Không có lý do gì chúng ta lại không tiếp nối được văn hóa ông cha. Nếu không tiếp nối được văn hóa ông cha, tức là chúng ta sống không có quá khứ. Tôi tin người Việt Nam sẽ thức tỉnh và nhận thức lại mình - nhà văn Hoàng Quốc Hải chia sẻ.
Thăng Long là xứ chọn lọc tinh hoa
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tôi xin trở lại vấn đề: Tính cách của người Thăng Long được truyền đến cho người Hà Nội là gì và hiện tại nó ra sao? Thăng Long ngày xưa cũng như của đô thị Hà Nội cách đây độ non một thế kỉ là nơi chắt lọc tinh túy cả nước dồn về. Nó là nơi tụ hội tài năng của cả nước. Ví dụ như: Muốn về Hà Nội buôn bán, kinh doanh thì vốn anh phải lớn, tài cạnh tranh của anh cũng phải khá hơn thì anh mới dám về Hà Nội, chứ không dễ gì anh dám về đây đọ sức.
Các nghề nghiệp khác cũng thế. Anh phải tinh xảo thì về Hà Nội, hàng hóa anh làm ra mới có người mua.
Còn các tài năng khác, ví như muốn làm quan, hoặc làm văn sĩ thì anh phải nổi tiếng lắm ở các địa phương mới dám về bám trụ ở Thăng Long xưa và Hà Nội sau này. Còn nếu chỉ tài năng lơ mơ, anh sẽ không là gì và không ai tiếp đón. Anh không có một vị trí, một chỗ đứng tại đất này.
Thăng Long- Hà Nội là nơi chọn lọc, là tinh hoa. Và vì thế, tính cách của người Thăng Long- Hà Nội xưa phải thể hiện ra bằng văn hóa, trước hết là văn hóa ứng xử.
Thăng Long là xứ chọn lọc tinh hoa
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tôi xin trở lại vấn đề: Tính cách của người Thăng Long được truyền đến cho người Hà Nội là gì và hiện tại nó ra sao? Thăng Long ngày xưa cũng như của đô thị Hà Nội cách đây độ non một thế kỉ là nơi chắt lọc tinh túy cả nước dồn về. Nó là nơi tụ hội tài năng của cả nước. Ví dụ như: Muốn về Hà Nội buôn bán, kinh doanh thì vốn anh phải lớn, tài cạnh tranh của anh cũng phải khá hơn thì anh mới dám về Hà Nội, chứ không dễ gì anh dám về đây đọ sức.
Các nghề nghiệp khác cũng thế. Anh phải tinh xảo thì về Hà Nội, hàng hóa anh làm ra mới có người mua.
Còn các tài năng khác, ví như muốn làm quan, hoặc làm văn sĩ thì anh phải nổi tiếng lắm ở các địa phương mới dám về bám trụ ở Thăng Long xưa và Hà Nội sau này. Còn nếu chỉ tài năng lơ mơ, anh sẽ không là gì và không ai tiếp đón. Anh không có một vị trí, một chỗ đứng tại đất này.
Thăng Long- Hà Nội là nơi chọn lọc, là tinh hoa. Và vì thế, tính cách của người Thăng Long- Hà Nội xưa phải thể hiện ra bằng văn hóa, trước hết là văn hóa ứng xử.

Không phải cứ nghiễm nhiên là người Tràng An thì "Chẳng xinh cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Câu ca này bây giờ cần phải được hiểu lại. Ảnh: photo.yume.vn
Thời xưa, khi gặp nhau, người ta vái. Sau này có văn hóa của Tây vào thì bắt tay. Cái bắt tay hoặc cái vái nó không khác gì nhau, thể hiện một lời chào mà hai bên đều khiêm tốn và kính trọng nhau, không xô bồ.
Tôi nghĩ rằng, người Hà Nội cách đây độ 50- 60 năm vẫn còn giữ hoàn toàn được cái nết của Thăng Long xưa. Chính vì thế, người ở các nơi về Hà Nội khi ấy, dù chỉ vài ngày, đều nhớ mãi kỉ niệm về một lần tới Hà Nội.
Tôi quê gốc ở Hải Dương, khi tôi còn nhỏ, độ 5,6 tuổi, chị gái chuẩn bị lấy chồng, ra Hà Nội chọn vải. Đi khắp phố Hàng Đào, chị vẫn chưa ưng tấm vải nào nhưng không một cửa hàng nào mắng mỏ. Ra chợ Đồng Xuân cũng vậy, họ nhiệt tình hướng dẫn.
Trở về, chị kể mãi về sự thanh lịch của người Hà Nội. Cho tới bây giờ, chị tôi năm nay 90 tuổi rồi mà vẫn hỏi: "Em ơi, người Hà Nội bây giờ có được như xưa không?" Tôi không dám trả lời chị.
Người Hà Nội tôi nói đến không phải là người Hà Nội của hôm nay. Như GS Lê Văn Lan nói, cái "Tam nông" đã sấn vào xứ này rồi. Người Hà Nội của 50- 60 năm về trước vẫn còn giữ được tối đa văn hóa Thăng Long truyền lại.
Nói như thế không có nghĩa là Thăng Long ngày xưa tất cả đều tốt, nhưng đã nói đến văn hóa là có sàng lọc. Tất cả những cái gì không tinh túy thì qua các đời đều thải bỏ đi hết, chỉ còn cái gọi là tinh túy nhất của văn hóa thì còn lại.
Cái thể hiện đầu tiên là phép ứng xử giữa con người với con người. Thứ hai là phong cách ăn, ở và mặc. Tất cả những cái đó đều thể hiện tính cách, biểu tượng của văn hóa cả.
GS Lê Văn Lan bảo Hà Nội bây giờ là "Tam nông" rồi. Hà Nội đã "Tam nông" rồi mà GS định mở một ngôi trường thì tôi thấy đây là một ước mơ vô vọng.
Đánh thức văn hóa Tràng An
Nhà sử học Lê Văn Lan: Có thể ước mơ về một ngôi trường dạy làm người Hà Nội là không tưởng. Bởi chúng ta cần một ngôi trường to quá, cần nhiều thầy quá.
Nhưng sẽ là cần thiết để cho mọi người tự thức, tự giác, biết xấu hổ, biết nhận ra mình là thị dân, mình có sứ mạng của người Thăng Long- Hà Nội.
Tôi nghĩ rằng, người Hà Nội cách đây độ 50- 60 năm vẫn còn giữ hoàn toàn được cái nết của Thăng Long xưa. Chính vì thế, người ở các nơi về Hà Nội khi ấy, dù chỉ vài ngày, đều nhớ mãi kỉ niệm về một lần tới Hà Nội.
Tôi quê gốc ở Hải Dương, khi tôi còn nhỏ, độ 5,6 tuổi, chị gái chuẩn bị lấy chồng, ra Hà Nội chọn vải. Đi khắp phố Hàng Đào, chị vẫn chưa ưng tấm vải nào nhưng không một cửa hàng nào mắng mỏ. Ra chợ Đồng Xuân cũng vậy, họ nhiệt tình hướng dẫn.
Trở về, chị kể mãi về sự thanh lịch của người Hà Nội. Cho tới bây giờ, chị tôi năm nay 90 tuổi rồi mà vẫn hỏi: "Em ơi, người Hà Nội bây giờ có được như xưa không?" Tôi không dám trả lời chị.
Người Hà Nội tôi nói đến không phải là người Hà Nội của hôm nay. Như GS Lê Văn Lan nói, cái "Tam nông" đã sấn vào xứ này rồi. Người Hà Nội của 50- 60 năm về trước vẫn còn giữ được tối đa văn hóa Thăng Long truyền lại.
Nói như thế không có nghĩa là Thăng Long ngày xưa tất cả đều tốt, nhưng đã nói đến văn hóa là có sàng lọc. Tất cả những cái gì không tinh túy thì qua các đời đều thải bỏ đi hết, chỉ còn cái gọi là tinh túy nhất của văn hóa thì còn lại.
Cái thể hiện đầu tiên là phép ứng xử giữa con người với con người. Thứ hai là phong cách ăn, ở và mặc. Tất cả những cái đó đều thể hiện tính cách, biểu tượng của văn hóa cả.
GS Lê Văn Lan bảo Hà Nội bây giờ là "Tam nông" rồi. Hà Nội đã "Tam nông" rồi mà GS định mở một ngôi trường thì tôi thấy đây là một ước mơ vô vọng.
Đánh thức văn hóa Tràng An
Nhà sử học Lê Văn Lan: Có thể ước mơ về một ngôi trường dạy làm người Hà Nội là không tưởng. Bởi chúng ta cần một ngôi trường to quá, cần nhiều thầy quá.
Nhưng sẽ là cần thiết để cho mọi người tự thức, tự giác, biết xấu hổ, biết nhận ra mình là thị dân, mình có sứ mạng của người Thăng Long- Hà Nội.

Thăng Long- Hà Nội là nơi chọn lọc, là tinh hoa. Và vì thế, tính cách của người Thăng Long- Hà Nội xưa phải thể hiện ra bằng văn hóa, trước hết là văn hóa ứng xử. Ảnh: 1280.com
Không phải cứ nghiễm nhiên là người Tràng An thì "Chẳng xinh cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Câu ca này bây giờ cần phải được hiểu lại.
Việc này một phần thực hiện qua "tự thức", phần khác, phải qua giáo dục. Hai cái đó phải đi song song với nhau.
Chỉ tiếc là bây giờ chúng ta đang quá bận rộn với việc làm sao hôm nay có nồi lẩu cá, mai có lẩu thập cẩm, hôm nay ta có con Camry một chấm mấy thì mai ta phải có con Camry 2 chấm mấy... Chúng ta đang bận bịu, đang tự phát hướng chuyện phấn đấu của mọi người vào lĩnh vực vật chất chứ không phải văn hóa phi vật thể.
Đời sống vật chất ấy còn kèm theo một khía cạnh nhỏ thôi nhưng rất quan trọng, rất tệ là vọng ngoại.
Ví dụ chiếc cavat của chúng ta ở chỗ Hàng Gai, Hàng Đào sản xuất thuần lụa đấy, đẹp lắm, 100% tơ tằm, nhưng tôi đố thấy, từ cụ lãnh đạo cao nhất đến người vừa vừa, đến những người thường nữa, họ lên tivi mà thắt cái cavat nội. Nhất định cavat là phải mua từ Pháp, từ Ý...
Chuyện "vọng ngoại" là rất nhỏ thôi nhưng rất quan trọng, nó sẽ liên quan đến chuyện tự thức. Và chuyện tự thức bây giờ lại đang hướng vào đời sống vật chất. Người ta coi nhẹ thậm chí coi rẻ giá trị văn hóa tinh thần.
Tôi thường bị hỏi: "Cứ cặm cụi cả ngày đêm viết bài này, thầy được trả bao nhiêu?". Rồi "Thầy đi bán cháo phổi, nói suốt 2,3 tiếng đồng hồ thầy được trả bao nhiêu?" Họ coi rẻ chuyện tôi đi giảng những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa mà chỉ đơn thuần đánh giá giờ giảng ấy bao nhiêu tiền.
Nếu tôi trả lời việc họ trả tiền bằng việc giảng các giá trị tinh thần như thế, thì ngay lập tức nhận được tiếng xì, bởi vì họ chỉ chuộng chuyện phải có nhiều tiền, phải có xe Camry...
Đấy là cái mà chúng ta có lẽ nên bắt đầu từ đó, để trước tiên xin khuyên nài mọi người "tự thức" một tí.
Còn mặt khác, không được quên chức năng giáo dục của chế độ, của Nhà nước, của Đảng và trước tiên của các cơ quan văn hóa.
Và nó phải biến thành luật pháp. Nếu nó không luật hóa được thì như một cái thị trường hỗn loạn. Trong giáo dục tôi rất tâm đắc khái niệm "Thân giáo".
Lãnh đạo sống gương mẫu cho dân theo
Việc này một phần thực hiện qua "tự thức", phần khác, phải qua giáo dục. Hai cái đó phải đi song song với nhau.
Chỉ tiếc là bây giờ chúng ta đang quá bận rộn với việc làm sao hôm nay có nồi lẩu cá, mai có lẩu thập cẩm, hôm nay ta có con Camry một chấm mấy thì mai ta phải có con Camry 2 chấm mấy... Chúng ta đang bận bịu, đang tự phát hướng chuyện phấn đấu của mọi người vào lĩnh vực vật chất chứ không phải văn hóa phi vật thể.
Đời sống vật chất ấy còn kèm theo một khía cạnh nhỏ thôi nhưng rất quan trọng, rất tệ là vọng ngoại.
Ví dụ chiếc cavat của chúng ta ở chỗ Hàng Gai, Hàng Đào sản xuất thuần lụa đấy, đẹp lắm, 100% tơ tằm, nhưng tôi đố thấy, từ cụ lãnh đạo cao nhất đến người vừa vừa, đến những người thường nữa, họ lên tivi mà thắt cái cavat nội. Nhất định cavat là phải mua từ Pháp, từ Ý...
Chuyện "vọng ngoại" là rất nhỏ thôi nhưng rất quan trọng, nó sẽ liên quan đến chuyện tự thức. Và chuyện tự thức bây giờ lại đang hướng vào đời sống vật chất. Người ta coi nhẹ thậm chí coi rẻ giá trị văn hóa tinh thần.
Tôi thường bị hỏi: "Cứ cặm cụi cả ngày đêm viết bài này, thầy được trả bao nhiêu?". Rồi "Thầy đi bán cháo phổi, nói suốt 2,3 tiếng đồng hồ thầy được trả bao nhiêu?" Họ coi rẻ chuyện tôi đi giảng những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa mà chỉ đơn thuần đánh giá giờ giảng ấy bao nhiêu tiền.
Nếu tôi trả lời việc họ trả tiền bằng việc giảng các giá trị tinh thần như thế, thì ngay lập tức nhận được tiếng xì, bởi vì họ chỉ chuộng chuyện phải có nhiều tiền, phải có xe Camry...
Đấy là cái mà chúng ta có lẽ nên bắt đầu từ đó, để trước tiên xin khuyên nài mọi người "tự thức" một tí.
Còn mặt khác, không được quên chức năng giáo dục của chế độ, của Nhà nước, của Đảng và trước tiên của các cơ quan văn hóa.
Và nó phải biến thành luật pháp. Nếu nó không luật hóa được thì như một cái thị trường hỗn loạn. Trong giáo dục tôi rất tâm đắc khái niệm "Thân giáo".
Lãnh đạo sống gương mẫu cho dân theo

Nhà báo Kim Dung đang trao đổi với các vị khách mời. Ảnh: Phạm Hải
Nhà báo Kim Dung: Nói như vậy liệu chúng ta có quá bi quan về những giá trị truyền thống của Hà Nội? Chẳng nhẽ Hà Nội cứ mãi xô bồ?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải:
Tôi không cho như vậy.
Tôi sẽ hoàn toàn không thất vọng nếu như nhà nước đặt tiêu chí văn hóa lên hàng đầu. Khi đó, trước tiên, cách sống của đội ngũ công chức phải đi đầu, gương mẫu từ ăn ở, đi lại, cư xử....
Tôi lấy ví dụ như thời Lê Thánh Tông. Nhà vua cấm vợ các quan lớn không được đi lại, chơi bời với nhau. Vì sao? Là vì sợ các vị cấu kết với nhau rồi đi cửa hậu, con cái của các quan lớn không được lợi dụng chức quyền của bố mẹ mình để làm các việc phi pháp.
Một lần, có một anh cưỡi ngựa phi thẳng vào chỗ đông người, đó là con trai của Tây Quân Đô Đốc Lê Thiệt. Khi nhà vua biết anh ta là con của Đô đốc Tây Quân Lê Thiệt, đã sai lính nọc ra đánh 50 roi và cách chức ông bố.
Một ví dụ khác là đào tạo và lựa chọn quan Đại An phủ sứ. Thời nhà Trần, Đại An phủ sứ ở Kinh sư kiểu như là Chủ tịch UBND thành phố bây giờ, phải được chọn từ các an phủ sứ - tức là tỉnh trưởng ở các tỉnh - vào loại xuất sắc, đưa về phủ Thiên Trường thực tập 3 năm.
Ở đấy, các Thượng hoàng xem xét việc trị dân rồi đạo đức, nhân cách của anh như thế nào, có xứng đáng để được đưa về Thăng Long hay không?
Sau 3 năm, các Thượng hoàng giám sát như thế, thấy đủ tư cách, bấy giờ mới cho về làm Đại An phủ sứ của Kinh sư.
Các cụ xưa chọn quan như thế.
Bây giờ, nếu chúng ta có một đội ngũ các nhà lãnh đạo từ cấp thấp đến cấp cao sống gương mẫu, có kỉ cương, trật tự làm gương cho dân thì dân tất sẽ theo. Cho nên giáo dục ngày xưa là phải "thân giáo", lấy cái thân mình ra mà giáo dục.
Ví dụ thêm về Lý Thái Tông. Khi ông dạy cung nữ dệt gấm và làm ra được gấm nội rất là đẹp rồi, thì ông may cái gấm ấy làm Triều phục. Và tất cả các gấm ở trong kho mua của nhà Tống về dự trữ để may Triều phục cho các quan, ông phát hết cho mọi người. Từ nhà vua cho đến các quan, khi nước mình dệt được gấm rồi phải mặc gấm đó. Người đầu tiên mặc là nhà vua. Việc "thân giáo" là như thế.
Tôi muốn nói, chúng ta có thể khôi phục được đạo lý cũng như là văn hóa của Hà Nội gần đây và của Thăng Long xa xưa. Bởi vì không có lý do gì chúng ta lại không tiếp nối được văn hóa ông cha. Nếu không tiếp nối được văn hóa ông cha, tức là chúng ta sống không có quá khứ. Mà một dân tộc sống không có quá khứ thì không xứng đáng là một dân tộc nữa.
Tôi tin rằng, người Việt Nam sẽ thức tỉnh và nhận thức lại mình. Chúng ta sẽ làm được và không cần mở một ngôi trường lớn quá thế.
Ta cần thay đổi tư duy từ cấp cao nhất tới thấp nhất. Trên cơ sở đó, giáo dục mọi người lòng tự trọng. Phải khôi phục lại "thần kinh biết xấu hổ", bởi vì "dây thần kinh xấu hổ" dường như có vấn đề. Một khi mọi người đều có lòng tự trọng, biết xấu hổ trước những lỗi lầm mình gây ra trước công chúng, thì chắc chắn việc khôi phục nền văn hiến, đạo đức của chúng ta, truyền thống Thăng Long- Hà Nội không phải không làm được. Tôi tin ở tương lai nền văn hóa Việt Nam có thể làm được điều đó.
Đội ngũ quản lí, thực hiện thiếu tri thức
Nhà báo Kim Dung: Đó là những giải pháp để khôi phục các giá trị phi vật thể, các giá trị văn hóa của người Hà Nội. Nhưng các giá trị vật thể thì hai ông thấy nên như thế nào, để vừa xã hội hóa được, vừa phân cấp quản lý được mà không xảy ra những sự kiện đau lòng như Thành Tuyên, sự kiện Cổng thành Sơn Tây, hoặc các phục chế gần đây cho các di tích lịch sử như chùa Hòe Nhai?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tôi nghĩ là chúng ta chẳng còn mấy di tích có giá trị lịch sử đâu, bởi vì bây giờ người ta làm mới lại tất cả rồi.
Sự còn lại ít như thế phải đánh lên một hồi chuông báo động ở cấp hết sức nguy kịch. Người ta nhân danh tu bổ di tích nhưng thực sự người ta phá hết. Bộ chủ quản phải chịu trách nhiệm, ví dụ như Bộ Văn hóa và Cục Di sản phải có chủ trương cấp tốc trong việc đào tạo các cán bộ kỹ thuật để biết cách quản lý và phục dựng những công trình còn lại khi tu bổ hay nó sắp sụp đổ, mà dựng lại thì phải làm như thế nào.
Tôi lấy ví dụ như thời Lê Thánh Tông. Nhà vua cấm vợ các quan lớn không được đi lại, chơi bời với nhau. Vì sao? Là vì sợ các vị cấu kết với nhau rồi đi cửa hậu, con cái của các quan lớn không được lợi dụng chức quyền của bố mẹ mình để làm các việc phi pháp.
Một lần, có một anh cưỡi ngựa phi thẳng vào chỗ đông người, đó là con trai của Tây Quân Đô Đốc Lê Thiệt. Khi nhà vua biết anh ta là con của Đô đốc Tây Quân Lê Thiệt, đã sai lính nọc ra đánh 50 roi và cách chức ông bố.
Một ví dụ khác là đào tạo và lựa chọn quan Đại An phủ sứ. Thời nhà Trần, Đại An phủ sứ ở Kinh sư kiểu như là Chủ tịch UBND thành phố bây giờ, phải được chọn từ các an phủ sứ - tức là tỉnh trưởng ở các tỉnh - vào loại xuất sắc, đưa về phủ Thiên Trường thực tập 3 năm.
Ở đấy, các Thượng hoàng xem xét việc trị dân rồi đạo đức, nhân cách của anh như thế nào, có xứng đáng để được đưa về Thăng Long hay không?
Sau 3 năm, các Thượng hoàng giám sát như thế, thấy đủ tư cách, bấy giờ mới cho về làm Đại An phủ sứ của Kinh sư.
Các cụ xưa chọn quan như thế.
Bây giờ, nếu chúng ta có một đội ngũ các nhà lãnh đạo từ cấp thấp đến cấp cao sống gương mẫu, có kỉ cương, trật tự làm gương cho dân thì dân tất sẽ theo. Cho nên giáo dục ngày xưa là phải "thân giáo", lấy cái thân mình ra mà giáo dục.
Ví dụ thêm về Lý Thái Tông. Khi ông dạy cung nữ dệt gấm và làm ra được gấm nội rất là đẹp rồi, thì ông may cái gấm ấy làm Triều phục. Và tất cả các gấm ở trong kho mua của nhà Tống về dự trữ để may Triều phục cho các quan, ông phát hết cho mọi người. Từ nhà vua cho đến các quan, khi nước mình dệt được gấm rồi phải mặc gấm đó. Người đầu tiên mặc là nhà vua. Việc "thân giáo" là như thế.
Tôi muốn nói, chúng ta có thể khôi phục được đạo lý cũng như là văn hóa của Hà Nội gần đây và của Thăng Long xa xưa. Bởi vì không có lý do gì chúng ta lại không tiếp nối được văn hóa ông cha. Nếu không tiếp nối được văn hóa ông cha, tức là chúng ta sống không có quá khứ. Mà một dân tộc sống không có quá khứ thì không xứng đáng là một dân tộc nữa.
Tôi tin rằng, người Việt Nam sẽ thức tỉnh và nhận thức lại mình. Chúng ta sẽ làm được và không cần mở một ngôi trường lớn quá thế.
Ta cần thay đổi tư duy từ cấp cao nhất tới thấp nhất. Trên cơ sở đó, giáo dục mọi người lòng tự trọng. Phải khôi phục lại "thần kinh biết xấu hổ", bởi vì "dây thần kinh xấu hổ" dường như có vấn đề. Một khi mọi người đều có lòng tự trọng, biết xấu hổ trước những lỗi lầm mình gây ra trước công chúng, thì chắc chắn việc khôi phục nền văn hiến, đạo đức của chúng ta, truyền thống Thăng Long- Hà Nội không phải không làm được. Tôi tin ở tương lai nền văn hóa Việt Nam có thể làm được điều đó.
Đội ngũ quản lí, thực hiện thiếu tri thức
Nhà báo Kim Dung: Đó là những giải pháp để khôi phục các giá trị phi vật thể, các giá trị văn hóa của người Hà Nội. Nhưng các giá trị vật thể thì hai ông thấy nên như thế nào, để vừa xã hội hóa được, vừa phân cấp quản lý được mà không xảy ra những sự kiện đau lòng như Thành Tuyên, sự kiện Cổng thành Sơn Tây, hoặc các phục chế gần đây cho các di tích lịch sử như chùa Hòe Nhai?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tôi nghĩ là chúng ta chẳng còn mấy di tích có giá trị lịch sử đâu, bởi vì bây giờ người ta làm mới lại tất cả rồi.
Sự còn lại ít như thế phải đánh lên một hồi chuông báo động ở cấp hết sức nguy kịch. Người ta nhân danh tu bổ di tích nhưng thực sự người ta phá hết. Bộ chủ quản phải chịu trách nhiệm, ví dụ như Bộ Văn hóa và Cục Di sản phải có chủ trương cấp tốc trong việc đào tạo các cán bộ kỹ thuật để biết cách quản lý và phục dựng những công trình còn lại khi tu bổ hay nó sắp sụp đổ, mà dựng lại thì phải làm như thế nào.

Ô Quan Chưởng, một trong những cửa ô xưa của Hà Nội. Ảnh tư liệu
Về mặt lý thuyết, Bộ Văn hóa có đầy đủ hết, chúng ta không thiếu, nhưng thiếu một sự chỉ đạo chặt chẽ và một đội ngũ quản lý, thực hiện có đủ tâm huyết và tri thức. Phải có tri thức, chứ cử cán bộ vào các vị trí mà ai vào cũng được, cho nên họ không biết cách làm, họ phá hoại hết sức vô ý thức.
Bây giờ người ta đang vận động để xây dựng hình tượng Trần Thủ Độ. Năm 1983, tôi về Thái Bình, tôi mới hỏi đền thờ Trần Thủ Độ ở đâu, dân bảo thờ tạm thời trong chùa. Tôi hỏi đền cũ ở đây thì họ chỉ cái nền kia kìa. Tôi lại hỏi phá từ bao giờ, thời Tây họ phá à, dân bảo không, xã bảo phá đi để lấy gạch, gỗ xây dựng nhà trẻ. Nói vậy để thấy rằng cơ chế ứng xử về văn hóa chúng ta đã không có.
Tôi lấy ví dụ nữa. Sau khi chính quyền về tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra một chỉ thị phải đảm bảo kinh phí cho Đông bắc Bá cổ Học viện là một, tất cả các di tích lịch sử văn hóa, của công cũng như là của tư nhân từ đình, đền, nhà thờ, các cổ vật phải được bảo tồn một cách nghiêm túc là hai, và được cấp kinh phí trong việc bảo tồn đó. Như vậy, khi Chính phủ mới ra đời, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có được những chỉ đạo như thế, thì tầm văn hóa của chúng ta không phải là thấp.
Tiếc rằng cán bộ chúng ta không tiếp thu được và không tiếp nhận được những tư tưởng chỉ đạo mang tầm chiến lược về mặt văn hóa ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho nên chúng ta tự ý phá đình, phá đền, phá chùa. Mỗi ngày làm các giá trị đó một thất thoát đi.
Như ở Rome, người Ý thừa sức xây lại những quần thể kiến trúc cũ, nhưng do người ta tôn trọng quá trình diễn biến của lịch sử nên người ta giữ lại. Khi về chỗ nhà Lê trong Lam Kinh (Thanh Hóa), tôi thấy nền của một cung điện với 92 hòn tảng, tức 92 chân cột, và trong khu vực nền nhà đó, mọc lên một cây cổ thụ đến hàng trăm năm nay rồi, tự nhiên tôi rưng rưng cảm động và hình dung lại quá khứ rất đẹp đẽ. Thế nhưng tôi nghe nói Thanh Hóa đang xin mấy chục tỷ để dựng lại nhà đó thì tôi cực kỳ sợ hãi.
Nếu chúng ta bảo vệ được những mảnh đất hoang phế ấy, cùng với 92 chân tảng đó thì giá trị còn gấp lên 1000 lần so với dựng lên một cái tòa Lam Kinh cho ngày nay mà chẳng để làm cái gì cả. Muốn vậy, phải có chính sách, có luật lệ, và phải có kinh phí để đào tạo những cán bộ có chuyên môn thực thi những phương pháp bảo tồn.
Nếu chúng ta không có những giải pháp đồng bộ như vậy thì ước muốn của con người đều là những ước muốn viển vông.
Nhà báo Kim Dung: GS Lê Văn Lan có ý kiến gì không trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa Thăng Long- Hà Nội?
Nhà sử học Lê Văn Lan: Thăng Long là mảnh đất đứng đầu cả nước về các giá trị vật thể và phi vật thể. Riêng khu Hoàng Thành, tôi ước tính đã có 140 ha.
Tuy nhiên, khu Hoàng Thành nhận được danh hiệu Di sản văn hóa thế giới chúng ta mới chỉ trình ra được khoảnh đất là 20 ha. Nghĩa là chỉ 1/7 khu Hoàng Thành nhận được danh hiệu thế giới thôi, còn cả một khu Hoàng Thành rộng lớn không có chút khả năng nào có thể sống dậy.
Đấy là sự thật của những di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội, nơi có những giá trị văn hóa đứng đầu cả nước về số lượng cũng như chất lượng. Nhưng ứng xử với nó thì có vô vàn vấn đề.
Đấy là một ví dụ để nói về giá trị Thăng Long- Hà Nội, về mặt vật thể đang được mọi người, ban ngành và cả chế độ chúng ta bàn cách ứng xử như thế nào.
Chỉ có một việc cơ bản đầu tiên là mọi người phải từ trên xuống dưới, từ ngang sang dọc phải có ý thức về việc này. Sau ý thức là sự giáo dục những cán bộ và lực lượng xã hội hãy thay đổi thái độ và tư duy ứng xử với những giá trị vật thể, phi vật thể của Thăng Long- Hà Nội, như tôi vừa nói.
Thay đổi ý thức và tư duy chính là ta lại trở lại với nhân loại xưa kia mà chúng ta hay gọi cho nó cái tên là không tưởng. Chính vì vậy bây giờ phải có những câu chuyện cụ thể và đi kèm với các định chế.
Bây giờ ta nói nhiều xã hội cần có kỷ cương, có luật pháp, nên mọi người cố công và phải nhích từng bước một.
Tuyên truyền văn hóa không công cho nước ngoài?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Trước hết nhà nước phải có nhận thức về mặt văn hóa. Nguy cơ về văn hóa chúng ta đang đặt ra, ví dụ như thị trường sách. Nhìn các đầu sách có mặt trên thị trường, ít ra cũng phải 40% đầu sách của Trung Quốc. Đa phần các loại sách đó là gì, chủ yếu về văn hóa thần bí, văn chương kiếm hiệp. 30% nữa là sách các nước phương Tây, thường rất nghiêm túc, như sách về kinh tế, về kỹ thuật và sách tiểu thuyết. Còn lại trong thị trường đó là 30% sách Việt Nam các loại.
Như vậy, rõ ràng, chúng ta đang bị thua về mặt văn hóa đọc ở trên sân nhà.
Còn đối với truyền hình thì sao, tôi thấy các kênh từ địa phương cho đến trung ương, số lượng phim ảnh của Trung Hoa chiếm tới 2/3 thời lượng phát sóng về phim ảnh. Tôi không biết có phải người Trung Quốc thuê các kênh ấy của người Việt Nam để phát hay không, mà chúng ta lại làm việc tuyên truyền văn hóa không công cho người nước ngoài. Đây có thể nói là nguy cơ về văn hóa.
Mỗi khi nền văn hóa của một quốc gia bị đe dọa thì nhà nước phải có trách nhiệm đứng ra giải cứu. Không ai có thể giải cứu được, một nhà văn như tôi không làm được, một nhà sử học như GS Lê Văn Lan không thể làm được, mà phải là nhà nước đứng ra giải cứu.
Nguy cơ chúng ta bị xâm lược về văn hóa ngay trên đất nước ta là rất rõ ràng, được thể hiện trên thị trường sách và truyền hình.
Những điều này, ai cũng có thể nhìn thấy. Nhưng những tiềm ẩn ở bên trong chúng ta chưa bàn đến.
Cách đây ít lâu, báo Pháp luật và Đời sống (TP Hồ Chí Minh) đã làm một thử nghiệm với sinh viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong số 800 sinh viên được hỏi, tới 38% sinh viên trả lời không biết các vua Hùng là ai, Trần Quốc Toản thì 65% nói đấy là anh hùng thời chống Mỹ. Đó phải chăng là hậu quả của văn hóa ngoại lai tràn vào ồ ạt?
Trên các kỳ thi quốc gia vào đại học của ta, điểm môn Lịch sử mỗi năm một thấp. Điều này là điều đáng báo động cho nền giáo dục.
Tôi nghĩ lúc này đất nước phát triển về kinh tế nhưng thực sự đang lâm nguy về mặt văn hóa. Và khi lâm nguy về mặt văn hóa thì chỉ nhà nước đứng ra giải cứu được thôi chứ không ai có thể giải cứu được cả. Nếu chúng ta không đặt văn hóa lên hàng đầu thì sẽ bị thua toàn diện trên sân nhà.
Cách đây 2 hoặc 3 năm, ở Pháp có một cuộc biểu tình rất hay. Các tùy viên văn hóa của Pháp không đi nhận nhiệm sở nữa với lý do nhà nước Pháp cấp kinh phí cho việc phổ cập văn hóa Pháp ở nước ngoài quá thấp. Đấy là việc quảng bá văn hóa Pháp thôi.
Còn bây giờ Việt Nam lại phải đi làm việc "tự vệ văn hóa", tự vệ trên đất nhà thật là điều thảm hại.
Nhân hôm nay có cuộc trò chuyện như thế này, tôi cũng bày tỏ suy nghĩ của mình cho những ai quan tâm đến bảo vệ văn hóa nước nhà.
Nhà báo Kim Dung: Liên quan đến tự vệ văn hóa ngay trên đất nhà, tôi nhớ đến sự kiện đang xôn xao dư luận hiện nay, về bộ phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long". Toàn bộ hồn cốt, đến trang phục của bộ phim đều đã bị "Trung Hoa hóa". Xin các ông lý giải ở góc độ nghiên cứu và sáng tác, vì sao những nhà nghiên cứu, nhà làm phim, nghệ sĩ...được đào tạo hẳn hoi lại có tâm lý "vong nô" đến vậy? Đó là tự nhiên hay là một sự tự thấm dần trong quá trình giao lưu, trải nghiệm?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Thực tình là tôi chưa được xem phim này nhưng tôi có được đọc trên báo chí về dư luận công chúng, bạn đọc, cũng như xem một số cảnh giới thiệu thì tôi cảm thấy nó là sự xúc phạm đến nền văn hóa Việt.
Những cảnh trang phục, kiến trúc hoàn toàn không có một yếu tố Việt nào. Và nếu ai đó ngụy biện đó là các trang phục dựa trên cơ sở nghiên cựu các tượng, mẫu tượng rồi đình đền này khác thì đó là ngụy biện.
Chúng ta có một nền văn hóa y phục xuyên suốt từ cổ đại đến bây giờ, 1 nền văn hóa y phục riêng biệt của chúng ta mà nếu cần thiết chúng ta có thể chứng minh được, ví dụ như y phục người Việt trên trống đồng. Mà tôi nhớ trong Kiến Văn Tiểu Lục, Lê Quý Đôn có trích dẫn lời của sứ Giao Châu là Trần Cương Trung có miêu tả quần áo của người Việt khác với người Trung Hoa thế nào, cách ăn vận của dân thường, của quan chức cung đình ra sao.
Bản thân người Trung Hoa đó, người ta cũng đã có phân biệt rồi, và nói trong sách hẳn hoi về trang phục của người Trung Hoa và người Việt là có khác. Thế mà giờ nói trang phục trong phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long là trang phục của người Việt thì đó là sự ngụy biện.
Thứ 2 là những cảnh quay ở Trung Hoa mà bảo na ná ở VN thì đó là sự ngụy tạo.
Chúng ta thừa nhận trong văn hóa có giao thoa và chúng ta tiếp thu khá nhiều văn hóa Khổng Mạnh nhưng chúng ta tiếp thu để biến thành đời sống của người Việt và Việt hóa nó đi chứ chúng ta không làm nô lệ cho văn hóa Trung Hoa. Nếu phim đó được trình chiếu trong dịp đại lễ thì tôi nghĩ sẽ đúng như lời của độc giả VietNamNet và Vnexpress: đây là phim Tàu lồng tiếng Việt chứ không phải phim Việt.
Anh Lê Văn Lan nghiên cứu chắc biết cái búi tóc của người Việt Nam với của người Trung Hoa rất khác nhau. Tôi thường nói thế này, đa số các độc giả chưa am hiểu lắm về lịch sử nhưng nếu tôi viết sai thì độc giả nhận ra ngay, có cái kỳ lạ là như thế. Nhưng về phim này mà các nhà làm phim cứ cố áp đặt, mà ngụy biện nó có những yếu tố này yếu tố nọ, sự qua lại, sự giao thoa, mà để được chiếu thì tôi xin lỗi, xin nói đó là sự "cưỡng hiếp về văn hóa", sự nhục mạ nền văn hóa chúng ta.
Về y phục thời Lý, phép ăn vận trong cung đình như thế nào, màu sắc ra làm sao thì trong Đại Việt Sử ký toàn thư dù có nghèo nàn đi chăng nữa thì cũng chỉ rõ cho chúng ta thấy được, và nhiều sử sách khác, kể cả văn hóa Trung Hoa cũng có nói về văn hóa y phục của chúng ta chứ đâu phải lệ thuộc 1 cách ngu xuẩn như thế. Còn nếu đằng sau đó là 1 ý đồ gì thì tôi không hiểu. Nhưng nếu phim đó là phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, và về Lý Công Uẩn là người đã sáng tạo ra một triều đại, 1 thời đại mà cái thời đại đó để lại dấu ấn nền văn hiến huy hoàng trong lịch sử VN thì đó là sự nhục mạ.
Ban nãy anh Lê Văn Lan có nói về thời Nghiêu Thuấn thì sự thật Nghiêu Thuấn là khát vọng của người Trung Hoa. Nhưng văn hiến Thăng Long là cái có thật, là cái cụ thể, là cái chúng ta có thể sờ mó được, mặc dù những cái vật thể thì mất đi nhưng những cái di tích phi vật thể thì còn đầy rẫy trong lịch sử, nhất là trong lịch sử Phật giáo VN, nó có đầy rẫy trong sách vở.
Từ những cái đó quy chiếu ra, chúng ta có thể tìm thấy một nền văn hóa vật thể. Tôi lấy ví dụ như khi làm tượng Lý Công Uẩn, tôi thấy người ta thảo luận một cách rất kỳ quặc. Rằng là, bây giờ tượng cũ không còn, hình ảnh Lý Công Uẩn không còn. Mà cách đây 1000 năm rồi thì biết cách nào mà làm bây giờ. Hay là dùng chất liệu đá để lần li những chi tiết, hay là dùng chất liệu đồng để lần li ra những chi tiết. Tôi nói thật, giả dụ còn một bức tượng của Lý Công Uẩn hay một bức tranh vẽ chân dung Lý Công Uẩn còn lại, bây giờ mà đưa lên người ta cũng không thừa nhận đó là Lý Công Uẩn.
Nếu muốn "làm được" hình ảnh Lý Công Uẩn, chúng ta phải nhìn vào lịch sử, đặc biệt là nhìn vào sự nghiệp của ông. Từ đó tạo dựng nên một con người, con người ấy mang khí phách của Đại Việt, của hồn thiêng Đại Việt, thì bấy giờ công chúng mới công nhận. Chứ các nhà điêu khắc cứ đòi hỏi có một Lý Công Uẩn cụ thể thì người ta không cần đến các nhà điêu khắc. Xin lỗi, tôi nhớ có một câu nói rất nổi tiếng của Gớt, đại ý: "Nếu một họa sĩ vẽ một hiện vật cho thật giống một hiện vật mẫu thì điều đó chỉ làm cho người ta có hai hiện vật nhưng nghệ thuật không được tính".
Thế vậy thì chúng ta cần một cái tượng Lý Công Uẩn, với tinh thần quật cường và khai phóng, chứ không phải chúng ta cần một Lý Công Uẩn là nông dân hay làm nhà nho, hay là cái gì cả. Ta cần cái tinh thần Việt Nam thế kỷ đó được biểu hiện trên gương mặt của Lý Công Uẩn. Tức là chung đúc cái hồn thiêng sông núi vào đấy. Các nhà điêu khắc cứ đòi hỏi một cái cụ thể như thế thì tôi nghĩ rằng là nó đúng như là Gớt nói.
Nhà báo Kim Dung: Rất cảm ơn giáo sư sử học Lê Văn Lan và nhà văn Hoàng Quốc Hải. Chỉ có hai tiếng đồng hồ, nhưng các ông đã trao đổi với bạn đọc VietNamNet những vấn đề hết sức cốt tủy về văn hóa của Thủ đô nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung, trong dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cũng mong trong thời gian tới, những ý kiến đó sẽ được truyền tải qua VietNamNet để đến được với đông đảo nhân dân, và hy vọng các cấp quản lý chính quyền, quản lý văn hóa Thủ đô lắng nghe, chia sẻ để tìm ra các giải pháp hữu hiệu bảo tồn, và phát triển văn hóa mảnh đất Kinh kỳ hôm nay..
Theo Tuần Việt Nam