vanchuong83
New member
- Xu
- 0
TIỂU THUYẾT, NIỀM ĐAM MÊ VÔ TẬN CỦA NHÀ VĂN VÀ BẠN ĐỌC
Sưu tầm
Lời tựa của nhà văn Triệu Xuân in trong tác phẩm Xác và Hồn của tiểu thuyết. NXB Văn học, 9- 2007.
VCV: Xác và hồn của tiểu thuyết (hơn 700 trang) là tác phẩm biên khảo công phu của nhà văn Hoài Anh về nghệ thuật viết tiểu thuyết. Sách do Nhà xuất bản Văn học và Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa liên kết xuất bản, phát hành tháng 9-2007. Văn chương Việt trân trọng giới thiệu Lời tựa của Nhà văn Triệu Xuân in trong tác phẩm này.
Xác và Hồn của tiểu thuyết là tác phẩm biên khảo công phu, giàu tâm huyết của Hoài Anh, nhà tiểu thuyết, nhà thơ, nhà viết kịch. Cho đến nay, loại sách viết về nghệ thuật sáng tạo tiểu thuyết ở nước ta chưa có nhiều, chưa đủ đếm trên đầu ngón tay!
Tiểu thuyết là thể loại văn học từ nước ngoài vào Việt Nam. Những người Việt Nam đầu tiên viết thành công thể loại tiểu thuyết (bằng chữ Quốc ngữ) phải kể đến cụ Hồ Biểu Chánh ở trong Nam và cụ Song An Hoàng Ngọc Phách ở ngoài Bắc. Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng với tác phẩm Tố Tâm. Cụ Hồ Biểu Chánh thì viết rất khỏe, rất nhiều, hàng chục cuốn, có sáng tác và phần lớn là phóng tác. Kế tiếp hai vị ấy là hàng chục nhà văn, nhưng trước tiên phải kể đến các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn. Chính là Tự lực văn đoàn cùng với các nhà văn trong nhóm Tân Dân và một vài nhà văn không theo nhóm nào đã làm khởi sắc nền tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ năm 1930 đến 1945. Từ sau 1945 đến nay, năm 2007, hơn sáu chục năm vèo trôi, tiểu thuyết Việt Nam đã có hàng trăm đầu sách, trong đó không ít tác phẩm rất có giá trị.
Trong khi đó thì các lý thuyết gia về tiểu thuyết người Việt Nam hầu như rất hiếm hoi. Như trên đã nói, tiểu thuyết là một thể loại nhập ngoại. Việc biên soạn, khảo cứu nhằm truyền bá những kiến thức về nghề viết tiểu thuyết chủ yếu phải dựa theo nguồn của nước ngoài, căn cứ vào thực tế sáng tác của các nhà tiểu thuyết nổi tiếng nước ngoài.
Tôi đã đọc được gần chục cuốn sách viết về nghệ thuật viết tiểu thuyết của các tác giả Việt Nam, nhưng đáng chú ý hơn cả là: Vũ Bằng: Khảo về tiểu thuyết, gồm 16 chương, viết từ năm 1941-1942, in từng kỳ trên báo Trung Bắc Chủ Nhật. Năm 1954, trong thời gian ở Hải Phòng để chuẩn bị lên tàu di cư vô Nam theo nhiệm vụ của Cục tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam, Vũ Bằng đã hiệu đính và cho Nhà xuất bản P. Văn Tươi (Sài Gòn) in thành sách lần đầu tiên năm 1955. Sau này, tôi đưa vào in trong bộ Tuyển tập Vũ Bằng, tập I, NXB Văn học, 2000; và tập IV của Vũ Bằng Toàn tập, NXB Văn học năm 2006. Đó là một cuốn sách biên khảo công phu, kết hợp được các ngón nghề về tiểu thuyết của phương Tây với thực tế sáng tác ở Việt Nam và của chính Vũ Bằng. Rất nhiều người viết tiểu thuyết tại Việt Nam đã từng đọc cuốn này. Trước đó hai chục năm, học giả Phạm Quỳnh cho đăng nhiều kỳ trên tạp chí Nam Phong, đến năm 1929, in thành sách mang tên Khảo về tiểu thuyết. Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam xuất bản tại Sài Gòn cuốn Viết và đọc tiểu thuyết (1961). Năm 1969, Nhà văn Nguyễn Đình Thi công bố tác phẩm Công việc của người viết tiểu thuyết. Năm 1965, tại Sài Gòn đã tái bản cuốn Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Văn Trung, một trong những nhà lý luận dạy ở Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tôi đặc biệt thích thú khi được đọc những cuốn sách, bài báo của các nhà tiểu thuyết tài ba như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng... Họ đã rút tỉa kinh nghiệm sáng tác của mình viết thành sách. Cùng loại này, Tô Hoài có Sổ tay viết văn, Nguyễn Minh Châu có Trang giấy trước đèn…
Lịch sử phát triển tiểu thuyết trên thế giới bắt đầu thật sự sôi nổi từ cuối thế kỷ XVIII, nhưng phải đến thế kỷ XIX thì tiểu thuyết mới thực sự lên ngôi chủ soái trong văn học. Tiểu thuyết, như lời của Hegel viết trong tác phẩm Mỹ học: “Tiểu thuyết là sử thi của giai cấp tư sản”! Những nhà tiểu thuyết lừng danh thời đó như: Victo Huygô (Victor Hugo), Banzắc (H. Balzac), Xtăngđan (Stendhal), Đíckenx (Dickens), Đốtxtôiepxki (Dostoievski), Lep Tônxtôi (Lev Tolstoð)… sau này người ta gọi là những nhà tiểu thuyết truyền thống. Các vị ấy đâu có thể ngờ rằng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong cái hoang tàn chết chóc bi thương của nhân loại, văn học - đặc biệt là tiểu thuyết- đã có những sự đổi thay ghê gớm. Hàng loạt khuynh hướng sáng tác mới ra đời. Trong số này, người ta đề cao và làm rùm beng lên về tiểu thuyết mới. Nhà văn, nhà triết học J. P Sartre khi viết lời tựa cho tác phẩm Chân dung một người lạ (Portrait d’ un Inconnu) của Nathalie Sarraute đã lần đầu tiên đưa ra danh hiệu Phản tiểu thuyết (Anti-roman). Thế rồi, chưa đầy hai chục năm sau, trào lưu tiểu thuyết mới chìm dần, rồi chết yểu! Một điều đáng ghi nhận là ngay cả nhà viết kịch phi lý nổi tiếng Eugénie Ionesco, tác giả của các vở kịch từng làm mưa làm gió trên sân khấu Pháp như: Những chiếc ghế, Nữ danh ca đầu hói,… đã lên tiếng chỉ trích các nhà tiểu thuyết mới: “Vào thời điểm này, đang tồn tại loại văn học khá là thấp kém, đó là Tiểu thuyết mới. Theo tôi, đó là một loại bệnh thần kinh, chứng tâm thần. Các nhà văn chủ trương loại văn học này đã đặt giữa họ và thế giới đủ mọi kiểu chướng ngại vật. Họ đã mất lòng tin ghê gớm đối với thế giới. Trong khi đó thì nghệ thuật và văn học chỉ có thể có xúc cảm và nhận biết sự vật qua trái tim. Thế nhưng họ cũng không làm ra những tác phẩm ra hồn, sự sâu sắc của họ không đủ độ![SUP]([/SUP]
Những cuốn sách biên khảo về tiểu thuyết xuất bản tại Hà Nội và Sài Gòn trước năm 1975 đều căn cứ vào thực trạng tiểu thuyết thế giới từ thế kỷ XIX đến năm 1950. Hiện trạng tiểu thuyết thế giới từ sau năm 1950 đến nay ra sao?
Hoài Anh hoàn thành bản thảo Xác và Hồn của tiểu thuyết khi ông bước vào tuổi thất thập cổ lai hy! Bẩy mươi tuổi đời, hơn năm chục năm cầm bút, ông biên soạn cuốn sách dày hơn bảy trăm trang chuyên về nghệ thuật tiểu thuyết là một cách bày tỏ tình yêu, niềm đam mê vô tận của mình đối với loại hình văn học quan trọng nhất: tiểu thuyết! Đây là sự tiếp nối đáng trân trọng những bậc tiền bối trong việc biên khảo về thể loại vua của văn học. Sáng tạo tiểu thuyết là một công việc vô cùng nhọc nhằn, khổ ải, phải lao tâm khổ trí, phải sống thật nhiều, phải có tri thức tổng hợp và sâu sắc, phải có phương pháp tư duy hiện thực tỉnh táo, rất khoa học, nhưng đồng thời phải có khả năng tưởng tượng và trái tim lãng mạn tuyệt vời. Trên hết, phải rành rẽ về nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật và miêu tả tâm trạng con người. Viết tiểu thuyết tức là tái tạo cả một thế giới! Có người bảo công việc viết tiểu thuyết thật sự khó khăn chẳng khác nào trói voi bỏ rọ!
Thông qua những tiểu luận của chính mình, thông qua việc biên dịch những tiểu luận của các tác giả nước ngoài, Hoài Anh lần lượt cung cấp cho người đọc những kiến thức về thể loại tiểu thuyết, quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện, phương pháp xây dựng truyện, cách kể chuyện, miêu tả số phận con người và khắc họa tâm lý nhân vật. Cho dù là những tiểu luận của chính ông viết hay là những bài ông biên dịch, Hoài Anh đều xuất phát từ người trong cuộc, tức là những nhà tiểu thuyết chính cống, chuyên nghiệp, để phát ngôn về Xác và Hồn của tiểu thuyết. Đây tuyệt nhiên không phải là thứ lý luận chung chung, theo kiểu “viết không được nhưng lại lên mặt dạy đời” như nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời từng lên tiếng mỉa mai một số người làm nghề lý luận phê bình! Đây là sự tiếp nối đáng trân trọng của các nhà văn đã gần trọn kiếp người cầm bút, bây giờ viết ra những điều tâm đắc về công việc bếp núc của nhà tiểu thuyết. Có một điều xin nói rõ là bản thảo của Xác và Hồn của tiểu thuyết mà nhà văn Hoài Anh gửi đến rất dày, nếu in cả thì phải gần 1000 trang! Bởi thế, tôi đã đề nghị tác giả gác lại một số bài cho cuốn sách sau, lý do duy nhất chỉ là vì sách dày quá, giá bán sẽ cao! (Đây là một vấn đề nan giải của nhà văn, nhà xuất bản hiện nay trong việc tìm mọi cách để có sách hay mà giá rẻ đến tay người đọc)!
Xác và Hồn của Tiểu thuyết gồm hai phần. Phần đầu, Hoài Anh dựa trên thực tiễn tiểu thuyết ở Việt Nam và thế giới từ sau 1950 đến nay, xuất phát từ kinh nghiệm sáng tác của chính mình trình bày vấn đề Xác và Hồn của tiểu thuyết. Ông đi sâu vào các lãnh vực: Cuốn tiểu thuyết bắt đầu từ đâu, nêu lịch sử vấn đề Kết cấu của tiểu thuyết; Hoàn cảnh trong tiểu thuyết và kịch; Nhân vật và điển hình cá tính; Đồng thời ông góp bàn: Nghĩ về truyện ngắn hôm nay; Nghĩ về khuynh hướng tư liệu trong sáng tác văn nghệ hiện nay; Viết cho lứa tuổi nhỏ; Nhu cầu nghiên cứu giảng dạy thi pháp. Ông tổng hợp ý kiến các nhà văn trên thế giới và của cá nhân ông trả lời câu hỏi: Phải chăng điện ảnh, truyền hình giết chết tiểu thuyết? Khi đề cập vấn đề gì, tác giả đều liên hệ, dẫn chứng, phân tích thực tiễn sáng tác văn nghệ trong nước nên đã có nhiều đóng góp bổ ích cho sự dổi mới tư duy tiểu thuyết và văn học nghệ thuật trong thời hiện tại.
Để minh chứng cho luận điểm của mình, tác giả dẫn ra một số gương mặt trong nền tiểu thuyết hiện đại: O’ Henry, Jorge Luis Borges, Milan Kundera, Salman Rusdhie… Với tiểu thuyết Việt Nam, trong các tác phẩm Chân dung Văn học tập I (NXB Hội Nhà văn, 2001), Người chở đò thời đại (sắp phát hành)tác giả đã viết về gần 100 nhà tiểu thuyết Việt Nam. Trong tập này, lẽ ra Hoài Anh đưa vào năm tiểu luận về 5 tác giả mà ông vừa viết xong trong năm 2006, nhưng do sách quá dày, chỉ đưa vào một tác giả. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu một số tiểu thuyết gia Việt Nam trong cuốn sách tiếp theo.
Phần thứ hai của Xác và Hồn của tiểu thuyết, Hoài Anh dịch một số bài về kinh nghiệm viết tiểu thuyết của những nhà văn đã góp phần đổi mới tiểu thuyết như Henry James, Thomas Mann, Virginia Woolf, Franz Kafka, Ernest Hemingway, Gabriel Garcia Marquez; những bài nghiên cứu lý luận về tiểu thuyết đặc sắc của E. M. Fosrter, Elizabeth Bowen, Jean Paul Sartre, Nathalie Sarraute, N. A. Scholer, Melville Fradman, Roland Barthers, Theodore Adorno, Evnst Blooch… Cuối cùng, Hoài Anh trích dịch tác phẩm Kỹ xảo tiểu thuyết của nhà nghiên cứu Trung Quốc Phó Đăng Tiêu.
Xác và Hồn của tiểu thuyết, theo tôi không chỉ bổ ích cho giới tiểu thuyết gia mà còn cho cả những người đọc tiểu thuyết. Qua cuốn sách này bạn đọc văn học sẽ càng hiểu thêm nỗi gian khổ trong quá trình sáng tạo cũng như sự rèn luyện tài năng của các tiểu thuyết gia. Họ đã và đang lao động say mê, vô cùng cô độc, hết sức thủ công vì mục tiêu làm ra những trang văn lấp lánh tình đời! Trong rất nhiều yếu tố làm nên sự thành công của nhà tiểu thuyết thì cách viết, nghệ thuật thể hiện là vô cùng quan trọng! Nếu cuốn sách này gợi ý cho người đọc về cách viết thì tác giả sẽ vô cùng mãn nguyện! Cho dù có được thiên phú tài năng ngời ngời thì đối với nhà tiều thuyết, việc học tập các ngón nghề, kỹ xảo, phép tắc, kinh nghiệm nghề nghiệp của việc sáng tạo tiểu thuyết là không bao giờ thừa. Có những tác phẩm như Những khía cạnh của tiểu thuyết của E. M. Forster ngắn gọn, khoảng hơn một trăm trang, nhưng lại giúp trang bị kiến thức cho các nhà văn về kỹ thuật sáng tác. Trong tình hình sáng tác văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, tôi nghĩ rằng Xác và Hồn của tiểu thuyết là một cuốn sách quý giá, rất cần cho chúng ta!
Thành phố Hồ Chí Minh, Xuân Đinh Hợi, 2007.
VCV: Xác và hồn của tiểu thuyết (hơn 700 trang) là tác phẩm biên khảo công phu của nhà văn Hoài Anh về nghệ thuật viết tiểu thuyết. Sách do Nhà xuất bản Văn học và Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa liên kết xuất bản, phát hành tháng 9-2007. Văn chương Việt trân trọng giới thiệu Lời tựa của Nhà văn Triệu Xuân in trong tác phẩm này.
Xác và Hồn của tiểu thuyết là tác phẩm biên khảo công phu, giàu tâm huyết của Hoài Anh, nhà tiểu thuyết, nhà thơ, nhà viết kịch. Cho đến nay, loại sách viết về nghệ thuật sáng tạo tiểu thuyết ở nước ta chưa có nhiều, chưa đủ đếm trên đầu ngón tay!
Tiểu thuyết là thể loại văn học từ nước ngoài vào Việt Nam. Những người Việt Nam đầu tiên viết thành công thể loại tiểu thuyết (bằng chữ Quốc ngữ) phải kể đến cụ Hồ Biểu Chánh ở trong Nam và cụ Song An Hoàng Ngọc Phách ở ngoài Bắc. Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng với tác phẩm Tố Tâm. Cụ Hồ Biểu Chánh thì viết rất khỏe, rất nhiều, hàng chục cuốn, có sáng tác và phần lớn là phóng tác. Kế tiếp hai vị ấy là hàng chục nhà văn, nhưng trước tiên phải kể đến các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn. Chính là Tự lực văn đoàn cùng với các nhà văn trong nhóm Tân Dân và một vài nhà văn không theo nhóm nào đã làm khởi sắc nền tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ năm 1930 đến 1945. Từ sau 1945 đến nay, năm 2007, hơn sáu chục năm vèo trôi, tiểu thuyết Việt Nam đã có hàng trăm đầu sách, trong đó không ít tác phẩm rất có giá trị.
Trong khi đó thì các lý thuyết gia về tiểu thuyết người Việt Nam hầu như rất hiếm hoi. Như trên đã nói, tiểu thuyết là một thể loại nhập ngoại. Việc biên soạn, khảo cứu nhằm truyền bá những kiến thức về nghề viết tiểu thuyết chủ yếu phải dựa theo nguồn của nước ngoài, căn cứ vào thực tế sáng tác của các nhà tiểu thuyết nổi tiếng nước ngoài.
Tôi đã đọc được gần chục cuốn sách viết về nghệ thuật viết tiểu thuyết của các tác giả Việt Nam, nhưng đáng chú ý hơn cả là: Vũ Bằng: Khảo về tiểu thuyết, gồm 16 chương, viết từ năm 1941-1942, in từng kỳ trên báo Trung Bắc Chủ Nhật. Năm 1954, trong thời gian ở Hải Phòng để chuẩn bị lên tàu di cư vô Nam theo nhiệm vụ của Cục tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam, Vũ Bằng đã hiệu đính và cho Nhà xuất bản P. Văn Tươi (Sài Gòn) in thành sách lần đầu tiên năm 1955. Sau này, tôi đưa vào in trong bộ Tuyển tập Vũ Bằng, tập I, NXB Văn học, 2000; và tập IV của Vũ Bằng Toàn tập, NXB Văn học năm 2006. Đó là một cuốn sách biên khảo công phu, kết hợp được các ngón nghề về tiểu thuyết của phương Tây với thực tế sáng tác ở Việt Nam và của chính Vũ Bằng. Rất nhiều người viết tiểu thuyết tại Việt Nam đã từng đọc cuốn này. Trước đó hai chục năm, học giả Phạm Quỳnh cho đăng nhiều kỳ trên tạp chí Nam Phong, đến năm 1929, in thành sách mang tên Khảo về tiểu thuyết. Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam xuất bản tại Sài Gòn cuốn Viết và đọc tiểu thuyết (1961). Năm 1969, Nhà văn Nguyễn Đình Thi công bố tác phẩm Công việc của người viết tiểu thuyết. Năm 1965, tại Sài Gòn đã tái bản cuốn Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Văn Trung, một trong những nhà lý luận dạy ở Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tôi đặc biệt thích thú khi được đọc những cuốn sách, bài báo của các nhà tiểu thuyết tài ba như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng... Họ đã rút tỉa kinh nghiệm sáng tác của mình viết thành sách. Cùng loại này, Tô Hoài có Sổ tay viết văn, Nguyễn Minh Châu có Trang giấy trước đèn…
Lịch sử phát triển tiểu thuyết trên thế giới bắt đầu thật sự sôi nổi từ cuối thế kỷ XVIII, nhưng phải đến thế kỷ XIX thì tiểu thuyết mới thực sự lên ngôi chủ soái trong văn học. Tiểu thuyết, như lời của Hegel viết trong tác phẩm Mỹ học: “Tiểu thuyết là sử thi của giai cấp tư sản”! Những nhà tiểu thuyết lừng danh thời đó như: Victo Huygô (Victor Hugo), Banzắc (H. Balzac), Xtăngđan (Stendhal), Đíckenx (Dickens), Đốtxtôiepxki (Dostoievski), Lep Tônxtôi (Lev Tolstoð)… sau này người ta gọi là những nhà tiểu thuyết truyền thống. Các vị ấy đâu có thể ngờ rằng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong cái hoang tàn chết chóc bi thương của nhân loại, văn học - đặc biệt là tiểu thuyết- đã có những sự đổi thay ghê gớm. Hàng loạt khuynh hướng sáng tác mới ra đời. Trong số này, người ta đề cao và làm rùm beng lên về tiểu thuyết mới. Nhà văn, nhà triết học J. P Sartre khi viết lời tựa cho tác phẩm Chân dung một người lạ (Portrait d’ un Inconnu) của Nathalie Sarraute đã lần đầu tiên đưa ra danh hiệu Phản tiểu thuyết (Anti-roman). Thế rồi, chưa đầy hai chục năm sau, trào lưu tiểu thuyết mới chìm dần, rồi chết yểu! Một điều đáng ghi nhận là ngay cả nhà viết kịch phi lý nổi tiếng Eugénie Ionesco, tác giả của các vở kịch từng làm mưa làm gió trên sân khấu Pháp như: Những chiếc ghế, Nữ danh ca đầu hói,… đã lên tiếng chỉ trích các nhà tiểu thuyết mới: “Vào thời điểm này, đang tồn tại loại văn học khá là thấp kém, đó là Tiểu thuyết mới. Theo tôi, đó là một loại bệnh thần kinh, chứng tâm thần. Các nhà văn chủ trương loại văn học này đã đặt giữa họ và thế giới đủ mọi kiểu chướng ngại vật. Họ đã mất lòng tin ghê gớm đối với thế giới. Trong khi đó thì nghệ thuật và văn học chỉ có thể có xúc cảm và nhận biết sự vật qua trái tim. Thế nhưng họ cũng không làm ra những tác phẩm ra hồn, sự sâu sắc của họ không đủ độ![SUP]([/SUP]
Những cuốn sách biên khảo về tiểu thuyết xuất bản tại Hà Nội và Sài Gòn trước năm 1975 đều căn cứ vào thực trạng tiểu thuyết thế giới từ thế kỷ XIX đến năm 1950. Hiện trạng tiểu thuyết thế giới từ sau năm 1950 đến nay ra sao?
Hoài Anh hoàn thành bản thảo Xác và Hồn của tiểu thuyết khi ông bước vào tuổi thất thập cổ lai hy! Bẩy mươi tuổi đời, hơn năm chục năm cầm bút, ông biên soạn cuốn sách dày hơn bảy trăm trang chuyên về nghệ thuật tiểu thuyết là một cách bày tỏ tình yêu, niềm đam mê vô tận của mình đối với loại hình văn học quan trọng nhất: tiểu thuyết! Đây là sự tiếp nối đáng trân trọng những bậc tiền bối trong việc biên khảo về thể loại vua của văn học. Sáng tạo tiểu thuyết là một công việc vô cùng nhọc nhằn, khổ ải, phải lao tâm khổ trí, phải sống thật nhiều, phải có tri thức tổng hợp và sâu sắc, phải có phương pháp tư duy hiện thực tỉnh táo, rất khoa học, nhưng đồng thời phải có khả năng tưởng tượng và trái tim lãng mạn tuyệt vời. Trên hết, phải rành rẽ về nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật và miêu tả tâm trạng con người. Viết tiểu thuyết tức là tái tạo cả một thế giới! Có người bảo công việc viết tiểu thuyết thật sự khó khăn chẳng khác nào trói voi bỏ rọ!
Thông qua những tiểu luận của chính mình, thông qua việc biên dịch những tiểu luận của các tác giả nước ngoài, Hoài Anh lần lượt cung cấp cho người đọc những kiến thức về thể loại tiểu thuyết, quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện, phương pháp xây dựng truyện, cách kể chuyện, miêu tả số phận con người và khắc họa tâm lý nhân vật. Cho dù là những tiểu luận của chính ông viết hay là những bài ông biên dịch, Hoài Anh đều xuất phát từ người trong cuộc, tức là những nhà tiểu thuyết chính cống, chuyên nghiệp, để phát ngôn về Xác và Hồn của tiểu thuyết. Đây tuyệt nhiên không phải là thứ lý luận chung chung, theo kiểu “viết không được nhưng lại lên mặt dạy đời” như nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời từng lên tiếng mỉa mai một số người làm nghề lý luận phê bình! Đây là sự tiếp nối đáng trân trọng của các nhà văn đã gần trọn kiếp người cầm bút, bây giờ viết ra những điều tâm đắc về công việc bếp núc của nhà tiểu thuyết. Có một điều xin nói rõ là bản thảo của Xác và Hồn của tiểu thuyết mà nhà văn Hoài Anh gửi đến rất dày, nếu in cả thì phải gần 1000 trang! Bởi thế, tôi đã đề nghị tác giả gác lại một số bài cho cuốn sách sau, lý do duy nhất chỉ là vì sách dày quá, giá bán sẽ cao! (Đây là một vấn đề nan giải của nhà văn, nhà xuất bản hiện nay trong việc tìm mọi cách để có sách hay mà giá rẻ đến tay người đọc)!
Xác và Hồn của Tiểu thuyết gồm hai phần. Phần đầu, Hoài Anh dựa trên thực tiễn tiểu thuyết ở Việt Nam và thế giới từ sau 1950 đến nay, xuất phát từ kinh nghiệm sáng tác của chính mình trình bày vấn đề Xác và Hồn của tiểu thuyết. Ông đi sâu vào các lãnh vực: Cuốn tiểu thuyết bắt đầu từ đâu, nêu lịch sử vấn đề Kết cấu của tiểu thuyết; Hoàn cảnh trong tiểu thuyết và kịch; Nhân vật và điển hình cá tính; Đồng thời ông góp bàn: Nghĩ về truyện ngắn hôm nay; Nghĩ về khuynh hướng tư liệu trong sáng tác văn nghệ hiện nay; Viết cho lứa tuổi nhỏ; Nhu cầu nghiên cứu giảng dạy thi pháp. Ông tổng hợp ý kiến các nhà văn trên thế giới và của cá nhân ông trả lời câu hỏi: Phải chăng điện ảnh, truyền hình giết chết tiểu thuyết? Khi đề cập vấn đề gì, tác giả đều liên hệ, dẫn chứng, phân tích thực tiễn sáng tác văn nghệ trong nước nên đã có nhiều đóng góp bổ ích cho sự dổi mới tư duy tiểu thuyết và văn học nghệ thuật trong thời hiện tại.
Để minh chứng cho luận điểm của mình, tác giả dẫn ra một số gương mặt trong nền tiểu thuyết hiện đại: O’ Henry, Jorge Luis Borges, Milan Kundera, Salman Rusdhie… Với tiểu thuyết Việt Nam, trong các tác phẩm Chân dung Văn học tập I (NXB Hội Nhà văn, 2001), Người chở đò thời đại (sắp phát hành)tác giả đã viết về gần 100 nhà tiểu thuyết Việt Nam. Trong tập này, lẽ ra Hoài Anh đưa vào năm tiểu luận về 5 tác giả mà ông vừa viết xong trong năm 2006, nhưng do sách quá dày, chỉ đưa vào một tác giả. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu một số tiểu thuyết gia Việt Nam trong cuốn sách tiếp theo.
Phần thứ hai của Xác và Hồn của tiểu thuyết, Hoài Anh dịch một số bài về kinh nghiệm viết tiểu thuyết của những nhà văn đã góp phần đổi mới tiểu thuyết như Henry James, Thomas Mann, Virginia Woolf, Franz Kafka, Ernest Hemingway, Gabriel Garcia Marquez; những bài nghiên cứu lý luận về tiểu thuyết đặc sắc của E. M. Fosrter, Elizabeth Bowen, Jean Paul Sartre, Nathalie Sarraute, N. A. Scholer, Melville Fradman, Roland Barthers, Theodore Adorno, Evnst Blooch… Cuối cùng, Hoài Anh trích dịch tác phẩm Kỹ xảo tiểu thuyết của nhà nghiên cứu Trung Quốc Phó Đăng Tiêu.
Xác và Hồn của tiểu thuyết, theo tôi không chỉ bổ ích cho giới tiểu thuyết gia mà còn cho cả những người đọc tiểu thuyết. Qua cuốn sách này bạn đọc văn học sẽ càng hiểu thêm nỗi gian khổ trong quá trình sáng tạo cũng như sự rèn luyện tài năng của các tiểu thuyết gia. Họ đã và đang lao động say mê, vô cùng cô độc, hết sức thủ công vì mục tiêu làm ra những trang văn lấp lánh tình đời! Trong rất nhiều yếu tố làm nên sự thành công của nhà tiểu thuyết thì cách viết, nghệ thuật thể hiện là vô cùng quan trọng! Nếu cuốn sách này gợi ý cho người đọc về cách viết thì tác giả sẽ vô cùng mãn nguyện! Cho dù có được thiên phú tài năng ngời ngời thì đối với nhà tiều thuyết, việc học tập các ngón nghề, kỹ xảo, phép tắc, kinh nghiệm nghề nghiệp của việc sáng tạo tiểu thuyết là không bao giờ thừa. Có những tác phẩm như Những khía cạnh của tiểu thuyết của E. M. Forster ngắn gọn, khoảng hơn một trăm trang, nhưng lại giúp trang bị kiến thức cho các nhà văn về kỹ thuật sáng tác. Trong tình hình sáng tác văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, tôi nghĩ rằng Xác và Hồn của tiểu thuyết là một cuốn sách quý giá, rất cần cho chúng ta!
Thành phố Hồ Chí Minh, Xuân Đinh Hợi, 2007.
Sưu tầm