Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Chu Thiên (2/9/1913 - 1/6/1992) là nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà phê bình văn học Việt Nam. Ông tên thật Hoàng Minh Giám, còn có bút danh khác là Dương Hoàng, sinh năm 1913 tại Yên Thanh, Ý Yên, Nam Định. Trước Cách mạng tháng 8, ông dạy học tư và và viết văn, tiểu thuyết ở Hà Nội.
Những tác phẩm của ông thời kì tập trung về tiểu thuyết lịch sử, dã sử và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là tập Bút nghiên (1942). Kháng chiến chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hóa, vừa dạy học tại trường cấp III Cù Chính Lan của Liên khu III, vừa viết cho các báo Nam Định, Kháng chiến, báo Cứu quốc Thủ đô, và Cứu quốc. Hòa bình lập lại (1954), ông lần lượt đảm nhận các công viêc như Hiệu trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý, Tổ trưởng Tổ phiên dịch trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giảng viện lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông còn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông viết bộ sách Bóng nước Hồ Gươm (gồm 2 tập, 1970), phản ánh tinh thần yêu nước của người Hà Nội trong những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng thủ đô. Ngoài ra ông còn viết nhiều giáo trình, bài báo và sách nghiên cứu về lịch sử và văn học. Ông mất vào 1 tháng 6 năm 1992, hưởng thọ 80 tuổi. Tên của ông đã được đặt cho một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh.
Diễn đàn Bút Nghiên xin chia sẻ tiểu thuyết " Bút Nghiên" với 31 chương tới các bạn!
Mời các bạn đọc chương đầu tiên
xem thêm:
Tiểu thuyết Bút Nghiên - Chu Thiên (phần 2)
Tiểu thuyết Bút Nghiên - Chu Thiên (phần 3)
PHẦN I - CHƯƠNG 1
Tâm ơi, về Thầy bảo kia kìa!
Đương ở trên cây ổi, nghe có tiếng gọi, Tâm vội tụt xuống gốc cây, chị Tâm đã dọa:
- Chết a. Thầy đang tìm đấy a! Cho chết, về mau! Có Thầy Đồ sắp sửa mổ bụng mày!
Tâm khép nép về đến cửa. Thầy Tâm bảo:
- Con về chào Thầy Đồ đi, mai sang thầy dạy học. Mau ngoan.
Tâm chắp tay vái chào, rồi đứng tựa vào tường và giương mắt nhìn ông khách. Khách là một ông Đồ đến ngồi dạy học ở làng, bạn với ông Lý Tưởng, thầy Tâm. Mỗi bận ông Đồ đến chơi, ngồi nói chuyện hàng giờ, Tâm phải đứng hầu điếu đóm và việc vặt. Tâm cho là thường.
Nhưng hôm nay, Tâm thấy khác, ai cũng đều chăm chú đến mình, như đã bàn nhau cái gì ấy. Làm cho Tâm bẽn lẽn đứng lùi dần nép vào xó cửa. Chị Tâm bưng nước lên, nhìn thấy vội hỏi:
- Sao không đứng ra ngoài kia nào?
Tâm lẩm bẩm:
- Thèn thẹn bỏ bố đi ấy!
Rồi Tâm cứ đứng yên lắng tai nghe hai người nói chuyện với nhau. Thầy Tâm nói trước:
- Tôi định mai làm lễ ‘’vỡ lòng’’ cho cháu, rồi sang nhờ bác dạy hộ. Cháu nó nghịch lắm. Bác cứ đánh cho. Ông Đồ hỏi:
- Cháu năm nay lên mấy?
- Nó lên sáu, đẻ tháng hai, nên hồi Tết định ‘’vỡ lòng’’ cho cháu, nhưng sợ tháng bào thai (tháng còn ở trong thai), mà để đến sang năm lên bảy thì lại kiêng tuổi thần đồng.
- Được bác ạ, cho nó học sớm ngày nào hay ngày ấy. Nó cũng đã cứng rồi. Để chơi rong lêu lỏng nó nghịch ngợm hư thân đi, sau này khó bảo.
- Vâng, bác dạy phải lắm, thế mai chúng tôi sửa lễ rồi mời bác sang tác thành cho cháu.
- Vâng, mai tôi xin sang.
Ông Đồ đứng dậy ra về. Ông Lý Tưởng tiễn chân ra đến cổng, lúc giở về, thấy Tâm còn đứng dựa tường ông cười bảo:
- Cho đi chơi hết ngày hôm nay, mai phải đi học.
Tâm chạy ra vườn, nhưng không thiết gì chơi nữa, trong bụng vừa buồn vừa lo. Buồn sẽ không được mỗi ngày nô đùa chạy nhảy, leo cây này, trèo cây nọ, tìm hoa kiếm quả về tế đình và chia phần. Lo không biết đi học rồi ra thế nào, học là một việc rất khó, bài không thuộc, ông Đồ cứ lấy roi mây mà vụt cho thì chết! Tâm rất bối rối, thẫn thờ, Tâm chạy ra thăm cái đình của Tâm làm ở sau nhà. Cái đình bằng hai hòn gạch dựng và lợp một hòn gạch nằm ngang. Ở trong, trên hòn gạch để làm bệ, một cái chén con đựng tro lổng chổng mấy que hương, là nơi thờ thánh. Bên ngoài bát hương nhỏ ấy bày một củ khoai lang nướng. Tất cả lễ vật tế buổi trưa mà làng chưa chia phần. Tâm ngồi xuống cúi đầu nhìn vào đình với một vẻ thành kính rõ rệt. Tâm băn khoăn nghĩ mà lo rồi đây mình đi học, con Vân, con Tẹo bên hàng xóm có quét tước cúng tế ở đình cho được chu đáo không, không thì thánh giận cho chết! Tâm chán ngán, lững thững ra đứng ở gốc cây bưởi tay vịn cành mà chân không muốn trèo lên như mọi bận! Vừa lúc ấy chị Tâm đang hái chè liền đấy trông thấy Tâm vội reo lên:
- A! A! A! Tình tính tang! Mai có đứa bị mổ bụng nhét chữ vào! Vỡ lòng là mổ bụng nhét chữ vào!
Tâm càng thêm lo sợ cứ vẩn vơ chỉ chực khóc, vội chạy sang hỏi thím ở nhà bên cạnh. Bà thím lại cười nói oang oang:
- Thôi chết, thế là hết nô đùa! Ngày mai ông Đồ đến, ông ấy mổ bụng ra như mổ bụng con gà ấy, rồi ông ấy nhét cả quyển sách vào.
Làm cho Tâm sợ hết hồn, không biết làm thế nào mà tránh được, cứ quẩn vào với Mẹ. Chúng nó cười, chúng nó chế, chúng nó nói xấu. Tâm không nhịn được òa lên khóc. Mẹ Tâm chửi toáng lên rồi thì dỗ mãi Tâm mới nín, nhưng Tâm vẫn nắc nõm lo hoài.
Đến lúc Thầy về khuyên giải và đánh những đứa nói láo, Tâm hơi yên bụng, rồi Tâm thiếp ngủ đi lúc nào không biết.
Sáng hôm sau, Tâm không ngủ trưa nữa. Tâm dậy sớm để mà lo. Ở dưới nhà, người ta đồ xôi và làm thịt gà. Trên nhà trần thiết sang trọng như một ngày có giỗ vậy. Thầy Tâm đã đặt một cái án thư ở giữa nhà, trên bầy hai cái ống hương, ba cái dài sơn và một cây đèn dầu nam, Thấy bảo đấy là thiết lập bàn thờ Đức Thánh. Biết vậy! Mâm xôi trắng muốt với con gà béo vàng, ngẩng mỏ ngậm chiếc hoa hồng đã đặt trên bàn coi rất ngon.
Nhưng Tâm không dám nghĩ đến ăn. Vì ông Đồ đã đến, Tâm còn mải sợ lưỡi dao của ông. Người thế mà ác! Sao lại hay mổ bụng trẻ con. Tâm tấm tức nghĩ vậy. Trông trên bàn khói hương nghi ngút, cứ cuồn cuộn lên rồi lại tỏa lan ra, Tâm thấy trong lòng càng thêm nao núng, lại cả đĩa muối và con dao sáng loáng kia nữa.
Thôi chính họ mổ bụng thật rồi. Càng nghĩ Tâm càng bối rối hãi hùng, biết cầu cứu vào đâu bây giờ. Mọi khi có việc gì là chạy ngay đến với Mẹ hay làm nũng với Cha. Nhưng chuyến này chính Cha Mẹ chủ tâm làm thế thì đành chịu, chứ biết kêu ai? Thôi cũng liều, có đau rồi cũng phải khỏi, đã chết đâu mà sợ!
Tâm chăm chăm nhìn ông Đồ từng ly từng tí. Ông lễ bốn lễ trước bàn thờ, vái rồi quỳ, chắp tay giơ lên ngang trán miệng lâm râm khấn. Đoạn ông cầm bút vẽ ngoằn ngoèo bốn cái bùa trên tờ giấy trắng, để lên bàn thờ, quỳ khấn nữa, sau rốt, ông lại lễ bốn lễ. Rồi ông đem đốt tờ giấy, lấy than hòa với nước lã đưa cho Tâm uống. Như một bệnh nhân mong chóng khỏi bệnh uống thuốc một vẻ ngon lành, Tâm mạnh dạn uống một hơi hết cả chén. Ông Đồ bảo Tâm vào lễ bốn lễ, Tâm không rụt rè làm theo lời ngay. Rồi ông Đồ lấy ở trên bàn thờ xuống một cái bút mới, đĩa son vừa mài sẵn và một quyển sách mới đóng có cái bìa đánh nhựa cây dầy cồm cộm. Ông nằm soài xuống giường, hai gối giáp vào bụng, hai chân song song soải đều về bên phải. Ông dí ngòi bút vào mồm nhấm nhấm cái đầu nhọn rồi chấm vào đĩa son lấy ra viết những chữ đỏ lên trên giấy trắng ngà ngà. Viết xong, ông bắt Tâm 4 ngồi xếp bằng xuống chiếu, trước bàn thờ, hai chân gập lại và ông chỉ tay vào từng chữ bảo Tâm học:
- Thiên tích thông minh (Giời phú cho thông sáng).
- Thánh phù công dụng (Đức thánh giúp cho có công nghiệp ích dụng ở đời).
Tâm chăm chăm nhìn nét chữ và học rắn rỏi, được ông Đồ khen:
- Thằng bé học bạo dạn lắm, tất sau nầy học được!
Đương học, Tâm sực nhớ đến con dao vội ngước mắt nhìn lên bàn thờ thì xôi gà và dao đã chuyển đi cả rồi, Tâm lại cắm đầu học.
Mâm cổ đã đặt lên giường, Thầy Tâm, Bác Tâm và ông Đồ đã khề khà rượu. Tâm vẫn ngồi học tiếng to và trong, rất rõ ràng. Mọi người đều khen Tâm ngoan ngoãn mạnh bạo hơn các trẻ khác. Có ngờ đâu, chỉ vì sợ mổ bụng Tâm mới được như vậy, Bác Tâm đã ngấm hơi rượu, oang oang nhủ Tâm:
- Cố học đi cháu ạ, cố học giật lấy cái ‘’cử nhân’’ để rồi làm tiên chỉ làng này mà ăn thủ lợn!
Ông Đồ thêm:
- Học thi đỗ làm quan, tước lộc vua ban thầy cũng được nhờ.
Rồi mọi người cùng cười. Ông Đồ cho Tâm nghỉ đi ăn cơm. Tâm lanh lẹn gấp sách lại, đứng dậy toan đi ngay xuống nhà thì ông Lý Tưởng đã gọi dừng lại bắt xin phép và mời mọi người đã. Tâm chắp tay nói một câu đã quen:
- Con xin rước Thầy Đồ, Bác với Thầy mời rượu, con xin phép xuống nhà ăn cơm ạ!
Ông Đồ ưỡn ngay người lên, xoa tay vào đùi ra vẻ bằng lòng lắm, nói:
- Ừ, cho đi xuống, tốt lắm!
Tâm đã ra đến cửa. Nhưng cái ý nghĩ con dao mổ bụng chưa thoát hẳn. Tâm lại giở lại rón rén, ngập ngừng, ông Lý liền bảo:
- Sao chưa đi ăn cơm? Con quên cái gì thế?
Tâm chấp tay run sợ ấp úng nói:
- Thưa Thầy Đồ, có phải mổ bụng không ạ?
Mọi người đều phá ra cười rũ rượi. Cả những đầy tớ đứng hầu đấy, những người ở nhà dưới không hiểu gì cũng phải chạy cả lên xem. Im tiếng cười, ông Đồ mới ôn tồn nói:
- Ai bảo con thế? Không phải đâu, Vỡ lòng là làm lễ Đức Thánh Khổng Phu Tử rồi bắt đầu học, vì chữ là của Ngài. Một chữ của Thánh là một gánh vàng nên đi học là phải trình Ngài trước, chứ có phải mổ bụng đâu.
Còn ông Lý mắng bâng quơ:
- Quân ranh, chỉ nói láo cho em nó sợ. Thôi xuống ăn cơm đi con!
Thế là xong. Thế là thoát nạn! Nào chị, nào thím, nào hàng xóm, nào người nhà, họ chỉ nói láo dọa trẻ con để Tâm sợ hoảng hồn chứ làm gì có mổ bụng? Tâm vui vẻ xuống nhà và vui vẻ ăn cơm. Bây giờ Tâm không lo nữa. Tâm lại thích đi học kia. Chị Tâm bây giờ lại chế lối khác:
- Ê, lêu lêu! Tam tự kinh là rình bú mẹ.
- Nhân chi sơ là sờ vú mẹ.
- Tính bản thiện là miệng muốn ăn.
Tâm nguây nguẩy cãi:
- Không phải thế kia! đồ nói điêu!
Đọc tiếp: CHƯƠNG 2
Những tác phẩm của ông thời kì tập trung về tiểu thuyết lịch sử, dã sử và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là tập Bút nghiên (1942). Kháng chiến chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hóa, vừa dạy học tại trường cấp III Cù Chính Lan của Liên khu III, vừa viết cho các báo Nam Định, Kháng chiến, báo Cứu quốc Thủ đô, và Cứu quốc. Hòa bình lập lại (1954), ông lần lượt đảm nhận các công viêc như Hiệu trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý, Tổ trưởng Tổ phiên dịch trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giảng viện lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông còn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông viết bộ sách Bóng nước Hồ Gươm (gồm 2 tập, 1970), phản ánh tinh thần yêu nước của người Hà Nội trong những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng thủ đô. Ngoài ra ông còn viết nhiều giáo trình, bài báo và sách nghiên cứu về lịch sử và văn học. Ông mất vào 1 tháng 6 năm 1992, hưởng thọ 80 tuổi. Tên của ông đã được đặt cho một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh.
Diễn đàn Bút Nghiên xin chia sẻ tiểu thuyết " Bút Nghiên" với 31 chương tới các bạn!
Mời các bạn đọc chương đầu tiên
xem thêm:
Tiểu thuyết Bút Nghiên - Chu Thiên (phần 2)
Tiểu thuyết Bút Nghiên - Chu Thiên (phần 3)
PHẦN I - CHƯƠNG 1
Tâm ơi, về Thầy bảo kia kìa!
Đương ở trên cây ổi, nghe có tiếng gọi, Tâm vội tụt xuống gốc cây, chị Tâm đã dọa:
- Chết a. Thầy đang tìm đấy a! Cho chết, về mau! Có Thầy Đồ sắp sửa mổ bụng mày!
Tâm khép nép về đến cửa. Thầy Tâm bảo:
- Con về chào Thầy Đồ đi, mai sang thầy dạy học. Mau ngoan.
Tâm chắp tay vái chào, rồi đứng tựa vào tường và giương mắt nhìn ông khách. Khách là một ông Đồ đến ngồi dạy học ở làng, bạn với ông Lý Tưởng, thầy Tâm. Mỗi bận ông Đồ đến chơi, ngồi nói chuyện hàng giờ, Tâm phải đứng hầu điếu đóm và việc vặt. Tâm cho là thường.
Nhưng hôm nay, Tâm thấy khác, ai cũng đều chăm chú đến mình, như đã bàn nhau cái gì ấy. Làm cho Tâm bẽn lẽn đứng lùi dần nép vào xó cửa. Chị Tâm bưng nước lên, nhìn thấy vội hỏi:
- Sao không đứng ra ngoài kia nào?
Tâm lẩm bẩm:
- Thèn thẹn bỏ bố đi ấy!
Rồi Tâm cứ đứng yên lắng tai nghe hai người nói chuyện với nhau. Thầy Tâm nói trước:
- Tôi định mai làm lễ ‘’vỡ lòng’’ cho cháu, rồi sang nhờ bác dạy hộ. Cháu nó nghịch lắm. Bác cứ đánh cho. Ông Đồ hỏi:
- Cháu năm nay lên mấy?
- Nó lên sáu, đẻ tháng hai, nên hồi Tết định ‘’vỡ lòng’’ cho cháu, nhưng sợ tháng bào thai (tháng còn ở trong thai), mà để đến sang năm lên bảy thì lại kiêng tuổi thần đồng.
- Được bác ạ, cho nó học sớm ngày nào hay ngày ấy. Nó cũng đã cứng rồi. Để chơi rong lêu lỏng nó nghịch ngợm hư thân đi, sau này khó bảo.
- Vâng, bác dạy phải lắm, thế mai chúng tôi sửa lễ rồi mời bác sang tác thành cho cháu.
- Vâng, mai tôi xin sang.
Ông Đồ đứng dậy ra về. Ông Lý Tưởng tiễn chân ra đến cổng, lúc giở về, thấy Tâm còn đứng dựa tường ông cười bảo:
- Cho đi chơi hết ngày hôm nay, mai phải đi học.
Tâm chạy ra vườn, nhưng không thiết gì chơi nữa, trong bụng vừa buồn vừa lo. Buồn sẽ không được mỗi ngày nô đùa chạy nhảy, leo cây này, trèo cây nọ, tìm hoa kiếm quả về tế đình và chia phần. Lo không biết đi học rồi ra thế nào, học là một việc rất khó, bài không thuộc, ông Đồ cứ lấy roi mây mà vụt cho thì chết! Tâm rất bối rối, thẫn thờ, Tâm chạy ra thăm cái đình của Tâm làm ở sau nhà. Cái đình bằng hai hòn gạch dựng và lợp một hòn gạch nằm ngang. Ở trong, trên hòn gạch để làm bệ, một cái chén con đựng tro lổng chổng mấy que hương, là nơi thờ thánh. Bên ngoài bát hương nhỏ ấy bày một củ khoai lang nướng. Tất cả lễ vật tế buổi trưa mà làng chưa chia phần. Tâm ngồi xuống cúi đầu nhìn vào đình với một vẻ thành kính rõ rệt. Tâm băn khoăn nghĩ mà lo rồi đây mình đi học, con Vân, con Tẹo bên hàng xóm có quét tước cúng tế ở đình cho được chu đáo không, không thì thánh giận cho chết! Tâm chán ngán, lững thững ra đứng ở gốc cây bưởi tay vịn cành mà chân không muốn trèo lên như mọi bận! Vừa lúc ấy chị Tâm đang hái chè liền đấy trông thấy Tâm vội reo lên:
- A! A! A! Tình tính tang! Mai có đứa bị mổ bụng nhét chữ vào! Vỡ lòng là mổ bụng nhét chữ vào!
Tâm càng thêm lo sợ cứ vẩn vơ chỉ chực khóc, vội chạy sang hỏi thím ở nhà bên cạnh. Bà thím lại cười nói oang oang:
- Thôi chết, thế là hết nô đùa! Ngày mai ông Đồ đến, ông ấy mổ bụng ra như mổ bụng con gà ấy, rồi ông ấy nhét cả quyển sách vào.
Làm cho Tâm sợ hết hồn, không biết làm thế nào mà tránh được, cứ quẩn vào với Mẹ. Chúng nó cười, chúng nó chế, chúng nó nói xấu. Tâm không nhịn được òa lên khóc. Mẹ Tâm chửi toáng lên rồi thì dỗ mãi Tâm mới nín, nhưng Tâm vẫn nắc nõm lo hoài.
Đến lúc Thầy về khuyên giải và đánh những đứa nói láo, Tâm hơi yên bụng, rồi Tâm thiếp ngủ đi lúc nào không biết.
Sáng hôm sau, Tâm không ngủ trưa nữa. Tâm dậy sớm để mà lo. Ở dưới nhà, người ta đồ xôi và làm thịt gà. Trên nhà trần thiết sang trọng như một ngày có giỗ vậy. Thầy Tâm đã đặt một cái án thư ở giữa nhà, trên bầy hai cái ống hương, ba cái dài sơn và một cây đèn dầu nam, Thấy bảo đấy là thiết lập bàn thờ Đức Thánh. Biết vậy! Mâm xôi trắng muốt với con gà béo vàng, ngẩng mỏ ngậm chiếc hoa hồng đã đặt trên bàn coi rất ngon.
Nhưng Tâm không dám nghĩ đến ăn. Vì ông Đồ đã đến, Tâm còn mải sợ lưỡi dao của ông. Người thế mà ác! Sao lại hay mổ bụng trẻ con. Tâm tấm tức nghĩ vậy. Trông trên bàn khói hương nghi ngút, cứ cuồn cuộn lên rồi lại tỏa lan ra, Tâm thấy trong lòng càng thêm nao núng, lại cả đĩa muối và con dao sáng loáng kia nữa.
Thôi chính họ mổ bụng thật rồi. Càng nghĩ Tâm càng bối rối hãi hùng, biết cầu cứu vào đâu bây giờ. Mọi khi có việc gì là chạy ngay đến với Mẹ hay làm nũng với Cha. Nhưng chuyến này chính Cha Mẹ chủ tâm làm thế thì đành chịu, chứ biết kêu ai? Thôi cũng liều, có đau rồi cũng phải khỏi, đã chết đâu mà sợ!
Tâm chăm chăm nhìn ông Đồ từng ly từng tí. Ông lễ bốn lễ trước bàn thờ, vái rồi quỳ, chắp tay giơ lên ngang trán miệng lâm râm khấn. Đoạn ông cầm bút vẽ ngoằn ngoèo bốn cái bùa trên tờ giấy trắng, để lên bàn thờ, quỳ khấn nữa, sau rốt, ông lại lễ bốn lễ. Rồi ông đem đốt tờ giấy, lấy than hòa với nước lã đưa cho Tâm uống. Như một bệnh nhân mong chóng khỏi bệnh uống thuốc một vẻ ngon lành, Tâm mạnh dạn uống một hơi hết cả chén. Ông Đồ bảo Tâm vào lễ bốn lễ, Tâm không rụt rè làm theo lời ngay. Rồi ông Đồ lấy ở trên bàn thờ xuống một cái bút mới, đĩa son vừa mài sẵn và một quyển sách mới đóng có cái bìa đánh nhựa cây dầy cồm cộm. Ông nằm soài xuống giường, hai gối giáp vào bụng, hai chân song song soải đều về bên phải. Ông dí ngòi bút vào mồm nhấm nhấm cái đầu nhọn rồi chấm vào đĩa son lấy ra viết những chữ đỏ lên trên giấy trắng ngà ngà. Viết xong, ông bắt Tâm 4 ngồi xếp bằng xuống chiếu, trước bàn thờ, hai chân gập lại và ông chỉ tay vào từng chữ bảo Tâm học:
- Thiên tích thông minh (Giời phú cho thông sáng).
- Thánh phù công dụng (Đức thánh giúp cho có công nghiệp ích dụng ở đời).
Tâm chăm chăm nhìn nét chữ và học rắn rỏi, được ông Đồ khen:
- Thằng bé học bạo dạn lắm, tất sau nầy học được!
Đương học, Tâm sực nhớ đến con dao vội ngước mắt nhìn lên bàn thờ thì xôi gà và dao đã chuyển đi cả rồi, Tâm lại cắm đầu học.
Mâm cổ đã đặt lên giường, Thầy Tâm, Bác Tâm và ông Đồ đã khề khà rượu. Tâm vẫn ngồi học tiếng to và trong, rất rõ ràng. Mọi người đều khen Tâm ngoan ngoãn mạnh bạo hơn các trẻ khác. Có ngờ đâu, chỉ vì sợ mổ bụng Tâm mới được như vậy, Bác Tâm đã ngấm hơi rượu, oang oang nhủ Tâm:
- Cố học đi cháu ạ, cố học giật lấy cái ‘’cử nhân’’ để rồi làm tiên chỉ làng này mà ăn thủ lợn!
Ông Đồ thêm:
- Học thi đỗ làm quan, tước lộc vua ban thầy cũng được nhờ.
Rồi mọi người cùng cười. Ông Đồ cho Tâm nghỉ đi ăn cơm. Tâm lanh lẹn gấp sách lại, đứng dậy toan đi ngay xuống nhà thì ông Lý Tưởng đã gọi dừng lại bắt xin phép và mời mọi người đã. Tâm chắp tay nói một câu đã quen:
- Con xin rước Thầy Đồ, Bác với Thầy mời rượu, con xin phép xuống nhà ăn cơm ạ!
Ông Đồ ưỡn ngay người lên, xoa tay vào đùi ra vẻ bằng lòng lắm, nói:
- Ừ, cho đi xuống, tốt lắm!
Tâm đã ra đến cửa. Nhưng cái ý nghĩ con dao mổ bụng chưa thoát hẳn. Tâm lại giở lại rón rén, ngập ngừng, ông Lý liền bảo:
- Sao chưa đi ăn cơm? Con quên cái gì thế?
Tâm chấp tay run sợ ấp úng nói:
- Thưa Thầy Đồ, có phải mổ bụng không ạ?
Mọi người đều phá ra cười rũ rượi. Cả những đầy tớ đứng hầu đấy, những người ở nhà dưới không hiểu gì cũng phải chạy cả lên xem. Im tiếng cười, ông Đồ mới ôn tồn nói:
- Ai bảo con thế? Không phải đâu, Vỡ lòng là làm lễ Đức Thánh Khổng Phu Tử rồi bắt đầu học, vì chữ là của Ngài. Một chữ của Thánh là một gánh vàng nên đi học là phải trình Ngài trước, chứ có phải mổ bụng đâu.
Còn ông Lý mắng bâng quơ:
- Quân ranh, chỉ nói láo cho em nó sợ. Thôi xuống ăn cơm đi con!
Thế là xong. Thế là thoát nạn! Nào chị, nào thím, nào hàng xóm, nào người nhà, họ chỉ nói láo dọa trẻ con để Tâm sợ hoảng hồn chứ làm gì có mổ bụng? Tâm vui vẻ xuống nhà và vui vẻ ăn cơm. Bây giờ Tâm không lo nữa. Tâm lại thích đi học kia. Chị Tâm bây giờ lại chế lối khác:
- Ê, lêu lêu! Tam tự kinh là rình bú mẹ.
- Nhân chi sơ là sờ vú mẹ.
- Tính bản thiện là miệng muốn ăn.
Tâm nguây nguẩy cãi:
- Không phải thế kia! đồ nói điêu!
Đọc tiếp: CHƯƠNG 2