beobeo_success
New member
- Xu
- 0
Chiến tranh thế giới thứ II đi qua để lại một con số thương vong, những thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần là vô cùng lớn. Hoàng loạt những trận đánh lớn xảy ra hầu như liên tục và rộng khắp thế giới lúc bấy giờ. Phe Đồng minh cùng phe Phát xít liên tục chạy đua vũ trang, sử dụng những vũ khí hiện đại, tối tân nhất với sức tàn phá khủng khiếp. Thế chiến II có sức tác động kinh ngạc lên toàn thế giới, các nhà văn, nhà sử học đã nghiên cứu và tốn không ít giấy mực về nó. Vì vậy, hôm nay GenK xin giới thiệu cho các bạn một số sự kiện khá thú vị và khác thường, ít được mọi người đề cập tới. Dưới đây là bản danh sách gồm 10 sự kiện đã được sắp xếp theo thứ tự, có thể chúng sẽ khiến bạn bất ngờ.
10. Chiến dịch quần đảo Aleutian
Chiến dịch quần đảo Aleutian là một cuộc chiến trên quần đảo Aleutian, một phần thuộc lãnh thổ Alaska, nằm trong chiến dịch Thái Bình Dương bắt đầu vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1942. Khoảng 8500 lính Nhật, với sự trợ giúp của lực lượng hải quân đã xâm lược và chiếm đóng Attu và Kiska, hai quần đảo của tiểu bang Alaska. Mục đích của họ là có thể đánh lạc hướng quân Đồng Minh và quản lí được những tuyến đường quan trọng ở trung tâm Thái Bình Dương. Thế nhưng, những hòn đảo này lạicó khí hậu rất xấu, địa hình thì hiểm trở, khoảng cách giữa các đảo quá xa . Hầu hết binh lính tại đây bị thiệt mạng vì những cái bẫy mìn và do thời tiết nơi đây quá khắc nghiệt, nhiều người còn bắn nhầm lẫn nhau vì làn sương mù rất dày.
9. Tàn binh quân Nhật
Họ là những người lính còn sót lại sau khi quân đội Nhật đầu hàng năm 1945. Những người lính này đóng quân trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương, và quyết không đầu hàng, cũng còn một số nhóm người chưa nắm được thông tin về việc chiến tranh thế giới thứ II đã kết thúc. Họ lo ngại sẽ bị người dân địa phương trả thù do cách đối xử bạo hành trước đó, vì vậy sống hoàn toàn tách ly khỏi hòn đảo đến vài năm, vài chục năm sau. Trường hợp nổi tiếng nhất là Hiroo Onada, người cuối cùng đã đầu hàng vào năm 1974, khoảng 29 năm sau khi phát xít Nhật đại bại.
8. Các quốc gia Nam Mỹ
Mặc dù được gọi là “ Chiến tranh thế giới thứ II”, nhưng nhiều người không hề đề cập đến các nước vùng Nam Mỹ trong số các quốc gia tham chiến. Thực sự họ cũng đã góp phần trong cuộc chiến này. Đất nước Brazil, trong suốt tám tháng của chiến dịch Italy, lực lượng viễn chinh Brazil đã bắt giữ 20,573 tù nhân Axis, bao gồm hai tướng, 892 sĩ quan và 19,679 tù binh khác. Cả cuộc chiến, Brazil đã mất 948 binh lính. Các quốc gia Nam Mỹ khác thì cung cấp các nguyên liệu thô, và một số nước, binh lính tham gia vào Lực lượng tự do Pháp.
7. Chính phủ Vichy Pháp với quân Đồng Minh
Sau khi Pháp đầu hàng năm 1940, người Đức đã lập ra một chính phủ “bù nhìn” ở Vichy. Chính phủ này hầu như không có một chút quyền lực, vị thế nào. Tuy nhiên, sau khi quân Pháp bị đánh bại, vẫn còn các lực lượng rải rác ở các nơi như Bắc Phi, các thuộc địa ở Thái Bình Dương, và các tàu chiến. Suốt Chiến dịch Torch, lực lượng Vychy bị bắt buộc phải chống lại khi quân Đồng Minh tràn sang. Sự kháng cự quyết liệt của Vichy đã gây ra cho quân đội Mỹ 556 người chết và 837 người bị thương, 300 lính Anh và 700 lính Pháp cũng đã bị giết hại.
6. Chiến dịch Drumbeat
Những chiếc tàu ngầm U-boat của Đức quốc xã thực sự là nỗi khiếp sợ đối với hải quân Anh và Mỹ trên biển Đại Tây Dương. Thông thường, mọi người nghĩ những chiếc tàu ngầm này chỉ hoạt động trên biển Đại Tây Dương, xung quanh vùng Greenland và vùng ven Châu Âu, mà ít ai ngờ rằng chúng còn hoạt động bên đường bờ biển của nước Mỹ. Chiến dịch Drumbeat lại bao gồm đến những 40 chiếc tầu ngầm U-boat tiến gần sát với bờ biển của nhiều bang ở Hoa Kỳ. Một sự thật đáng sợ hơn, một số tàu chiến của quân đội Đức đã thậm chí neo trên bờ biển Mỹ. Ở Long Island, New York và Ponte Vedra, Florida 8 người Đức đã thâm nhập vào lãnh phận nước này ( sau đó vài tuần 4 người đã bị bắt giữ).
5. Các quốc gia Châu Âu khác theo Đảng Quốc Xã
Mọi người vẫn lầm tưởng chỉ có Đức theo Đảng Quốc Xã nhưng không hề phải. Kế hoạch tuyển chọn của người Đức được áp dụng ở rất nhiều nước thuộc địa, và nhắm đến những công dân đang trong nghĩa vụ quân sự và những binh lính đã đào tạo vào lực lượng quốc xã, bao gồm cả Waffen SS. Tiểu đoàn bộ binh thứ 373 của Wehrmach là một tiểu đoàn của Đức gồm thành phần chủ yếu là những người nước Bỉ. Lực lượng Frikorps Đan Mạch được thành lập để tuyển chọn những thành viên cho Đảng quốc xã ở Đan Mạch. Tương tự các nhóm như vậy được lập ra ở các nước như Estonia, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Phần Lan, Na-uy, thậm chí ở một lực lượng Anh quốc được tạo ra với 27 binh lính ( gồm từ nhiều nước như New Zealand, Canada và Úc).
4. Bom khinh khí cầu của người Nhật
Vào mùa thu năm 1944, cho đến đầu năm 1945, người Nhật bắt đầu sử dụng hơn 9000 quả “ bom khinh khí cầu” từ quần đảo Honshu. Những quả khinh khí cầu này được làm từ giấy của người Nhật (washi), bơm đầy khí hidro và chất nổ. Kế hoạch của họ là đi cùng với Jet Stream và bay tới Bắc Mỹ nơi mà họ sẽ cho phát nổ. Ý định này mang lại hiệu quả không hề cao khi chỉ khoảng 1000 chiếc bay được tới Bắc Mỹ. Tuy nhiên, 6 người Mỹ đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ khinh khí cầu vào năm 1945.
3. Stalag Luft III
Đây có vẻ là một sự kiện được mọi người biết đến nhiều nhất trong danh sách này. Stalag Luft III là một trại tù binh của Đức Quốc xã, chủ yếu là dành cho các phi công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, các phi công này đã tập hợp lại được hơn 600 người để tổ chức một cuộc đào tẩu, và đào một đường hầm bí mật cùng với đó là lập kế hoạch chạy trốn. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1944, kế hoạch này được thực hiện nhưng ngay từ lúc khởi đầu, nó đã sụp đổ hoàn toàn. Chỉ có duy nhất 77 người thoát được xuống đường hầm, và bị phát hiện ngay sau đó. Trong số 77 người đó, chỉ có 3 người đến được nơi an toàn. 50 người bỏ trốn đã bị xử tử theo lệnh của Hitler. Cuộc vượt ngục này đã được dựng thành phim “The Great Escape” vào năm 1963.
2. Sự cố Ni’ihau
Mùng 7 tháng 12 năm 1941, người Nhật quyết định đánh bom Trân Châu Cảng. Nhiều phi công Nhật có thể quay lại các tàu sân bay, nhưng một số đã bị bắn hạ hoặc đâm vào quần đảo Oahu. Phi công Nhật được thông báo rằng nếu họ gặp sự cố và đâm xuống mặt đất thì hãy chọn vùng đảo Ni’ihau - nơi không có dân cư sinh sống. Máy bay của Shigenori Nishikaichi gặp trục trặc. Sau đó, anh đã hạ cánh xuống Ni’ihau, và ngay lập tức anh phát hiện ra hòn đảo này có khá đông dân cư. Anh được người dân địa phương đón tiếp nồng hậu nhưng Trân Châu Cảng đã bắt đầu bị tấn công. Ba người khác đã giúp Nishikaichi thoát khỏi hòn đảo nhưng không thành, anh cùng những người đi cùng đã bị giết. Đây được coi là một trong những sự cố tai hại của quân đội Nhật.
1. Trận đấu tử thần
Trận đấu tử thần này là một trận bóng đá giữa đội tù binh Xô-viết, “FC Start”, và một đội gồm các thành viên của không quân Đức Luftwaffe, ”Flakelf”. Trận đấu diễn ra vào mùng 9 tháng 8 năm 1942 được điều khiển bởi một trọng tài là một binh sĩ thuộc Waffen SS. Vì vậy, trận đấu diễn ra rất chênh lệch, trọng tài thiên vị đội Flakelf và hầu như lỗi bên phía đội này đều không bị thổi phạt. Thậm chí, trọng tài còn cho phép một người Đức đá thủ môn đội Xô-Viết đến chảy máu đầu. Tuy vậy, đội tù binh Xô-Viết vẫn chiến thắng oanh liệt với tỉ số 5-3. Nhưng việc này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đội chiến thắng. Rất nhiều thành viên đội bóng Start đã bị bắt và tra tấn bởi Cơ quan mật vụ của Đức quốc Xã Gestapo vì bị nghi ngờ là thành viên của lực lượng phản gián NKVD. Một trong số những cầu thủ bị bắt, Mykola Korotkykh đã bị chết khi tra tấn. Những người còn lại bị gửi đến trại Syrets, nơi mà Ivan Kuzmenko, Oleksey Klimenko và thủ môn Mykola Trusevich đã bị giết sau đó, vào tháng Hai năm 1943.
10. Chiến dịch quần đảo Aleutian
Chiến dịch quần đảo Aleutian là một cuộc chiến trên quần đảo Aleutian, một phần thuộc lãnh thổ Alaska, nằm trong chiến dịch Thái Bình Dương bắt đầu vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1942. Khoảng 8500 lính Nhật, với sự trợ giúp của lực lượng hải quân đã xâm lược và chiếm đóng Attu và Kiska, hai quần đảo của tiểu bang Alaska. Mục đích của họ là có thể đánh lạc hướng quân Đồng Minh và quản lí được những tuyến đường quan trọng ở trung tâm Thái Bình Dương. Thế nhưng, những hòn đảo này lạicó khí hậu rất xấu, địa hình thì hiểm trở, khoảng cách giữa các đảo quá xa . Hầu hết binh lính tại đây bị thiệt mạng vì những cái bẫy mìn và do thời tiết nơi đây quá khắc nghiệt, nhiều người còn bắn nhầm lẫn nhau vì làn sương mù rất dày.
9. Tàn binh quân Nhật
Họ là những người lính còn sót lại sau khi quân đội Nhật đầu hàng năm 1945. Những người lính này đóng quân trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương, và quyết không đầu hàng, cũng còn một số nhóm người chưa nắm được thông tin về việc chiến tranh thế giới thứ II đã kết thúc. Họ lo ngại sẽ bị người dân địa phương trả thù do cách đối xử bạo hành trước đó, vì vậy sống hoàn toàn tách ly khỏi hòn đảo đến vài năm, vài chục năm sau. Trường hợp nổi tiếng nhất là Hiroo Onada, người cuối cùng đã đầu hàng vào năm 1974, khoảng 29 năm sau khi phát xít Nhật đại bại.
8. Các quốc gia Nam Mỹ
Mặc dù được gọi là “ Chiến tranh thế giới thứ II”, nhưng nhiều người không hề đề cập đến các nước vùng Nam Mỹ trong số các quốc gia tham chiến. Thực sự họ cũng đã góp phần trong cuộc chiến này. Đất nước Brazil, trong suốt tám tháng của chiến dịch Italy, lực lượng viễn chinh Brazil đã bắt giữ 20,573 tù nhân Axis, bao gồm hai tướng, 892 sĩ quan và 19,679 tù binh khác. Cả cuộc chiến, Brazil đã mất 948 binh lính. Các quốc gia Nam Mỹ khác thì cung cấp các nguyên liệu thô, và một số nước, binh lính tham gia vào Lực lượng tự do Pháp.
7. Chính phủ Vichy Pháp với quân Đồng Minh
Sau khi Pháp đầu hàng năm 1940, người Đức đã lập ra một chính phủ “bù nhìn” ở Vichy. Chính phủ này hầu như không có một chút quyền lực, vị thế nào. Tuy nhiên, sau khi quân Pháp bị đánh bại, vẫn còn các lực lượng rải rác ở các nơi như Bắc Phi, các thuộc địa ở Thái Bình Dương, và các tàu chiến. Suốt Chiến dịch Torch, lực lượng Vychy bị bắt buộc phải chống lại khi quân Đồng Minh tràn sang. Sự kháng cự quyết liệt của Vichy đã gây ra cho quân đội Mỹ 556 người chết và 837 người bị thương, 300 lính Anh và 700 lính Pháp cũng đã bị giết hại.
6. Chiến dịch Drumbeat
Những chiếc tàu ngầm U-boat của Đức quốc xã thực sự là nỗi khiếp sợ đối với hải quân Anh và Mỹ trên biển Đại Tây Dương. Thông thường, mọi người nghĩ những chiếc tàu ngầm này chỉ hoạt động trên biển Đại Tây Dương, xung quanh vùng Greenland và vùng ven Châu Âu, mà ít ai ngờ rằng chúng còn hoạt động bên đường bờ biển của nước Mỹ. Chiến dịch Drumbeat lại bao gồm đến những 40 chiếc tầu ngầm U-boat tiến gần sát với bờ biển của nhiều bang ở Hoa Kỳ. Một sự thật đáng sợ hơn, một số tàu chiến của quân đội Đức đã thậm chí neo trên bờ biển Mỹ. Ở Long Island, New York và Ponte Vedra, Florida 8 người Đức đã thâm nhập vào lãnh phận nước này ( sau đó vài tuần 4 người đã bị bắt giữ).
5. Các quốc gia Châu Âu khác theo Đảng Quốc Xã
Mọi người vẫn lầm tưởng chỉ có Đức theo Đảng Quốc Xã nhưng không hề phải. Kế hoạch tuyển chọn của người Đức được áp dụng ở rất nhiều nước thuộc địa, và nhắm đến những công dân đang trong nghĩa vụ quân sự và những binh lính đã đào tạo vào lực lượng quốc xã, bao gồm cả Waffen SS. Tiểu đoàn bộ binh thứ 373 của Wehrmach là một tiểu đoàn của Đức gồm thành phần chủ yếu là những người nước Bỉ. Lực lượng Frikorps Đan Mạch được thành lập để tuyển chọn những thành viên cho Đảng quốc xã ở Đan Mạch. Tương tự các nhóm như vậy được lập ra ở các nước như Estonia, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Phần Lan, Na-uy, thậm chí ở một lực lượng Anh quốc được tạo ra với 27 binh lính ( gồm từ nhiều nước như New Zealand, Canada và Úc).
4. Bom khinh khí cầu của người Nhật
Vào mùa thu năm 1944, cho đến đầu năm 1945, người Nhật bắt đầu sử dụng hơn 9000 quả “ bom khinh khí cầu” từ quần đảo Honshu. Những quả khinh khí cầu này được làm từ giấy của người Nhật (washi), bơm đầy khí hidro và chất nổ. Kế hoạch của họ là đi cùng với Jet Stream và bay tới Bắc Mỹ nơi mà họ sẽ cho phát nổ. Ý định này mang lại hiệu quả không hề cao khi chỉ khoảng 1000 chiếc bay được tới Bắc Mỹ. Tuy nhiên, 6 người Mỹ đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ khinh khí cầu vào năm 1945.
3. Stalag Luft III
Đây có vẻ là một sự kiện được mọi người biết đến nhiều nhất trong danh sách này. Stalag Luft III là một trại tù binh của Đức Quốc xã, chủ yếu là dành cho các phi công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, các phi công này đã tập hợp lại được hơn 600 người để tổ chức một cuộc đào tẩu, và đào một đường hầm bí mật cùng với đó là lập kế hoạch chạy trốn. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1944, kế hoạch này được thực hiện nhưng ngay từ lúc khởi đầu, nó đã sụp đổ hoàn toàn. Chỉ có duy nhất 77 người thoát được xuống đường hầm, và bị phát hiện ngay sau đó. Trong số 77 người đó, chỉ có 3 người đến được nơi an toàn. 50 người bỏ trốn đã bị xử tử theo lệnh của Hitler. Cuộc vượt ngục này đã được dựng thành phim “The Great Escape” vào năm 1963.
2. Sự cố Ni’ihau
Mùng 7 tháng 12 năm 1941, người Nhật quyết định đánh bom Trân Châu Cảng. Nhiều phi công Nhật có thể quay lại các tàu sân bay, nhưng một số đã bị bắn hạ hoặc đâm vào quần đảo Oahu. Phi công Nhật được thông báo rằng nếu họ gặp sự cố và đâm xuống mặt đất thì hãy chọn vùng đảo Ni’ihau - nơi không có dân cư sinh sống. Máy bay của Shigenori Nishikaichi gặp trục trặc. Sau đó, anh đã hạ cánh xuống Ni’ihau, và ngay lập tức anh phát hiện ra hòn đảo này có khá đông dân cư. Anh được người dân địa phương đón tiếp nồng hậu nhưng Trân Châu Cảng đã bắt đầu bị tấn công. Ba người khác đã giúp Nishikaichi thoát khỏi hòn đảo nhưng không thành, anh cùng những người đi cùng đã bị giết. Đây được coi là một trong những sự cố tai hại của quân đội Nhật.
1. Trận đấu tử thần
Trận đấu tử thần này là một trận bóng đá giữa đội tù binh Xô-viết, “FC Start”, và một đội gồm các thành viên của không quân Đức Luftwaffe, ”Flakelf”. Trận đấu diễn ra vào mùng 9 tháng 8 năm 1942 được điều khiển bởi một trọng tài là một binh sĩ thuộc Waffen SS. Vì vậy, trận đấu diễn ra rất chênh lệch, trọng tài thiên vị đội Flakelf và hầu như lỗi bên phía đội này đều không bị thổi phạt. Thậm chí, trọng tài còn cho phép một người Đức đá thủ môn đội Xô-Viết đến chảy máu đầu. Tuy vậy, đội tù binh Xô-Viết vẫn chiến thắng oanh liệt với tỉ số 5-3. Nhưng việc này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đội chiến thắng. Rất nhiều thành viên đội bóng Start đã bị bắt và tra tấn bởi Cơ quan mật vụ của Đức quốc Xã Gestapo vì bị nghi ngờ là thành viên của lực lượng phản gián NKVD. Một trong số những cầu thủ bị bắt, Mykola Korotkykh đã bị chết khi tra tấn. Những người còn lại bị gửi đến trại Syrets, nơi mà Ivan Kuzmenko, Oleksey Klimenko và thủ môn Mykola Trusevich đã bị giết sau đó, vào tháng Hai năm 1943.
Theo Genk
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: