rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Khi 1 người thân yêu của chúng ta nổi giận và thất vọng, điều cuối cùng mà hầu hết chúng ta nghĩ là mình sẽ đổ thêm dầu vào lửa nếu nói với họ rằng họ nên cảm thấy tức giận và thất vọng. Nhưng khi được làm 1 cách đúng đắn, đem lại sự xác nhận cảm xúc (emotional validation) có thể có những kết quả cực kì bất ngờ, làm tăng cường mối quan hệ.
Xử lý với cơn giận của người khác
Tất cả chúng ta đều từng ở trong những tình huống mà 1 người thân yêu trở nên tức giận 1 cách khó tin nổi. Chúng ta thường không biết cách tốt nhất để đáp ứng lại trong những tình huống đó. Bản năng của chúng ta là cố gắng và làm họ bình tĩnh lại, nhưng việc đó không dễ làm và nó thậm chí có thể mạo hiểm. Kết quả là chúng ta thường cực kì khó chịu và không biết nói gì. Nếu cơn giận của họ hướng đến chúng ta thì chúng ta cần xem xét Làm thế nào để xin lỗi hiệu quả, nhưng bất kể điều gì, chúng ta cần xác nhận những cảm xúc của họ.
Quan điểm thêm dầu vào lửa bằng cách nói với người đó là họ có quyền cảm thấy tức giận dường như không đúng. Khi chúng ta truyền tải chính xác thông điệp đó và làm vậy với sự thấu cảm và đồng cảm thì điều kì diệu xảy ra. Thay vì khiến họ giận thêm, thông điệp của sự xác nhận cảm xúc của chúng ta thực sự làm tắt lửa!
Xác nhận cảm xúc là 1 nhu cầu cơ bản của con người
Xác nhận cảm xúc là 1 điều gì đó mà tất cả chúng ta tìm kiếm và khao khát nhiều hơn chúng ta nhận ra. Khi chúng ta tức giận, thất vọng hoặc tổn thương, xu hướng của chúng ta là muốn thảo luận những cảm xúc của chúng ta với người khác để chúng ta có thể tống nó ra khỏi ngực của chúng ta.
Tuy nhiên, tống điều gì đó ra khỏi ngực của chúng ta bằng cách nói với người khác về những cảm xúc của chúng ta không phải lúc nào cũng đem lại sự thoả mãn hoặc thanh tẩy. Nếu người mà chúng ta xả lên chỉ nhìn chúng ta và nhún vai hoặc đáp lại bằng cách cho chúng ta lời khuyên hoặc bằng cách nói rằng chúng ta đã làm sai điều gì, thì chúng ta sẽ không cảm thấy tốt hơn và chúng ta có thể sẽ thấy tệ hơn sau khi nói chuyện với họ.
Điều chúng ta tìm kiếm khi trút những cảm xúc của chúng ta lên người khác đó là muốn người đó "hiểu những cảm xúc đó", hiểu điều gì đã xảy ra với chúng ta và tại sao chúng ta cảm nhận theo cách đó. Chúng ta muốn họ xác nhận những cảm xúc của chúng ta bằng cách truyền đạt sự thấu hiểu đó với chúng ta và làm điều đó với 1 sự thấu cảm hoặc đồng cảm.
Khi chúng ta đang rất tức giận, chúng ta kể với ai đó lí do tại sao và họ hoàn toàn hiểu được điều đó và xác nhận những cảm xúc của chúng ta. Kết quả là, chúng ta cảm thấy được giải toả rất nhiều! Chỉ khi đó chúng ta mới có thể bỏ qua ít nhất 1 số cảm xúc mà chúng ta từng chất chứa.
Xác nhận cảm xúc 1 cách chân thật là điều khó có được
Những trải nghiệm thanh tẩy đích thực của kiểu này thực sự hiếm hơn chúng ta nghĩ. Chúng ta thường thấy nhu cầu bộc lộ cơn giận hoặc nỗi phiền muộn của chúng ta với rất nhiều người vì chúng ta hiếm khi nhận được sự đáp ứng mà chúng ta khao khát - sự xác nhận cảm xúc đích thực. Khi 1 ai đó đem lại cho chúng ta sự xác nhận cảm xúc thực sự thì chúng ta có thể cảm thấy vô cùng biết ơn họ vì đã làm điều đó.
Chúng ta có thể nghĩ rằng những người gần gũi nhất và thân yêu nhất của chúng ta, những người biết rõ chúng ta nhất sẽ là những người xác nhận cảm xúc của chúng ta tốt nhất, nhưng thật không may, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Những người quan tâm chúng ta nhất có nhiều khả năng cảm thấy đau khổ, khó chịu nhất bởi sự đau khổ, khó chịu của chúng ta. Kết quả là họ có thể (với những ý định tốt nhất) cố gắng giảm thiểu trải nghiệm cảm xúc của chúng ta ("Đừng đắm chìm vào nó," "Hãy để nó đi") hoặc đưa ra những giải pháp ("Đây là những gì bạn nên làm" "Đừng buồn, hãy hành động!") thay vì truyền đạt sự thấu hiểu và chấp nhận của họ trước nỗi đau của chúng ta.
Một lần nữa, dù những ý định của họ có thể tốt đẹp, nhưng những đáp ứng đó có thể làm bạn cảm thấy khó chịu hơn là cảm thấy nhẹ nhõm hoặc giúp ích. Nếu những người thân yêu đó đầu tiên đưa ra sự xác nhận cảm xúc và sau đó đưa ra lời khuyên thì chúng ta có thể dễ tiếp thu lời khuyên của họ hơn.
Vậy, làm thế nào 1 người có thể đem lại sự xác nhận cảm xúc?
Sau đây là các bước để đem lại sự xác nhận cảm xúc. Nhưng lưu ý, bạn phải làm tất cả 5 bước và làm đúng để đạt được tác động mong muốn.
1. Hãy để cho người đó nói xong câu chuyện của họ để bạn có được tất cả thông tin.
2. Truyền đạt rằng bạn hiểu những gì đã xảy ra với họ từ quan điểm của họ (cho dù bạn có đồng ý với quan điểm đó hay không và thậm chí nếu quan điểm của họ là sai rõ ràng).
3. Truyền đạt rằng bạn hiểu họ cảm nhận như thế nào như là kết quả của những gì đã xảy ra (từ quan điểm của họ).
4. Truyền đạt rằng những cảm xúc đó của họ là hoàn toàn hợp lý (từ quan điểm của họ).
5. Truyền đạt sự thấu cảm hoặc đồng cảm (không phải sự thuơng hại) đối với những phản ứng cảm xúc của họ.
Nguồn
The Antidote to Anger and Frustration
The power of emotional validation
Published on June 18, 2011 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday
Xử lý với cơn giận của người khác
Tất cả chúng ta đều từng ở trong những tình huống mà 1 người thân yêu trở nên tức giận 1 cách khó tin nổi. Chúng ta thường không biết cách tốt nhất để đáp ứng lại trong những tình huống đó. Bản năng của chúng ta là cố gắng và làm họ bình tĩnh lại, nhưng việc đó không dễ làm và nó thậm chí có thể mạo hiểm. Kết quả là chúng ta thường cực kì khó chịu và không biết nói gì. Nếu cơn giận của họ hướng đến chúng ta thì chúng ta cần xem xét Làm thế nào để xin lỗi hiệu quả, nhưng bất kể điều gì, chúng ta cần xác nhận những cảm xúc của họ.
Quan điểm thêm dầu vào lửa bằng cách nói với người đó là họ có quyền cảm thấy tức giận dường như không đúng. Khi chúng ta truyền tải chính xác thông điệp đó và làm vậy với sự thấu cảm và đồng cảm thì điều kì diệu xảy ra. Thay vì khiến họ giận thêm, thông điệp của sự xác nhận cảm xúc của chúng ta thực sự làm tắt lửa!
Xác nhận cảm xúc là 1 nhu cầu cơ bản của con người
Xác nhận cảm xúc là 1 điều gì đó mà tất cả chúng ta tìm kiếm và khao khát nhiều hơn chúng ta nhận ra. Khi chúng ta tức giận, thất vọng hoặc tổn thương, xu hướng của chúng ta là muốn thảo luận những cảm xúc của chúng ta với người khác để chúng ta có thể tống nó ra khỏi ngực của chúng ta.
Tuy nhiên, tống điều gì đó ra khỏi ngực của chúng ta bằng cách nói với người khác về những cảm xúc của chúng ta không phải lúc nào cũng đem lại sự thoả mãn hoặc thanh tẩy. Nếu người mà chúng ta xả lên chỉ nhìn chúng ta và nhún vai hoặc đáp lại bằng cách cho chúng ta lời khuyên hoặc bằng cách nói rằng chúng ta đã làm sai điều gì, thì chúng ta sẽ không cảm thấy tốt hơn và chúng ta có thể sẽ thấy tệ hơn sau khi nói chuyện với họ.
Điều chúng ta tìm kiếm khi trút những cảm xúc của chúng ta lên người khác đó là muốn người đó "hiểu những cảm xúc đó", hiểu điều gì đã xảy ra với chúng ta và tại sao chúng ta cảm nhận theo cách đó. Chúng ta muốn họ xác nhận những cảm xúc của chúng ta bằng cách truyền đạt sự thấu hiểu đó với chúng ta và làm điều đó với 1 sự thấu cảm hoặc đồng cảm.
Khi chúng ta đang rất tức giận, chúng ta kể với ai đó lí do tại sao và họ hoàn toàn hiểu được điều đó và xác nhận những cảm xúc của chúng ta. Kết quả là, chúng ta cảm thấy được giải toả rất nhiều! Chỉ khi đó chúng ta mới có thể bỏ qua ít nhất 1 số cảm xúc mà chúng ta từng chất chứa.
Xác nhận cảm xúc 1 cách chân thật là điều khó có được
Những trải nghiệm thanh tẩy đích thực của kiểu này thực sự hiếm hơn chúng ta nghĩ. Chúng ta thường thấy nhu cầu bộc lộ cơn giận hoặc nỗi phiền muộn của chúng ta với rất nhiều người vì chúng ta hiếm khi nhận được sự đáp ứng mà chúng ta khao khát - sự xác nhận cảm xúc đích thực. Khi 1 ai đó đem lại cho chúng ta sự xác nhận cảm xúc thực sự thì chúng ta có thể cảm thấy vô cùng biết ơn họ vì đã làm điều đó.
Chúng ta có thể nghĩ rằng những người gần gũi nhất và thân yêu nhất của chúng ta, những người biết rõ chúng ta nhất sẽ là những người xác nhận cảm xúc của chúng ta tốt nhất, nhưng thật không may, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Những người quan tâm chúng ta nhất có nhiều khả năng cảm thấy đau khổ, khó chịu nhất bởi sự đau khổ, khó chịu của chúng ta. Kết quả là họ có thể (với những ý định tốt nhất) cố gắng giảm thiểu trải nghiệm cảm xúc của chúng ta ("Đừng đắm chìm vào nó," "Hãy để nó đi") hoặc đưa ra những giải pháp ("Đây là những gì bạn nên làm" "Đừng buồn, hãy hành động!") thay vì truyền đạt sự thấu hiểu và chấp nhận của họ trước nỗi đau của chúng ta.
Một lần nữa, dù những ý định của họ có thể tốt đẹp, nhưng những đáp ứng đó có thể làm bạn cảm thấy khó chịu hơn là cảm thấy nhẹ nhõm hoặc giúp ích. Nếu những người thân yêu đó đầu tiên đưa ra sự xác nhận cảm xúc và sau đó đưa ra lời khuyên thì chúng ta có thể dễ tiếp thu lời khuyên của họ hơn.
Vậy, làm thế nào 1 người có thể đem lại sự xác nhận cảm xúc?
Sau đây là các bước để đem lại sự xác nhận cảm xúc. Nhưng lưu ý, bạn phải làm tất cả 5 bước và làm đúng để đạt được tác động mong muốn.
1. Hãy để cho người đó nói xong câu chuyện của họ để bạn có được tất cả thông tin.
2. Truyền đạt rằng bạn hiểu những gì đã xảy ra với họ từ quan điểm của họ (cho dù bạn có đồng ý với quan điểm đó hay không và thậm chí nếu quan điểm của họ là sai rõ ràng).
3. Truyền đạt rằng bạn hiểu họ cảm nhận như thế nào như là kết quả của những gì đã xảy ra (từ quan điểm của họ).
4. Truyền đạt rằng những cảm xúc đó của họ là hoàn toàn hợp lý (từ quan điểm của họ).
5. Truyền đạt sự thấu cảm hoặc đồng cảm (không phải sự thuơng hại) đối với những phản ứng cảm xúc của họ.
Nguồn
The Antidote to Anger and Frustration
The power of emotional validation
Published on June 18, 2011 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday