Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

Thandieu2

Thần Điêu
A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1- Tác giả :
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ tài năng về nhiều mặt, không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn nhạc kịch ông còn là một cây bút lí luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ rất sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng..
- Sáng tác của Nguyễn Đình Thi có nhiều thể loại : thơ, nhạc, văn xuôi, kịch, tiểu luận phê bình ... Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông gắn bó chặt chẽ với cụôc đời hoạt động cách mạng, đặc biệt trên mặt trận văn nghệ.
- Các tác phẩm chính : Xung kích (tiểu thuyết) Thu đông năm nay (truyện), Người chiến sĩ (thơ), Mấy vấn đề văn học (tiểu luận), Bên bờ sông Lô (truyện ngắn), Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay (tiểu luận), Con nai đen (kịch), Vỡ bờ (tiểu thuyết) ...
- Tác giả đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
- Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” đựoc viết 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lí luận phê bình, xuất bản 1956), có nội dung lí luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.

2- Tác phẩm
:
a) Nội dung :
- Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Những năm này chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới gắn bó với đời sồng kháng chiến vĩ đại của nhân dân, đậm đà tính dân tộc đại chúng. Vì thế nội dung và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ thường được tác giả gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất. Tiếng nói của văn nghệ có nội dung lí luận sâu sắc, thể hiện nhiệt tình những rung cảm chân thành của người nghệ sĩ kháng chiến Nguyễn Đình Thi.
- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.

b) Nghệ thuật

Là bài văn nghị luận đặc sắc :
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định các ý kiến, các nhận định tăng thêm sức hấp dẫn cho bài tiểu luện.
- Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết, đặc biệt ở phần cuối.

c) Chủ đề

Nguyễn Đình Thi đã khẳng định văn nghệ là mối dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.
B- CÁC DẠNG ĐỀ

1- Dạng đề 2 điểm

Đề 1 : Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ?

Gợi ý : HS nêu sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người. Cụ thể :
- Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho ta thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
- Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho “đời cứ tươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc.

Đề 2 :
Theo em nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao ?

Gợi ý :Thực chất đây là câu hỏi về tác dụng, ý nghĩa của văn nghệ đối với con người nhưng từ tình huống giả định “nếu không có văn nghệ ...”. Dựa vào tác dụng và ý nghĩa của văn nghệ đối với con người mà Nguyễn Đình Thi đã nêu để phân tích :
- Nhận thức, đời sống tinh thần của con người sẽ ra sao nếu không có văn nghệ ?
- Nếu không có văn nghệ thì mối quan hệ giữa con người với con người với cuộc sống sẽ ra sao ?
- Văn nghệ có tác dụng gì đối với đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, đối với tâm hồn cảm xúc của chúng ta ?

2- Dạng đề 5 điểm

Đề 1 :
Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của văn bản Tiếng nói của văn nghệ ?

Gợi ý :
- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.

C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 điểm
Đề 2 :
Tác phẩm nghệ thuật đến với người đọc, người xem bằng cách nào mà có khả năng kỳ diệu đến như vây ?

Gợi ý : Học sinh cần phân tích con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ diệu của nó. Cụ thể các ý chính sau :
- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét, nỗi vui, buồn của con người trong đời sống sinh động. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trìu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc. Từ đó tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm ...
- Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền sâu sắc.
2- Dạng đề 5 điểm :
Đề 1 :
Em hãy phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.

Gợi ý : Học sinh viết thành bài văn đảm bảo các ý chính sau :
- Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung tác phẩm văn nghệ còn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc.
- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.
Tóm lại, nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.

Đề 2 :
Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.

Gợi ý : Đây là bài tập nhằm phát huy năng lực cảm thụ văn học, sở thích văn học của mỗi cá nhân, vì vậy không áp đặt tác phẩm văn nghệ cụ thể để học sinh tự lựa chọn ảnh, tranh, phim, truyện, thơ ... chỉ yêu cầu học sinh nêu được nội dung, phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
 
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

1.Tác giả - tác phẩm


*Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003).
- Quê: Hà Nội.
- Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học.
- Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc.
- Trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chứ văn hoá cứu quốc.
- Sau cách mạng:
+ Làm tổng thư ký hội Văn hoá cứu quốc.
+ Từ 1958 - 1989, ông là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam.
+ 1995, là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
* Tác phẩm:
- Xuất xứ: “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948 - Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956.
- Tóm tắt:
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay (thời điểm sáng tác).
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
- Bố cục: 3 phần.
1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.
2. Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.
3. Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.

2. Đọc và tìm hiểu chú thích (SGK)

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản

1. Nội dung phản ánh của văn nghệ


- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư…)
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện con người như cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã gửi gắm chất chứa trong đó.
Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ.
- Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.
- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc.
- Những nhận thức
- Những rung cảm.
“Mỗi tác phẩm như rọi… của tâm hồn”.
- Mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ.
Tóm lại: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.
- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.

2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.
Ví dụ: Những người tù chính trị từ Sở Mật Thám:
+ Bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.
+ Bị tra tấn, đánh đập.
+ Không gian tối tăm, chật hẹp…
Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn.
Hay những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc đời. Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.
- Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục - phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người : “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả trên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn của chúng ta trong cuộc sống.

3. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật.

Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.
Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.
+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.
- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.
Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.
VD: - Tiếng nhạc của bản thánh ca trong truyện “Người cảnh sát và bản thánh ca” - O.Henri.
- Truyện : Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).
- Bài thơ “thần”: “Nam quốc sơn hà”.
- Câu chuyện: Bó đũa - giáo dục tinh thần đoàn kết.
- Bài thơ chép tay của Phạm Thị Xuân Khải: Mùa xuân nhớ Bác…

III. Tổng kết

- Bố cục: Chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết: giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao.
- Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý.
- Lời văn: Chân thành, say sưa nhiệt huyết.
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top