là những nho sĩ ở ẩn giữa cuộc đời đen bạc. Tính tình bộc trực thẳng thắn, yêu ghét phân minh.
3.Bố cục đoạn trích: 3 phần:
- 6 câu đầu: lời đối đáp giữa ông Quán với Tử Trực, Vân Tiên.
- Từ câu 7 đến câu 16: Lẽ ghét
- Từ câu 17 đến câu 30: lẽ thương.
II. Phân tích.
1. Lẽ ghét của ông Quán.
- Đối tượng ghét:
+ Việc tầm phào ( vu vơ )
+ Đời Kiệt, Trụ: mê dâm, hoang dâm vô độ
+ Đời U, Lệ: đa đoan, lắm chuyện rắc rối.
+ Đời Ngũ bá, thúc quý: lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.
Vua Trụ lấy rượu chứa thành ao, lấy thịt treo thành rừng rồi cho bọn con trai, con gái thả sức ăn chơi, dâm dật, xem đó là thú vui)
U Vương say đắm Bao Tự, để mua vui cho người đẹp có thể sai người xé mỗi ngày hàng trăm tấn lụa – vì Bao Tự thích nghe tiếng lụa xé.
→ Chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
- Lí do ghét:
+ Kiệt, Trụ mê dâm, “Để dân đến nổi sa hầm sẩy hang”
+ U, Lệ đa đoan,“Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”
+ Ngũ bá phân vân, “Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn”
+ Thúc quý phân băng, “Sớm đầu tối đánh lằng nhằn rối dân”
Phê phán các triều đại suy tàn, cũng có thể xuất phát từ những lập trường khác nhau, hoặc là để bảo vệ trật tự xhpk, vua ra vua, tôi ra tôi, bảo vệ quyền lợi của gcpk, hoặc vì trách nhiệm của một tôi trung,…với NĐC thì không hẳn như vậy. Ở đoạn thơ này, mỗi cặp câu lục bát là mỗi tiếng “dân” được nhắc đến, tất cả những lời kết tội đều xoay quanh một ý: ở các thời đại đó, chỉ có dân là phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều…
→ Chỉ có dân là phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều. Tác giả đã đứng về phía nhân dân mà phẩm bình lịch sử.
- Cường độ ghét:
+ Điệp từ ghét : 10 câu thơ nói về ghét thì có đến 8 từ “ghét”. Đặc biệt 2 câu “Quán rằng…tận tâm” có đến 4 từ
+ tăng cấp để diễn tả các màu sắc, mùi vị và độ sâu tăng dần của cái ghét. Từ cái ghét có vị cay, sang cái ghét có vị đắng, đến cái ghét có độ sâu của lòng người “ghét cay…tận tâm”
+ Cách dùng đại từ xưng hô.Khi nói tới 4 tên vua tàn ác trong lịch sử , nhà thơ không sử dụng đại từ xưng gọi mà chỉ nhắc tên một cách suồng sã: Kiệt, Trụ, U, Lệ.
→ ghét trở thành căm thù, lời nguyền đanh sắc, quyết liệt→ tính nhân dân sâu sắc của NĐC.
Với nghệ thuật điệp từ + tăng cấp + cách gọi tên, cái ghét của ông Quán ăn tận trong sâu thẳm của lòng người, trở thành nỗi căm thù, lời nguyền đanh sắc, quyết liệt. “Ghét cay…tận tâm”→ tính nhân dân sâu sắc của NĐC.
2.Lẽ thương.
Nếu như đoạn trên tác giả cho nhân vật nói lòng căm thù bọn người hại dân để nói lòng thương dân, thì ở đoạn này tác giả cho nhân vật trực tiếp bộc lộ lòng thương yêu đối với những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời giúp dân mà gặp phải những rủi ro bất hạnh, nên nguyện vọng của họ không thực hiện được.
- Đối tượng Thương:
+ Thương Khổng Tử lận đận gian lao trong việc truyền đạo Nho.
+ Thương Nhan Tử chết sớm dở dang.
+ Thương Gia Cát Lượng có tài mưu lược lớn giúp Lưu Bị mà sự nghiệp không thành.
+ Thương Đổng Trọng Thư có tài đức hơn người mà bị dồn vào thế bí.
+ Thương Nguyên Lượng (Đào Tiềm) khí tiết thanh cao mà lui về ở ẩn.
+ Thương Hàn Dũ có tài văn chương chỉ vì dâng biểu can vua mà bị đi đày…
→ Họ là những người có tài, đức và có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.
Bấy nhiêu con người ấy ít nhiều đều có những nét đồng cảnh với NĐC. Là một nhà nho, ông cũng từng nuôi chí hành đạo giúp đời, lập nên sự nghiệp công danh, nhưng cuộc đời dồn cho nhà thơ quá nhiều bất hạnh, thời buổi nhố nhăng, nên không thể đạt nguyện.Bởi thế, lẽ thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ Đồ Chiểu. Chuyện sách vở mà cũng là chuyện cuộc đời, NĐC đã vì cuộc đời, vì sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những người hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi phải “đành phôi pha”.
- Cường độ thương:
Thương yêu tha thiết, đầy tính chất bác ái và nhân bản ( thể hiện qua việc dùng điệp từ “thương” 9 từ trong đoạn còn lại)
=> Niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ Đồ Chiểu.
=> Vậy, lẽ ghét thương của NĐC xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí nguyện bình sinh.
3.Đặc trưng bút pháp trữ tình của NĐC.
Đoạn thơ mang tính chất triết lí đạo đức, nhưng không hề khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. Cảm xúc đó xuất phát từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ. Lời lẽ có khi mộc mạc đến thô sơ, đi thẳng vào trái tim người đọc, người nghe.
( Sưu tầm )
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: