Tiểu sử
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong Thế chiến thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.
Gia thế
Waldviertel, Hạ Áo, quê quán của Adolf Hitler
Hitler khi còn là đứa trẻ.
Alois Hitler, cha của Adolf Hitler
Klara Hitler, mẹ của Adolf Hitler
Sơ lược gia phả của Adolf Hitler
Hitler luôn giữ bí mật gia thế và cuộc sống của mình trước khi tham gia chính trị. Ông nói các đối thủ chính trị của mình vào năm 1930: "Họ không được biết tôi từ đâu đến và xuất xứ từ gia đình nào" (nguyên văn tiếng Đức "Sie dürfen nicht wissen, woher ich komme und aus welcher Familie ich stamme"). Vào năm 1938, ngay sau khi sáp nhập Áo vào Đức, chính Hitler đã ra lệnh tản cư và sau đó san bằng các ngôi làng Döllersheim và Strones, là hương quán của ông bà cũng như bố mẹ ông nằm tại Waldviertel, khu vực phía Tây Bắc của tiểu bang Hạ Áo (Niederösterreich), để xây một doanh trại đào tạo lính (Allentsteig). Theo Krockow, Kershaw và những nhà viết tiểu sử Hitler, nguyên nhân có thể là những bí ẩn của khả năng loạn luân trong gốc gác của Adolf Hitler. Tự chuyện Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi) của Adolf Hitler được nhiều học giả đánh giá là một nguồn thông tin không tin cậy về cuộc đời của ông, vì nó mang nhiều bịa đặt và nhiều nhận định thổi phồng.
Gia đình Hitler có gốc từ vùng Waldviertel, Hạ Áo, cạnh biên giới với Tiệp Khắc. Nguồn gốc của dòng họ Hitler không được rõ và trong thế kỷ 19 cách viết họ này còn thay đổi lẫn nhau giữa Hüttler, Hiedler và Hitler.
Adolf Hitler là người con thứ tư trong sáu người con của Alois Hitler, một viên chức hải quan với Klara, người vợ thứ ba gốc Áo và cũng là cháu gái cột chèo hệ thứ hai của Alois Hitler. Trong sáu người con này thì chỉ Adolf Hitler và em gái là Paula sống đến tuổi thành niên. Alois Hitler còn có một con trai ngoại hôn, Alois Hitler junior và một con gái từ đời vợ thứ hai. Trong tự truyện "Cuộc tranh đấu của tôi", Hitler miêu tả bố mình là một người chuyên quyền, nóng tính. Nhưng thực thế, không có một bằng chứng nào cho thấy Alois Hitler giáo dục con mình nghiêm khắc hơn với mặt bằng xã hội thời đó.
Cha của Adolf Hitler là con trai ngoài giá thú giữa một cô gái nhà nông, bà Anna Maria Schicklgruber và ông Johann Georg Hiedler, người không bao giờ công nhận đứa con này. Sau một khoảng thời gian lâu sau khi cha mẹ mất, vào năm 1876 khi được 40 tuổi Alois đổi họ thành Hitler, việc mà Adolf Hitler luôn đề cao ở cha mình. Nepomuk, em trai của Johann Georg Hiedler đã tuyên thệ tại văn phòng công chứng, rằng anh mình, chồng kế của bà Anna Maria Schicklgruber là cha của Alois.
Có thể kết luận rằng Hitler không biết chắc ai là ông nội của mình. Đây là một vấn đề nguy hiểm, có thể đe dọa vị trí chính trị của Hitler, một chính trị gia ngày càng được nhiều người biết đến từ thập niên 1920 nhờ các tuyên truyền ý thức hệ chủng tộc của ông. Các đối thủ chính trị của Hitler lúc đó cũng đã cố tìm cách chứng minh rằng người lãnh đạo tối cao của đảng Quốc xã, Adolf Hitler lại chính là người có gốc gác Do Thái hoặc người Séc. Theo những kết quả nghiên cứu hiện nay, việc này khó có thể là sự thật và những lời đồn đại này chưa từng được chứng minh rõ ràng. Nhưng đối với Hitler, các vấn đề này rất có thể là nguyên nhân bắt ông ra sức che dấu lí lịch của mình.
Vào năm 1895 ở tuổi 58 cha ông nghỉ hưu, khi đó Adolf Hitler được sáu tuổi, ông theo học một trường công lập ở gần thị trấn Linz, nước Áo. Đến năm 11 tuổi, ông học trường trung học ở Linz. Cha ông hy sinh về mặt tài chính vì con và trông mong Adolf Hitler sẽ trở thành một công chức, nhưng ông luôn chống lại ý tưởng này một cách quyết liệt. Ông kể trong quyển "Cuộc tranh đấu của tôi": "Tôi không muốn trở thành công chức, không, nghìn lần không... Tôi... ớn đến tận cổ với ý nghĩ ngồi trong một văn phòng, đánh mất mọi tự do; không còn làm chủ cho thời gian của mình..."
Điểm học của Adolf Hitler ở trường trung học Linz kém đến nỗi ông phải chuyển qua học trường công lập ở Steyr. Ông chỉ theo học trường này một thời gian ngắn rồi bỏ dỡ, trước khi học xong chương trình. Thất bại ở trường học dày vò Hitler trong đoạn đời về sau, khi ông dùng nhiều từ nhục mạ để nói về những người thầy dạy mình ở trường học thời tuổi nhỏ. Sau này Hitler giải thích, một trong những nguyên do khiến ông học hành kém cỏi, rồi cuối cùng bỏ học là vì muốn chống lại ý muốn của cha ông: "Tôi nghĩ rằng khi cha tôi thấy tôi không tiến bộ ở trường học, ông sẽ cho tôi dồn thời gian vào giấc mơ của tôi, dù cho ông thích hay không."
Alois Hitler qua đời năm 1903, hưởng thọ 65 tuổi khi Adolf Hitler được mười ba tuổi. Mẹ ông lúc này đã 42 tuổi, bà cố gắng nuôi hai đứa con Adolf và Paula bằng số tiền dành dụm ít ỏi và khoản lương hưu nhỏ nhoi. Bà vẫn muốn con trai mình trở thành một công chức, nhưng người con vẫn chống đối. Vì thế, dù giữa hai mẹ con có sợi dây tình cảm thân thương gia đình vẫn có xung đột, và Adolf tiếp tục biếng học. Sau này, Hitler xem quãng đời từ 16 đến 19 tuổi của mình là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời ông. Dù cho mẹ ông gợi ý và những người thân động viên để ông học nghề và tìm việc làm, ông vẫn chỉ muốn rong chơi và mơ đến ngày nào sẽ trở thành một họa sĩ. Tuy bà mẹ hay đau yếu và túng quẫn, Adolf vẫn không muốn đỡ đần. Ông luôn căm ghét ý tưởng làm một nghề cố định nào đấy để sinh sống. Chính trong khoảng thời gian này, ông chán nản học hành nhưng lại đọc rất nhiều sách, sau khi đăng ký làm thành viên của thư viện và bảo tàng địa phương.
Năm 1906, khi vừa lên 17 tuổi, với một khoản tiền do bà mẹ và những người thân khác cung cấp, Hitler đi đến sống ở thủ đô Wien của nước Áo. Anh dọ hỏi việc theo học Viện Hàn lâm Mỹ thuật Wien, và năm sau dự kỳ thi tuyển sinh trong ước vọng trở thành họa sĩ. Nhưng mộng không thành: bức vẽ dự thi của anh không đủ điểm. Hitler cố dự thi lần nữa vào năm sau, nhưng lần này vẫn không đạt. Trong lúc ấy, bà mẹ đang hấp hối vì chứng ung thư. Trong ba năm, bà và dòng họ đã cố gắng chu cấp cho người trai trẻ mà không thấy kết quả gì. Ngày 21 tháng 12 năm 1908, bà qua đời.
Bốn năm kế tiếp, từ năm 1909 đến 1913, là giai đoạn khốn khó cùng cực đối với Hitler. Ông không thiết tha việc học nghề chuyên môn hoặc nhận bất kỳ việc làm thường xuyên nào. Thay vào đấy, ông nhận công việc lặt vặt: quét tuyết, di chuyển hành lý ở ga tầu hỏa, đôi lúc làm công nhân xây dựng trong vài ngày. Tháng 11 năm 1909, không đầy một năm sau khi đến Wien, ông phải rời bỏ căn hộ cho thuê có nội thất để sống 4 năm kế tiếp trong một phòng trọ rẻ tiền hoặc trong khu nhà trọ lụp xụp, và phải dùng bữa ở bếp ăn từ thiện cho qua cơn đói.
Từ việc đọc sách ở Wien, Hitler đã tiếp nhận những ý tưởng nông cạn và xoàng xĩnh, thường là phi lý và lố bịch, lại bị đầu độc bởi những thiên kiến kỳ dị. Những ý tưởng ấy tạo thành một phần nền tảng cho Đế chế Thứ Ba mà Hitler trẻ, ham đọc sách sắp gây dựng nên. Dù không trực tiếp can dự vào chính trị, Hitler theo dõi sát sao hoạt động của ba đảng phái chính của Áo. Việc này đã nảy sinh đầu óc sắc sảo về chính trị giúp Hitler nhìn rõ mặt mạnh và mặt yếu của những phong trào chính trị đương thời. Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến Hitler thành một chính trị gia bậc thầy của nước Đức. Ông nghiên cứu những hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, rồi đi đến 3 kết luận giải thích tại sao đảng này đã thành công: họ biết tạo ra phong trào quần chúng mà nếu thiếu nó, đảng sẽ không có thực quyền; họ đã lĩnh hội được nghệ thuật tuyên truyền trong quần chúng và họ hiểu được giá trị của phương pháp mà ông gọi là "sự khủng bố tâm linh và thể chất".
Ông bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa ông tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.
Và cuối cùng, Hitler đã có kinh nghiệm về người Do Thái trong thời gian sống ở Wien. Dù Hitler sau này kể lại là ông không để ý gì đến người Do Thái lúc còn sống ở Linz, nhưng theo một người bạn thời tuổi trẻ của Hitler thì sự thật khác hẳn. Lúc từ Linz đi đến Wien, Hitler đã sẵn mang tư tưởng bài Do Thái.
Mùa xuân 1913, Hitler vĩnh viễn rời xa Wien để đến sống ở Đức. Lúc này Hitler được 24 tuổi, và mọi người đều thấy là ông hoàn toàn thất bại trong cuộc đời. Ông đã không thể trở thành một họa sĩ, hoặc một nhà kiến trúc. Dưới con mắt của mọi người, ông chẳng là gì cả mà chỉ là một gã lông bông, không có bạn bè, không gia đình, không công ăn việc làm, không có mái ấm. Tuy nhiên, ông có một thứ: lòng tự tin không gì dập tắt được và một ý thức về sứ mệnh nung nấu trong tim.
Những thành tựu của Hitler
Xét qua một người không có sự giáo dục cao, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, không có nhân thân tốt, không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu của Hitler thật là đáng kể trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự.
Hitler duyệt binh trên Thiết giáp hạm Bismarck
Sự hồi phục kinh tế của Đức sau chiến tranh là thành tựu nổi bật, mà trong đảng cũng như các nhà kinh tế nước ngoài ca ngợi là phép lạ. Số người thất nghiệp từ 6 triệu năm 1932 giảm còn không đến 1 triệu bốn năm sau. Sản lượng và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi trong thời gian 1932-37. Tuy Hitler không giỏi về kinh tế, ông quy tụ được những kinh tế gia giỏi, đặc biệt là TS. Hjalmar Schacht, được coi như là nhà phù thủy kinh tế.
Về quân sự, từ quân đội bị Hòa ước Versailles hạn chế ở mức 100.000 người, Hitler tăng quân số lên gấp ba vào cuối năm 1934. Khi phát động tiến công Nga năm 1941, Đức huy động 3,2 triệu quân tiến theo trận tuyến dài 1.600 kilômét.
Trước đó, sau khi quân Đức tràn sang Ba Lan, chỉ trong vòng 48 giờ, Không quân Ba Lan đã bị hủy diệt, phần lớn trong số 500 máy bay hiện đại trúng bom của máy bay Đức trước khi có thể cất cánh. Quân đội Ba Lan tan nát chỉ sau một tuần. Thủ đô Warszawa thất thủ trong vòng 4 tuần.
Ngày 9 tháng 4 năm 1940, Đức đồng loạt tấn công Đan Mạch và Na Uy. Đan Mạch đầu hàng lập tức, còn Na Uy chống cự dằng dai và chỉ đầu hàng 2 tháng sau.
Ngày 10 tháng 5, Đức tấn công Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Hà Lan đầu hàng 5 ngày sau và Bỉ cầm cự không tới 3 tuần. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng từ lúc vượt biên giới Pháp, quân Đức tiến vào thủ đô Paris.
Cuộc tấn công thần tốc qua Pháp một phần là từ quyết định của Hitler. Trong phương án tấn công ban đầu, mũi tiến công chính của Đức cũng giống như trong Đệ nhất thế chiến: đánh qua Bỉ và miền bắc nước Pháp vì địa hình bằng phẳng thuận lợi cho xe tăng. Vì thế Đồng Minh tập trung quân phòng ngự vùng này. Riêng tướng Erich von Manstein, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân A đề xuất mũi tiến công chính của Đức phải là qua vùng Ardennes bằng một lực lượng cơ giới mạnh mẽ. Vốn luôn để ý đến những giải pháp táo bạo và ngay cả khinh suất, Hitler quan tâm đến phương án mới. Kết quả là Đức đánh qua nơi mà Đồng Minh bị bất ngờ nhất, vì lẽ tướng lĩnh của họ – cũng như phần lớn tướng lĩnh Đức – đều xem vùng đồi núi này là không thích hợp cho xe tăng. Bằng chiến thuật Blitzkrieg (sấm sét), quân Đức tiến thần tốc đi vòng qua quân chủ lực của Đồng minh. Hầu như toàn bộ quân đội Pháp bị sụp đổ.
Đến giữa năm 1942, Đức đã thôn tính khoảng 90% diện tích Tây Âu, chỉ trừ Thụy Điển, Vương quốc Anh, Scotland, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ; còn ở Bắc Phi, Đức đang chiếm đóng Tunisia, Lybia và một phần Ai Cập.
Có vài điểm pha trộn trong lĩnh vực chỉ huy quân sự của Hitler. Nhờ quyết định của ông, Đức đánh chiếm thần tốc các nước Bắc Âu với thiệt hại không đáng kể, chỉ một nhóm nhỏ bính sĩ Đức chiếm được pháo đài hiện đại Eben Emael của Bỉ, được xem là có cấu trúc kiên cố nhất Châu Âu, và đánh thần tốc qua Pháp.
Quyết định nhất quán của Hitler là quân Đức phải trụ lại nơi tiến quân chứ không được rút lui. Các tướng lĩnh Đức mâu thuẫn nhau về việc này. Một số chống đối, cho rằng đó là quyết định gây thêm thiệt hại cho Đức, nhưng một số tán thành, cho rằng trến chiến trường đầy băng tuyết, lệnh rút lui chỉ làm cho binh sĩ tháo chạy mà không có căn cứ ở phía sau để họ có thể lui về trú ẩn, và cũng không có phòng tuyến nào để trụ lại.
Những tố chất trong con người Hitler
Trong con người của Hitler có nhiều tố chất đặc biệt, mỗi tố chất phụ trợ và kết hợp với những tố chất khác giúp cho ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân đội, nghiệp đoàn.
Tinh thần ái quốc cực đoan
Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người dân Đức và tranh thủ được sự ủng hộ của quân đội. Ban đầu, các nước Đồng Minh chỉ nhận ra khía cạnh "ái quốc" trong con người Hitler, còn khía cạnh "cực đoan" thì được che giấu bởi tài hùng biện.
Việc làm đi đôi với lời nói
Một khi đã định hình tư tưởng, xuyên suốt qua cương lĩnh đảng, quyển sách Mein Kampf và những bài phát biểu, Hitler đều mang ra thực hiện những gì ông nói. Cũng có nhiều điều ông không làm như đã hứa, nhưng đấy là chiến thuật mị dân trong bước đầu khi Quốc xã muốn chiếm quyền lực bằng lá phiếu dân chủ. Còn lại, Hitler đều thi hành những sách lược chủ chốt đúng như ông đã nói.
Bản chất độc tài, chuyên chế
Bản chất này đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập Đảng Lao động Đức, tiền thân của Quốc xã. Cũng nói là làm, Hitler đã trình bày rất rõ ý định thiết lập một nước Đức dưới chế độ chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới quyền một lãnh tụ chuyên chế.
Lừa dối
Tố chất này không đi ngược lại mà là bổ sung việc thi hành những gì đã nói. Có nghĩa là Hitler sẵn sàng lừa dối để nhằm thi hành những điều chủ chốt trong tư tưởng của ông. Cũng nhờ những tố chất này, Hitler đã chinh phục được giới thương mại và công nghiệp trong nước. Riêng hai cường quốc Anh và Pháp, ban đầu muốn trấn áp Đức nhưng kế tiếp lại muốn xoa dịu Hitler, mở đường cho ông thôn tính Áo và Tiệp Khắc. Đến khi Hitler hung hăng xâm lăng Ba Lan thì họ mới nhận tham vọng vô bờ bến của Hitler, nhưng đã quá muộn: Đệ nhị thế chiến xảy ra là điều tất yếu.
Tài hùng biện
Đây là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng với tính lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân Đức, giới quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Tinh thần ái quốc cực đoan
Hitler: chiến binh dũng cảm
Vào mùa hè 1914, Đệ nhất thế chiến bùng nổ, và Hitler phải làm nghĩa vụ như hàng triệu thanh niên khác. Ông đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern. Giống như hàng triệu người Đức khác, Hitler là một chiến binh can đảm. Sau này có vài đối thủ chính trị kết án ông là kẻ hèn nhát trong chiến tranh, nhưng không có chứng cứ nào trong hồ sơ hậu thuẫn lời kết án này. Hitler được thưởng huy chương hai lần vì tinh thần dũng cảm. Tháng 12 năm 1914 ông được thưởng huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhì, và tháng 8 năm 1918 nhận huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhất, vốn ít khi ban thưởng cho cấp binh sĩ trong Quân đội Đế chế cũ. Ông luôn mang tấm huy chương này một cách hãnh diện cho đến lúc chết.
Hitler và Mannerheim, nhà lãnh đạo Phần Lan
Tuy thế, Hitler là một người lính kỳ lạ. Không có thư từ hoặc quà tiếp tế từ gia đình gửi đến như thường thấy ở những binh sĩ khác. Ông không bao giờ xin nghỉ phép; ông không hề để ý đến phụ nữ như những người lính khác. Giống như những chiến binh quả cảm nhất, ông không bao giờ phàn nàn về tình trạng hôi thối, chấy rận, bùn lầy nơi chiến trường. Ông tỏ ra là một chiến binh hăng say, luôn luôn cực kỳ nghiêm túc trong mọi mục đích của chiến tranh và vận mệnh của nước Đức.
Hitler kể rằng từ lúc đứng trước ngôi mộ bà mẹ mới mất, ông mới bật khóc lần nữa, khi nghe tin Đức thất trận. Giống như hàng triệu người Đức khác lúc ấy và mãi về sau, Hitler không thể chấp nhận thực tế khốc liệt là nước Đức đã chiến bại. Ông càng không thể chịu đựng được tấn thảm kịch ập xuống quê hương thân yêu của ông vào tháng 11 năm 1918. Đối với ông, cũng như đối với mọi người Đức, Quân đội Đức không thua trên trận tuyến, mà bị kẻ phản quốc ở hậu phương (bị gán bằng cụm từ "tội đồ Tháng Mười một") đâm sau lưng. Vì thế mà trong thâm tâm của Hitler cũng như của nhiều người Đức, sự tin tưởng quá khích đối với "truyền thuyết đâm sau lưng" dần dà làm suy yếu nền Cộng hòa và dọn đường cho Hitler cuối cùng lên nắm chính quyền.
Cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng Quốc xã phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.
Tái vũ trang nước Đức
Vì tinh thần ái quốc cực đoan, Hitler theo đuổi một cách không mệt mỏi chương trình tái vũ trang, qua đó được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Quân đội. Bước đầu tiên là tăng quân số lên gấp ba – từ 100.000 (giới hạn của Hòa ước Versailles) lên 300.000 quân tính đến ngày 1 năm 10 năm 1934. Trong thời gian này, Hải quân Đức bắt đầu đóng tàu thiết giáp và tàu ngầm, vi phạm Hòa ước Versailles. Không quân Đức đặt hàng thiết kế máy bay chiến đấu và đào tạo phi công quân sự. Các khu tất bật sản xuất súng đạn, tổng hợp nitrát từ không khí, sản xuất xăng tổng hợp và cao su nhân tạo từ than đá. Các cường quốc, dẫn đầu là Anh, đành phải chấp nhận chuyện đã rồi.
Ngày 16 tháng 3 năm 1935, Hitler ban hành nghị định thiết lập nghĩa vụ quân sự và một quân đội thời bình gồm có 12 quân đoàn và 36 sư đoàn – khoảng nửa triệu người. Các cường quốc chỉ có một số động thái rỗng tuếch để cảnh cáo Hitler.
Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler bí mật ban hành Luật Bảo vệ Đế chế, tổ chức lại quân lực; Bộ Quốc phòng đổi thành Bộ Chiến tranh. Quân đội Đức từ danh hiệu Reichswehr (Quân Phòng vệ Đế chế) dưới thời Cộng hòa bây giờ được chuyển thành Wehrmacht (Lực lượng Phòng vệ). Hitler kiêm thêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Mỗi binh chủng hải lục không quân có Tư lệnh và Bộ Tư lệnh riêng.
Hitler đề xuất hải quân mới của Đức ở mức 35% tải trọng lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, và như thế vẫn còn khiến cho Đức 15% thấp hơn tải trọng của Hải quân Pháp. Anh nhanh chóng chấp nhận đề xuất này mà không tham khảo với Pháp, vô hình trung cho phép Đức tự do đóng tàu cho hạm đội càng nhanh càng tốt theo khả năng có thể – ngang bằng khả năng huy động tối đa các xưởng đóng tàu và nhà máy thép trong 10 năm. Vì thế, đây không phải là giới hạn tái vũ trang của Đức mà là khuyến khích bành trướng binh chủng hải quân nhanh chóng theo khả năng của Đức.
Bài Do Thái
Suốt đời, Hitler là người bài Do Thái một cách mù quáng và quá khích. Di chúc của ông – viết ra vài giờ trước khi qua đời – chứa đựng lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái, cho là họ có trách nhiệm đối với cuộc chiến mà ông phát động. Lòng căm thù nóng bỏng này, được lan truyền qua nhiều người Đức, cuối cùng dẫn đến cuộc tàn sát kinh khủng trên diện rộng đến nỗi để lại một vết sẹo kinh hoàng trên nền văn minh của nhân loại và chắc chắn sẽ còn tồn tại khi nào mà con người còn sống trên quả đất.
Tinh thần bài Do Thái lan truyền mạnh mẽ trong các cấp chính quyền của Đức, đến nỗi các bị cáo trong Tòa án Nürnberg tin rằng thẩm phán trong các phiên tòa là người Do Thái!
Cuộc tàn sát người Do Thái
"Giải pháp cuối cùng" là cụm từ do giới Quốc xã sử dụng (chỉ mới được đưa ra ánh sáng trước Tòa án Nürnberg) để chỉ các cuộc tàn sát người Do Thái tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Có nhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại. Theo hai binh sĩ SS làm nhân chứng tại Tòa án Nürnberg, Karl Eichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệu. Eichmann là Trưởng ban Người Do Thái của tổ chức RSHA, thực hiện "Giải pháp cuối cùng" dưới sự chỉ đạo của Heydrich. Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Tòa án Nürnberg là 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoàn Do Thái Thế giới. Riêng Reitlinger cho số thấp hơn, từ 4,2 đến gần 4,6 triệu.
Vào năm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên những lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng. Dù theo ước lượng nào, điều chắc chắn là phân nửa số người này đã bị Quốc xã sát hại. Đấy là hệ lụy chung cuộc và cái giá ghê gớm của sự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã truyền tải đến – hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.
Tuần lễ Thủy tinh vỡ
Vào mùa thu 1938, có thêm một điểm ngoặt cho Quốc xã, diễn ra trong thời gian mà đảng viên sau này gọi là "Tuần lễ Thủy tinh vỡ".
Ngày 7 tháng 11, một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi tên Herschel Grynszpan bắn chết Bí thư Thứ Ba của đại sứ quán Đức ở Paris. Cha của anh trai trẻ này nằm trong số cả chục nghìn người Do Thái bị trục xuất sang Ba Lan. Để trả thù cho việc này và cho việc ngược đãi người Do Thái nói chung ở Đức mà anh trai trẻ tìm đến đại sứ quán Đức với ý định hạ sát đại sứ. Nhưng người Bí thư Thứ Ba được phái ra xem anh muốn gì, và bị anh bắn chết.
Đêm 9 rạng sáng 10 tháng 11, một đợt giết chóc tệ hại nhất, cho đến lúc này, xảy ra. Theo Quốc xã, đấy chỉ là do việc dân Đức có phản ứng "tự phát" với tin giết người ở Paris. Nhưng sau Thế chiến thứ hai, tài liệu tịch thu cho thấy Đức đã sắp đặt việc "tự phát".
Nội bộ Quốc xã báo cáo 119 giáo đường của người Do Thái bị đốt, 76 giáo đường khác bị phá hủy, 7.500 cửa hàng Do Thái bị phá phách. Có 20.000 người Do Thái bị bắt, 36 người chết, 36 bị thương nặng – đều là người Do Thái.
Người Do Thái còn phải chi trả cho sự phá hủy tài sản của họ. Nhà nước tich thu tiền bảo hiểm đáng lẽ họ nhận được. Thêm nữa, họ phải chung nhau trả khoản tiền phạt một tỉ Mark Đức vì lý do "tội ác ghê tởm của họ", theo lời Göring.
"Tuần lễ Thủy tinh vỡ" là dấu hiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại mà cuối cùng sẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và đất nước của ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy dẫy những biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại của Hitler. Nhưng từ trước đến giờ, Hitler đã cố tự kiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bước đường đi lên của ông và của đất nước ông. Ở những thời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì và tính toán cẩn thận cho hậu quả đã giúp cho ông đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng bây giờ, như ngày 9 tháng 11 và những hệ lụy về sau sẽ cho thấy, Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoang tưởng tự đại của ông đã trở nên áp chế. Biên bản buổi họp ngày 12 tháng 11 do Göring chủ trì cho thấy chính Hitler có trách nhiệm đối với đêm tàn phá trong tháng 11 ấy; chính ông đã thúc đẩy Göring loại trừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúc này trở đi, chủ nhân ông tuyệt đối của Đế chế thứ Ba sẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đã thường cứu nguy cho ông trước đây. Và dù cho thiên tài của ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đáng kinh ngạc khác, những hạt mầm độc hại cho việc tự phá hủy chung cục của nhà độc tài và của đất nước ông đã được gieo cấy.
Việc làm đi đôi với lời nói
Cương lĩnh đảng
Trong đại hội quy mô đầu tiên của Đảng Lao động Đức (tiền thân của Quốc xã) ngày 24 tháng 2 năm 1920, lần đầu tiên Hitler nêu lên 25 điểm trong cương lĩnh của Đảng Lao động Đức. Những điểm quan trọng nhất sau này được Hitler mang ra thi hành, với hệ lụy tàn khốc cho hàng triệu người trong và ngoài nước Đức.
Điểm thứ nhất trong bản cương lĩnh đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong một nước Đức mở rộng. Đây đúng là việc mà Hitler thực hiện sau này khi sáp nhập Áo với 6 triệu người Đức và vùng Sudetenland với 6 triệu người Đức khác. Đấy cũng là đúng theo yêu sách đòi lại vùng Gdańsk và những vùng đất khác ở Ba Lan có nhiều người Đức sinh sống. Và một trong những điều bất hạnh cho thế giới là có quá nhiều người trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến đã bỏ qua hoặc chế giễu mục đích này của Quốc xã mà Hitler đã cất công ghi trên giấy trắng mực đen. Những quan điểm bài Do Thái đưa ra cương lĩnh đảng cũng là lời cảnh cáo kinh khủng.
Có hai điểm trong cương lĩnh mà Hitler sẽ thi hành ngay khi trở thành thủ tướng. Điểm 2 đòi hỏi xóa bỏ các Hòa ước Versailles và Saint-Germain. Điểm 25 trù định việc "thiết lập một quyền lực trung ương mạnh cho Nhà nước". Điểm này – cũng như Điểm 1 và Điểm 2 đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong Đế chế và việc xóa bỏ các hòa ước – được chính Hitler kiên quyết đưa vào cương lĩnh. Việc này cho thấy ngay từ lúc ấy, khi mà bên ngoài München chưa có mấy ai biết đến đảng của Hitler, ông đã phóng tầm nhìn đến chân trời xa hơn dù cho có nguy cơ bị mất sự hậu thuẫn ngay trong lãnh địa của mình.
Vào lúc ấy, tư tưởng ly khai nổi lên mạnh mẽ ở Bayern. Người Bayern thường xuyên xung khắc với chính quyền trung ương vì họ yêu sách phân quyền nhiều hơn hầu Bayern có thể được tự trị. Nhưng Hitler đang nhắm đến quyền lực không những ở Bayern mà còn bao trùm cả nước Đức, và nếu muốn duy trì quyền lực như thế cần có chính quyền trung ương mạnh, xóa bỏ những bang bán tự trị trong nền cộng hòa hiện thời và trong Đế chế Đức ngày xưa. Một trong những động thái của Hitler khi lên nắm chính quyền năm 1933 là nhanh chóng thực hiện điểm cuối cùng trong cương lĩnh của đảng mà lúc đầu không có mấy ai để ý đến. Không ai có thể trách Hitler đã không cảnh báo đầy đủ trước – trên giấy trắng mực đen – ngay từ bước khởi đầu.
Mùa hè 1924, trong tòa pháo đài Landsberg xưa cũ được dùng làm nhà tù, Adolf Hitler, tù nhân nhưng được đối xử như là khách danh dự với một căn phòng cho riêng mình và cảnh quan tuyệt vời bên ngoài, gọi Rudolf Hess đến (đã ra đầu thú và vào tù) để bắt đầu đọc cho anh này ghi lại từ chương này qua chương kia của một quyển sách có tựa đề là Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi).
Trong quyển Mein Kampf, Hitler diễn giải tư tưởng của ông và áp dụng đặc biệt vào việc phục hồi nước Đức. Hitler cho rằng Đức cần có không gian sinh sống (Lebensraum) ở miền Đông và phải sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích này. Chủ yếu là chiếm đất của Nga, phục hồi đường ranh giới của Đế quốc La Mã Thần thánh 600 năm về trước.
Hitler cũng vạch ra việc tạo dựng một quốc gia dựa trên chủng tộc thuần khiết và quy tụ mọi người Đức lúc này còn đang sống bên ngoài biên giới Đức. Trên quốc gia này sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đối dưới quyền một lãnh tụ – chính là ông ta – để ban hành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn, rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống dưới.
Tư tưởng chủ chốt thứ hai trong quyển Mein Kampf là về chủng tộc, nêu lên tính ưu việt của chủng tộc Aryan, chà đạp lên những chủng tộc khác, những thứ cỏ rác – đấy là Do Thái và Slav. Một lần nữa, phải công nhận rằng việc làm của Hitler đi đôi với lời nói khi ông thi hành chính sách diệt chủng ở Đông Âu trong chiến tranh.
Sau này, Hitler thực hiện đúng như những gì ông đã vạch ra trong quyển Mein Kampf.
Sau khi ra khỏi nhà tù, ngày 27 tháng 2 năm 1925, Hitler mở đại hội đầu tiên của Đảng Quốc xã kể từ vụ Đảo chính Nhà hàng Bia với hai mục đích trong đầu mà từ nay về sau ông nhất định sẽ theo đuổi. Thứ nhất là tập trung mọi quyền lực vào tay ông. Thứ hai là tạo dựng lại Đảng Quốc xã thành một tổ chức chính trị hầu nắm chính quyền thông qua con đường hợp hiến mà thôi.
Tài hùng biện, tổ chức và tuyên truyền
Trong những ngày sống lang thang ở Wien, Hitler để ý đến tầm quan trọng của tài hùng biện trong chính trị, và ông viết:
Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực thần kỳ của lời nói, và chỉ do lời nói mà thôi.... Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của nỗi mê đắm và xúc cảm của con người...
Dù không tham gia vào hoạt động chính trị của Áo, anh trai trẻ Hitler đã bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa anh tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.
Tổ chức cơ cấu đảng
Khởi đầu, không có triển vọng gì về sự nghiệp chính trị cho một người Áo 31 tuổi không bạn bè, không tiền bạc, không công ăn việc làm, không nghề chuyên môn, và không hề có kinh nghiệm gì về hoạt động chính trị. Hitler nhận thức được điều này.
Hitler trở lại München vào mùa xuân 1919, rồi được điều vào Ban Báo chí và Thông tin của Phòng Chiến tranh Chính trị đóng tại quân khu địa phương. Quân đội Đức bây giờ nhúng sâu vào chính trị, đặc biệt là ở Bayern. Để quảng bá đường lối bảo thủ, họ tổ chức cho binh sĩ theo học các lớp chính trị, và Hitler là học viên chăm chỉ tham dự một trong các lớp học này. Một ngày tháng 9 năm 1919, Phòng Chiến tranh Chính trị ra lệnh cho Hitler dò xét một nhóm chính trị nhỏ tự gọi là Đảng Lao động Đức lúc ấy có không đến 100 đảng viên. Kết quả của việc này là Hitler chấp nhận trở thành Ủy viên Trung ương thứ bảy của Đảng Lao động Đức.
Ngay từ đầu, Hitler đã thể hiện một cách đáng kinh ngạc tài năng hùng biện, tổ chức và tuyên truyền. Đầu năm 1920, Hitler nắm nhiệm vụ tuyên truyền cho đảng, tổ chức một đại hội lớn lao nhất mà đảng tí hon này chưa từng mơ đến. Đại hội được dự trù vào ngày 24 tháng 2 năm 1920 trong một nhà hàng bia nổi tiếng ở München có sức chứa 2.000 người. Tài hùng biện của Hitler cũng giúp đảng thu thêm được đóng góp tài chính.
Thiết kế huy hiệu và cờ của Đảng Quốc xã
Cũng vào mùa hè 1920, nhà họa sĩ thất bại Hitler nhưng bây giờ trở thành bậc thầy về nghệ thuật tuyên truyền, phát sinh ý tưởng mà chỉ có thể được xem là một cú đột phá của thiên tài. Ông thấy cái mà đảng đang thiếu là một huy hiệu, một lá cờ, một biểu tượng nhằm thể hiện những gì mà đảng muốn phát huy và nhằm kích thích óc tưởng tượng của quần chúng – những người sẽ tiến bước và chiến đấu dưới ngọn cờ của đảng. Sau khi đã tập trung suy nghĩ và xem xét vô số mẫu thiết kế, Hitler tạo nên một lá cờ nền mầu đỏ, ở giữa có một đĩa tròn mầu trắng trong đó in hình chữ thập ngược mầu đen. Chẳng bao lâu, lực lượng SA và đảng viên Quốc xã mang băng tay có hình chữ thập ngược, và hai năm sau Hitler thiết kế lá cờ nghi thức để mang đi trong những cuộc diễu hành và để giăng lên sau khán đài của những buổi mít-tinh. Những tác phẩm này không hẳn là "mỹ thuật", nhưng là nghệ thuật tuyên truyền ở đẳng cấp cao. Đảng Quốc xã bây giờ có một biểu tượng mà không đảng phái nào khác sánh bằng. Hình chữ thập ngược dường như tự nó toát ra một sức mạnh huyền bí, để lôi kéo quần chúng hành động theo một đường hướng mới, và họ bắt đầu tụ hội dưới lá cờ của Quốc xã.
Trong phiên tòa xử tội phản quốc vì đã chủ mưu biến cố mà các sử gia gọi là Đảo chính Nhà hàng Bia, Hitler tạo ấn tượng mạnh trong lòng người dân Đức bằng tài hùng biện và tinh thần quốc gia sôi sục, và đưa tên tuổi ông lên trang nhất nhiều tờ báo trên thế giới. Hitler chỉ bị án 5 năm tù. Tuy thất bại, vụ bạo loạn khiến cho Hitler nổi danh cả nước, và trong con mắt nhiều người ông là người yêu nước và nhà anh hùng. Bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã biến vụ việc thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất.
Sau khi ra khỏi tù, cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng này phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.
Trong kỳ tổng tuyển cử ngày 5 tháng 3 năm 1933, Quốc xã mở chiến dịch tuyên truyền vận động theo tầm mức nước Đức chưa từng thấy bao giờ. Lần đầu tiên, đài truyền thanh của Nhà nước phát đi giọng nói của Hitler, Hermann Göring và Joseph Göbbels đến mọi miền của đất nước. Đường phố giăng đầy cờ mang chữ thập ngược, vang vọng tiếng bước của binh sĩ SA. Những cuộc mít-tinh, diễu hành đốt đuốc buổi tối và âm thanh lan khắp các quảng trường. những tấm pa-nô đầy dẫy hình ảnh tuyên truyền rực rỡ của Quốc xã, và trong đêm tối ánh lửa trại soi sáng những triền đồi. Cử tri bị phỉnh phờ với những lời hứa về thiên đường Đức, bị đội quân áo nâu trên đường phố dọa dẫm khủng bố và kinh hãi vì những "phát hiện" về cuộc "cách mạng" của phe Cộng sản.
Đây là kỳ tổng tuyển cử dân chủ thực sự theo chiến lược của Hitler: nắm chính quyền bằng đường lối hợp pháp. Vì thế, đa số cử tri vẫn có thể bỏ phiếu chống lại Hitler. Đảng Quốc xã dẫn đầu, nhưng chỉ thu được 44% số phiếu.
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong Thế chiến thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.
Gia thế
Waldviertel, Hạ Áo, quê quán của Adolf Hitler
Hitler khi còn là đứa trẻ.
Alois Hitler, cha của Adolf Hitler
Klara Hitler, mẹ của Adolf Hitler
Sơ lược gia phả của Adolf Hitler
Hitler luôn giữ bí mật gia thế và cuộc sống của mình trước khi tham gia chính trị. Ông nói các đối thủ chính trị của mình vào năm 1930: "Họ không được biết tôi từ đâu đến và xuất xứ từ gia đình nào" (nguyên văn tiếng Đức "Sie dürfen nicht wissen, woher ich komme und aus welcher Familie ich stamme"). Vào năm 1938, ngay sau khi sáp nhập Áo vào Đức, chính Hitler đã ra lệnh tản cư và sau đó san bằng các ngôi làng Döllersheim và Strones, là hương quán của ông bà cũng như bố mẹ ông nằm tại Waldviertel, khu vực phía Tây Bắc của tiểu bang Hạ Áo (Niederösterreich), để xây một doanh trại đào tạo lính (Allentsteig). Theo Krockow, Kershaw và những nhà viết tiểu sử Hitler, nguyên nhân có thể là những bí ẩn của khả năng loạn luân trong gốc gác của Adolf Hitler. Tự chuyện Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi) của Adolf Hitler được nhiều học giả đánh giá là một nguồn thông tin không tin cậy về cuộc đời của ông, vì nó mang nhiều bịa đặt và nhiều nhận định thổi phồng.
Gia đình Hitler có gốc từ vùng Waldviertel, Hạ Áo, cạnh biên giới với Tiệp Khắc. Nguồn gốc của dòng họ Hitler không được rõ và trong thế kỷ 19 cách viết họ này còn thay đổi lẫn nhau giữa Hüttler, Hiedler và Hitler.
Adolf Hitler là người con thứ tư trong sáu người con của Alois Hitler, một viên chức hải quan với Klara, người vợ thứ ba gốc Áo và cũng là cháu gái cột chèo hệ thứ hai của Alois Hitler. Trong sáu người con này thì chỉ Adolf Hitler và em gái là Paula sống đến tuổi thành niên. Alois Hitler còn có một con trai ngoại hôn, Alois Hitler junior và một con gái từ đời vợ thứ hai. Trong tự truyện "Cuộc tranh đấu của tôi", Hitler miêu tả bố mình là một người chuyên quyền, nóng tính. Nhưng thực thế, không có một bằng chứng nào cho thấy Alois Hitler giáo dục con mình nghiêm khắc hơn với mặt bằng xã hội thời đó.
Cha của Adolf Hitler là con trai ngoài giá thú giữa một cô gái nhà nông, bà Anna Maria Schicklgruber và ông Johann Georg Hiedler, người không bao giờ công nhận đứa con này. Sau một khoảng thời gian lâu sau khi cha mẹ mất, vào năm 1876 khi được 40 tuổi Alois đổi họ thành Hitler, việc mà Adolf Hitler luôn đề cao ở cha mình. Nepomuk, em trai của Johann Georg Hiedler đã tuyên thệ tại văn phòng công chứng, rằng anh mình, chồng kế của bà Anna Maria Schicklgruber là cha của Alois.
Có thể kết luận rằng Hitler không biết chắc ai là ông nội của mình. Đây là một vấn đề nguy hiểm, có thể đe dọa vị trí chính trị của Hitler, một chính trị gia ngày càng được nhiều người biết đến từ thập niên 1920 nhờ các tuyên truyền ý thức hệ chủng tộc của ông. Các đối thủ chính trị của Hitler lúc đó cũng đã cố tìm cách chứng minh rằng người lãnh đạo tối cao của đảng Quốc xã, Adolf Hitler lại chính là người có gốc gác Do Thái hoặc người Séc. Theo những kết quả nghiên cứu hiện nay, việc này khó có thể là sự thật và những lời đồn đại này chưa từng được chứng minh rõ ràng. Nhưng đối với Hitler, các vấn đề này rất có thể là nguyên nhân bắt ông ra sức che dấu lí lịch của mình.
Vào năm 1895 ở tuổi 58 cha ông nghỉ hưu, khi đó Adolf Hitler được sáu tuổi, ông theo học một trường công lập ở gần thị trấn Linz, nước Áo. Đến năm 11 tuổi, ông học trường trung học ở Linz. Cha ông hy sinh về mặt tài chính vì con và trông mong Adolf Hitler sẽ trở thành một công chức, nhưng ông luôn chống lại ý tưởng này một cách quyết liệt. Ông kể trong quyển "Cuộc tranh đấu của tôi": "Tôi không muốn trở thành công chức, không, nghìn lần không... Tôi... ớn đến tận cổ với ý nghĩ ngồi trong một văn phòng, đánh mất mọi tự do; không còn làm chủ cho thời gian của mình..."
Điểm học của Adolf Hitler ở trường trung học Linz kém đến nỗi ông phải chuyển qua học trường công lập ở Steyr. Ông chỉ theo học trường này một thời gian ngắn rồi bỏ dỡ, trước khi học xong chương trình. Thất bại ở trường học dày vò Hitler trong đoạn đời về sau, khi ông dùng nhiều từ nhục mạ để nói về những người thầy dạy mình ở trường học thời tuổi nhỏ. Sau này Hitler giải thích, một trong những nguyên do khiến ông học hành kém cỏi, rồi cuối cùng bỏ học là vì muốn chống lại ý muốn của cha ông: "Tôi nghĩ rằng khi cha tôi thấy tôi không tiến bộ ở trường học, ông sẽ cho tôi dồn thời gian vào giấc mơ của tôi, dù cho ông thích hay không."
Alois Hitler qua đời năm 1903, hưởng thọ 65 tuổi khi Adolf Hitler được mười ba tuổi. Mẹ ông lúc này đã 42 tuổi, bà cố gắng nuôi hai đứa con Adolf và Paula bằng số tiền dành dụm ít ỏi và khoản lương hưu nhỏ nhoi. Bà vẫn muốn con trai mình trở thành một công chức, nhưng người con vẫn chống đối. Vì thế, dù giữa hai mẹ con có sợi dây tình cảm thân thương gia đình vẫn có xung đột, và Adolf tiếp tục biếng học. Sau này, Hitler xem quãng đời từ 16 đến 19 tuổi của mình là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời ông. Dù cho mẹ ông gợi ý và những người thân động viên để ông học nghề và tìm việc làm, ông vẫn chỉ muốn rong chơi và mơ đến ngày nào sẽ trở thành một họa sĩ. Tuy bà mẹ hay đau yếu và túng quẫn, Adolf vẫn không muốn đỡ đần. Ông luôn căm ghét ý tưởng làm một nghề cố định nào đấy để sinh sống. Chính trong khoảng thời gian này, ông chán nản học hành nhưng lại đọc rất nhiều sách, sau khi đăng ký làm thành viên của thư viện và bảo tàng địa phương.
Năm 1906, khi vừa lên 17 tuổi, với một khoản tiền do bà mẹ và những người thân khác cung cấp, Hitler đi đến sống ở thủ đô Wien của nước Áo. Anh dọ hỏi việc theo học Viện Hàn lâm Mỹ thuật Wien, và năm sau dự kỳ thi tuyển sinh trong ước vọng trở thành họa sĩ. Nhưng mộng không thành: bức vẽ dự thi của anh không đủ điểm. Hitler cố dự thi lần nữa vào năm sau, nhưng lần này vẫn không đạt. Trong lúc ấy, bà mẹ đang hấp hối vì chứng ung thư. Trong ba năm, bà và dòng họ đã cố gắng chu cấp cho người trai trẻ mà không thấy kết quả gì. Ngày 21 tháng 12 năm 1908, bà qua đời.
Bốn năm kế tiếp, từ năm 1909 đến 1913, là giai đoạn khốn khó cùng cực đối với Hitler. Ông không thiết tha việc học nghề chuyên môn hoặc nhận bất kỳ việc làm thường xuyên nào. Thay vào đấy, ông nhận công việc lặt vặt: quét tuyết, di chuyển hành lý ở ga tầu hỏa, đôi lúc làm công nhân xây dựng trong vài ngày. Tháng 11 năm 1909, không đầy một năm sau khi đến Wien, ông phải rời bỏ căn hộ cho thuê có nội thất để sống 4 năm kế tiếp trong một phòng trọ rẻ tiền hoặc trong khu nhà trọ lụp xụp, và phải dùng bữa ở bếp ăn từ thiện cho qua cơn đói.
Từ việc đọc sách ở Wien, Hitler đã tiếp nhận những ý tưởng nông cạn và xoàng xĩnh, thường là phi lý và lố bịch, lại bị đầu độc bởi những thiên kiến kỳ dị. Những ý tưởng ấy tạo thành một phần nền tảng cho Đế chế Thứ Ba mà Hitler trẻ, ham đọc sách sắp gây dựng nên. Dù không trực tiếp can dự vào chính trị, Hitler theo dõi sát sao hoạt động của ba đảng phái chính của Áo. Việc này đã nảy sinh đầu óc sắc sảo về chính trị giúp Hitler nhìn rõ mặt mạnh và mặt yếu của những phong trào chính trị đương thời. Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến Hitler thành một chính trị gia bậc thầy của nước Đức. Ông nghiên cứu những hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, rồi đi đến 3 kết luận giải thích tại sao đảng này đã thành công: họ biết tạo ra phong trào quần chúng mà nếu thiếu nó, đảng sẽ không có thực quyền; họ đã lĩnh hội được nghệ thuật tuyên truyền trong quần chúng và họ hiểu được giá trị của phương pháp mà ông gọi là "sự khủng bố tâm linh và thể chất".
Ông bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa ông tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.
Và cuối cùng, Hitler đã có kinh nghiệm về người Do Thái trong thời gian sống ở Wien. Dù Hitler sau này kể lại là ông không để ý gì đến người Do Thái lúc còn sống ở Linz, nhưng theo một người bạn thời tuổi trẻ của Hitler thì sự thật khác hẳn. Lúc từ Linz đi đến Wien, Hitler đã sẵn mang tư tưởng bài Do Thái.
Mùa xuân 1913, Hitler vĩnh viễn rời xa Wien để đến sống ở Đức. Lúc này Hitler được 24 tuổi, và mọi người đều thấy là ông hoàn toàn thất bại trong cuộc đời. Ông đã không thể trở thành một họa sĩ, hoặc một nhà kiến trúc. Dưới con mắt của mọi người, ông chẳng là gì cả mà chỉ là một gã lông bông, không có bạn bè, không gia đình, không công ăn việc làm, không có mái ấm. Tuy nhiên, ông có một thứ: lòng tự tin không gì dập tắt được và một ý thức về sứ mệnh nung nấu trong tim.
Những thành tựu của Hitler
Xét qua một người không có sự giáo dục cao, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, không có nhân thân tốt, không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu của Hitler thật là đáng kể trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự.
Hitler duyệt binh trên Thiết giáp hạm Bismarck
Sự hồi phục kinh tế của Đức sau chiến tranh là thành tựu nổi bật, mà trong đảng cũng như các nhà kinh tế nước ngoài ca ngợi là phép lạ. Số người thất nghiệp từ 6 triệu năm 1932 giảm còn không đến 1 triệu bốn năm sau. Sản lượng và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi trong thời gian 1932-37. Tuy Hitler không giỏi về kinh tế, ông quy tụ được những kinh tế gia giỏi, đặc biệt là TS. Hjalmar Schacht, được coi như là nhà phù thủy kinh tế.
Về quân sự, từ quân đội bị Hòa ước Versailles hạn chế ở mức 100.000 người, Hitler tăng quân số lên gấp ba vào cuối năm 1934. Khi phát động tiến công Nga năm 1941, Đức huy động 3,2 triệu quân tiến theo trận tuyến dài 1.600 kilômét.
Trước đó, sau khi quân Đức tràn sang Ba Lan, chỉ trong vòng 48 giờ, Không quân Ba Lan đã bị hủy diệt, phần lớn trong số 500 máy bay hiện đại trúng bom của máy bay Đức trước khi có thể cất cánh. Quân đội Ba Lan tan nát chỉ sau một tuần. Thủ đô Warszawa thất thủ trong vòng 4 tuần.
Ngày 9 tháng 4 năm 1940, Đức đồng loạt tấn công Đan Mạch và Na Uy. Đan Mạch đầu hàng lập tức, còn Na Uy chống cự dằng dai và chỉ đầu hàng 2 tháng sau.
Ngày 10 tháng 5, Đức tấn công Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Hà Lan đầu hàng 5 ngày sau và Bỉ cầm cự không tới 3 tuần. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng từ lúc vượt biên giới Pháp, quân Đức tiến vào thủ đô Paris.
Cuộc tấn công thần tốc qua Pháp một phần là từ quyết định của Hitler. Trong phương án tấn công ban đầu, mũi tiến công chính của Đức cũng giống như trong Đệ nhất thế chiến: đánh qua Bỉ và miền bắc nước Pháp vì địa hình bằng phẳng thuận lợi cho xe tăng. Vì thế Đồng Minh tập trung quân phòng ngự vùng này. Riêng tướng Erich von Manstein, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân A đề xuất mũi tiến công chính của Đức phải là qua vùng Ardennes bằng một lực lượng cơ giới mạnh mẽ. Vốn luôn để ý đến những giải pháp táo bạo và ngay cả khinh suất, Hitler quan tâm đến phương án mới. Kết quả là Đức đánh qua nơi mà Đồng Minh bị bất ngờ nhất, vì lẽ tướng lĩnh của họ – cũng như phần lớn tướng lĩnh Đức – đều xem vùng đồi núi này là không thích hợp cho xe tăng. Bằng chiến thuật Blitzkrieg (sấm sét), quân Đức tiến thần tốc đi vòng qua quân chủ lực của Đồng minh. Hầu như toàn bộ quân đội Pháp bị sụp đổ.
Đến giữa năm 1942, Đức đã thôn tính khoảng 90% diện tích Tây Âu, chỉ trừ Thụy Điển, Vương quốc Anh, Scotland, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ; còn ở Bắc Phi, Đức đang chiếm đóng Tunisia, Lybia và một phần Ai Cập.
Có vài điểm pha trộn trong lĩnh vực chỉ huy quân sự của Hitler. Nhờ quyết định của ông, Đức đánh chiếm thần tốc các nước Bắc Âu với thiệt hại không đáng kể, chỉ một nhóm nhỏ bính sĩ Đức chiếm được pháo đài hiện đại Eben Emael của Bỉ, được xem là có cấu trúc kiên cố nhất Châu Âu, và đánh thần tốc qua Pháp.
Quyết định nhất quán của Hitler là quân Đức phải trụ lại nơi tiến quân chứ không được rút lui. Các tướng lĩnh Đức mâu thuẫn nhau về việc này. Một số chống đối, cho rằng đó là quyết định gây thêm thiệt hại cho Đức, nhưng một số tán thành, cho rằng trến chiến trường đầy băng tuyết, lệnh rút lui chỉ làm cho binh sĩ tháo chạy mà không có căn cứ ở phía sau để họ có thể lui về trú ẩn, và cũng không có phòng tuyến nào để trụ lại.
Những tố chất trong con người Hitler
Trong con người của Hitler có nhiều tố chất đặc biệt, mỗi tố chất phụ trợ và kết hợp với những tố chất khác giúp cho ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân đội, nghiệp đoàn.
Tinh thần ái quốc cực đoan
Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người dân Đức và tranh thủ được sự ủng hộ của quân đội. Ban đầu, các nước Đồng Minh chỉ nhận ra khía cạnh "ái quốc" trong con người Hitler, còn khía cạnh "cực đoan" thì được che giấu bởi tài hùng biện.
Việc làm đi đôi với lời nói
Một khi đã định hình tư tưởng, xuyên suốt qua cương lĩnh đảng, quyển sách Mein Kampf và những bài phát biểu, Hitler đều mang ra thực hiện những gì ông nói. Cũng có nhiều điều ông không làm như đã hứa, nhưng đấy là chiến thuật mị dân trong bước đầu khi Quốc xã muốn chiếm quyền lực bằng lá phiếu dân chủ. Còn lại, Hitler đều thi hành những sách lược chủ chốt đúng như ông đã nói.
Bản chất độc tài, chuyên chế
Bản chất này đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập Đảng Lao động Đức, tiền thân của Quốc xã. Cũng nói là làm, Hitler đã trình bày rất rõ ý định thiết lập một nước Đức dưới chế độ chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới quyền một lãnh tụ chuyên chế.
Lừa dối
Tố chất này không đi ngược lại mà là bổ sung việc thi hành những gì đã nói. Có nghĩa là Hitler sẵn sàng lừa dối để nhằm thi hành những điều chủ chốt trong tư tưởng của ông. Cũng nhờ những tố chất này, Hitler đã chinh phục được giới thương mại và công nghiệp trong nước. Riêng hai cường quốc Anh và Pháp, ban đầu muốn trấn áp Đức nhưng kế tiếp lại muốn xoa dịu Hitler, mở đường cho ông thôn tính Áo và Tiệp Khắc. Đến khi Hitler hung hăng xâm lăng Ba Lan thì họ mới nhận tham vọng vô bờ bến của Hitler, nhưng đã quá muộn: Đệ nhị thế chiến xảy ra là điều tất yếu.
Tài hùng biện
Đây là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng với tính lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân Đức, giới quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Tinh thần ái quốc cực đoan
Hitler: chiến binh dũng cảm
Vào mùa hè 1914, Đệ nhất thế chiến bùng nổ, và Hitler phải làm nghĩa vụ như hàng triệu thanh niên khác. Ông đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern. Giống như hàng triệu người Đức khác, Hitler là một chiến binh can đảm. Sau này có vài đối thủ chính trị kết án ông là kẻ hèn nhát trong chiến tranh, nhưng không có chứng cứ nào trong hồ sơ hậu thuẫn lời kết án này. Hitler được thưởng huy chương hai lần vì tinh thần dũng cảm. Tháng 12 năm 1914 ông được thưởng huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhì, và tháng 8 năm 1918 nhận huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhất, vốn ít khi ban thưởng cho cấp binh sĩ trong Quân đội Đế chế cũ. Ông luôn mang tấm huy chương này một cách hãnh diện cho đến lúc chết.
Hitler và Mannerheim, nhà lãnh đạo Phần Lan
Tuy thế, Hitler là một người lính kỳ lạ. Không có thư từ hoặc quà tiếp tế từ gia đình gửi đến như thường thấy ở những binh sĩ khác. Ông không bao giờ xin nghỉ phép; ông không hề để ý đến phụ nữ như những người lính khác. Giống như những chiến binh quả cảm nhất, ông không bao giờ phàn nàn về tình trạng hôi thối, chấy rận, bùn lầy nơi chiến trường. Ông tỏ ra là một chiến binh hăng say, luôn luôn cực kỳ nghiêm túc trong mọi mục đích của chiến tranh và vận mệnh của nước Đức.
Hitler kể rằng từ lúc đứng trước ngôi mộ bà mẹ mới mất, ông mới bật khóc lần nữa, khi nghe tin Đức thất trận. Giống như hàng triệu người Đức khác lúc ấy và mãi về sau, Hitler không thể chấp nhận thực tế khốc liệt là nước Đức đã chiến bại. Ông càng không thể chịu đựng được tấn thảm kịch ập xuống quê hương thân yêu của ông vào tháng 11 năm 1918. Đối với ông, cũng như đối với mọi người Đức, Quân đội Đức không thua trên trận tuyến, mà bị kẻ phản quốc ở hậu phương (bị gán bằng cụm từ "tội đồ Tháng Mười một") đâm sau lưng. Vì thế mà trong thâm tâm của Hitler cũng như của nhiều người Đức, sự tin tưởng quá khích đối với "truyền thuyết đâm sau lưng" dần dà làm suy yếu nền Cộng hòa và dọn đường cho Hitler cuối cùng lên nắm chính quyền.
Cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng Quốc xã phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.
Tái vũ trang nước Đức
Vì tinh thần ái quốc cực đoan, Hitler theo đuổi một cách không mệt mỏi chương trình tái vũ trang, qua đó được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Quân đội. Bước đầu tiên là tăng quân số lên gấp ba – từ 100.000 (giới hạn của Hòa ước Versailles) lên 300.000 quân tính đến ngày 1 năm 10 năm 1934. Trong thời gian này, Hải quân Đức bắt đầu đóng tàu thiết giáp và tàu ngầm, vi phạm Hòa ước Versailles. Không quân Đức đặt hàng thiết kế máy bay chiến đấu và đào tạo phi công quân sự. Các khu tất bật sản xuất súng đạn, tổng hợp nitrát từ không khí, sản xuất xăng tổng hợp và cao su nhân tạo từ than đá. Các cường quốc, dẫn đầu là Anh, đành phải chấp nhận chuyện đã rồi.
Ngày 16 tháng 3 năm 1935, Hitler ban hành nghị định thiết lập nghĩa vụ quân sự và một quân đội thời bình gồm có 12 quân đoàn và 36 sư đoàn – khoảng nửa triệu người. Các cường quốc chỉ có một số động thái rỗng tuếch để cảnh cáo Hitler.
Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler bí mật ban hành Luật Bảo vệ Đế chế, tổ chức lại quân lực; Bộ Quốc phòng đổi thành Bộ Chiến tranh. Quân đội Đức từ danh hiệu Reichswehr (Quân Phòng vệ Đế chế) dưới thời Cộng hòa bây giờ được chuyển thành Wehrmacht (Lực lượng Phòng vệ). Hitler kiêm thêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Mỗi binh chủng hải lục không quân có Tư lệnh và Bộ Tư lệnh riêng.
Hitler đề xuất hải quân mới của Đức ở mức 35% tải trọng lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, và như thế vẫn còn khiến cho Đức 15% thấp hơn tải trọng của Hải quân Pháp. Anh nhanh chóng chấp nhận đề xuất này mà không tham khảo với Pháp, vô hình trung cho phép Đức tự do đóng tàu cho hạm đội càng nhanh càng tốt theo khả năng có thể – ngang bằng khả năng huy động tối đa các xưởng đóng tàu và nhà máy thép trong 10 năm. Vì thế, đây không phải là giới hạn tái vũ trang của Đức mà là khuyến khích bành trướng binh chủng hải quân nhanh chóng theo khả năng của Đức.
Bài Do Thái
Suốt đời, Hitler là người bài Do Thái một cách mù quáng và quá khích. Di chúc của ông – viết ra vài giờ trước khi qua đời – chứa đựng lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái, cho là họ có trách nhiệm đối với cuộc chiến mà ông phát động. Lòng căm thù nóng bỏng này, được lan truyền qua nhiều người Đức, cuối cùng dẫn đến cuộc tàn sát kinh khủng trên diện rộng đến nỗi để lại một vết sẹo kinh hoàng trên nền văn minh của nhân loại và chắc chắn sẽ còn tồn tại khi nào mà con người còn sống trên quả đất.
Tinh thần bài Do Thái lan truyền mạnh mẽ trong các cấp chính quyền của Đức, đến nỗi các bị cáo trong Tòa án Nürnberg tin rằng thẩm phán trong các phiên tòa là người Do Thái!
Cuộc tàn sát người Do Thái
"Giải pháp cuối cùng" là cụm từ do giới Quốc xã sử dụng (chỉ mới được đưa ra ánh sáng trước Tòa án Nürnberg) để chỉ các cuộc tàn sát người Do Thái tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Có nhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại. Theo hai binh sĩ SS làm nhân chứng tại Tòa án Nürnberg, Karl Eichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệu. Eichmann là Trưởng ban Người Do Thái của tổ chức RSHA, thực hiện "Giải pháp cuối cùng" dưới sự chỉ đạo của Heydrich. Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Tòa án Nürnberg là 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoàn Do Thái Thế giới. Riêng Reitlinger cho số thấp hơn, từ 4,2 đến gần 4,6 triệu.
Vào năm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên những lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng. Dù theo ước lượng nào, điều chắc chắn là phân nửa số người này đã bị Quốc xã sát hại. Đấy là hệ lụy chung cuộc và cái giá ghê gớm của sự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã truyền tải đến – hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.
Tuần lễ Thủy tinh vỡ
Vào mùa thu 1938, có thêm một điểm ngoặt cho Quốc xã, diễn ra trong thời gian mà đảng viên sau này gọi là "Tuần lễ Thủy tinh vỡ".
Ngày 7 tháng 11, một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi tên Herschel Grynszpan bắn chết Bí thư Thứ Ba của đại sứ quán Đức ở Paris. Cha của anh trai trẻ này nằm trong số cả chục nghìn người Do Thái bị trục xuất sang Ba Lan. Để trả thù cho việc này và cho việc ngược đãi người Do Thái nói chung ở Đức mà anh trai trẻ tìm đến đại sứ quán Đức với ý định hạ sát đại sứ. Nhưng người Bí thư Thứ Ba được phái ra xem anh muốn gì, và bị anh bắn chết.
Đêm 9 rạng sáng 10 tháng 11, một đợt giết chóc tệ hại nhất, cho đến lúc này, xảy ra. Theo Quốc xã, đấy chỉ là do việc dân Đức có phản ứng "tự phát" với tin giết người ở Paris. Nhưng sau Thế chiến thứ hai, tài liệu tịch thu cho thấy Đức đã sắp đặt việc "tự phát".
Nội bộ Quốc xã báo cáo 119 giáo đường của người Do Thái bị đốt, 76 giáo đường khác bị phá hủy, 7.500 cửa hàng Do Thái bị phá phách. Có 20.000 người Do Thái bị bắt, 36 người chết, 36 bị thương nặng – đều là người Do Thái.
Người Do Thái còn phải chi trả cho sự phá hủy tài sản của họ. Nhà nước tich thu tiền bảo hiểm đáng lẽ họ nhận được. Thêm nữa, họ phải chung nhau trả khoản tiền phạt một tỉ Mark Đức vì lý do "tội ác ghê tởm của họ", theo lời Göring.
"Tuần lễ Thủy tinh vỡ" là dấu hiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại mà cuối cùng sẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và đất nước của ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy dẫy những biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại của Hitler. Nhưng từ trước đến giờ, Hitler đã cố tự kiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bước đường đi lên của ông và của đất nước ông. Ở những thời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì và tính toán cẩn thận cho hậu quả đã giúp cho ông đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng bây giờ, như ngày 9 tháng 11 và những hệ lụy về sau sẽ cho thấy, Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoang tưởng tự đại của ông đã trở nên áp chế. Biên bản buổi họp ngày 12 tháng 11 do Göring chủ trì cho thấy chính Hitler có trách nhiệm đối với đêm tàn phá trong tháng 11 ấy; chính ông đã thúc đẩy Göring loại trừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúc này trở đi, chủ nhân ông tuyệt đối của Đế chế thứ Ba sẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đã thường cứu nguy cho ông trước đây. Và dù cho thiên tài của ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đáng kinh ngạc khác, những hạt mầm độc hại cho việc tự phá hủy chung cục của nhà độc tài và của đất nước ông đã được gieo cấy.
Việc làm đi đôi với lời nói
Cương lĩnh đảng
Trong đại hội quy mô đầu tiên của Đảng Lao động Đức (tiền thân của Quốc xã) ngày 24 tháng 2 năm 1920, lần đầu tiên Hitler nêu lên 25 điểm trong cương lĩnh của Đảng Lao động Đức. Những điểm quan trọng nhất sau này được Hitler mang ra thi hành, với hệ lụy tàn khốc cho hàng triệu người trong và ngoài nước Đức.
Điểm thứ nhất trong bản cương lĩnh đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong một nước Đức mở rộng. Đây đúng là việc mà Hitler thực hiện sau này khi sáp nhập Áo với 6 triệu người Đức và vùng Sudetenland với 6 triệu người Đức khác. Đấy cũng là đúng theo yêu sách đòi lại vùng Gdańsk và những vùng đất khác ở Ba Lan có nhiều người Đức sinh sống. Và một trong những điều bất hạnh cho thế giới là có quá nhiều người trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến đã bỏ qua hoặc chế giễu mục đích này của Quốc xã mà Hitler đã cất công ghi trên giấy trắng mực đen. Những quan điểm bài Do Thái đưa ra cương lĩnh đảng cũng là lời cảnh cáo kinh khủng.
Có hai điểm trong cương lĩnh mà Hitler sẽ thi hành ngay khi trở thành thủ tướng. Điểm 2 đòi hỏi xóa bỏ các Hòa ước Versailles và Saint-Germain. Điểm 25 trù định việc "thiết lập một quyền lực trung ương mạnh cho Nhà nước". Điểm này – cũng như Điểm 1 và Điểm 2 đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong Đế chế và việc xóa bỏ các hòa ước – được chính Hitler kiên quyết đưa vào cương lĩnh. Việc này cho thấy ngay từ lúc ấy, khi mà bên ngoài München chưa có mấy ai biết đến đảng của Hitler, ông đã phóng tầm nhìn đến chân trời xa hơn dù cho có nguy cơ bị mất sự hậu thuẫn ngay trong lãnh địa của mình.
Vào lúc ấy, tư tưởng ly khai nổi lên mạnh mẽ ở Bayern. Người Bayern thường xuyên xung khắc với chính quyền trung ương vì họ yêu sách phân quyền nhiều hơn hầu Bayern có thể được tự trị. Nhưng Hitler đang nhắm đến quyền lực không những ở Bayern mà còn bao trùm cả nước Đức, và nếu muốn duy trì quyền lực như thế cần có chính quyền trung ương mạnh, xóa bỏ những bang bán tự trị trong nền cộng hòa hiện thời và trong Đế chế Đức ngày xưa. Một trong những động thái của Hitler khi lên nắm chính quyền năm 1933 là nhanh chóng thực hiện điểm cuối cùng trong cương lĩnh của đảng mà lúc đầu không có mấy ai để ý đến. Không ai có thể trách Hitler đã không cảnh báo đầy đủ trước – trên giấy trắng mực đen – ngay từ bước khởi đầu.
Mùa hè 1924, trong tòa pháo đài Landsberg xưa cũ được dùng làm nhà tù, Adolf Hitler, tù nhân nhưng được đối xử như là khách danh dự với một căn phòng cho riêng mình và cảnh quan tuyệt vời bên ngoài, gọi Rudolf Hess đến (đã ra đầu thú và vào tù) để bắt đầu đọc cho anh này ghi lại từ chương này qua chương kia của một quyển sách có tựa đề là Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi).
Trong quyển Mein Kampf, Hitler diễn giải tư tưởng của ông và áp dụng đặc biệt vào việc phục hồi nước Đức. Hitler cho rằng Đức cần có không gian sinh sống (Lebensraum) ở miền Đông và phải sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích này. Chủ yếu là chiếm đất của Nga, phục hồi đường ranh giới của Đế quốc La Mã Thần thánh 600 năm về trước.
Hitler cũng vạch ra việc tạo dựng một quốc gia dựa trên chủng tộc thuần khiết và quy tụ mọi người Đức lúc này còn đang sống bên ngoài biên giới Đức. Trên quốc gia này sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đối dưới quyền một lãnh tụ – chính là ông ta – để ban hành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn, rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống dưới.
Tư tưởng chủ chốt thứ hai trong quyển Mein Kampf là về chủng tộc, nêu lên tính ưu việt của chủng tộc Aryan, chà đạp lên những chủng tộc khác, những thứ cỏ rác – đấy là Do Thái và Slav. Một lần nữa, phải công nhận rằng việc làm của Hitler đi đôi với lời nói khi ông thi hành chính sách diệt chủng ở Đông Âu trong chiến tranh.
Sau này, Hitler thực hiện đúng như những gì ông đã vạch ra trong quyển Mein Kampf.
Sau khi ra khỏi nhà tù, ngày 27 tháng 2 năm 1925, Hitler mở đại hội đầu tiên của Đảng Quốc xã kể từ vụ Đảo chính Nhà hàng Bia với hai mục đích trong đầu mà từ nay về sau ông nhất định sẽ theo đuổi. Thứ nhất là tập trung mọi quyền lực vào tay ông. Thứ hai là tạo dựng lại Đảng Quốc xã thành một tổ chức chính trị hầu nắm chính quyền thông qua con đường hợp hiến mà thôi.
Tài hùng biện, tổ chức và tuyên truyền
Trong những ngày sống lang thang ở Wien, Hitler để ý đến tầm quan trọng của tài hùng biện trong chính trị, và ông viết:
Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực thần kỳ của lời nói, và chỉ do lời nói mà thôi.... Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của nỗi mê đắm và xúc cảm của con người...
Dù không tham gia vào hoạt động chính trị của Áo, anh trai trẻ Hitler đã bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa anh tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.
Tổ chức cơ cấu đảng
Khởi đầu, không có triển vọng gì về sự nghiệp chính trị cho một người Áo 31 tuổi không bạn bè, không tiền bạc, không công ăn việc làm, không nghề chuyên môn, và không hề có kinh nghiệm gì về hoạt động chính trị. Hitler nhận thức được điều này.
Hitler trở lại München vào mùa xuân 1919, rồi được điều vào Ban Báo chí và Thông tin của Phòng Chiến tranh Chính trị đóng tại quân khu địa phương. Quân đội Đức bây giờ nhúng sâu vào chính trị, đặc biệt là ở Bayern. Để quảng bá đường lối bảo thủ, họ tổ chức cho binh sĩ theo học các lớp chính trị, và Hitler là học viên chăm chỉ tham dự một trong các lớp học này. Một ngày tháng 9 năm 1919, Phòng Chiến tranh Chính trị ra lệnh cho Hitler dò xét một nhóm chính trị nhỏ tự gọi là Đảng Lao động Đức lúc ấy có không đến 100 đảng viên. Kết quả của việc này là Hitler chấp nhận trở thành Ủy viên Trung ương thứ bảy của Đảng Lao động Đức.
Ngay từ đầu, Hitler đã thể hiện một cách đáng kinh ngạc tài năng hùng biện, tổ chức và tuyên truyền. Đầu năm 1920, Hitler nắm nhiệm vụ tuyên truyền cho đảng, tổ chức một đại hội lớn lao nhất mà đảng tí hon này chưa từng mơ đến. Đại hội được dự trù vào ngày 24 tháng 2 năm 1920 trong một nhà hàng bia nổi tiếng ở München có sức chứa 2.000 người. Tài hùng biện của Hitler cũng giúp đảng thu thêm được đóng góp tài chính.
Thiết kế huy hiệu và cờ của Đảng Quốc xã
Cũng vào mùa hè 1920, nhà họa sĩ thất bại Hitler nhưng bây giờ trở thành bậc thầy về nghệ thuật tuyên truyền, phát sinh ý tưởng mà chỉ có thể được xem là một cú đột phá của thiên tài. Ông thấy cái mà đảng đang thiếu là một huy hiệu, một lá cờ, một biểu tượng nhằm thể hiện những gì mà đảng muốn phát huy và nhằm kích thích óc tưởng tượng của quần chúng – những người sẽ tiến bước và chiến đấu dưới ngọn cờ của đảng. Sau khi đã tập trung suy nghĩ và xem xét vô số mẫu thiết kế, Hitler tạo nên một lá cờ nền mầu đỏ, ở giữa có một đĩa tròn mầu trắng trong đó in hình chữ thập ngược mầu đen. Chẳng bao lâu, lực lượng SA và đảng viên Quốc xã mang băng tay có hình chữ thập ngược, và hai năm sau Hitler thiết kế lá cờ nghi thức để mang đi trong những cuộc diễu hành và để giăng lên sau khán đài của những buổi mít-tinh. Những tác phẩm này không hẳn là "mỹ thuật", nhưng là nghệ thuật tuyên truyền ở đẳng cấp cao. Đảng Quốc xã bây giờ có một biểu tượng mà không đảng phái nào khác sánh bằng. Hình chữ thập ngược dường như tự nó toát ra một sức mạnh huyền bí, để lôi kéo quần chúng hành động theo một đường hướng mới, và họ bắt đầu tụ hội dưới lá cờ của Quốc xã.
Trong phiên tòa xử tội phản quốc vì đã chủ mưu biến cố mà các sử gia gọi là Đảo chính Nhà hàng Bia, Hitler tạo ấn tượng mạnh trong lòng người dân Đức bằng tài hùng biện và tinh thần quốc gia sôi sục, và đưa tên tuổi ông lên trang nhất nhiều tờ báo trên thế giới. Hitler chỉ bị án 5 năm tù. Tuy thất bại, vụ bạo loạn khiến cho Hitler nổi danh cả nước, và trong con mắt nhiều người ông là người yêu nước và nhà anh hùng. Bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã biến vụ việc thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất.
Sau khi ra khỏi tù, cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng này phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.
Trong kỳ tổng tuyển cử ngày 5 tháng 3 năm 1933, Quốc xã mở chiến dịch tuyên truyền vận động theo tầm mức nước Đức chưa từng thấy bao giờ. Lần đầu tiên, đài truyền thanh của Nhà nước phát đi giọng nói của Hitler, Hermann Göring và Joseph Göbbels đến mọi miền của đất nước. Đường phố giăng đầy cờ mang chữ thập ngược, vang vọng tiếng bước của binh sĩ SA. Những cuộc mít-tinh, diễu hành đốt đuốc buổi tối và âm thanh lan khắp các quảng trường. những tấm pa-nô đầy dẫy hình ảnh tuyên truyền rực rỡ của Quốc xã, và trong đêm tối ánh lửa trại soi sáng những triền đồi. Cử tri bị phỉnh phờ với những lời hứa về thiên đường Đức, bị đội quân áo nâu trên đường phố dọa dẫm khủng bố và kinh hãi vì những "phát hiện" về cuộc "cách mạng" của phe Cộng sản.
Đây là kỳ tổng tuyển cử dân chủ thực sự theo chiến lược của Hitler: nắm chính quyền bằng đường lối hợp pháp. Vì thế, đa số cử tri vẫn có thể bỏ phiếu chống lại Hitler. Đảng Quốc xã dẫn đầu, nhưng chỉ thu được 44% số phiếu.