Tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên
Bấy lâu nay, Mỹ, Hàn Quốc và một số nước phương Tây luôn kêu gào về cái gọi là “sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên”. Điều đáng nói là cho đến nay rất ít thông tin được kiểm chứng xung quanh kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên và tiềm lực quân sự của nước này hiện vẫn là điều bí ẩn.
>Quân đội CHDCND Triều Tiên được thành lập ngày 8/2/1948 với 3 binh chủng Hải, Lục, Không quân. Theo sách trắng về quân sự năm 2006 của Hàn Quốc, việc phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường của CHDCND Triều Tiên đang đe dọa nghiêm trọng tới an ninh khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc cho rằng, CHDCND Triều Tiên có khoảng 3.700 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 4.800 bệ phóng tên lửa, 8.500 pháo tự hành 170 ly và 3.100 thiết bị vượt sông. CHDCND Triều Tiên có 9 sư đoàn thường trực, 4 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn tăng, 1 sư đoàn pháo binh.
Lực lượng Không quân và Hải quân của CHDCND Triều Tiên không có gì đáng kể bởi trang thiết bị và vũ khí đều quá niên hạn sử dụng. Được biết, không quân có 30 máy bay ném bom và máy bay trinh sát, 510 máy bay vận tải bao gồm cả máy bay AN-2s và 310 chiếc trực thăng. Tuy nhiên, không quân phải huy động khoảng 30 chiếc máy bay chiến đấu trong tổng số 820 chiếc máy bay tiêm kích để tham gia tuần tiễu. Hải quân có khoảng 60 tàu ngầm, 420 tàu chiến, 260 tàu vận tải và 60 tàu khác cùng 2 sư đoàn đóng ở vùng biển phía đông và phía tây với 12 đội tàu chiến và 2 lữ đoàn bắn tỉa trên biển đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn sở hữu khoảng 2.500-5.000 tấn chất độc gây tê liệt hệ thần kinh, sát thương ngoài da, chất gây nôn và khí cay...
Tuy nhiên, giới quân sự trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm tới kho vũ khí hạt nhân cũng như các loại tên lửa khác của CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự đều cho rằng, sau khoảng 30 năm phát triển, công nghệ tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể.
Scud - khởi nguồn của những vũ khí chiến lược
Tuy tên lửa Scud do Liên Xô chế tạo, có thể mang đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, nhưng sau khi được đưa tới sử dụng tại CHDCND Triều Tiên một thời gian, các nhà khoa học nước này đã nâng cấp và biến nó trở thành cơn ác mộng của những quốc gia hữu quan.
Theo giới truyền thông, mặc dù tiếp nhận tên lửa của Liên Xô từ năm 1969, nhưng những tên lửa Scud đầu tiên mà CHDCND Triều Tiên có được lại đến từ Ai Cập. Chính Ai Cập đã giúp CHDCND Triều Tiên nâng cấp, phát triển hệ thống tên lửa của mình. Đầu những năm 80, Ai Cập đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên một số tên lửa Scud-B của Liên Xô, có thể mang đầu đạn nặng tới 200kg cùng tầm bắn 300 km. Nhờ đó các nhà máy nghiên cứu, chế tạo tên lửa được xây dựng gần biên giới Trung Quốc đã sản xuất thành công loại tên lửa tự tạo đầu tiên được biết tới dưới tên gọi Hwasong-5 (năm 1984).
Ba năm sau (1987), CHDCND Triều Tiên đã ký với Iran một hợp đồng mua bán vũ khí với tổng trị giá 500 triệu USD, trong đó có khoảng 100 tên lửa Hwasong-5. Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất cũng từng mua 25 tên lửa Hwasong-5 cùng một số vũ khí khác của CHDCND Triều Tiên (năm 1989).
Giới chuyên môn cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã phát triển hai phiên bản mới từ Scud-B thành Scud-C (Hwasong-5) và Scud-D (Hwasong-6). Trong khi Scud-B chỉ bắn ở cự ly 300km thì Scud-C bắn được 500km, còn Scud-D có thể bắn mục tiêu cách xa 700 km. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn thử nghiệm loại tên lửa KN-02 có thể bắn tới những mục tiêu ở Hàn Quốc. Sau đó, CHDCND Triều Tiên còn phát triển Scud thành Nodong, Taepodong-1 và Taepodong-2.
Nodong - sự nâng cấp đáng tự hào
Giới quân sự từng cho rằng, tên lửa Taepodong-1 tuy bắn tới Nhật Bản, nhưng không nguy hiểm bằng loại tên lửa Nodong (Rodong). Với tầm bắn 2.000 km, các tên lửa Nodong có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào của Nhật Bản và bất cứ căn cứ quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ Nhật.
Theo nghiên cứu của một trung tâm hạt nhân Mỹ, Nodong có độ chính xác không cao - sai số từ 2 km đến 4 km so với mục tiêu. Tuy bắn không chính xác nhưng Nodong luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản bởi quốc gia này nằm trọn trong phạm vi "phát huy hiệu quả" của tên lửa này. Nhiều chuyên gia quân sự của Nhật Bản từng khẳng định, các loại tên lửa của CHDCND Triều Tiên đủ sức tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như các căn cứ quân sự Mỹ đặt trên lãnh thổ 2 quốc gia kể trên.
Kể từ khi CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa Nodong có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (tháng 3/1993), loại vũ khí này nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí của nước này. Sau đó (tháng 3/1994), CHDCND Triều Tiên còn mời chuyên gia quân sự Iran và Pakistan tới quan sát vụ bắn thử tên lửa Nodong. Được biết, tên lửa Nodong có thể mang theo một đầu đạn nặng 1.200 kg cùng tầm bắn 1.300 km, hoặc một đầu đạn nặng 1.000kg với tầm bắn 1.500km. Có tin nói rằng, tên lửa Ghauri (còn gọi là Hatf-5) của Pakistan được nghiên cứu, chế tạo thành công sau khi mua tên lửa Nodong của CHDCND Triều Tiên.
Tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Taepodong-1 - lời cảnh cáo đầu tiên
Tháng 8/1998, CHDCND Triều Tiên đã khiến cả thế giới phải sửng sốt sau khi phóng thử tên lửa Taepodong-1 với tầm bắn 2.000 km. Taepodong-1 được phóng đi (31/8/1998) từ bãi thử Musudan-ni ở bờ biển phía bắc Hamgyong. Sau khi bay được 1.090 km, Taepodong-1 đã bị rơi xuống Thái Bình Dương. Taepodong-1 là loại tên lửa được chế tạo từ sự tổng hợp các thành phần của Nodong và Scud. Tuy có thể bắn xa, nhưng Taepodong-1 còn thiếu độ chính xác hơn cả Nodong.
Giới chuyên môn cho biết, để bắn Taepodong-1, người ta cần một vị trí cố định, cũng như thời gian chuẩn bị khá lâu và điều này dễ bị đối phương phát hiện. Vệ tinh do thám của Mỹ và Nhật Bản không bỏ sót bất cứ động thái nào trong suốt quá trình phóng thử Taepodong-1. Tình báo Mỹ cũng như Hàn Quốc đều cho rằng, trong khi triển khai tên lửa tầm ngắn Nodong và Scud, CHDCND Triều Tiên vẫn không ngừng phát triển loại tên lửa có thể bắn xa từ 4.000 km đến 6.000 km.
Taepodong-2 - sự hoàn thiện của răn đe
Theo giới chuyên môn, Taepodong-2 có tầm bắn từ 5.000 km đến 6.000 km, dùng động cơ nhiên liệu lỏng làm tầng đẩy 1 và tên lửa Nodong làm tầng đẩy 2. Mỹ cho rằng, Taepodong-2 đã được phóng thử hồi tháng 7-2006, nhưng thất bại. Giới chuyên môn nghi ngờ độ chính xác của Taepodong-2 cũng như khả năng mang đầu đạn lớn của nó. Ngoài ra, Taepodong-2 cũng có nhược điểm giống Taepodong-1, đó là phải có hệ thống phóng cố định khi bắn.
Có người nói rằng, Taepodong-2 có thể bắn tới thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ. Sau Taepodong-2, CHDCND Triều Tiên đang nghiên cứu Taepodong-3 có khả năng mang được đầu đạn nặng từ 500 kg đến 1.000 kg với tầm bắn từ 10.000 km đến 12.000 km. Nếu Taepodong-3 được thử nghiệm thành công thì điều này có nghĩa, Mỹ cũng giống như Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm trong tầm bắn của tên lửa CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự cho biết, rất khó xác định và phá hủy kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên vì nó không nằm cố định với số lượng không nhất định.
Theo giới truyền thông, ngay từ đầu năm 1999, vệ tinh do thám Mỹ đã phát hiện ra sự chuẩn bị của CHDCND Triều Tiên để phóng Taepodong-2 bởi giàn đỡ Taepodong-1 được nâng từ 22 lên 33. Nhưng việc chuẩn bị này bị hoãn lại vào cuối năm 1999 và mãi tới năm 2005 các thông số kỹ thuật của Taepodong-2 mới xuất hiện (lần đầu tiên) cho dù CHDCND Triều Tiên bắt đầu nghiên cứu loại tên lửa này từ năm 1990.
Những thông tin khó kiểm chứng
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từng cho rằng, CHDCND Triều Tiên sở hữu khoảng 600 tên lửa Scud và 100 tên lửa Nodong. Trong khi đó các nước phương Tây lại tuyên bố, CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 800 tên lửa đạn đạo các loại, trong đó bao gồm cả Taepodong-2. Nhưng theo thông tin của Mỹ thì CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 1.000 tên lửa Nodong và tên lửa Scud. Ngay từ năm 1965, Chủ tịch Kim Nhật Thành lúc đó đã cho thành lập Học viện Quân sự Hamhung để nghiên cứu công nghệ tên lửa nhằm sản xuất loại tên lửa có khả năng bắn tới Nhật Bản.
Giới truyền thông từng đưa tin, tướng Park Jae-kyung, tướng Hyun Chul-hee và tướng Lee Myong-su, 3 người thường xuất hiện bên cạnh Chủ tịch Kim Jong-il là "cha đẻ" của chương trình hạt nhân và tên lửa tại CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, còn phải kể tới 2 nhà khoa học Do Sang-rok và Seo Sang-guk. Cả 2 nhà khoa học này đều từng giảng dạy tại Trường đại học Kim Nhật Thành cho dù họ hơn kém nhau tới 30 tuổi. Được biết, ông Do Sang-rok tuy sinh ra (năm 1903) tại CHDCND Triều Tiên nhưng lại trưởng thành ở Hàn Quốc sau đó quay trở lại CHDCND Triều Tiên từ năm 1946 và đã chết năm 1990.
Ông Do Sang-rok được cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Kim Jong-il đặc biệt coi trọng, quý mến. Còn ông Seo Sang-guk (sinh năm 1938) được coi là người đi đầu trong việc chế tạo bom hạt nhân và từng được Chủ tịch Kim Jong-il gửi quà cách đây 11 năm (1998) vì những cống hiến cho công cuộc phát triển khoa học quốc gia.
Tình báo Mỹ cho rằng, Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan, người vừa được Tòa án tối cao Pakistan trả tự do hôm 6/2/2009 là người đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên công nghệ uranium để đổi lấy công nghệ tên lửa vào năm 1997. Giới truyền thông cho rằng, ngay từ năm 1984 CHDCND Triều Tiên đã xây dựng 2 lò tinh chế plutonium tại Trung tâm Khoa học hạt nhân Yongbyon, cách Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc. 10 năm sau (1994), Mỹ cho rằng, Bình Nhưỡng đã có đủ nguyên liệu để chế tạo 10 quả bom plutonium
Bấy lâu nay, Mỹ, Hàn Quốc và một số nước phương Tây luôn kêu gào về cái gọi là “sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên”. Điều đáng nói là cho đến nay rất ít thông tin được kiểm chứng xung quanh kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên và tiềm lực quân sự của nước này hiện vẫn là điều bí ẩn.
>Quân đội CHDCND Triều Tiên được thành lập ngày 8/2/1948 với 3 binh chủng Hải, Lục, Không quân. Theo sách trắng về quân sự năm 2006 của Hàn Quốc, việc phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường của CHDCND Triều Tiên đang đe dọa nghiêm trọng tới an ninh khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc cho rằng, CHDCND Triều Tiên có khoảng 3.700 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 4.800 bệ phóng tên lửa, 8.500 pháo tự hành 170 ly và 3.100 thiết bị vượt sông. CHDCND Triều Tiên có 9 sư đoàn thường trực, 4 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn tăng, 1 sư đoàn pháo binh.
Lực lượng Không quân và Hải quân của CHDCND Triều Tiên không có gì đáng kể bởi trang thiết bị và vũ khí đều quá niên hạn sử dụng. Được biết, không quân có 30 máy bay ném bom và máy bay trinh sát, 510 máy bay vận tải bao gồm cả máy bay AN-2s và 310 chiếc trực thăng. Tuy nhiên, không quân phải huy động khoảng 30 chiếc máy bay chiến đấu trong tổng số 820 chiếc máy bay tiêm kích để tham gia tuần tiễu. Hải quân có khoảng 60 tàu ngầm, 420 tàu chiến, 260 tàu vận tải và 60 tàu khác cùng 2 sư đoàn đóng ở vùng biển phía đông và phía tây với 12 đội tàu chiến và 2 lữ đoàn bắn tỉa trên biển đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn sở hữu khoảng 2.500-5.000 tấn chất độc gây tê liệt hệ thần kinh, sát thương ngoài da, chất gây nôn và khí cay...
Tuy nhiên, giới quân sự trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm tới kho vũ khí hạt nhân cũng như các loại tên lửa khác của CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự đều cho rằng, sau khoảng 30 năm phát triển, công nghệ tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể.
Scud - khởi nguồn của những vũ khí chiến lược
Tuy tên lửa Scud do Liên Xô chế tạo, có thể mang đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, nhưng sau khi được đưa tới sử dụng tại CHDCND Triều Tiên một thời gian, các nhà khoa học nước này đã nâng cấp và biến nó trở thành cơn ác mộng của những quốc gia hữu quan.
Theo giới truyền thông, mặc dù tiếp nhận tên lửa của Liên Xô từ năm 1969, nhưng những tên lửa Scud đầu tiên mà CHDCND Triều Tiên có được lại đến từ Ai Cập. Chính Ai Cập đã giúp CHDCND Triều Tiên nâng cấp, phát triển hệ thống tên lửa của mình. Đầu những năm 80, Ai Cập đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên một số tên lửa Scud-B của Liên Xô, có thể mang đầu đạn nặng tới 200kg cùng tầm bắn 300 km. Nhờ đó các nhà máy nghiên cứu, chế tạo tên lửa được xây dựng gần biên giới Trung Quốc đã sản xuất thành công loại tên lửa tự tạo đầu tiên được biết tới dưới tên gọi Hwasong-5 (năm 1984).
Ba năm sau (1987), CHDCND Triều Tiên đã ký với Iran một hợp đồng mua bán vũ khí với tổng trị giá 500 triệu USD, trong đó có khoảng 100 tên lửa Hwasong-5. Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất cũng từng mua 25 tên lửa Hwasong-5 cùng một số vũ khí khác của CHDCND Triều Tiên (năm 1989).
Giới chuyên môn cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã phát triển hai phiên bản mới từ Scud-B thành Scud-C (Hwasong-5) và Scud-D (Hwasong-6). Trong khi Scud-B chỉ bắn ở cự ly 300km thì Scud-C bắn được 500km, còn Scud-D có thể bắn mục tiêu cách xa 700 km. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn thử nghiệm loại tên lửa KN-02 có thể bắn tới những mục tiêu ở Hàn Quốc. Sau đó, CHDCND Triều Tiên còn phát triển Scud thành Nodong, Taepodong-1 và Taepodong-2.
Nodong - sự nâng cấp đáng tự hào
Giới quân sự từng cho rằng, tên lửa Taepodong-1 tuy bắn tới Nhật Bản, nhưng không nguy hiểm bằng loại tên lửa Nodong (Rodong). Với tầm bắn 2.000 km, các tên lửa Nodong có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào của Nhật Bản và bất cứ căn cứ quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ Nhật.
Theo nghiên cứu của một trung tâm hạt nhân Mỹ, Nodong có độ chính xác không cao - sai số từ 2 km đến 4 km so với mục tiêu. Tuy bắn không chính xác nhưng Nodong luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản bởi quốc gia này nằm trọn trong phạm vi "phát huy hiệu quả" của tên lửa này. Nhiều chuyên gia quân sự của Nhật Bản từng khẳng định, các loại tên lửa của CHDCND Triều Tiên đủ sức tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như các căn cứ quân sự Mỹ đặt trên lãnh thổ 2 quốc gia kể trên.
Kể từ khi CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa Nodong có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (tháng 3/1993), loại vũ khí này nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí của nước này. Sau đó (tháng 3/1994), CHDCND Triều Tiên còn mời chuyên gia quân sự Iran và Pakistan tới quan sát vụ bắn thử tên lửa Nodong. Được biết, tên lửa Nodong có thể mang theo một đầu đạn nặng 1.200 kg cùng tầm bắn 1.300 km, hoặc một đầu đạn nặng 1.000kg với tầm bắn 1.500km. Có tin nói rằng, tên lửa Ghauri (còn gọi là Hatf-5) của Pakistan được nghiên cứu, chế tạo thành công sau khi mua tên lửa Nodong của CHDCND Triều Tiên.
Tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Taepodong-1 - lời cảnh cáo đầu tiên
Tháng 8/1998, CHDCND Triều Tiên đã khiến cả thế giới phải sửng sốt sau khi phóng thử tên lửa Taepodong-1 với tầm bắn 2.000 km. Taepodong-1 được phóng đi (31/8/1998) từ bãi thử Musudan-ni ở bờ biển phía bắc Hamgyong. Sau khi bay được 1.090 km, Taepodong-1 đã bị rơi xuống Thái Bình Dương. Taepodong-1 là loại tên lửa được chế tạo từ sự tổng hợp các thành phần của Nodong và Scud. Tuy có thể bắn xa, nhưng Taepodong-1 còn thiếu độ chính xác hơn cả Nodong.
Giới chuyên môn cho biết, để bắn Taepodong-1, người ta cần một vị trí cố định, cũng như thời gian chuẩn bị khá lâu và điều này dễ bị đối phương phát hiện. Vệ tinh do thám của Mỹ và Nhật Bản không bỏ sót bất cứ động thái nào trong suốt quá trình phóng thử Taepodong-1. Tình báo Mỹ cũng như Hàn Quốc đều cho rằng, trong khi triển khai tên lửa tầm ngắn Nodong và Scud, CHDCND Triều Tiên vẫn không ngừng phát triển loại tên lửa có thể bắn xa từ 4.000 km đến 6.000 km.
Taepodong-2 - sự hoàn thiện của răn đe
Theo giới chuyên môn, Taepodong-2 có tầm bắn từ 5.000 km đến 6.000 km, dùng động cơ nhiên liệu lỏng làm tầng đẩy 1 và tên lửa Nodong làm tầng đẩy 2. Mỹ cho rằng, Taepodong-2 đã được phóng thử hồi tháng 7-2006, nhưng thất bại. Giới chuyên môn nghi ngờ độ chính xác của Taepodong-2 cũng như khả năng mang đầu đạn lớn của nó. Ngoài ra, Taepodong-2 cũng có nhược điểm giống Taepodong-1, đó là phải có hệ thống phóng cố định khi bắn.
Có người nói rằng, Taepodong-2 có thể bắn tới thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ. Sau Taepodong-2, CHDCND Triều Tiên đang nghiên cứu Taepodong-3 có khả năng mang được đầu đạn nặng từ 500 kg đến 1.000 kg với tầm bắn từ 10.000 km đến 12.000 km. Nếu Taepodong-3 được thử nghiệm thành công thì điều này có nghĩa, Mỹ cũng giống như Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm trong tầm bắn của tên lửa CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự cho biết, rất khó xác định và phá hủy kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên vì nó không nằm cố định với số lượng không nhất định.
Theo giới truyền thông, ngay từ đầu năm 1999, vệ tinh do thám Mỹ đã phát hiện ra sự chuẩn bị của CHDCND Triều Tiên để phóng Taepodong-2 bởi giàn đỡ Taepodong-1 được nâng từ 22 lên 33. Nhưng việc chuẩn bị này bị hoãn lại vào cuối năm 1999 và mãi tới năm 2005 các thông số kỹ thuật của Taepodong-2 mới xuất hiện (lần đầu tiên) cho dù CHDCND Triều Tiên bắt đầu nghiên cứu loại tên lửa này từ năm 1990.
Những thông tin khó kiểm chứng
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từng cho rằng, CHDCND Triều Tiên sở hữu khoảng 600 tên lửa Scud và 100 tên lửa Nodong. Trong khi đó các nước phương Tây lại tuyên bố, CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 800 tên lửa đạn đạo các loại, trong đó bao gồm cả Taepodong-2. Nhưng theo thông tin của Mỹ thì CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 1.000 tên lửa Nodong và tên lửa Scud. Ngay từ năm 1965, Chủ tịch Kim Nhật Thành lúc đó đã cho thành lập Học viện Quân sự Hamhung để nghiên cứu công nghệ tên lửa nhằm sản xuất loại tên lửa có khả năng bắn tới Nhật Bản.
Giới truyền thông từng đưa tin, tướng Park Jae-kyung, tướng Hyun Chul-hee và tướng Lee Myong-su, 3 người thường xuất hiện bên cạnh Chủ tịch Kim Jong-il là "cha đẻ" của chương trình hạt nhân và tên lửa tại CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, còn phải kể tới 2 nhà khoa học Do Sang-rok và Seo Sang-guk. Cả 2 nhà khoa học này đều từng giảng dạy tại Trường đại học Kim Nhật Thành cho dù họ hơn kém nhau tới 30 tuổi. Được biết, ông Do Sang-rok tuy sinh ra (năm 1903) tại CHDCND Triều Tiên nhưng lại trưởng thành ở Hàn Quốc sau đó quay trở lại CHDCND Triều Tiên từ năm 1946 và đã chết năm 1990.
Ông Do Sang-rok được cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Kim Jong-il đặc biệt coi trọng, quý mến. Còn ông Seo Sang-guk (sinh năm 1938) được coi là người đi đầu trong việc chế tạo bom hạt nhân và từng được Chủ tịch Kim Jong-il gửi quà cách đây 11 năm (1998) vì những cống hiến cho công cuộc phát triển khoa học quốc gia.
Tình báo Mỹ cho rằng, Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan, người vừa được Tòa án tối cao Pakistan trả tự do hôm 6/2/2009 là người đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên công nghệ uranium để đổi lấy công nghệ tên lửa vào năm 1997. Giới truyền thông cho rằng, ngay từ năm 1984 CHDCND Triều Tiên đã xây dựng 2 lò tinh chế plutonium tại Trung tâm Khoa học hạt nhân Yongbyon, cách Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc. 10 năm sau (1994), Mỹ cho rằng, Bình Nhưỡng đã có đủ nguyên liệu để chế tạo 10 quả bom plutonium
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: