vanchuong83
New member
- Xu
- 0
[h=1] TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
[/h][h=1] VÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN MỞ HƯỚNG CÁCH TÂN[/h]
Những năm gần đây xuất hiện nhiều tiểu thuyết lịch sử, làm nảy sinh các quan niệm tiếp nhận khác nhau. Báo Văn Nghệ đã đăng tải ý kiến của nhiều tác giả xoay quanh vấn đề nguyên mẫu nhân vật lịch sử và việc hư cấu nghệ thuật của nhà văn.
Từ sự suy ngẫm về hai cuốn tiểu thuyết Chốn xưa và Ngân thành cố, trong bài viết Đề tài lịch sử cảm hứng sáng tạo (số 16, 21/4/2007) của nhà văn Trung Quốc Lý Nhuệ, Vương Chí Nhàn nêu ý kiến: “Có muôn vàn cách thức của người viết văn làm cho trang sách của mình khác đi so với quá khứ, và ở đây không ai có quyền tuyên bố mình có trong tay cái chìa khoá duy nhất”. Bài viết Về Nhân vật lịch sử trong văn chương hiện đại (số 36, 6/9/2008), Phạm Quí Bính lại cho rằng: “Nhân vật lịch sử trong văn chương trước hết là một hình ảnh… đây không phải là một hình ảnh bịa đặt tự do, vì nhân vật lịch sử bao giờ cũng có nguyên mẫu trong trí tưởng tượng của bạn đọc, dù các nguyên mẫu ấy đậm hay nhạt. Nếu nhà văn bất chấp cái nguyên mẫu đó, nhân vật có nguy cơ không được độc giả chấp nhận”. Trong thư gửi nhà văn Cao Duy Thảo, nhan đề Xin đừng nhầm lẫn giữa tiểu thuyết và lịch sử (số 45, 8/1/2008), Đình Kính cho rằng: “Đừng hiểu các nhà văn thành các nhà báo, lẽo đẽo chạy theo các sự kiện như kiểu, đã viết về chiến tranh nhất thiết phải có “bóng dáng lính Mĩ và chư hầu” để “đúng với lịch sử”… chưa thay đổi tư duy chúng ta chưa thể “nâng cao tính chuyên nghiệp của văn chương”. Đến bài viết Đề tài lịch sử không bao giờ xưa (VN trẻ số 44, 26/10/2008), Hà Ân lại quan niệm: “Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử cho phép sai biệt với nhân vật trong chính sử: Có thể có những sai biệt cho phép. Như nhân vật trong chính sử có khi chỉ là một cái tên. Ví dụ: Thái Hậu Dương Vân Nga, hay công chúa An Tự hay các anh hùng, dũng sĩ… Nhưng nhà văn có thể viết nhiều tác phẩm về các nhân vật này với nhiều tình tiết mà chính sử không hề có chút nào…”
Mới nhìn qua, tưởng như đây là vấn đề mới về quan niệm nghệ thuật, nhưng đó lại là sự việc đã từng được nêu ra trên diễn đàn văn học nửa đầu thế kỷ XX từ 1935-1942 của các tác giả Trương Tửu, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan, các nhà văn này từng tỏ ý không đồng tình về vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai - một “lão tướng trong làng tiểu thuyết” thời bấy giờ. Trong bài Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử (Loa số 82, Thứ Năm, 12/1935), Trương Tửu tiên đoán Lan Khai “có thể trở nên một nhà tiểu thuyết lịch sử có tài”, nhưng cũng không nhất trí với Lan Khai, ông viết: “Bởi chỉ thích tả tình và cảnh, nên ông dễ sa vào tính cách chung (caraclère universet), không theo sự thực của lịch sử. Vì thế, tiểu thuyết của ông thiếu phong vị và màu sắc thời đại (couleur locale). Ông cho những người ở thế kỷ trước sống những tình cảm và tư tưởng chỉ riêng có ở thế kỷ XX”. Trong cuốn Dưới mắt tôi (1939), qua phê bình 5 tiểu thuyết Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng, Chế Bồng Nga, Ai lên phố Cát, Cái hột mận, Trương Chính cũng không tán thành với cách xây dựng nhân vật không giống với nguyên mẫu lich sử của Lan Khai. Đến cuốn Nhà văn hiện đại, mục Lan Khai (tập IV quyển thượng, 1942), Vũ Ngọc Phan kết lại: “Trong một cuốn lịch sử tiểu thuyết, việc không cần toàn đúng sự thật, nhưng ngôn ngữ cử chỉ các nhân vật cũng cần phải hợp với thời đại. Vào thời Mạc Đăng Dung mà một vị tiểu thư lại thốt ra lời này trước mặt một viên gia tướng: Thế mà ta đã yêu Vũ Mật! Chính tấm lòng ta đã lừa dối ta, còn để làm gì. Lời trên này thật là lời một gái tân thời Việt Nam ở thế kỷ XX đã chịu Âu hoá. Chữ “yêu” theo cái nghĩa về tình ái, cổ nhân chưa biết dùng…”. Hơn sáu thập niên qua, vấn đề sáng tạo tiểu thuyết lịch sử như thế nào cho phù hợp lại tiếp tục được nêu ra. Phải chăng đây là một loại tự sự không hề cũ trước nhu cầu sáng tạo và tiếp nhận của nhiều thập kỉ qua?
Ngược dòng thời gian với khối lượng gần ba mươi tiểu thuyết lịch sử như: Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng, Chàng đi theo nuớc, Cái hột mận, Ai lên phố Cát, Người thù mặt trời, Chế Bồng Nga, Đỉnh Non Thần, Chàng áo xanh, Bóng cờ trắng trong sương mù, Tiếng khóc trong sương, Cánh buồm thoát tục, Việt Nam- Ngươi đi đâu ?; Cưỡi đầu voi dữ, Treo bức chiến bào, Trong cơn binh lửa, Ái tình và sự nghiệp, Thành bại với anh hùng, Tình ngoài muôn dặm; Theo lớp mây đưa, Rỡn sóng Bạch đằng, Sầu lên ngọn ải, Trăng nước Hồ Tây, Gửi cái xuân tàn, Giấc mơ bạo chúa v.v... được sáng tác từ 1932- 1942, cho thấy, Lan Khai là nhà văn có số lượng tiểu thuyết lịch sử lớn nhất ở thế kỉ XX. Đương thời các cây bút như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật… viết tiểu thuyết lịch sử, nhằm tái hiện "đầy đủ" các sự kiện và "nguyên mẫu" nhân vật, nhưng trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Lan Khai lại có hướng đi riêng. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông được nhìn qua lăng kính của một nhà cách tân tiểu thuyết. Do vậy, muốn khám phá tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, cần tìm hiểu ý thức nghệ thuật đương thời của nhà văn.
Trong bài Một niềm tin cần phải có trên Tạp Chí Tao Đàn số 7/1939, Lan Khai viết: "Hỡi người Việt Nam, hãy đem tất cả đức tính của dân tộc ra ánh sáng và làm cho nảy nở đến cực độ đi! Hãy sung sướng và tự cao được là con cháu Rồng Tiên, con cháu của Nguyễn Du, Trưng Trắc, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, Nguyễn Công Trứ.". Như vậy, cảm hứng về dân tộc bao trùm nhận thức của người cầm bút. Trong Lời giới thiệu cuốn sách Bà Chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai đã bộc lộ quan niệm của mình: ‘‘Cũng như tôi, Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử, nhưng khác với tôi, ông lại luôn chú trọng về sự thật trong khi tôi chỉ khuynh hướng về nghệ thuật. Đọc Gái thời loạn, Ai lên phố Cát, nếu người ta mơ màng say đắm với những gì có thể có được thì đọc Hòm đựng người, Bà Chúa Chè, người ta phải sống đầy đủ với những cái đã có thật’’[SUP][SUP][1][/SUP][/SUP]. Điều đó thể hiện hai quan niệm sáng tác khác nhau, phản ánh hai thế giới nghệ thuật khác nhau. Ở chương đầu tác phẩm Ai lên phố Cát, Lan Khai cũng chỉ rõ: "Cho nên sưu tầm nguyên sự thực, nhà làm sử gác bỏ những điều huyền hoặc đã đành. Nhà tiểu thuyết, trái lại, có thể tự do biên chép hết cả để thêm hứng thú cho câu chuyện mình định kể." Theo đó, mục tiêu của nhà sử học và nhà tiểu thuyết có khác nhau; nhà sử học tìm chân lí trong lịch sử bằng tư duy khoa học, nhà văn tìm chân lí trong cuộc sống bằng tư duy nghệ thuật. Do đó, sáng tác là hư cấu dựa trên sử liệu và huyền thoại dân gian.
Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai được hình thành từ hai nguồn: lịch triều và dã sử, không chỉ nhằm tái hiện danh nhân và sự kiện, mà mỗi tác phẩm là một bức tranh riêng về số phận con người. Thế giới nhân vật của ông gồm đủ thành phần: Vua chúa, thái tử, thế tử, khanh tướng, người anh hùng, phụ nữ trong hoàng tộc, thị tỳ, dân chúng, binh sĩ, kẻ cướp nước và bán nước vv... Tất cả liên hệ thành tổng hoà các quan hệ xã hội. Nhưng nhà văn lại chú ý đi sâu vào thế giới bên trong con người, đưa nhân vật về với đời thường. Những nhân vật thống trị của vương triều như vua chúa, thế tử, thái tử, được tạo nên từ hai kiểu: nhân đức và bạo chúa. Trong hàng ngũ bá vương có người tài cao đức cả và cũng có kẻ bất tài, bạo ngược. Trong Cái hột mận, Lý Công Uẩn là một vị tướng, tài binh lược nhưng biết mình và hiểu rõ sức dân, luôn lo cho xã tắc: ‘‘Sức một người khó lòng trọn vẹn’’ và mong muốn ‘‘mở ra cho nước Đại Cồ Việt ta một thời thái bình thịnh trị’’; khi thắng trận, biết đối sử nhân đạo với kẻ thù ‘‘lấy đức phục nhân tâm’’. Bên trong chiếc áo bào rực rỡ hào quang, Lý Công Uẩn cũng là một khách tình si trước nhan sắc người phụ nữ. Hình tượng vua Ngọa Triều là con quỷ dâm dục, khát máu người như: giết anh để đoạt ngôi, ham mê sắc dục đến điên loạn,‘‘dùng lửa đốt người, lấy dao cứa thịt làm hình phạt’’, bắt người‘‘lột trần tuốt nứa’’, ‘‘róc mía đầu sư’’, ‘‘trầm hà’’người lương thiện v.v... nhưng trước dung nhan trác tuyệt của người thiếu nữ, kẻ độc ác cũng thổ lộ lời yêu:‘‘Ngày nay ái khanh đã biến trẫm thành một người, một người như hết thảy mọi người’’. Hình tượng Trần Thủ Độ trong Chiếc Ngai Vàng với bao kế hiểm sâu. Bề ngoài là một quan võ, lo việc chính triều, nhưng bên trong, Thủ Độ là người nắm quyền vương bá. Việc lập kế kết duyên Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh là một tấn tuồng để Độ giành ngôi báu về tay nhà Trần. Thủ Độ nói thẳng ra:‘‘Thiên hạ là của chung, ai khôn thì được chẳng phải riêng gì họ Lý!’’. Từng bước, Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh phế ngôi Hoàng hậu của Chiêu Hoàng, lập người khác, làm tan vỡ mối tình thiêng liêng của đôi lứa. Câu chuyện Thành bại với anh hùng là tấn bi hài kịch, giữa hai thế lực vua và chúa, thái tử và thế tử. Thái tử Duy Vĩ, kẻ có quyền hành nhưng thiếu mưu kế và sức mạnh. Thế tử Trịnh Sâm, kẻ chứa chất mưu gian và tham vọng uy quyền, nên trong con người này chất chồng tội ác: vu oan giáo họa, dẫm đạp lên tình yêu và hạnh phúc của người khác, diệt trừ đồng loại không thương tiếc. Đồng hành với cái ác, phải kể đến Quận công Hoàng Ngũ Phúc, một kẻ cơ mưu xiểm nịnh, bề ngoài tỏ ý trung quân, nhưng bên trong ‘‘đổ dầu thêm vào lửa’’ làm cho mối hận thù của thế tử và thái tử thêm cao, tẩy trừ những người trung nghĩa để thuận việc chuyên quyền. Trong Đỉnh non Thần, Ma Vạn Thắng là một tù trưởng, uy quyền được tạo nên từ tội ác với nhiều hành vi đen tối: giết chủ tướng, cướp vợ người, bòn rút sức dân, cuối cùng bị đối phương cắt mất đầu. Có thể thấy, trong hàng ngũ thống trị cũng muôn hình, muôn vẻ từ chân dung, ngôn ngữ đến tính cách, được khắc họa sống động như những con người thực giữa cuộc đời. Nhưng ai sẽ khám phá và biểu hiện được thế giới bên trong của con người, hẳn chỉ có nhà văn - người duy nhất có quyền năng tưởng tượng và hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật!
Hình tượng những người anh hùng ở mọi tầng lớp và dân tộc, đó là Lý Công Uẩn (Cái hột mận), Vũ Biều, Vũ Mật, Lan Anh (Ai lên phố Cát), Nguyễn Huệ, Đỗ Quyên (Treo bức chiến bào), Trực, Lê (Chàng đi theo nước), Bàn Tuyết Hận (Đỉnh non Thần) vv... Lý Công Uẩn là một tài danh nhưng cũng là con người nhân ái bao dung và nhậy cảm. Vũ Biều, Vũ Mật xuất thân từ dân nghèo có tài năng và chí lớn, xây thành đắp luỹ, phù Lê chống Mạc để thống nhất giang sơn, được nhân dân tôn kính. Vũ Mật dũng cảm xông pha chiến trận, nhưng cũng là con người có đời sống nội tâm phong phú, trong hoàn cảnh éo le nhất vẫn tận trung với nước, vẫn vẹn tình với người yêu. Bàn Tuyết Hận trong Đỉnh non Thần mưu trí trong chiến đấu, lúc hiểm nghèo vẫn giữ trọn tình mẫu tử. Tình yêu đôi lứa đã giúp họ vượt qua thù nhà để hướng về nợ nước. Tuyết Hận đã lên đường chiến đấu dũng cảm chống Pháp rồi hy sinh. Nhân vật Trực và Lê yêu quê huơng đất nước, thương đồng bào, gan dạ chiến đấu. Khi rơi vào tay giặc, câu nói của Trực đầy chí khí: “Giang sơn Việt Nam gặp phải hồi điên đảo, nhưng tâm hồn người Việt Nam còn mạnh mẽ hăng hái, còn thiết tha muốn sống thì không lo gì”. Hình tượng Lê, một mình vào trại giặc để cứu người nghĩa dũng, cũng nói lên tài trí, lòng dũng cảm vô song của người thanh niên đất Việt. Và như vậy, những hành vi của người anh hùng trong đời sống và lịch sử không sống động trong tâm trí của nhà văn sao có thể trở thành hình tượng người anh hùng trong nghệ thuật? Dưới con mắt của nhà tiểu thuyết lịch sử này, người anh hùng không mang trong mình cái siêu nhiên, kì vĩ mà hoà lẫn với con người thế tục, nhưng trong mình có dòng máu yêu nước. Ở họ có sự hợp nhất giữa cái bình thường và cao cả. Họ chỉ trở thành anh hùng trong những biến thiên lịch sử mà thôi.
Trong tác phẩm của Lan Khai, người phụ nữ anh hùng mang nhiều phẩm chất tốt đẹp và có tính cách riêng. Nhân vật Lan Anh trong Ai lên phố Cát có chí phù Lê đã giả trai làm chàng Vân Trung, thân gái dặm trường tìm gặp anh em Biều Vương để liên kết trừ Mạc. Cuộc tình giữa Lan Anh và Vũ Mật đến tự nhiên rồi trải qua sóng gió. Nguời nữ xông pha trận mạc ấy cũng là một con người đa tình đa cảm, khi yêu mới hiểu rõ ‘‘bản chất đàn bà, hiểu dục tình’’, ‘‘bồi hồi mê ảo’’ và cảm thấy như‘‘người mù chợt thấy ánh sáng’’, khi thất vọng cũng khổ đau giằng xé tâm can. Nhân vật Đỗ Quyên trong Treo bức chiến bào là một thiếu nữ, tài võ nghệ, có chí lớn, vào đất Quảng tìm gặp người anh hùng Nguyễn Huệ. Nàng lập nhiều chiến công được trao gươm báu, giúp Nguyễn Huệ trong lúc nguy nan. Tình yêu trong Đỗ Quyên thức dậy trước người anh hùng Nguyễn Huệ với những cảm xúc trong trắng thơ ngây. Nhưng rồi điều thất vọng bất ngờ đến với nàng, khi chưa kịp ‘‘gần gũi tấc gang’’, Nguyễn Huệ đã kết duyên với công chúa Ngọc Hân, Đỗ Quyên treo bức chiến bào lặng lẽ ra đi mang theo một con tim tê tái. Tưởng nhớ một tài nữ, Nguyễn Huệ đã cho tìm‘‘chàng áo xanh’’ khắp nơi nhưng không gặp. Nàng để lại niềm nuối tiếc khôn nguôi trong lòng người ở lại. Trong con mắt nhà tiểu thuyết, người anh hùng ở đây không chỉ là vị tướng tài ba nơi trận mạc, mà trong mình cũng đầy ắp tâm tư, vui buồn, trắc ẩn, khổ đau và dục vọng đời thường như bao con người khác.
Thế giới nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai rất đa dạng từ trong hoàng tộc đến cung nữ, thường dân và dân tộc thiểu số vv... Tuy địa vị, tính cách khác nhau, nhưng họ rất giàu thiên tính nữ. Trong Chiếc ngai vàng, ở vị thế Quốc vương, nhưng Lý Chiêu Hoàng là một thiếu nữ trong sáng, thơ ngây, yêu Trần Cảnh, vua bà chân thành và khát khao làm vợ, khi kết duyên rồi cũng hồn nhiên nhường ngôi báu cho chồng, mà không chút mảy may biết số phận đã nằm trong tay Trần Thủ Độ. Nhân vật Thái Hậu là một người phụ nữ phú quý đủ đầy, nhưng trong những khoảng khắc cô đơn có người chồng là một đức vua bỏ đi tu, nỗi khát khao trần thế khiến Thái Hậu chủ động ngã vào vòng tay Trần Thủ Độ. Dương Hậu trong Cái hột mận, khát tình yêu đã quên đi cái bổn phận vương phi, mê say Lý Công Uẩn. Để thoả dục tình và nỗi hờn ghen với người phụ nữ khác, Hậu không ngần ngại làm những điều phản trắc. Như vậy, trong giàu sang phú quý chưa hẳn con người đã hạnh phúc, một khi dục vọng trần thế vẫn trong vòng cương toả của những lễ nghi hà khắc. Giải phóng con người và bản năng là một nhu cầu tồn tại, là khát vọng chân chính của loài người! Nhà tiểu thuyết muốn nói lên điều đó. Hình tượng Bội Ngọc, một thiếu nữ đẹp, có con mắt tinh đời và một tâm hồn cao cả. Thuỷ chung với Lý Công Uẩn, nàng phải đối mặt với Ngọa Triều, để dẫn tới cái án ‘‘lột trần tuốt nứa’’, cho thấy cái đẹp trên thế gian này không thể tồn tại cùng cái ác. Những trang viết về các cuộc tình cho thấy, đây là một cây bút sớm có cái nhìn mới về vấn đề tính dục, xem đây như một phương diện tự nhiên của đời sống và trong nghệ thuật. Đó cũng là một trong những nhân tố tạo nên những xung đột trong cuộc sống được phản ánh trong nghệ thuật. Nghệ thuật quan tâm về tính dục là đề cập tới một vấn đề có chiều sâu nhân bản được phản ánh trong tiến trình lịch sử nhân loại, mà suốt thời gian dài trong nhiều trang viết của văn học trung đại không ít nhà Nho còn né tránh.
Hình tượng người cung nữ chuyên hầu hạ bá vương và hoàng tộc với công việc nhọc nhằn và nguy hiểm, như người thị nữ của Dương Hậu vì sơ xuất khi tắm cho bà đã bị Hậu dùng xiêm ngọc chọc thủng tay và bị tống giam xuống lãnh cung. Người cung nữ Cẩm Thị Dung, trẻ đẹp, đàn hay, một sơn nữ được tuyển về triều, nhưng ứng sử không hợp lễ, bị vua lăng nhục là‘‘giống Mán Mường ăn cóc chết!’’và khi nàng hỏi lại vua‘‘Mán Mường không có hào kiệt chăng?’’. Lập tức người phụ nữ này rơi vào hình phạt: bàn tay bị đóng đinh vào gốc cây tùng để nhận lệnh chém đầu... Thục Nương, trong Gái thời loạn là một thường dân có nhan sắc, nết na không may rơi vào tay giặc Cờ Đen thành thân phận nô tỳ. Là người thông minh, nàng đã cảm hoá được kẻ thù, khiến tướng giặc Hoàng Thiếu Hoa hối hận nhận ra tôi lỗi của kẻ đi xâm lược. Câu nói vĩnh biệt người đã yêu mình của Thục Nương mang một ý nghĩa sâu sắc:‘‘Hoàng Lang! Vâng, Em yêu chàng lắm! Em thương chàng lắm! Nhưng mà, trời ơi! Trước hết em còn phải là một người con của mẹ, một người dân của nước Nam’’! Tình yêu là điều đáng trân trọng, nhưng Tổ quốc là trên hết, đó dường như là chân lý của con người có Tổ Quốc, được diễn tả qua tiếng nói của một thiếu nữ bình dân càng làm tăng thêm phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam. Thân phận thiếu nữ Trăng Hạ Huyền trong Người thù mặt trời rơi vào bi cảnh hung nô tàn sát gia đình quê hương, thân gái bơ vơ bên bờ vực thẳm. Cuộc gặp tình cờ của nàng với Hốt Tất Liệt vị tướng quân đội Nguyên Mông đã nhen lên ngọn lửa thiêng của tình yêu, khiến vị tướng hung nô sám hối, quyết sống thác với tình. Hình tượng Tiên Nhân trong Bóng cờ trắng trong sương mù, một phụ nữ dân tộc thiểu số mang tham vọng bá vương, gây bao tội ác với dân lành, nhưng trước một chàng trai nghĩa dũng khôi ngô cũng mềm lòng rồi tha chết cho kẻ thù của mình. Điều đó cho thấy, dường như chỉ có tình yêu con người mới hướng về cái thiện. Lan Khai đã dành nhiều tâm huyết viết về người phụ nữ, cho dù ở địa vị nào, họ đều khao khát tự do, được yêu thương hạnh phúc. Ở họ ý thức về con người trần thế, bản năng luôn vượt thoát con người của cương thường giáo lý và những sợi dây ràng buộc vô hình. Đó là điểm khác biệt về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của ông với nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn khác. Việc đào sâu vào khát vọng trần thế của con người cho thấy, ý thức người cầm bút đã tiến công vào thành trì lễ giáo phong kiến, những trở lực ngàn năm còn tồn tại. Mặt khác việc tái tạo các chi tiết éo le của đời sống cũng tạo nên sức lôi cuốn cho bạn đọc của nhà tiểu thuyết lịch sử này. Cuộc tình giữa Lí Công Uẩn và Bội Ngọc; giữa Lan Anh và Vũ Mật, giữa Nguyễn Huệ với Đỗ Quyên; giữa Nhạn Nhi và Tuyết Hận… đều thấm đẫm phong ba bão táp. Các xung đột giữa con người với con người về quyền lợi và dục vọng để dẫn đến những bi kịch trong tiểu thuyết lịch sử cũng được Lan Khai quan tâm khám phá, để người đọc soi vào cái bi của thời đại mình. Do vậy, ngoài những ý nghĩa thẩm mĩ nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai còn thu hút độc giả ở những giá trị nhân sinh.
Trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai còn xuất hiện hình tượng các nhân vật quần chúng như sóng nước. Mặc dù nhà văn không mô tả tường tận tính danh, nhưng mỗi lần họ xuất hiện đều gắn liền với sức mạnh và những biến cố lớn lao của lịch sử. Trong Cái hột mận, khi vua Ngọa Triều bị lật đổ: ‘‘Nhân dân thắp đèn đốt đuốc kéo nhau đi chào đón đội quân chiến thắng... Hết thảy đều hát to những khúc hát hùng hồn, reo hô vạn tuế!” Hay việc nhân dân kính trọng tài đức của Vũ Biều (Ai lên phố Cát) rồi tôn vinh ông làm Chúa Bầu cũng đều nói lên quan niệm “làm lật thuyền mới biết dân như nước”. Điều đó càng làm rõ hơn cái nhìn khách quan về lịch sử: Vận nước ở lòng dân (bài Từ Đền Hạ).
Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, để lại những bức tranh về kẻ cướp nước và bán nước, đó là giặc phương Bắc và thực dân Pháp. Đáng chú ý là tội ác của quân giặc Cờ Đen: Nhân vật Lày Sập Trưởng trong Gái thời loạn hiện nguyên hình là một kẻ khát máu người: “Tung đứa trẻ lên nóc nhà đoạn đưa mũi gươm ra đón”, hay hành động chôn sống dân lành, chém đầu người vô tội… Tên giặc Cờ Đen trong Trong cơn binh lửa lấy dùi nung đỏ đốt người lương thiện làm trò vui cho đồng bọn v.v... Hình tượng hai tướng Ả Dúc và Woòng Tsi trong Chàng đi theo nước là những tên cướp nhà nghề ham tửu sắc, kiêu căng và hiểm độc. Khi chúng xuất hiện: “Đàn bà, trẻ nít, người gọi con, kẻ khóc mẹ, tan tác như gà thấy quạ” v.v… Nhưng trong hàng ngũ quân xâm lược, vẫn còn kẻ có tính người, là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Nhân vật Hoàng Thiếu Hoa trong Gái thời loạn trước cái đẹp và cái thiện đã thức tỉnh nhân tâm, nhận ra tội các của đội quân xâm lược và tự sát. Còn những tên tay sai bán nước, gây tội ác với dân lành như ba mẹ con Chánh Ú, kết cục số phận chúng đều đi đến cái chết nhục nhã. Hình tượng quân xâm lược và tay sai, dưới ngòi bút của Lan Khai là bóng tối của lịch sử, nơi diễn ra những bi kịch của sự sống. Chỉ có tình yêu đôi lứa và lòng yêu Tổ quốc trong mỗi con người là ngọn lửa không bao giờ tắt.
Bên cạnh những câu chuyện lấy đề tài từ chính sử, những trang dã sử tiểu thuyết của Lan Khai đã góp phần mở rộng thêm biên độ để người viết tự do sáng tạo. Phần đông các nhân vật trong tiểu thuyết dã sử của ông là hư cấu như: Tiên Nhân (Bóng cờ trắng trong sương mù), Thục Nương (Gái thời loạn), Trăng Hạ Huyền (Người thù mặt trời), Trực, Lê (Chàng đi theo nước), Ma Vạn Thắng, Nhạn Nhi, Yến Xuân, Bàn Tuyết Hận (Đỉnh Non Thần)… nhưng được lồng ghép khéo léo với thời gian và không gian lịch sử, nhà văn có cơ hội mô tả nhiều bình diện về tâm lý và tính cách con người hơn cái ‘‘khuôn mẫu’’nhân vật trong chính sử, tạo cho bạn đọc thêm cảm nhận về sự gần gũi của họ với những con người trong truyện đường rừng và truyện cổ dân gian. Tính tổng hoà xã hội của con người trong dã sử cao hơn con người trong chính sử, nhờ những yếu tố thế sự và đời tư, phép “lạ hóa” được người viết chuyển vào lịch sử một cách linh hoạt để trang sách và đời sống gần gũi nhau hơn. Chẳng hạn tên tướng giặc Cờ Đen Lày Sập Trưởng (Gái thời loạn), được mô tả qua phát âm ngọng của y về Tiếng Việt khi hắn tra khảo dân lành, tạo ấn tượng khôi hài về bộ mặt kẻ xâm lược:‘‘Tìn tâu? Tao pắn chít pây giờ!’’ (Tiền đâu? Tao bắn chết bây giờ!). Ngoài ra những thủ pháp truyện lồng trong truyện cũng được Lan Khai sử dụng để tăng thêm sức hấp dẫn cho chính chuyện. Chẳng hạn như câu chuyện Chử Lầu trong truyền thuyết được lồng trong câu chuyện Bóng cờ trắng trong sương mù để tăng thêm cái kì ảo cho sự kiện bạo loạn ở vùng núi của một tộc người Mông. Câu chuyện Chất Khươi truyền thuyết của người Tày được lồng vào câu chuyện Đỉnh Non Thần để làm tăng thêm cảm xúc về sức mạnh của tình yêu giữa Nhạn Nhi và Tuyết Hận. Việc khám phá đúng tâm trạng nhân vật và đặt câu chuyện vào tình huống cần thiết sẽ tạo cho bức tranh hiện thực sống động hơn.
Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ra đời trong trào lưu cách tân tiểu thuyết đáp ứng nhu cầu tiếp nhận đa chiều của bạn đọc. Con người trong tiểu thuyết của ông không‘‘trùng khít’’ với nhân vật lịch sử. Nhà văn đã tước đi những yếu tố ước lệ, các điển tích, điển cố, những ‘‘khuôn mẫu’’ trong văn chương trung đại và những trang viết của các nhà Nho đầu đầu thế kỉ XX, thay vào đó là con người mang trong mình ‘‘cái hay cái dở’’ của cuộc đời. Việc thoát ra kiểu kết cấu chương hồi, tạo tiếng nói đa thanh phức điệu, kết hợp hoà trộn linh hoạt các yêú tố sử thi, thế sự, đời tư, kỳ ảo, tâm lí, lạ hóa, khéo sử dụng cái hài cùng các chất liệu dân gian là những cách làm mới tiểu thuyết của Lan Khai. Mặc dù có những điểm hạn chế về sự cách tân “táo bạo”, có chỗ nhà văn đã “cho nhân vật nói tiếng nói của chàng và nàng ở thế kỉ XX”, song nhìn chung sáng tác của Lan Khai đã thể hiện cái nhìn mới về bản chất con người xã hội, gắn với các sự kiện tiêu biểu trong từng triều đại hoặc ở mỗi địa phương để tạo nên cốt truỵện. Số lượng nhân vật trong mỗi tác phẩm không nhiều, nhưng chi tiết gây ấn tượng ở việc dựng cảnh dựng người, tạo tình huống bất ngờ cùng với lời thuật linh hoạt, kể chuyện xen miêu tả, dùng từ ngữ mang dấu ấn lịch sử, phép lạ hoá, dùng biệt ngữ và địa danh, kết hợp tư liệu lịch triều và dã sử tạo nên các bức tranh nghệ thuật nhiều màu sắc. Tất cả làm nổi lên bức chân dung rõ nét của một nhà tiểu thuyết lịch sử sáu thập niên về trước, một trong những cây bút đi tiên phong trên hành trình cách tân tiểu thuyết. Và như vậy, dường như sự còn mất về tên tuổi của một nhà văn mỗi thời đại văn học là ở hướng đi riêng.
[/h][h=1] VÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN MỞ HƯỚNG CÁCH TÂN[/h]
Những năm gần đây xuất hiện nhiều tiểu thuyết lịch sử, làm nảy sinh các quan niệm tiếp nhận khác nhau. Báo Văn Nghệ đã đăng tải ý kiến của nhiều tác giả xoay quanh vấn đề nguyên mẫu nhân vật lịch sử và việc hư cấu nghệ thuật của nhà văn.
Từ sự suy ngẫm về hai cuốn tiểu thuyết Chốn xưa và Ngân thành cố, trong bài viết Đề tài lịch sử cảm hứng sáng tạo (số 16, 21/4/2007) của nhà văn Trung Quốc Lý Nhuệ, Vương Chí Nhàn nêu ý kiến: “Có muôn vàn cách thức của người viết văn làm cho trang sách của mình khác đi so với quá khứ, và ở đây không ai có quyền tuyên bố mình có trong tay cái chìa khoá duy nhất”. Bài viết Về Nhân vật lịch sử trong văn chương hiện đại (số 36, 6/9/2008), Phạm Quí Bính lại cho rằng: “Nhân vật lịch sử trong văn chương trước hết là một hình ảnh… đây không phải là một hình ảnh bịa đặt tự do, vì nhân vật lịch sử bao giờ cũng có nguyên mẫu trong trí tưởng tượng của bạn đọc, dù các nguyên mẫu ấy đậm hay nhạt. Nếu nhà văn bất chấp cái nguyên mẫu đó, nhân vật có nguy cơ không được độc giả chấp nhận”. Trong thư gửi nhà văn Cao Duy Thảo, nhan đề Xin đừng nhầm lẫn giữa tiểu thuyết và lịch sử (số 45, 8/1/2008), Đình Kính cho rằng: “Đừng hiểu các nhà văn thành các nhà báo, lẽo đẽo chạy theo các sự kiện như kiểu, đã viết về chiến tranh nhất thiết phải có “bóng dáng lính Mĩ và chư hầu” để “đúng với lịch sử”… chưa thay đổi tư duy chúng ta chưa thể “nâng cao tính chuyên nghiệp của văn chương”. Đến bài viết Đề tài lịch sử không bao giờ xưa (VN trẻ số 44, 26/10/2008), Hà Ân lại quan niệm: “Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử cho phép sai biệt với nhân vật trong chính sử: Có thể có những sai biệt cho phép. Như nhân vật trong chính sử có khi chỉ là một cái tên. Ví dụ: Thái Hậu Dương Vân Nga, hay công chúa An Tự hay các anh hùng, dũng sĩ… Nhưng nhà văn có thể viết nhiều tác phẩm về các nhân vật này với nhiều tình tiết mà chính sử không hề có chút nào…”
Mới nhìn qua, tưởng như đây là vấn đề mới về quan niệm nghệ thuật, nhưng đó lại là sự việc đã từng được nêu ra trên diễn đàn văn học nửa đầu thế kỷ XX từ 1935-1942 của các tác giả Trương Tửu, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan, các nhà văn này từng tỏ ý không đồng tình về vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai - một “lão tướng trong làng tiểu thuyết” thời bấy giờ. Trong bài Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử (Loa số 82, Thứ Năm, 12/1935), Trương Tửu tiên đoán Lan Khai “có thể trở nên một nhà tiểu thuyết lịch sử có tài”, nhưng cũng không nhất trí với Lan Khai, ông viết: “Bởi chỉ thích tả tình và cảnh, nên ông dễ sa vào tính cách chung (caraclère universet), không theo sự thực của lịch sử. Vì thế, tiểu thuyết của ông thiếu phong vị và màu sắc thời đại (couleur locale). Ông cho những người ở thế kỷ trước sống những tình cảm và tư tưởng chỉ riêng có ở thế kỷ XX”. Trong cuốn Dưới mắt tôi (1939), qua phê bình 5 tiểu thuyết Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng, Chế Bồng Nga, Ai lên phố Cát, Cái hột mận, Trương Chính cũng không tán thành với cách xây dựng nhân vật không giống với nguyên mẫu lich sử của Lan Khai. Đến cuốn Nhà văn hiện đại, mục Lan Khai (tập IV quyển thượng, 1942), Vũ Ngọc Phan kết lại: “Trong một cuốn lịch sử tiểu thuyết, việc không cần toàn đúng sự thật, nhưng ngôn ngữ cử chỉ các nhân vật cũng cần phải hợp với thời đại. Vào thời Mạc Đăng Dung mà một vị tiểu thư lại thốt ra lời này trước mặt một viên gia tướng: Thế mà ta đã yêu Vũ Mật! Chính tấm lòng ta đã lừa dối ta, còn để làm gì. Lời trên này thật là lời một gái tân thời Việt Nam ở thế kỷ XX đã chịu Âu hoá. Chữ “yêu” theo cái nghĩa về tình ái, cổ nhân chưa biết dùng…”. Hơn sáu thập niên qua, vấn đề sáng tạo tiểu thuyết lịch sử như thế nào cho phù hợp lại tiếp tục được nêu ra. Phải chăng đây là một loại tự sự không hề cũ trước nhu cầu sáng tạo và tiếp nhận của nhiều thập kỉ qua?
Ngược dòng thời gian với khối lượng gần ba mươi tiểu thuyết lịch sử như: Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng, Chàng đi theo nuớc, Cái hột mận, Ai lên phố Cát, Người thù mặt trời, Chế Bồng Nga, Đỉnh Non Thần, Chàng áo xanh, Bóng cờ trắng trong sương mù, Tiếng khóc trong sương, Cánh buồm thoát tục, Việt Nam- Ngươi đi đâu ?; Cưỡi đầu voi dữ, Treo bức chiến bào, Trong cơn binh lửa, Ái tình và sự nghiệp, Thành bại với anh hùng, Tình ngoài muôn dặm; Theo lớp mây đưa, Rỡn sóng Bạch đằng, Sầu lên ngọn ải, Trăng nước Hồ Tây, Gửi cái xuân tàn, Giấc mơ bạo chúa v.v... được sáng tác từ 1932- 1942, cho thấy, Lan Khai là nhà văn có số lượng tiểu thuyết lịch sử lớn nhất ở thế kỉ XX. Đương thời các cây bút như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật… viết tiểu thuyết lịch sử, nhằm tái hiện "đầy đủ" các sự kiện và "nguyên mẫu" nhân vật, nhưng trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Lan Khai lại có hướng đi riêng. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông được nhìn qua lăng kính của một nhà cách tân tiểu thuyết. Do vậy, muốn khám phá tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, cần tìm hiểu ý thức nghệ thuật đương thời của nhà văn.
Trong bài Một niềm tin cần phải có trên Tạp Chí Tao Đàn số 7/1939, Lan Khai viết: "Hỡi người Việt Nam, hãy đem tất cả đức tính của dân tộc ra ánh sáng và làm cho nảy nở đến cực độ đi! Hãy sung sướng và tự cao được là con cháu Rồng Tiên, con cháu của Nguyễn Du, Trưng Trắc, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, Nguyễn Công Trứ.". Như vậy, cảm hứng về dân tộc bao trùm nhận thức của người cầm bút. Trong Lời giới thiệu cuốn sách Bà Chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai đã bộc lộ quan niệm của mình: ‘‘Cũng như tôi, Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử, nhưng khác với tôi, ông lại luôn chú trọng về sự thật trong khi tôi chỉ khuynh hướng về nghệ thuật. Đọc Gái thời loạn, Ai lên phố Cát, nếu người ta mơ màng say đắm với những gì có thể có được thì đọc Hòm đựng người, Bà Chúa Chè, người ta phải sống đầy đủ với những cái đã có thật’’[SUP][SUP][1][/SUP][/SUP]. Điều đó thể hiện hai quan niệm sáng tác khác nhau, phản ánh hai thế giới nghệ thuật khác nhau. Ở chương đầu tác phẩm Ai lên phố Cát, Lan Khai cũng chỉ rõ: "Cho nên sưu tầm nguyên sự thực, nhà làm sử gác bỏ những điều huyền hoặc đã đành. Nhà tiểu thuyết, trái lại, có thể tự do biên chép hết cả để thêm hứng thú cho câu chuyện mình định kể." Theo đó, mục tiêu của nhà sử học và nhà tiểu thuyết có khác nhau; nhà sử học tìm chân lí trong lịch sử bằng tư duy khoa học, nhà văn tìm chân lí trong cuộc sống bằng tư duy nghệ thuật. Do đó, sáng tác là hư cấu dựa trên sử liệu và huyền thoại dân gian.
Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai được hình thành từ hai nguồn: lịch triều và dã sử, không chỉ nhằm tái hiện danh nhân và sự kiện, mà mỗi tác phẩm là một bức tranh riêng về số phận con người. Thế giới nhân vật của ông gồm đủ thành phần: Vua chúa, thái tử, thế tử, khanh tướng, người anh hùng, phụ nữ trong hoàng tộc, thị tỳ, dân chúng, binh sĩ, kẻ cướp nước và bán nước vv... Tất cả liên hệ thành tổng hoà các quan hệ xã hội. Nhưng nhà văn lại chú ý đi sâu vào thế giới bên trong con người, đưa nhân vật về với đời thường. Những nhân vật thống trị của vương triều như vua chúa, thế tử, thái tử, được tạo nên từ hai kiểu: nhân đức và bạo chúa. Trong hàng ngũ bá vương có người tài cao đức cả và cũng có kẻ bất tài, bạo ngược. Trong Cái hột mận, Lý Công Uẩn là một vị tướng, tài binh lược nhưng biết mình và hiểu rõ sức dân, luôn lo cho xã tắc: ‘‘Sức một người khó lòng trọn vẹn’’ và mong muốn ‘‘mở ra cho nước Đại Cồ Việt ta một thời thái bình thịnh trị’’; khi thắng trận, biết đối sử nhân đạo với kẻ thù ‘‘lấy đức phục nhân tâm’’. Bên trong chiếc áo bào rực rỡ hào quang, Lý Công Uẩn cũng là một khách tình si trước nhan sắc người phụ nữ. Hình tượng vua Ngọa Triều là con quỷ dâm dục, khát máu người như: giết anh để đoạt ngôi, ham mê sắc dục đến điên loạn,‘‘dùng lửa đốt người, lấy dao cứa thịt làm hình phạt’’, bắt người‘‘lột trần tuốt nứa’’, ‘‘róc mía đầu sư’’, ‘‘trầm hà’’người lương thiện v.v... nhưng trước dung nhan trác tuyệt của người thiếu nữ, kẻ độc ác cũng thổ lộ lời yêu:‘‘Ngày nay ái khanh đã biến trẫm thành một người, một người như hết thảy mọi người’’. Hình tượng Trần Thủ Độ trong Chiếc Ngai Vàng với bao kế hiểm sâu. Bề ngoài là một quan võ, lo việc chính triều, nhưng bên trong, Thủ Độ là người nắm quyền vương bá. Việc lập kế kết duyên Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh là một tấn tuồng để Độ giành ngôi báu về tay nhà Trần. Thủ Độ nói thẳng ra:‘‘Thiên hạ là của chung, ai khôn thì được chẳng phải riêng gì họ Lý!’’. Từng bước, Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh phế ngôi Hoàng hậu của Chiêu Hoàng, lập người khác, làm tan vỡ mối tình thiêng liêng của đôi lứa. Câu chuyện Thành bại với anh hùng là tấn bi hài kịch, giữa hai thế lực vua và chúa, thái tử và thế tử. Thái tử Duy Vĩ, kẻ có quyền hành nhưng thiếu mưu kế và sức mạnh. Thế tử Trịnh Sâm, kẻ chứa chất mưu gian và tham vọng uy quyền, nên trong con người này chất chồng tội ác: vu oan giáo họa, dẫm đạp lên tình yêu và hạnh phúc của người khác, diệt trừ đồng loại không thương tiếc. Đồng hành với cái ác, phải kể đến Quận công Hoàng Ngũ Phúc, một kẻ cơ mưu xiểm nịnh, bề ngoài tỏ ý trung quân, nhưng bên trong ‘‘đổ dầu thêm vào lửa’’ làm cho mối hận thù của thế tử và thái tử thêm cao, tẩy trừ những người trung nghĩa để thuận việc chuyên quyền. Trong Đỉnh non Thần, Ma Vạn Thắng là một tù trưởng, uy quyền được tạo nên từ tội ác với nhiều hành vi đen tối: giết chủ tướng, cướp vợ người, bòn rút sức dân, cuối cùng bị đối phương cắt mất đầu. Có thể thấy, trong hàng ngũ thống trị cũng muôn hình, muôn vẻ từ chân dung, ngôn ngữ đến tính cách, được khắc họa sống động như những con người thực giữa cuộc đời. Nhưng ai sẽ khám phá và biểu hiện được thế giới bên trong của con người, hẳn chỉ có nhà văn - người duy nhất có quyền năng tưởng tượng và hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật!
Hình tượng những người anh hùng ở mọi tầng lớp và dân tộc, đó là Lý Công Uẩn (Cái hột mận), Vũ Biều, Vũ Mật, Lan Anh (Ai lên phố Cát), Nguyễn Huệ, Đỗ Quyên (Treo bức chiến bào), Trực, Lê (Chàng đi theo nước), Bàn Tuyết Hận (Đỉnh non Thần) vv... Lý Công Uẩn là một tài danh nhưng cũng là con người nhân ái bao dung và nhậy cảm. Vũ Biều, Vũ Mật xuất thân từ dân nghèo có tài năng và chí lớn, xây thành đắp luỹ, phù Lê chống Mạc để thống nhất giang sơn, được nhân dân tôn kính. Vũ Mật dũng cảm xông pha chiến trận, nhưng cũng là con người có đời sống nội tâm phong phú, trong hoàn cảnh éo le nhất vẫn tận trung với nước, vẫn vẹn tình với người yêu. Bàn Tuyết Hận trong Đỉnh non Thần mưu trí trong chiến đấu, lúc hiểm nghèo vẫn giữ trọn tình mẫu tử. Tình yêu đôi lứa đã giúp họ vượt qua thù nhà để hướng về nợ nước. Tuyết Hận đã lên đường chiến đấu dũng cảm chống Pháp rồi hy sinh. Nhân vật Trực và Lê yêu quê huơng đất nước, thương đồng bào, gan dạ chiến đấu. Khi rơi vào tay giặc, câu nói của Trực đầy chí khí: “Giang sơn Việt Nam gặp phải hồi điên đảo, nhưng tâm hồn người Việt Nam còn mạnh mẽ hăng hái, còn thiết tha muốn sống thì không lo gì”. Hình tượng Lê, một mình vào trại giặc để cứu người nghĩa dũng, cũng nói lên tài trí, lòng dũng cảm vô song của người thanh niên đất Việt. Và như vậy, những hành vi của người anh hùng trong đời sống và lịch sử không sống động trong tâm trí của nhà văn sao có thể trở thành hình tượng người anh hùng trong nghệ thuật? Dưới con mắt của nhà tiểu thuyết lịch sử này, người anh hùng không mang trong mình cái siêu nhiên, kì vĩ mà hoà lẫn với con người thế tục, nhưng trong mình có dòng máu yêu nước. Ở họ có sự hợp nhất giữa cái bình thường và cao cả. Họ chỉ trở thành anh hùng trong những biến thiên lịch sử mà thôi.
Trong tác phẩm của Lan Khai, người phụ nữ anh hùng mang nhiều phẩm chất tốt đẹp và có tính cách riêng. Nhân vật Lan Anh trong Ai lên phố Cát có chí phù Lê đã giả trai làm chàng Vân Trung, thân gái dặm trường tìm gặp anh em Biều Vương để liên kết trừ Mạc. Cuộc tình giữa Lan Anh và Vũ Mật đến tự nhiên rồi trải qua sóng gió. Nguời nữ xông pha trận mạc ấy cũng là một con người đa tình đa cảm, khi yêu mới hiểu rõ ‘‘bản chất đàn bà, hiểu dục tình’’, ‘‘bồi hồi mê ảo’’ và cảm thấy như‘‘người mù chợt thấy ánh sáng’’, khi thất vọng cũng khổ đau giằng xé tâm can. Nhân vật Đỗ Quyên trong Treo bức chiến bào là một thiếu nữ, tài võ nghệ, có chí lớn, vào đất Quảng tìm gặp người anh hùng Nguyễn Huệ. Nàng lập nhiều chiến công được trao gươm báu, giúp Nguyễn Huệ trong lúc nguy nan. Tình yêu trong Đỗ Quyên thức dậy trước người anh hùng Nguyễn Huệ với những cảm xúc trong trắng thơ ngây. Nhưng rồi điều thất vọng bất ngờ đến với nàng, khi chưa kịp ‘‘gần gũi tấc gang’’, Nguyễn Huệ đã kết duyên với công chúa Ngọc Hân, Đỗ Quyên treo bức chiến bào lặng lẽ ra đi mang theo một con tim tê tái. Tưởng nhớ một tài nữ, Nguyễn Huệ đã cho tìm‘‘chàng áo xanh’’ khắp nơi nhưng không gặp. Nàng để lại niềm nuối tiếc khôn nguôi trong lòng người ở lại. Trong con mắt nhà tiểu thuyết, người anh hùng ở đây không chỉ là vị tướng tài ba nơi trận mạc, mà trong mình cũng đầy ắp tâm tư, vui buồn, trắc ẩn, khổ đau và dục vọng đời thường như bao con người khác.
Thế giới nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai rất đa dạng từ trong hoàng tộc đến cung nữ, thường dân và dân tộc thiểu số vv... Tuy địa vị, tính cách khác nhau, nhưng họ rất giàu thiên tính nữ. Trong Chiếc ngai vàng, ở vị thế Quốc vương, nhưng Lý Chiêu Hoàng là một thiếu nữ trong sáng, thơ ngây, yêu Trần Cảnh, vua bà chân thành và khát khao làm vợ, khi kết duyên rồi cũng hồn nhiên nhường ngôi báu cho chồng, mà không chút mảy may biết số phận đã nằm trong tay Trần Thủ Độ. Nhân vật Thái Hậu là một người phụ nữ phú quý đủ đầy, nhưng trong những khoảng khắc cô đơn có người chồng là một đức vua bỏ đi tu, nỗi khát khao trần thế khiến Thái Hậu chủ động ngã vào vòng tay Trần Thủ Độ. Dương Hậu trong Cái hột mận, khát tình yêu đã quên đi cái bổn phận vương phi, mê say Lý Công Uẩn. Để thoả dục tình và nỗi hờn ghen với người phụ nữ khác, Hậu không ngần ngại làm những điều phản trắc. Như vậy, trong giàu sang phú quý chưa hẳn con người đã hạnh phúc, một khi dục vọng trần thế vẫn trong vòng cương toả của những lễ nghi hà khắc. Giải phóng con người và bản năng là một nhu cầu tồn tại, là khát vọng chân chính của loài người! Nhà tiểu thuyết muốn nói lên điều đó. Hình tượng Bội Ngọc, một thiếu nữ đẹp, có con mắt tinh đời và một tâm hồn cao cả. Thuỷ chung với Lý Công Uẩn, nàng phải đối mặt với Ngọa Triều, để dẫn tới cái án ‘‘lột trần tuốt nứa’’, cho thấy cái đẹp trên thế gian này không thể tồn tại cùng cái ác. Những trang viết về các cuộc tình cho thấy, đây là một cây bút sớm có cái nhìn mới về vấn đề tính dục, xem đây như một phương diện tự nhiên của đời sống và trong nghệ thuật. Đó cũng là một trong những nhân tố tạo nên những xung đột trong cuộc sống được phản ánh trong nghệ thuật. Nghệ thuật quan tâm về tính dục là đề cập tới một vấn đề có chiều sâu nhân bản được phản ánh trong tiến trình lịch sử nhân loại, mà suốt thời gian dài trong nhiều trang viết của văn học trung đại không ít nhà Nho còn né tránh.
Hình tượng người cung nữ chuyên hầu hạ bá vương và hoàng tộc với công việc nhọc nhằn và nguy hiểm, như người thị nữ của Dương Hậu vì sơ xuất khi tắm cho bà đã bị Hậu dùng xiêm ngọc chọc thủng tay và bị tống giam xuống lãnh cung. Người cung nữ Cẩm Thị Dung, trẻ đẹp, đàn hay, một sơn nữ được tuyển về triều, nhưng ứng sử không hợp lễ, bị vua lăng nhục là‘‘giống Mán Mường ăn cóc chết!’’và khi nàng hỏi lại vua‘‘Mán Mường không có hào kiệt chăng?’’. Lập tức người phụ nữ này rơi vào hình phạt: bàn tay bị đóng đinh vào gốc cây tùng để nhận lệnh chém đầu... Thục Nương, trong Gái thời loạn là một thường dân có nhan sắc, nết na không may rơi vào tay giặc Cờ Đen thành thân phận nô tỳ. Là người thông minh, nàng đã cảm hoá được kẻ thù, khiến tướng giặc Hoàng Thiếu Hoa hối hận nhận ra tôi lỗi của kẻ đi xâm lược. Câu nói vĩnh biệt người đã yêu mình của Thục Nương mang một ý nghĩa sâu sắc:‘‘Hoàng Lang! Vâng, Em yêu chàng lắm! Em thương chàng lắm! Nhưng mà, trời ơi! Trước hết em còn phải là một người con của mẹ, một người dân của nước Nam’’! Tình yêu là điều đáng trân trọng, nhưng Tổ quốc là trên hết, đó dường như là chân lý của con người có Tổ Quốc, được diễn tả qua tiếng nói của một thiếu nữ bình dân càng làm tăng thêm phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam. Thân phận thiếu nữ Trăng Hạ Huyền trong Người thù mặt trời rơi vào bi cảnh hung nô tàn sát gia đình quê hương, thân gái bơ vơ bên bờ vực thẳm. Cuộc gặp tình cờ của nàng với Hốt Tất Liệt vị tướng quân đội Nguyên Mông đã nhen lên ngọn lửa thiêng của tình yêu, khiến vị tướng hung nô sám hối, quyết sống thác với tình. Hình tượng Tiên Nhân trong Bóng cờ trắng trong sương mù, một phụ nữ dân tộc thiểu số mang tham vọng bá vương, gây bao tội ác với dân lành, nhưng trước một chàng trai nghĩa dũng khôi ngô cũng mềm lòng rồi tha chết cho kẻ thù của mình. Điều đó cho thấy, dường như chỉ có tình yêu con người mới hướng về cái thiện. Lan Khai đã dành nhiều tâm huyết viết về người phụ nữ, cho dù ở địa vị nào, họ đều khao khát tự do, được yêu thương hạnh phúc. Ở họ ý thức về con người trần thế, bản năng luôn vượt thoát con người của cương thường giáo lý và những sợi dây ràng buộc vô hình. Đó là điểm khác biệt về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của ông với nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn khác. Việc đào sâu vào khát vọng trần thế của con người cho thấy, ý thức người cầm bút đã tiến công vào thành trì lễ giáo phong kiến, những trở lực ngàn năm còn tồn tại. Mặt khác việc tái tạo các chi tiết éo le của đời sống cũng tạo nên sức lôi cuốn cho bạn đọc của nhà tiểu thuyết lịch sử này. Cuộc tình giữa Lí Công Uẩn và Bội Ngọc; giữa Lan Anh và Vũ Mật, giữa Nguyễn Huệ với Đỗ Quyên; giữa Nhạn Nhi và Tuyết Hận… đều thấm đẫm phong ba bão táp. Các xung đột giữa con người với con người về quyền lợi và dục vọng để dẫn đến những bi kịch trong tiểu thuyết lịch sử cũng được Lan Khai quan tâm khám phá, để người đọc soi vào cái bi của thời đại mình. Do vậy, ngoài những ý nghĩa thẩm mĩ nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai còn thu hút độc giả ở những giá trị nhân sinh.
Trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai còn xuất hiện hình tượng các nhân vật quần chúng như sóng nước. Mặc dù nhà văn không mô tả tường tận tính danh, nhưng mỗi lần họ xuất hiện đều gắn liền với sức mạnh và những biến cố lớn lao của lịch sử. Trong Cái hột mận, khi vua Ngọa Triều bị lật đổ: ‘‘Nhân dân thắp đèn đốt đuốc kéo nhau đi chào đón đội quân chiến thắng... Hết thảy đều hát to những khúc hát hùng hồn, reo hô vạn tuế!” Hay việc nhân dân kính trọng tài đức của Vũ Biều (Ai lên phố Cát) rồi tôn vinh ông làm Chúa Bầu cũng đều nói lên quan niệm “làm lật thuyền mới biết dân như nước”. Điều đó càng làm rõ hơn cái nhìn khách quan về lịch sử: Vận nước ở lòng dân (bài Từ Đền Hạ).
Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, để lại những bức tranh về kẻ cướp nước và bán nước, đó là giặc phương Bắc và thực dân Pháp. Đáng chú ý là tội ác của quân giặc Cờ Đen: Nhân vật Lày Sập Trưởng trong Gái thời loạn hiện nguyên hình là một kẻ khát máu người: “Tung đứa trẻ lên nóc nhà đoạn đưa mũi gươm ra đón”, hay hành động chôn sống dân lành, chém đầu người vô tội… Tên giặc Cờ Đen trong Trong cơn binh lửa lấy dùi nung đỏ đốt người lương thiện làm trò vui cho đồng bọn v.v... Hình tượng hai tướng Ả Dúc và Woòng Tsi trong Chàng đi theo nước là những tên cướp nhà nghề ham tửu sắc, kiêu căng và hiểm độc. Khi chúng xuất hiện: “Đàn bà, trẻ nít, người gọi con, kẻ khóc mẹ, tan tác như gà thấy quạ” v.v… Nhưng trong hàng ngũ quân xâm lược, vẫn còn kẻ có tính người, là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Nhân vật Hoàng Thiếu Hoa trong Gái thời loạn trước cái đẹp và cái thiện đã thức tỉnh nhân tâm, nhận ra tội các của đội quân xâm lược và tự sát. Còn những tên tay sai bán nước, gây tội ác với dân lành như ba mẹ con Chánh Ú, kết cục số phận chúng đều đi đến cái chết nhục nhã. Hình tượng quân xâm lược và tay sai, dưới ngòi bút của Lan Khai là bóng tối của lịch sử, nơi diễn ra những bi kịch của sự sống. Chỉ có tình yêu đôi lứa và lòng yêu Tổ quốc trong mỗi con người là ngọn lửa không bao giờ tắt.
Bên cạnh những câu chuyện lấy đề tài từ chính sử, những trang dã sử tiểu thuyết của Lan Khai đã góp phần mở rộng thêm biên độ để người viết tự do sáng tạo. Phần đông các nhân vật trong tiểu thuyết dã sử của ông là hư cấu như: Tiên Nhân (Bóng cờ trắng trong sương mù), Thục Nương (Gái thời loạn), Trăng Hạ Huyền (Người thù mặt trời), Trực, Lê (Chàng đi theo nước), Ma Vạn Thắng, Nhạn Nhi, Yến Xuân, Bàn Tuyết Hận (Đỉnh Non Thần)… nhưng được lồng ghép khéo léo với thời gian và không gian lịch sử, nhà văn có cơ hội mô tả nhiều bình diện về tâm lý và tính cách con người hơn cái ‘‘khuôn mẫu’’nhân vật trong chính sử, tạo cho bạn đọc thêm cảm nhận về sự gần gũi của họ với những con người trong truyện đường rừng và truyện cổ dân gian. Tính tổng hoà xã hội của con người trong dã sử cao hơn con người trong chính sử, nhờ những yếu tố thế sự và đời tư, phép “lạ hóa” được người viết chuyển vào lịch sử một cách linh hoạt để trang sách và đời sống gần gũi nhau hơn. Chẳng hạn tên tướng giặc Cờ Đen Lày Sập Trưởng (Gái thời loạn), được mô tả qua phát âm ngọng của y về Tiếng Việt khi hắn tra khảo dân lành, tạo ấn tượng khôi hài về bộ mặt kẻ xâm lược:‘‘Tìn tâu? Tao pắn chít pây giờ!’’ (Tiền đâu? Tao bắn chết bây giờ!). Ngoài ra những thủ pháp truyện lồng trong truyện cũng được Lan Khai sử dụng để tăng thêm sức hấp dẫn cho chính chuyện. Chẳng hạn như câu chuyện Chử Lầu trong truyền thuyết được lồng trong câu chuyện Bóng cờ trắng trong sương mù để tăng thêm cái kì ảo cho sự kiện bạo loạn ở vùng núi của một tộc người Mông. Câu chuyện Chất Khươi truyền thuyết của người Tày được lồng vào câu chuyện Đỉnh Non Thần để làm tăng thêm cảm xúc về sức mạnh của tình yêu giữa Nhạn Nhi và Tuyết Hận. Việc khám phá đúng tâm trạng nhân vật và đặt câu chuyện vào tình huống cần thiết sẽ tạo cho bức tranh hiện thực sống động hơn.
Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ra đời trong trào lưu cách tân tiểu thuyết đáp ứng nhu cầu tiếp nhận đa chiều của bạn đọc. Con người trong tiểu thuyết của ông không‘‘trùng khít’’ với nhân vật lịch sử. Nhà văn đã tước đi những yếu tố ước lệ, các điển tích, điển cố, những ‘‘khuôn mẫu’’ trong văn chương trung đại và những trang viết của các nhà Nho đầu đầu thế kỉ XX, thay vào đó là con người mang trong mình ‘‘cái hay cái dở’’ của cuộc đời. Việc thoát ra kiểu kết cấu chương hồi, tạo tiếng nói đa thanh phức điệu, kết hợp hoà trộn linh hoạt các yêú tố sử thi, thế sự, đời tư, kỳ ảo, tâm lí, lạ hóa, khéo sử dụng cái hài cùng các chất liệu dân gian là những cách làm mới tiểu thuyết của Lan Khai. Mặc dù có những điểm hạn chế về sự cách tân “táo bạo”, có chỗ nhà văn đã “cho nhân vật nói tiếng nói của chàng và nàng ở thế kỉ XX”, song nhìn chung sáng tác của Lan Khai đã thể hiện cái nhìn mới về bản chất con người xã hội, gắn với các sự kiện tiêu biểu trong từng triều đại hoặc ở mỗi địa phương để tạo nên cốt truỵện. Số lượng nhân vật trong mỗi tác phẩm không nhiều, nhưng chi tiết gây ấn tượng ở việc dựng cảnh dựng người, tạo tình huống bất ngờ cùng với lời thuật linh hoạt, kể chuyện xen miêu tả, dùng từ ngữ mang dấu ấn lịch sử, phép lạ hoá, dùng biệt ngữ và địa danh, kết hợp tư liệu lịch triều và dã sử tạo nên các bức tranh nghệ thuật nhiều màu sắc. Tất cả làm nổi lên bức chân dung rõ nét của một nhà tiểu thuyết lịch sử sáu thập niên về trước, một trong những cây bút đi tiên phong trên hành trình cách tân tiểu thuyết. Và như vậy, dường như sự còn mất về tên tuổi của một nhà văn mỗi thời đại văn học là ở hướng đi riêng.
Sưu tầm