Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố dịch viêm đường hô hấp cấp corona Vũ Hán tại Việt Nam

VnKienThuc

Xã hội học tập
Xu
19
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định công bố dịch corona
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định công bố dịch corona

Theo đó, thời gian xảy ra dịch: Từ ngày 23/1/2020, thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Địa điểm và quy mô xảy ra dịch là tại Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa (đã có 6 trường hợp mắc bệnh).

Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu; Lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Trong quyết định cũng nêu rõ các biện pháp phòng, chống dịch:
Thực hiện theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, gồm:
  • Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch;
  • Khai báo, báo cáo dịch;
  • Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh;
  • Tổ chức cách ly y tế;
  • Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;
  • Kiểm soát ra, vào vùng có dịch;
  • Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch…

Theo quyết định trên, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh: Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, bệnh viện trong ngành Công an, Quân đội và các bệnh viện khác có điều kiện; Bệnh viện dã chiến (khi được huy động).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30 tháng 01 năm 2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020, số 06/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 và Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2020; các chỉ đạo của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch

a) Đối với người dân:

- Sử dụng khẩu trang che miệng và mũi

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn với thời gian ít nhất là 20 giây;

- Tránh tiếp xúc gần với người bị ho hoặc sốt;

- Thông báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất khi phát hiện người mắc bệnh hoặc dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV;

- Tuân thủ các quy định về cách lý và điều trị của cơ quan y tế trong trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV;

b) Đối với các cơ quan, tổ chức: Thực hiện các biện pháp giám sát, chống dịch theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

c) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận, cách ly, điều trị người mắc viêm đường hô hấp cấp do nCoV theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nguồn TienPhong
---
Cập nhật


 
Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu là gì?


WHO.png

Bản đồ mức độ lây nhiễm nCoV trên thế giới


Tại cuộc họp, WHO không khuyến nghị bất kỳ hạn chế đi lại hoặc thương mại nào dựa trên thông tin hiện có. Các khuyến nghị tạm thời đã được đề xuất bao gồm:

Đối với Trung Quốc
Tiếp tục:

-Triển khai chiến lược về truyền thông nguy cơ để thường xuyên thông báo cho người dân diễn biến của dịch bệnh, các biện pháp dự phòng và bảo vệ cũng như các biện pháp ứng phó ngăn chặn dịch bệnh.

- Tăng cường các biện pháp về y tế công cộng để ngăn chặn dịch bệnh hiện nay.

- Đảm bảo khả năng phục hồi của hệ thống y tế và bảo vệ nguồn nhân lực là cán bộ y tế.

- Tăng cường giám sát và phát hiện chủ động trên phạm vi cả nước.


- Phối hợp với WHO và các đối tác tiến hành điều tra để hiểu về dịch tễ học và sự phát triển của dịch bệnh và các biện pháp ngăn chặn.

- Chia sẻ các dữ liệu liên quan về các trường hợp mắc ở người.

- Tiếp tục xác định nguồn lây bệnh truyền từ động vật sang người, đặc biệt là khả năng lưu hành với WHO ngay khi thông tin có sẵn.

- Tiến hành sàng lọc xuất cảnh tại các sân bay quốc tế và cảng biển với mục đích phát hiện sớm hành khách có triệu chứng để đánh giá và điều trị, đồng thời giảm thiểu sự cản trở về giao thông quốc tế.

sars_ncov.jpg

So sánh tỷ lệ tử vong giữa bệnh do nCoV và SARS-CoV, căn bệnh cũng từng được WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế

Đối với tất cả các quốc gia

Dự kiến thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc tại bất kỳ quốc gia nào. Do đó, tất cả các quốc gia cần có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn sự lây lan của vi rút corona, bao gồm giám sát chủ động, phát hiện sớm, cách ly và quản lý ca bệnh, truy tìm các trường hợp tiếp xúc liên quan và chia sẻ thông tin, dữ liệu đầy đủ với WHO theo yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế.


Bất kỳ phát hiện nào về 2019-nCoV ở động vật (bao gồm thông tin về loài, xét nghiệm chẩn đoán và thông tin về dịch tễ học liên quan) phải thông báo cho Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) như là bệnh mới nổi.

Các quốc gia cần đặc biệt chú trọng đến việc giảm mắc trên người, dự phòng lây nhiễm thứ cấp và quốc tế, góp phần vào hoạt động ứng phó trên phạm vi quốc tế thông qua phối hợp hợp tác đa ngành về chia sẻ thông tin, tham gia tích cực hiểu biết về vi rút cũng như các nghiên cứu.


Dựa trên các thông tin hiện có, WHO không khuyến nghị bất kỳ hạn chế đi lại hoặc giao thương.Các quốc gia phải thông báo cho WHO về bất kỳ biện pháp đi lại nào được triển khai theo yêu cầu của IHR. Các quốc gia được cảnh báo về những hành động chống lại sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử theo các nguyên tắc của IHR.

Đối với cộng đồng quốc tế

Vì đây là một virus corona mới và trước đây đã chứng minh các vi rút corona tương tự cần có những nỗ lực để chia sẻ thông tin thường xuyên và nghiên cứu. Cộng đồng quốc tế nên tiếp tục thể hiện sự đoàn kết và hợp tác, tuân thủ Điều 44 của IHR (2005), trong việc hỗ trợ lẫn nhau xác định nguồn gốc của vi rút mới này, khả năng lây truyền từ người sang người và nghiên cứu cần thiết xây dựng phác đồ điều trị.

WHO sẽ hỗ trợ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình trong việc ứng phó với sự kiện cũng như tạo điều kiện tiếp cận với chẩn đoán, vắc xin và phương thức điều trị.

Theo Điều 43 của IHR, các quốc gia thành viên khi triển khai các biện pháp y tế bổ sung mà gây cản trở đến giao thông quốc tế (từ chối nhập cảnh hành khách quốc tế, hành lý, hàng hóa, container, phương tiện vận chuyển, hàng hóa,…chậm hơn 24 giờ) có nghĩa vụ gửi cho WHO: cơ sở lý luận và các giải thích liên quan về y tế công cộng trong vòng 48 giờ khi thực hiện. WHO sẽ xem xét giải thích và có thể yêu cầu các quốc gia xem xét lại các biện pháp. WHO sẽ chia sẻ với các quốc gia thành viên khác thông tin về các biện pháp và giải thích nhận được.


WHO sẽ tổ chức họp lại trong vòng 3 tháng hoặc sớm hơn, theo quyết định của Tổng giám đốc tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh.

Theo Bộ Y Tế
 
Virus Corona có thể tồn tại 5 ngày ở môi trường bên ngoài
Virus corona chủng mới có thể tồn tại 5 ngày trong nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm 40-50%, chuyên gia Trung Quốc xác nhận.

Ông Jiang Rongmeng, đại diện Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, xác nhận chủng mới virus corona có thể tồn tại đến 5 ngày trong môi trường phù hợp, thông tin được công bố trong buổi họp báo tại tỉnh Hồ Bắc tối 3/2 về tình hình dịch bệnh viêm phổi do nCoV, phòng ngừa và kiểm soát.

Ông Jiang cho biết, nếu nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, nCoV có thể tồn tại trong vài ngày. Các nghiên cứu chỉ ra, trong môi trường có nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm 40-50%, virus này tồn tại đến 5 ngày. "Nếu một người bệnh hắt hơi vô tình dùng tay che miệng, bàn tay người ấy sẽ bị nhiễm virus. Nếu tiếp xúc trực tiếp vào nắm cửa, thang máy hoặc vật dụng có bề mặt trơn, khả năng lây nhiễm chéo cho người khác rất cao", Jiang nói.

Ông khẳng định nCoV chủ yếu được truyền qua nước bọt hoặc tiếp xúc cơ thể nhưng chỉ trong khoảng cách có hạn (từ 1-2 m). Sau khi ra ngoài cơ thể sẽ nhanh chóng ổn định và không trôi nổi ngoài không khí. Điều này có nghĩa nCoV không có trong không khí, nên không có câu trả lời cho việc "virus này tồn tại trong không khí bao lâu".

Tại Trung Quốc, một số trường hợp không xuất hiện triệu chứng lâm sàng song xét nghiệm axit nucleic lại có kết quả dương tính với nCoV. Ông Jiang cho rằng khả năng phát tán bệnh của những trường hợp này tương đối thấp, chưa cần các biện pháp điều trị đặc biệt, nhưng vẫn phải trong môi trường cách ly.

Ông Qiu Haibo, thành viên nhóm chuyên gia của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết, hiện nay nhiều trường hợp nhiễm virus có phản ứng lâm sàng khác nhau. Có trường hợp cơ thể đủ sức đề kháng và tự loại bỏ virus, trường hợp khác virus phát triển trong đường hô hấp nhưng chưa đủ mạnh để xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng. Mặc dù cơ thể bị tổn thương khi nhiễm virus nhưng hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự động phản ứng lại với virus và chỉ một số phản ứng bất thường hoặc số lượng virus lớn mới có thể phát triển thành trọng bệnh. Vì vậy thường xuyên bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch là một phương pháp phòng chống lây nhiễm nCoV.

Đến ngày 5/2, số người tử vong vì dịch viêm phổi cấp do nCoV là 492, tăng 65 người so với hôm qua, số ca nhiễm bệnh tăng lên 24.551.

Nguyễn Xuân VNEXPESS (Theo The Paper, Sina)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top