THUYẾT MINH VỀ ÁO DÀI - THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI (8)
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những bản sắc dân tộc, tập quán và trang phục truyền thống khắc nhau. Phụ nữ Nhật tự hào với kimono, phụ nữ Hàn nổi tiếng với hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa tới nay luôn song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo mềm mại đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây hằng nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa là áo giai lãnh. Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau chứ không buộc lại. Vì sau này phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bãn nên được thu gọn thành áo tứ thân. Nhưng đối với người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào để giảm chế nét dân dã lao động thay vào là phong cách sang trọng và khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé thành vạt con, thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước để trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một hoạ sĩ vào dầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng được thiết kế vào thập niên 1960, áo dài miniragla dành cho các nữ sinh.
Chiếc áo dành hình như có bí quyết riêng để tôn lên vẻ đẹp của các thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng.Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc cảm thấy thoải mái lại tạo dáng vẻ thướt tha tôn lên vẻ nữ tính.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu của người phụ nữ Việt. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn trải qua từng diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam. Tà áo dài sẽ mãi là tâm hồn Việt, là văn hóa Việt, là tinh thần Việt và trang phục truyền thống mang đậm tính bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Cho đến nay vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo mềm mại đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây hằng nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa là áo giai lãnh. Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau chứ không buộc lại. Vì sau này phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bãn nên được thu gọn thành áo tứ thân. Nhưng đối với người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào để giảm chế nét dân dã lao động thay vào là phong cách sang trọng và khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé thành vạt con, thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước để trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một hoạ sĩ vào dầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng được thiết kế vào thập niên 1960, áo dài miniragla dành cho các nữ sinh.
Chiếc áo dành hình như có bí quyết riêng để tôn lên vẻ đẹp của các thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng.Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc cảm thấy thoải mái lại tạo dáng vẻ thướt tha tôn lên vẻ nữ tính.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu của người phụ nữ Việt. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn trải qua từng diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam. Tà áo dài sẽ mãi là tâm hồn Việt, là văn hóa Việt, là tinh thần Việt và trang phục truyền thống mang đậm tính bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Tham khảo thêm bài "Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam" dưới đây:
https://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=39303
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: