Một số trường trên địa bàn thành phố có mức thưởng trên dưới 10 triệu đồng, vượt xa mức hỗ trợ tối thiểu 600.000 đồng do UBND TP HCM quy định.
Theo đại diện các trường, sở dĩ tiền thưởng năm nay được cải thiện đáng kể là nhờ chính sách tiết kiệm trong năm hoặc trường có thêm các nguồn thu khác.
Đơn cử, ở trường PTTH Thủ Thiêm, quận 2, mỗi giáo viên được hưởng chế độ thưởng tết là 4 tháng lương, tương đương mức từ 6 đến 12 triệu đồng tùy theo hệ số lương. Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Hỷ cho biết, tiền thưởng Tết tăng cao là do năm nay, trường chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi các khoản chi phí.
"Ngoài việc phát động tất cả các cán bộ, giáo viên phải tiết kiệm từ điện nước đến văn phòng phẩm, chúng tôi cũng tính toán lại nhu cầu của nhà trường trong việc tuyển giáo viên và bố trí tiết dạy hợp lý, nhằm không phải trả tiền phụ trội ngoài giờ. Nhờ vậy mới có tiền dư từ ngân sách nhà nước để thưởng cho anh em", ông Hỷ phấn khởi, nói.
Một trường khác ở quận 2 cũng có mức thưởng tương tự là PTTH Giồng Ông Tố. Mỗi giáo viên nhận được tiền thưởng cuối năm trên dưới 10 triệu đồng.
Những giáo viên phụ trách ở cấp học nhỏ cũng khá vất vả với việc dạy dỗ học sinh tuy nhiên chế độ thưởng tết thì chưa tương xứng.
Ảnh: Hải Duyên
Nhưng lý tưởng hơn cả là trường PTTH Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức. Con số cao nhất là giáo viên ở trường này được thưởng lên tới trên 20 triệu đồng.
Theo Hiệu phó Lâm Triều Nghi, thực tế tiền được dành để thưởng Tết chỉ khoảng 1,7 triệu đồng. Số còn lại được ông Nghi gọi là tiền lương tích trữ trong năm của giáo viên. Ông giải thích: "Mỗi trường có một quy chế chi tiêu nội bộ riêng. Thay vì chi theo tháng thì chúng tôi để đến cuối năm mới phân bổ một lần. Theo đó, ngoài tiền lương mỗi tháng, một giáo viên có số tiền dự trữ khoảng hơn 1 triệu đồng. Số tiền tăng thêm này nhiều hay ít là tùy vào mức độ cống hiến, thời gian công tác và trách nhiệm công việc của giáo viên trong trường".
Ghi nhận chung của VnExpress.net, mức thưởng tết của các cán bộ giáo viên công tác tại các trường PTTH ở khu vực nội thành, nhận được khoảng 5 đến 7 triệu đồng.
Tuy nhiên, ở các trường hệ tiểu học, mầm non và các trường ngoại thành, tiền thưởng tết không khác gì so với những năm trước.
Nhất là ở các trường không thuộc diện biên chế. Dù đảm nhận công việc tương đương như ở trường công, nhưng nhiều giáo viên, bão mẫu tại các nhóm trẻ mầm non trong thành phố lại không có tiền thưởng Tết, thậm chí không có cả khoản hỗ trợ 600.000 đồng theo quy định của UBND thành phố.
Cô Nguyễn Thị Phượng, giáo viên mầm non tại một nhóm trẻ quận Gò Vấp chia sẻ, chỉ còn vài ngày nữa là đến tết vậy mà đến giờ này, vẫn chưa biết thông tin gì về tiền thưởng. "Nghe bạn bè bàn tán trường này trường kia được cả chục triệu mà thấy tủi thân. Nghe đâu cũng được vài trăm nghìn. Làm giáo viên trường tư như chúng tôi chẳng khác nào người giữ trẻ thuê, lấy đâu mà có tiền thưởng. Biên chế cũng không có làm sao được hưởng chế độ trợ cấp", cô Phượng phân trần.
Còn đối với các trường THCS, tiểu học, mức thưởng trung bình năm nay khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng. Con số này tuy đã được cải thiện so với năm rồi, nhưng với nhiều cán bộ giáo viên, nó cũng "chẳng giải quyết được gì" nếu căn cứ vào sự leo thang của vật giá hiện nay.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, hằng năm, ngoài tiền thưởng tết mà thành phố hỗ trợ, công đoàn ngành cũng vận động các cán bộ, giáo viên nội thành đóng góp, hỗ trợ thêm cho đồng nghiệp ngoại thành có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, số tiền vận động được chỉ khoảng 300 - 400 triệu đồng, phân bổ cho khoảng 1.000 suất thì mỗi người chỉ được tặng chừng 300.000 đồng.
"Thiệt thòi của cán bộ, giáo viên so với các ngành khác là không được hưởng lương tháng 13. Nguồn thu nhập chính là lương hằng tháng, nhưng cũng thấp. Mỗi năm, Sở vẫn kiến nghị tăng thêm khoản lương tháng 13 cho giáo viên, nhưng vẫn chưa được duyệt. Tôi hy vọng sang năm, với cơ chế học phí mới cộng với việc các trường tự chủ về tài chính thì đời sống giáo viên sẽ được quan tâm, nâng cao hơn", ông Đạt nói.
Theo đại diện các trường, sở dĩ tiền thưởng năm nay được cải thiện đáng kể là nhờ chính sách tiết kiệm trong năm hoặc trường có thêm các nguồn thu khác.
Đơn cử, ở trường PTTH Thủ Thiêm, quận 2, mỗi giáo viên được hưởng chế độ thưởng tết là 4 tháng lương, tương đương mức từ 6 đến 12 triệu đồng tùy theo hệ số lương. Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Hỷ cho biết, tiền thưởng Tết tăng cao là do năm nay, trường chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi các khoản chi phí.
"Ngoài việc phát động tất cả các cán bộ, giáo viên phải tiết kiệm từ điện nước đến văn phòng phẩm, chúng tôi cũng tính toán lại nhu cầu của nhà trường trong việc tuyển giáo viên và bố trí tiết dạy hợp lý, nhằm không phải trả tiền phụ trội ngoài giờ. Nhờ vậy mới có tiền dư từ ngân sách nhà nước để thưởng cho anh em", ông Hỷ phấn khởi, nói.
Một trường khác ở quận 2 cũng có mức thưởng tương tự là PTTH Giồng Ông Tố. Mỗi giáo viên nhận được tiền thưởng cuối năm trên dưới 10 triệu đồng.
Những giáo viên phụ trách ở cấp học nhỏ cũng khá vất vả với việc dạy dỗ học sinh tuy nhiên chế độ thưởng tết thì chưa tương xứng.
Ảnh: Hải Duyên
Theo Hiệu phó Lâm Triều Nghi, thực tế tiền được dành để thưởng Tết chỉ khoảng 1,7 triệu đồng. Số còn lại được ông Nghi gọi là tiền lương tích trữ trong năm của giáo viên. Ông giải thích: "Mỗi trường có một quy chế chi tiêu nội bộ riêng. Thay vì chi theo tháng thì chúng tôi để đến cuối năm mới phân bổ một lần. Theo đó, ngoài tiền lương mỗi tháng, một giáo viên có số tiền dự trữ khoảng hơn 1 triệu đồng. Số tiền tăng thêm này nhiều hay ít là tùy vào mức độ cống hiến, thời gian công tác và trách nhiệm công việc của giáo viên trong trường".
Ghi nhận chung của VnExpress.net, mức thưởng tết của các cán bộ giáo viên công tác tại các trường PTTH ở khu vực nội thành, nhận được khoảng 5 đến 7 triệu đồng.
Tuy nhiên, ở các trường hệ tiểu học, mầm non và các trường ngoại thành, tiền thưởng tết không khác gì so với những năm trước.
Nhất là ở các trường không thuộc diện biên chế. Dù đảm nhận công việc tương đương như ở trường công, nhưng nhiều giáo viên, bão mẫu tại các nhóm trẻ mầm non trong thành phố lại không có tiền thưởng Tết, thậm chí không có cả khoản hỗ trợ 600.000 đồng theo quy định của UBND thành phố.
Cô Nguyễn Thị Phượng, giáo viên mầm non tại một nhóm trẻ quận Gò Vấp chia sẻ, chỉ còn vài ngày nữa là đến tết vậy mà đến giờ này, vẫn chưa biết thông tin gì về tiền thưởng. "Nghe bạn bè bàn tán trường này trường kia được cả chục triệu mà thấy tủi thân. Nghe đâu cũng được vài trăm nghìn. Làm giáo viên trường tư như chúng tôi chẳng khác nào người giữ trẻ thuê, lấy đâu mà có tiền thưởng. Biên chế cũng không có làm sao được hưởng chế độ trợ cấp", cô Phượng phân trần.
Còn đối với các trường THCS, tiểu học, mức thưởng trung bình năm nay khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng. Con số này tuy đã được cải thiện so với năm rồi, nhưng với nhiều cán bộ giáo viên, nó cũng "chẳng giải quyết được gì" nếu căn cứ vào sự leo thang của vật giá hiện nay.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, hằng năm, ngoài tiền thưởng tết mà thành phố hỗ trợ, công đoàn ngành cũng vận động các cán bộ, giáo viên nội thành đóng góp, hỗ trợ thêm cho đồng nghiệp ngoại thành có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, số tiền vận động được chỉ khoảng 300 - 400 triệu đồng, phân bổ cho khoảng 1.000 suất thì mỗi người chỉ được tặng chừng 300.000 đồng.
"Thiệt thòi của cán bộ, giáo viên so với các ngành khác là không được hưởng lương tháng 13. Nguồn thu nhập chính là lương hằng tháng, nhưng cũng thấp. Mỗi năm, Sở vẫn kiến nghị tăng thêm khoản lương tháng 13 cho giáo viên, nhưng vẫn chưa được duyệt. Tôi hy vọng sang năm, với cơ chế học phí mới cộng với việc các trường tự chủ về tài chính thì đời sống giáo viên sẽ được quan tâm, nâng cao hơn", ông Đạt nói.
Hải Duyên