• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thuyết về giới hạn – thuyết về cấp độ bản chất

nobody123

New member
Xu
0
Đây là những thuyết tôi tình cờ phát hiện được và cũng tự đặt tên cho chúng. Nội dung của 2 thuyết đó như sau: Thuyết về giới hạn: “Trong mọi thế giới luôn tồn tại các điểm gọi là điểm giới hạn. Ví dụ như giới hạn của lò xo, giới hạn của vận tốc là vận tốc ánh sáng, những điểm giới hạn trong 5 giác quan của con người, giới hạn về lượng của chất, những điểm giới hạn không cho phép con người vượt qua,…

Trong đó, tôi phân thành 2 loại giới hạn: giới hạn tự nhiên và giới hạn siêu nhiên. Giới hạn tự nhiên là giới hạn không cho phép các điều kiện tự nhiên có thể vượt qua. Giới hạn siêu nhiên là giới hạn không cho phép các điều kiện phi tự nhiên có thể vượt qua – nghĩa rằng, khi các thế lực phi tự nhiên vượt qua các giới hạn tự nhiên, một giới hạn tự nhiên khác được hình thành để bảo đảm các các quy luật bảo toàn. Có rất nhiều các quy luật bảo toàn, các quy luật bảo toàn đó tuân theo quy luật bảo toàn của bản chất bảo toàn: ‘Luôn có một bảo toàn thay thế khi một bảo toàn nào đó bị phá vỡ, sao cho bản chất của bảo toàn không bị thay đổi.’Vì bản chất là những cái ‘đứng yên’, mặc dù nhận thức bản chất không phải là bất biến, vậy nên cái gọi là giới hạn siêu nhiên chẳng qua chỉ là một trường hợp của giới hạn tự nhiên, cũng như rằng bản chất bảo toàn chỉ là một trường hợp của bảo toàn, sỡ dĩ có ‘bản chất’ vì nhận thức luôn muốn đi trước sự việc, hiện tượng một bước!.

Chính vì thế, mặc dù các giới hạn có thể chuyển các trạng thái lượng tử qua lại giữa giới hạn tự nhiên và giới hạn phi tự nhiên trong thế giới vận động, thì trong thế giới bản chất cấp độ cao nhất, số các giới hạn = const, nghĩa rằng các giới hạn luôn ‘đứng yên’.” Ví dụ rằng, khi vật A vượt qua vận tốc ‘giới hạn’ nào đó so với vật B thì các công thức thuyết tương đối rộng của einstein có thể áp dụng được, nghĩa rằng mức độ quán tính hay mọi tiến trình biến đổi tương đối của vật A so với vật B bị thay đổi, thì vận tốc ‘giới hạn’ đó là một giới hạn tự nhiên. Khi vượt qua vận tốc ‘giới hạn’, một giới hạn khác được hình thành thay thế giới hạn tự nhiên khác bị phá vỡ, đó là vận tốc ánh sáng, đó là 1 giới hạn ‘phi tự nhiên’ trong khoảng thời gian vận tốc của vật lớn hơn vận tốc ‘giới hạn’ và nhỏ hơn vận tốc ánh sáng. Khi vận tốc của vật vượt qua vận tốc ánh sáng, bây h vận tốc ánh sáng đóng vai trò là giới hạn tự nhiên, một bảo toàn khác thay thế bảo toàn cũ, và nó bảo rằng, thời gian phải lui về quá khứ (chiều âm của thời gian), như thế mới công bằng!

Có thể nói rằng, vận tốc ánh sáng là vận tốc giới hạn tự nhiên lớn nhất và cũng là vận tốc giới hạn phi tự nhiên nhỏ nhất cho đến bây h, cho đến khi ta tìm được một vận tốc phi tự nhiên thay thế vận tốc ánh sáng hoặc là bổ sung thêm một điểm mới vào thuyết của tôi, có thể gọi là ‘thuyết về giới hạn tự nhiên lớn nhất và giới hạn phi tự nhiên nhỏ nhất’, cùng với định nghĩa về các đại lượng bảo toàn âm và dương (ví dụ thời gian âm,…), đó cũng là cách mà nhận thức phát triển qua mọi thời đại, và cũng là chủ đề mà tôi đang hướng tới để giải thích các giới hạn một cách sâu sắc hơn…(bởi rằng, không phải ngẫu nhiên mà einstein phát biểu rằng: “vận tốc ánh sáng là vận tốc lớn nhất”).

Thuyết về cấp độ bản chất: “Bản chất của cái vô hạn là sự chuyển dời trạng thái lượng tử của những cái hữu hạn. Bản chất sự chuyển dời trạng thái lượng tử của những cái hữu hạn là những cái hữu hạn ‘đứng yên’. Bản chất của những cái hữu hạn ‘đứng yên’ là tâm vũ trụ.” Einstein nói rằng: “Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.” Cũng từ danh ngôn trên và những gì tôi nhận thức được, tôi tình cờ ‘moi’ ra được 2 thuyết này và hiểu nó theo ngôn ngữ của chính tôi. Như ai cũng biết, nhận thức của một người là có hạn, và lượng kiến thức của thế giới là quá nhiều, đến nỗi ta cảm thấy nó vô hạn. 1 kẻ ngốc không bao giờ thấy được các giới hạn, mà chỉ thấy được hình ảnh của sự chuyển dời trạng thái lượng tử của chúng là vô hạn trong ‘võng mạc’.

Nhưng ngược lại, các thiên tài nhận ra được rằng, chẳng qua vô hạn chỉ là những hữu hạn ‘chuyển động’. Bộ não của những thiên tài cũng có hạn như những người bình thường, nhưng có thể nói rằng, bộ não của họ có tiến trình ‘chậm’ hơn hoặc chuyển động ‘nhanh tương đối’ với chuyển động của các hữu hạn hơn người bình thường, nên thấy được các điểm hữu hạn chuyển động cực nhanh tạo thành vô hạn. Những thiên tài đó không bị ‘hiệu ứng’ làm cho ‘lóa mắt’, họ chuyển các điểm hữu hạn ‘chuyển động’ thành ‘đứng yên’ trong trừu tượng. Họ thầm cảm ơn các hữu hạn chuyển động tạo nên những ‘photon’ đập vào ‘nhãn quang’ để họ có thể biết được; họ mỉm cười, lắc đầu bảo rằng: “Thế giới thật phong phú, khó hiểu nhưng không ma mãnh”. Từ trong tận tiềm thức của họ, các hữu hạn đứng yên nhìn trên mọi phương diện đều trùng nhau tại một điểm, và điểm đó gọi là ‘tâm vũ trụ’.

Chính vì họ nhìn thế giới với con mắt hữu hạn, ‘những thiên tài luôn có giới hạn’. Còn những người bình thường thì sao? Thật ra không có ranh giới cụ thể trong sự phân chia giữa kẻ ngốc, người bình thường hay thiên tài, tất cả đều tùy thuộc vào việc họ nhận ra bao nhiêu điểm hữu hạn! Sẽ chẳng bao giờ có sự phân chia đẳng cấp nếu mức độ có hạn của mọi đối tượng đều như nhau. Những điểm giới hạn như những chấm nhỏ trong không gian, còn sự dịch chuyển của nó tạo thành đường thẳng. Nếu ta không phát hiện được một chấm nhỏ nào đó trên đường di chuyển của nó, thì ta sẽ có một đường thẳng, nhưng những chấm đó không phải được phát hiện theo logic mà phải được phát hiện một cách ngẫu nhiên, bất kì. Chính vì thế, nếu ta chỉ phát hiện được một chấm nhỏ, thì sự dịch chuyển của nó tạo thành đường thẳng ra xa vô cùng, còn nếu ta phát hiện ra 2,3,4,… các chấm nhỏ thì ta sẽ có những đoạn thẳng. Những tia tượng trưng cho logic vô cùng có đầu nhưng không đuôi, những đoạn thẳng cho ta một logic có đầu có đuôi, còn nếu ta không phát hiện một chấm nào cả, mọi thứ đều vô hạn không đầu k đuôi.

Việc phát hiện những chấm đó không dễ dàng mà cũng chẳng khó khăn, logic đầu đuôi là đoạn thẳng chỉ được hình thành sau khi ta tìm được các chấm nhỏ. Điều đó giải thích một câu nói của einstein: “Sự sáng tạo không phải là sản phẩm của quá trình logic, mặc dù kết quả cuối cùng gắn liền với một cấu trúc logic”. Ở đây, phát hiện ra các chấm nhỏ là công việc đầu tiên và quan trọng nhất của sự sáng tạo, còn kết nối nó với những chấm khác đã biết là cách làm để công việc đó trở thành sự sáng tạo sau khi đã kết nối các điểm tạo nên một cấu trúc logic…

Tái bút: Nếu các bạn không phải là một người ưa bản chất mà trung thành với thực tế thì sẽ cảm thấy bài viết này thật vớ vẩn, trong trường hợp đó tôi khuyên các bạn không nên đọc tiếp, vì đọc nó chẳng có ý nghĩa gì với bạn cả; còn nếu các bạn ưa bản chất nhưng không hiểu tôi đang viết gì, vậy thì nếu rãnh rỗi, không có gì để làm thì cứ đọc nó để trau đồi nhận thức luận.

Bản thân tôi chẳng cố gắng gì để suy nghĩ về nó, những hỡi ôi, suy nghĩ về nó và viết về nó là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau! Đôi lúc tôi cảm thấy mình suy nghĩ vớ vẩn thật và cũng có những lúc tôi vui thú khi nghĩ về nó. Những lúc có thể nói là rãnh rỗi, tôi ngồi một mình suy nghĩ không đâu, các sự vật hiện tượng bỗng nhiên tương đồng một cách kì lạ đến nỗi buồn cười, và … tôi phát hiện ra một thứ ‘bản chất’ khi nào không hay. Khi tôi nói với những người xung quanh về điều đó, họ bảo rằng tôi bị điên, rằng tôi nên nói gì đó thực tế hơn, nhưng tôi đâu có cố gắng gì lắm để nghĩ về nó, tự nó đến với tôi đấy chứ. Thế giới bản chất là một thế giới nực cười, nó bắt ta phải nghĩ về nó một cách nghiêm túc, trong khi bản thân ta nghĩ về nó thật sự rất trẻ con và vớ vẩn. Đôi khi nó khiến ta cảm thấy mình thật quan trọng biết chừng nào với thế giới này, đôi khi nó khiến ta cảm thấy mình quả là ngố trong con mắt mọi người.

Chính vì thế cách tốt hơn hết, tôi không nói với ai về vấn đề này. Nhưng việc không nói với ai và do đó không thể tiếp xúc với ai khiến tôi cảm thấy cô độc vô cùng. Nghĩ rằng nếu giả sử như tôi ở trong một câu chuyện nào đó mà tôi là nhân vật chính, quyết định đến vận mệnh của thế giới khi đã nắm được cái ‘gốc’ của thế giới đó, tôi chỉ muốn rằng minh chỉ là một người bình thường với những vấn đề bình thường. Nhưng khi tôi đang ở trong thế giới của những người bình thường, tôi cảm thấy tôi lại mơ màng đến thế giới bản chất, lại cô độc khi ở trong bóng tối, chỉ một mình…

Chính vì cảm giác cô độc, viết là công cụ để chia sẻ kiến thức, tại sao không? Và bây giờ, tùy các bạn nghĩ bài viết này là vớ vẩn hay sao đó, tôi vẫn cứ đăng nó lên, như quy luật thế giới vẫn tự nhiên phải vậy!
 
Thật ra không có ranh giới cụ thể trong sự phân chia giữa kẻ ngốc, người bình thường hay thiên tài, tất cả đều tùy thuộc vào việc họ nhận ra bao nhiêu điểm hữu hạn!

Tôi thấy câu này rất hay, có thể trở thành một triết lý.

Tôi đang đọc về nghiên cứu của bạn. Tôi có một câu hỏi dành cho bạn:

1. Bạn sẽ chứng minh vũ trụ là hữu hạn thế nào?

2. Bạn có nghĩ rằng trong cái vô hạn có cái hữu hạn, trong cái hữu hạn có cái vô hạn không?
 
vũ trụ bản chất là hữu hạn, vũ trụ vận động là sự chuyển dời lượng tử của hữu hạn thành gần như vô hạn (vì thế các thiên tài nhận ra nó không tuyệt đối vô hạn). Vũ trụ tuyệt đối gồm vũ trụ bản chất và vũ trụ vận động vì số cấp độ bản chất đối với ý thức là không xác định nên nó vô hạn. Nói tóm lại, với ý thức vũ trụ là vô hạn (vì ý thức nhận được xung lượng tcủa những cái hữu hạn trong vận động, không gian là khái niệm đ chỉ khoảng không của s chuyển dời, thời gian là các tiến trình vận động), k có ý thức thì bản chất khách quan của vũ trụ là hữu hạn (vì các hữu hạn đứng yên trong bản chất nên không có ý thức nhận biết được nó, vì không gian và thời gian chỉ tồn tại trong vận động nên trong bản chất các nó không tồn tại, nên không có không gian cho schuyển dời lượng t, chính vì thế không tồn tại thời gian cho các tiến trình). Mối quan h giữa những hữu hạn đứng yên tạo nên tâm vũ tr. Mối quan h này con người không biết được nó vì không có xung lượng t trong vận động mà đây là xung lượng t trong bản chất vận động, người ta ch có thể nhận biết được tâm vũ tr trong 'tài năng kì ảo'. Đó là những suy nghĩ trừu tượng về bản chất của mình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mình thấy lý thuyết này hay, nhưng cần phản biện rất nhiều mà chưa nghĩ ra câu hỏi. Mời các cao thủ đặt câu hỏi nhé.
 
Có ý kiến cho rằng: "Triết học là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận” - thật khó hiểu, đúng k?
Từ ý kiến trên, mình rút ra một nhận xét như thế này: "Triết học có 2 loại: triết học tức thời và triết học toàn phần. Ban đầu, triết học toàn phần làm nền tảng xây dựng kỹ năng trừu tượng cho triết học tức thời, đánh giá khái quát những công việc mà triết học tức thời phải thực hiện. Sau đó, triết học toàn phần được áp dụng vào 1 đối tượng cụ thể để xây dựng cách hiểu khách quan cho những vấn đề thực tế, đó là triết học tức thời. Sau đó nữa, triết học tức thời bổ sung cái tức thời cho triết học toàn phần. Cuối cùng, triết học toàn phần toàn phần hóa các triết học tức thời, tạo nên một chu kỳ triết học hoàn hảo. Gọi là hoàn hảo vì không bao giờ có một chu kỳ triết học giản đơn như thế, vì sự tích tụ bản chất qua mỗi chu kỳ triết học có thể dài vô hạn; hơn nữa có 1 và chỉ 1 chu kỳ triết học hoàn hảo – đó là chu kỳ triết học đi xuyên qua tâm vũ trụ là tâm đối xứng cho sự tương tác của 2 loại triết học.
Gạt bỏ những khái niệm không, thời gian – vì nó là những chỉ tiêu cho thông số cơ bản của sự vận động.Vậy nên từ giờ trở đi, nói đến ‘đứng yên’ hay ‘chuyển động’, cấm ai nói rằng đó là sự chuyển động trong không gian hay theo thời gian, hoặc là đứng yên trong không gian hay sự ngưng đọng thời gian. Chẳng lẽ ngoài sự vận động, vật chất không còn gì khác để ló mặt ra cho sự nhận thức? Ồ! Có chứ, có chứ! Chỉ vì bản thân nhận thức cũng là 1 sự vận động nên nó mới nuông chiều vận động như thế, cho rằng sự vận động là tất cả của vật chất. Nhưng hãy nhớ rằng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất chứ không phải là bản thân vật chất, nó là 1 cách để các vật chất có thể ‘hỏi thăm sức khỏe’ lẫn nhau. Nếu các vật chất ‘không quan tâm lẫn nhau’ thì giữa chúng không có sự vận động nào cả (điều này đến nay được cho là bất khả thi). Thử hình dung rằng, vận động là các giới hạn chuyển động, tuân theo định luật bảo toàn giới hạn vận động: “Các giới hạn luôn luôn chuyển động tạo nên vô hạn trong nhận thức, sao cho số các giới hạn vận động được BẢO TOÀN”, còn vật chất là các giới hạn đứng yên, tuân theo định luật bảo toàn giới hạn bản chất: “Các giới hạn trong bản chất luôn đứng yên, vì thế số các giới hạn = CONST, sao cho giao của tất cả các giới hạn = 1 (nghĩa là ‘nhìn’ các giới hạn từ bất cứ hướng nào, từ bất cứ góc độ nào, thì thật kinh ngạc khi ta chỉ thấy 1 điểm duy nhất) – đó là tâm vũ trụ”. (À còn 1 điều nữa: Vì các giới hạn có thể coi là vô cùng ‘nhỏ bé’ trong kích thước đồ sộ của vô hạn chứa các quỹ đạo của nó nên ta hiểu ngầm rằng giới hạn là các điểm)."
K bik ý các bạn như thế nào nhỉ? :D
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top