Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
TIÊM SẼ THẤY HƠI ĐAU
“ Con bị ốm”- đây là điều chẳng bậc làm cha làm mẹ nào mong muốn với con của mình cả nhưng trong quá trình sinh ra và lớn lên của con cha mẹ sẽ phải đối mặt với những lúc con bị ốm do những tác động của môi trường và nhiều nguyên nhân khác. Nhiều bậc cha mẹ sẽ gặp khó khăn với việc “ Tiêm” và “Uống thuốc” của con khi con bị ốm. Thường thì đứa trẻ nào cũng sợ “ Tiêm và uống thuốc” bởi vậy việc cho con “ Tiêm và uống thuốc” của bố mẹ như thế nào để con không sợ nó và dũng cảm đối đầu với nó là một điều rất quan trọng. Đây là một việc không phải cha mẹ nào cũng làm đúng và làm tốt. Các bậc cha mẹ đã cho con mình “ Tiêm và uống thuốc” như thế nào? Dưới đây là những lời khuyên của Dương Kiến Lợi trong cuốn sách “ Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” rất bổ ích cho các bậc cha mẹ với việc cho con tiêm và uốc thuốc:
“Đối với việc để trẻ phải chiụ đựng một số nỗi đau bố mẹ cần có những nguyên tắc sau:
Một là bình tĩnh không được tỏ ra lo lắng. Nếu vẻ mặt người lớn tỏ ra lo lắng trước, trẻ sẽ cảm nhận được sự nghiêm trọng của vấn đề, sẽ khiến chúng sợ.
Hai là vấn đề tại sao phải làm như vậy, cần phải giải thích cho trẻ bằng những từ ngữ dễ hiểu. Ví dụ như nói với trẻ rằng hiện giờ con đang ốm, cần phải tiêm,tiêm có thể chữa khỏi bệnh. Không nên cho rằng trẻ không hiểu nên không nói.
Ba là cần phải nói trước với trẻ cảm giác đau đớn mà chúng phải chịu đựng, cố gắng không nói quá sự thật và cũng không nói giảm nói tránh. Ví dụ rất nhiều bố mẹ đưa con đi tiêm, để con bớt căng thằng liền nói “ Không đau chút nào cả”, sau khi lừa một lần, chắc chắn con trẻ sẽ không chịu để bị lừa lần thứ hai. Lý trí và lòng can đảm đối mặt vơi khó khăn, thử thách của trẻ sẽ mất đi cơ hội nảy mầm, đồng thời về sau sẽ không tin người lớn nữa.
Bốn là khích lệ lòng dũng cảm của trẻ. Thực ra sức chịu đựng của con trẻ là rất khó tin, chỉ cần không dọa nạt trẻ, cho trẻ sự dự báo thích hợp về tâm lí, phần lớn trẻ sẽ chịu đựng được một số việc tưởng trừng rất khó khăn. Đồng thời cũng phải cho trẻ “đường lùi”, đừng để trẻ cả thấy ngại ngùng vì sự “không mạnh mẽ” mà mình thể hiện ra.
Năm là không nên qua biện pháp dỗ dành, lừa dối hoặc mua chuộc để đạt được mục đích. Có những phụ huynh thông qua những cánh như “Không tiêm chú công an sẽ đến bắt” hoặc, “Uống thuốc này xong sẽ mua cho con chiếc xe ô tô điều khiển từ xa” để đạt được mục đích, đây là biện pháp rất tệ. Dỗ dành, lừa dối và mua chuộc chỉ giải quyêt được vấn đề trong chốc lát, không thể giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, mà còn ảnh hưởng xấu đến phẩm chất đạo đức của trẻ.”
“ Con bị ốm”- đây là điều chẳng bậc làm cha làm mẹ nào mong muốn với con của mình cả nhưng trong quá trình sinh ra và lớn lên của con cha mẹ sẽ phải đối mặt với những lúc con bị ốm do những tác động của môi trường và nhiều nguyên nhân khác. Nhiều bậc cha mẹ sẽ gặp khó khăn với việc “ Tiêm” và “Uống thuốc” của con khi con bị ốm. Thường thì đứa trẻ nào cũng sợ “ Tiêm và uống thuốc” bởi vậy việc cho con “ Tiêm và uống thuốc” của bố mẹ như thế nào để con không sợ nó và dũng cảm đối đầu với nó là một điều rất quan trọng. Đây là một việc không phải cha mẹ nào cũng làm đúng và làm tốt. Các bậc cha mẹ đã cho con mình “ Tiêm và uống thuốc” như thế nào? Dưới đây là những lời khuyên của Dương Kiến Lợi trong cuốn sách “ Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” rất bổ ích cho các bậc cha mẹ với việc cho con tiêm và uốc thuốc:
“Đối với việc để trẻ phải chiụ đựng một số nỗi đau bố mẹ cần có những nguyên tắc sau:
Một là bình tĩnh không được tỏ ra lo lắng. Nếu vẻ mặt người lớn tỏ ra lo lắng trước, trẻ sẽ cảm nhận được sự nghiêm trọng của vấn đề, sẽ khiến chúng sợ.
Hai là vấn đề tại sao phải làm như vậy, cần phải giải thích cho trẻ bằng những từ ngữ dễ hiểu. Ví dụ như nói với trẻ rằng hiện giờ con đang ốm, cần phải tiêm,tiêm có thể chữa khỏi bệnh. Không nên cho rằng trẻ không hiểu nên không nói.
Ba là cần phải nói trước với trẻ cảm giác đau đớn mà chúng phải chịu đựng, cố gắng không nói quá sự thật và cũng không nói giảm nói tránh. Ví dụ rất nhiều bố mẹ đưa con đi tiêm, để con bớt căng thằng liền nói “ Không đau chút nào cả”, sau khi lừa một lần, chắc chắn con trẻ sẽ không chịu để bị lừa lần thứ hai. Lý trí và lòng can đảm đối mặt vơi khó khăn, thử thách của trẻ sẽ mất đi cơ hội nảy mầm, đồng thời về sau sẽ không tin người lớn nữa.
Bốn là khích lệ lòng dũng cảm của trẻ. Thực ra sức chịu đựng của con trẻ là rất khó tin, chỉ cần không dọa nạt trẻ, cho trẻ sự dự báo thích hợp về tâm lí, phần lớn trẻ sẽ chịu đựng được một số việc tưởng trừng rất khó khăn. Đồng thời cũng phải cho trẻ “đường lùi”, đừng để trẻ cả thấy ngại ngùng vì sự “không mạnh mẽ” mà mình thể hiện ra.
Năm là không nên qua biện pháp dỗ dành, lừa dối hoặc mua chuộc để đạt được mục đích. Có những phụ huynh thông qua những cánh như “Không tiêm chú công an sẽ đến bắt” hoặc, “Uống thuốc này xong sẽ mua cho con chiếc xe ô tô điều khiển từ xa” để đạt được mục đích, đây là biện pháp rất tệ. Dỗ dành, lừa dối và mua chuộc chỉ giải quyêt được vấn đề trong chốc lát, không thể giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, mà còn ảnh hưởng xấu đến phẩm chất đạo đức của trẻ.”